Đề Xuất 6/2023 # Phân Biệt Giữa Hàng Giả Và Hàng Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp # Top 11 Like | Cuocthitainang2010.com

Đề Xuất 6/2023 # Phân Biệt Giữa Hàng Giả Và Hàng Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Phân Biệt Giữa Hàng Giả Và Hàng Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta đang ngày càng được phủ kín trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên, tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo trong nội dung khiến việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật cũng khó khăn. Chẳng hạn như, không phải ai cũng phân định rõ ràng giữa hàng hoá xâm phạm quyền SHCN ( quy định tại 171 Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 ) với hàng giả ( Điều 157 Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 và Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009 và được hợp nhất năm 2013 ).

Sự phân định ranh giới giữa hai điều luật này trên thực tế có ý nghĩa rất quan trọng. Nó ảnh hưởng đến việc áp dụng hai hình phạt theo hai điều luật trên là hoàn toàn khác nhau về thủ tục tố tụng cũng như mức hình phạt.Cụ thể :

Thứ nhất, về khái niệm :

Hàng giả : Theo quy định tại Khoản 8 Điều 3 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP, hàng giả gồm các loại sau:

“a) Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;

b) Hàng hóa có hàm lượng định lượng chất chính hoặc trong các chất dinh dưỡng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản khác chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;

c) Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người, vật nuôi không có dược chất; có dược chất nhưng không đúng với hàm lượng đã đăng ký; không đủ loại dược chất đã đăng ký; có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa

d) Thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng; không đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;

đ) Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại hoặc tên thương phẩm hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của thương nhân khác;

e) Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;

g) Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005;

h) Tem, nhãn, bao bì giả.”

Hàng xâm phạm quyền SHCN có thể định nghĩa là hàng hóa có sử dụng bất hợp pháp sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi, xuất xứ hàng hoá hoặc các đối tượng sở hữu công nghiệp khác đang được bảo hộ tại Việt Nam.

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, giữa hàng giả và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có một bộ phận bị trùng nhau. Đó là trường hợp hàng giả về hình thức và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng công nghiệp và các đối tượng chỉ dẫn thương mại như: nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá, chỉ dẫn địa lý…

Thứ hai, về thủ tục tố tụng :

Nếu xác định người phạm tội thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả thì về nguyên tắc cơ quan chức năng có quyền tiến hành khởi tố vụ án hình sự ngay sau khi phát hiện ra hành vi phạm tội và yêu cầu chủ sở hữu nhãn hiệu tham gia tố tụng với tư cách là người bị hại. Nếu xác định là người phạm tội đã thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thì theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự, các cơ quan chức năng chỉ có thể khởi tố vụ án khi có yêu cầu từ phía chủ sở hữu nhãn hiệu. Như vậy, việc lựa chọn để áp dụng một trong hai điều luật này có sự ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cả về phía người phạm tội cũng như người có quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hoá bị xâm phạm, ảnh hưởng gián tiếp đến người tiêu dùng.

Thứ ba, về hình phạt :

Truy tố hai tội danh khác nhau kéo theo việc áp dụng các chế tài cũng khác nhau. Nếu người phạm tội bị xử lý theo Điều 156 Bộ luật hình sự thì mức hình phạt cao nhất là “mười lăm năm” và đặc biệt nếu hàng giả là “lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh” thì theo quy định tại Điều 157 Bộ luật hình sự thì mức hình phạt cao nhất mà có thể bị áp dụng là tù “ hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.” (khoản 3 điều 157), nếu xử lý theo 171 Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì mức hình phạt cao nhất cũng chỉ đến 3 năm tù giam. Do vậy xảy ra trường hợp hành vi phạm tội thoả mãn cấu thành của điều 171 Bộ luật hình sự nhưng người phạm tội lại bị truy tố theo tội danh quy định tại điều 156, 157 Bộ luật hình sự, điều này gây bất lợi cho những người có hành vi vi phạm.

Về chủ thể bị xâm phạm  :

Như vậy, có thể thấy, tội sản xuất buôn bán hàng giả là tội phạm xâm phạm đến tính trung thực, sự hoạt động đúng đắn của các chủ thể sản xuất kinh doanh, đồng thời xâm phạm đến lợi ích của người tiêu dùng. Như vậy, điều luật này hướng tới bảo vệ các chủ thể có hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp và đặc biệt là hướng tới bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Còn tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thì chủ thể được điều luật này hướng tới bảo vệ trước tiên là các chủ sở hữu hợp pháp các đối tượng sở hữu công nghiệp (thường là nhà sản xuất kinh doanh). Một hành vi sử dụng trái phép đối với kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi, xuất xứ hàng hoá… mà chỉ nhằm mục đích lợi dụng uy tín thương mại của chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp này để tăng lợi nhuận kinh doanh chứ không nhằm lừa gạt người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm (sản phẩm trong trường hợp này vẫn đảm bảo được giá trị đúng với bản chất, tên gọi, công dụng của nó, đảm bảo chất lượng so với tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá đã công bố) thì chỉ nên coi đối tượng của hành vi đó là hàng xâm phạm quyền SHCN chứ không nên coi đó là hàng giả. Bởi trong trường hợp này quyền lợi của người tiêu dùng có bị ảnh hưởng nhưng không đáng kể mà chủ yếu là chỉ ảnh hưởng đến chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp. Trong trường hợp hành vi sử dụng trái phép các đối tượng sở hữu công nghiệp như trên đồng thời nhằm mục đích lợi dụng uy tín thương mại của chủ sở hữu hợp pháp các đối tượng đó và lừa gạt người tiêu dùng về chất lượng của sản phẩm thì đối tượng của hành vi này phải bị coi là hàng giả.

Trong trường hợp hành vi sử dụng trái phép các đối tượng sở hữu công nghiệp  như trên đồng thời nhằm mục đích lợi dụng uy tín thương mại của chủ sở hữu hợp pháp các đối tượng đó và lừa gạt người tiêu dùng về chất lượng của sản phẩm thì đối tượng của hành vi này phải bị coi là hàng giả. Để phân định giữa hàng giả và hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các cơ quan thực thi pháp luật áp dụng đúng đắn pháp luật, đồng thời tránh được tình trạng trùng lặp, chồng chéo của các quy định pháp luật các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần nhanh chóng ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể.

Như vậy, việc phân biệt giữa hàng giả và hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng , nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của chủ sở hữu hàng hóa, quyền lợi của người tiêu dùng, thậm chí cả quyền lợi của người có hành vi vi phạm.

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

Phòng Sở hữu Trí Tuệ – VP Luật Newvision Law

Địa chỉ: Số 5, Ngách 24, Ngõ 1, Trần Quốc Hoàn, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.

Email: hanoi@newvisionlaw.com.vn

Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 024.6682.8986

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

Điểm Tương Đồng Và Khác Biệt Giữa Quyền Tác Giả, Quyền Liên Quan, Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Trong Quy Định Của Luật Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam Với Các Điều Ước Quốc Tế

Nghiên cứu trao đổi

Thứ hai, với mục đích bảo vệ quyền tác giả, thuật ngữ “các tác phẩm văn học và nghệ thuật” được hiểu là tất cả sự sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học của tác giả, thể hiện dưới bất kỳ phương tiện hay hình thức nào (Điều 2 Công ước Berne). Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 (Luật Sở hữu trí tuệ) đã liệt kê các loại hình tác phẩm được bảo hộ, các loại hình tác phẩm được liệt kê đầy đủ phải được bảo vệ bởi Công ước Berne và Liên minh các thành viên. Như vậy, đối tượng bảo hộ quyền tác giả của Luật Sở hữu trí tuệ tương đồng với Điều 2 Công ước Berne. Thứ ba, đối với cơ sở dữ liệu, tại khoản 2 Điều 10 Hiệp định TRIPS và Điều 5 Hiệp ước WCT thừa nhận “sưu tập dữ liệu” được áp dụng theo Điều 2 Công ước Berne, bởi sự sắp xếp cơ sở dữ liệu là sự sáng tạo trí tuệ, phải được bảo vệ như một tác phẩm văn học nghệ thuật. Những sáng tạo để sưu tập dữ liệu được bảo hộ như một tác phẩm phải hội tụ đủ tất cả các thông tin trong sự sáng tạo của con người. Tuy nhiên, Công ước Berne không quy định bảo hộ sưu tập dữ liệu vì cho rằng nó không phải là sự sáng tạo trí tuệ, hay có dấu ấn cá nhân “tác giả” nên không thuộc phạm vi của Công ước này. Luật Sở hữu trí tuệ bảo hộ sưu tập dữ liệu như một tác phẩm văn học (khoản 2 Điều 22). Như vậy, quy định này của luật Việt Nam tương đồng với Hiệp định TRIPS và Hiệp ước WCT. Thứ tư, về chương trính máy tính được các điều ước quốc tế, Luật Sở hữu trí tuệ bảo hộ như một tác phẩm văn học. Việc sản xuất một chương trình máy tính phức tạp là một sự sáng tạo. Điều 4 Hiệp ước WCT và Điều 10 Hiệp định TRIPS đã hoàn thiện việc bảo hộ chương trình máy tính như một tác phẩm theo Công ước Berne. Điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ quy định bảo hộ chương trình máy tính như một tác phẩm văn học, tương đồng với điều ước quốc tế này. 1.2. Những điểm tương đồng về quyền sở hữu công nghiệp Trong phần này, tác giả nêu ra những điểm tương đồng về 05 đối tượng sở hữu công nghiệp là sáng chế, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp và bí mật kinh doanh. Thứ nhất, bằng sáng chế (patent) Theo khoản 1 Điều 27 Hiệp định TRIPS thì các thành viên cấp patent cho bất kỳ một sáng chế nào, dù là sản phẩm hay quy trình thuộc mọi lĩnh vực công nghệ, với điều kiện sáng chế phải có tính mới, có trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp, đồng thời, các quyền patent được hưởng không phân biệt nơi tạo ra sáng chế, lĩnh vực công nghệ và bất kể sản phẩm được nhập khẩu hay sản xuất trong nước. Theo khoản 4 Điều 1 Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp 1883 (Công ước Paris), patent bao gồm các loại patent công nghiệp khác nhau được pháp luật các nước thành viên Liên minh thừa nhận, chẳng hạn như patent nhập khẩu, patent hoàn thiện, patent và giấy chứng nhận bổ sung. Khoản 12 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ quy định: “Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên”. Điều kiện bảo hộ sáng chế của Luật Sở hữu trí tuệ hoàn toàn phù hợp với Hiệp định TRIPS, bao gồm tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp (Điều 58 Sở hữu trí tuệ).

Ngoài ra, Hiệp định TRIPS (khoản 2 Điều 27) cũng đưa ra 03 trường hợp ngoại lệ cho các quốc gia loại trừ không cấp patent: (i) Những sáng chế trái với trật tự công cộng hoặc đạo đức xã hội; (ii) Các phương pháp chuẩn đoán bệnh, các phương pháp nội và ngoại khoa để chữa bện cho người và động vật; (iii) Thực vật và động vật không phải là các chủng vi sinh, và các quy trình sản xuất thực vật và động vật khác là quy trình phi sinh học và vi sinh. Như vậy, quy định về đối tượng loại trừ của Hiệp định TRIPS dẫn đến hai hệ lụy: Một là, những nước là thành viên Hiệp định TRIPS sẽ quy định đối tượng loại trừ cấp patent theo Hiệp định TRIPS, trong đó có Việt Nam[1]; hai là, những quốc gia không phải là thành viên Hiệp định TRIPS có quyền bảo hộ các phương pháp chữa bệnh cho người và động vật như vậy sẽ dẫn đến những tranh chấp phát sinh từ quy định này. Việt Nam cần chú ý đến hệ luỵ thứ hai để hạn chế những tranh chấp phát sinh. Tuy nhiên, về cơ bản, những quy định của Luật Sở hữu trí tuệ đã tương đồng với quy định của Hiệp định TRIPS. Điều 18.38 về thời gian gia hạn (ân hạn) trong Hiệp định Đối tác toàn diện và tiễn bộ xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định CPTPP) yêu cầu: “Mỗi bên sẽ bỏ qua ít nhất là thông tin chứa trong các thuyết minh công khai được sử dụng để xác định một sáng chế có mới lạ hay có trình độ sáng tạo nếu bản thuyết minh công khai: (a) được thực hiện bởi người nộp đơn sáng chế hoặc bởi một người có những thông tin trực tiếp hoặc gián tiếp từ người nộp đơn sáng chế; và (b) xảy ra trong vòng 12 tháng trước ngày nộp đơn xin cấp bằng sáng chế trong lãnh thổ của mình”. Điều 60 Luật Sở hữu trí tuệ đã sửa đổi ân hạn từ 06 tháng lên 12 tháng, điều này hoàn toàn tương đồng với Hiệp định CPTPP. Thứ hai, nhãn hiệu Khoản 1 Điều 15 Hiệp định TRIPS quy định dấu hiệu có khả năng được bảo hộ nhãn hiệu: Bất kỳ một dấu hiệu hoặc tổ hợp các dấu hiệu, bao gồm dấu hiệu nhìn thấy được (như các chữ cái, các chữ số, các yếu tố hình họa) và dấu hiệu không nhìn thấy được (như âm thanh, mùi, vị) có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác đều có thể được đăng ký làm nhãn hiệu. Theo khoản 6 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ thì nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Đồng thời, Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ quy định, nhãn hiệu được bảo hộ phải đáp ứng được các điều kiện: (i) Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc; (ii) Có khả năng phân biệt với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác. Như vậy, Luật Sở hữu trí tuệ chỉ bảo hộ những nhãn hiệu “nhìn thấy được”, trong khi đó, Hiệp định TRIPS bảo hộ cả những nhãn hiệu “không nhìn thấy được” (tác giả sẽ làm rõ hơn vấn đề này ở mục khác biệt về nhãn hiệu). Theo khoản 20 Điều 4 Luật Công ước Paris, nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Điều 75 Luật này liệt kê các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng. Như vậy, đối với nhãn hiệu nối tiếng, Luật Sở hữu trí tuệ tương đồng với các quy định của điều ước quốc tế. Thứ ba, chỉ dẫn địa lý Theo khoản 1 Điều 22 Hiệp định TRIPS: Chỉ dẫn địa lý là những chỉ dẫn về hàng hóa bắt nguồn từ lãnh thổ của một thành viên hoặc từ khu vực hay địa phương thuộc lãnh thổ đó, có chất lượng, uy tín hoặc đặc tính nhất định chủ yếu do xuất xứ địa lý quyết định. Hiệp định TRIPS đề cập đến các tiêu chí: (i) Chỉ dẫn địa lý là những chỉ dẫn về nguồn gốc địa lý; (ii) Hàng hóa mang chỉ dẫn địa lý phải bắt nguồn từ lãnh thổ hoặc khu vực, địa phương thuộc lãnh thổ đó; (iii) Hàng hóa có chất lượng, danh tiếng hoặc đặc tính nhờ xuất xứ địa lý quyết định. Theo khoản 22 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ: Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Điều kiện chung về bảo hộ chỉ dẫn địa lý quy định tại Điều 79 Luật Sở hữu trí tuệ: (i) Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý; (ii) Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định. Như vậy, thuật ngữ chỉ dẫn địa lý được bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ phù hợp với định nghĩa chỉ dẫn địa lý của Hiệp định TRIPS. Thứ tư, kiểu dáng công nghiệp Khoản 1 Điều 25 Hiệp định TRIPS yêu cầu các thành viên WTO phải bảo hộ các kiểu dáng công nghiệp mới hoặc nguyên gốc được tạo ra một cách độc lập và sự bảo hộ đó không áp dụng cho những kiểu dáng công nghiệp chủ yếu do đặc tính kỹ thuật và chức năng quyết định. Khoản 13 Điều 4 Sở hữu trí tuệ quy định, kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. Điều 63 Luật này quy định chung về điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp như tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp. Như vậy, quy định bảo hộ kiểu dáng công nghiệp của Luật Sở hữu trí tuệ hoàn toàn tương đồng với Hiệp định TRIPS. Tuy nhiên, xuất phát từ mối liên hệ không phủ nhận giữa kiểu dáng công nghiệp và ngành công nghiệp dệt, thời gian tồn tại ngắn của những kiểu dáng mới trong lĩnh vực dệt, tại khoản 2 Điều 25 Hiệp định TRIPS có quy định riêng về bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cho hàng dệt. Quy định này dẫn đến những xung đột của luật Việt Nam giữa kiểu dáng công nghiệp và quyền tác giả; kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu. Thứ năm, bí mật thương mại Khoản 1 Điều 39 Hiệp định TRIPS chỉ rõ rằng, việc bảo hộ bí mật kinh doanh nhằm đảm bảo “chống cạnh tranh không lành mạnh một cách hiệu quả”. Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 39 Hiệp định TRIPS cũng quy định, những thông tin bí mật là phải có tính chất bí mật, có giá trị thương mại và được giữ bí mật bằng các biện pháp hợp lý. Đồng thời, theo khoản 3 Điều 39, “các dữ liệu thử nghiệm và dữ liệu bí mật khác trong trường hợp phải nộp dữ liệu theo yêu cầu của chính phủ để được phép tiếp thị dược phẩm hoặc các sản phẩm hóa nông có chứa những thành phần hóa học mới”. Theo khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ, bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong quá trình kinh doanh. Điều 84 Luật Sở hữu trí tuệ quy định điều kiện bảo hộ đối với bí mật kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện sau: (i) Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được; (ii) Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó; (iii) Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được. Như vậy, quy định về bảo hộ bí mật kinh doanh của Sở hữu trí tuệ hoàn toàn tương đồng với quy định của Hiệp định TRIPS.

Thứ nhất, Hiệp ước WCT và Hiệp ước WPPT Thứ hai, Hiệp định CPTTP Thứ ba, Hiệp định EVFTA – Trong vòng 03 năm kể từ ngày Hiệp định EVFTA có hiệu lực, Việt Nam phải tham gia 02 hiệp định WCT và WPPT, điều này cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam phải đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ trong 02 hiệp định này sau thời điểm gia nhập. – Việt Nam cần quy định phạm vi rộng hơn về các hành vi xâm phạm các biện pháp kỹ thuật bảo vệ quyền tác giả (PTMs) và các biện pháp kỹ thuật bị xâm phạm so với quy định của pháp luật nội địa; quy định chi tiết hơn về định nghĩa và việc bảo vệ thông tin quản lý quyền theo EVFTA. – Việt Nam có thể quy định về quyền của nghệ sỹ đối với việc bán lại tác phẩm, tuy nhiên, đây là quyền, không phải nghĩa vụ bắt buộc. 2.2. Đánh giá khác biệt về quyền sở hữu công nghiệp 2.2.1. Về nhãn hiệu (i) Hiệp định CPTPP – Loại dấu hiệu có thể đăng ký làm nhãn hiệu: Điều 18.18 Hiệp định CPTPP quy định: Không bên nào được quy định rằng dấu hiệu phải được nhìn thấy bằng mắt như một điều kiện để đăng ký, cũng không được từ chối việc đăng ký nhãn hiệu là một âm thanh đơn thuần. Ngoài ra, mỗi bên phải nỗ lực để cho phép đăng ký nhãn hiệu mùi hương. Một bên có thể đòi hỏi một mô tả ngắn gọn và chính xác hoặc đại diện đồ họa của nhãn hiệu, hoặc cả hai nếu có thể. Ngoài các đối tượng truyền thống mà pháp luật Việt Nam đang bảo hộ (như chữ, ký hiệu, từ ngữ, hình ảnh), Hiệp định CPTPP còn mở rộng ra cả âm thanh và khuyến khích các nước bảo hộ cả mùi; đối với tất cả các đối tượng được bảo hộ thì không bắt buộc phải “nhìn thấy được”. Về việc phải bảo hộ nhãn hiệu thương mại dưới hình thức âm thanh, Việt Nam chỉ phải thực hiện nghĩa vụ này sau 03 năm kể từ ngày Hiệp định CPTPP có hiệu lực. Như vậy, điều ước quốc tế không ngăn cấm việc lấy âm thanh, mùi, vị làm nhãn hiệu. Cũng cần thấy rằng, trước khi gia nhập WTO, Việt Nam đã phê chuẩn TRIPS, nhưng cho đến nay, Việt Nam chưa ban hành các quy định về bảo hộ nhãn hiệu đối với âm thanh, mùi, vị là quá muộn. Do đó, thiết nghĩ nên bổ sung các quy định này vào hệ thống luật sở hữu trí tuệ. – Đối với nhãn hiệu nổi tiếng: Điểm 1 Điều 18.22 Hiệp định CPTPP quy định: “Không bên nào được áp đặt điều kiện để một nhãn hiệu được xác định là nổi tiếng là nó phải được đăng ký trong nước đó hay trong một nước nào khác, phải có trong một danh sách các nhãn hiệu nổi tiếng, hoặc được công nhận trước là một nhãn hiệu nổi tiếng”. Luật Sở hữu trí tuệ (Điều 75) hiện vẫn còn quy định một số tiêu chí dạng này và vì vậy sẽ phải điều chỉnh cho phù hợp. – Về hệ thống quản lý điện tử nhãn hiệu: Điều 18.24 Hiệp định CPTPP về hệ thống nhãn hiệu điện tử: “Mỗi Bên sẽ thiết lập: (a) một hệ thống điện tử phục vụ cho việc đăng ký và duy trì nhãn hiệu; và (b) hệ thống thông tin điện tử công khai, bao gồm một cơ sở dữ liệu trực tuyến các hồ sơ đăng ký nhãn hiệu và nhãn hiệu đã đăng ký”. Phải có hệ thống thông tin điện tử có thể truy cập bao gồm dữ liệu trực tuyến hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu và các nhãn hiệu đã được đăng ký. – Tên miền xung đột với nhãn hiệu: Điều 18.28 Hiệp định CPTPP yêu cầu: 2. Khi kết nối với hệ thống của mỗi Bên để quản lý tên miền ccTLD, biện pháp khắc phục thích hợp sẽ được áp dụng, ít nhất là trong trường hợp khi người đăng ký hoặc nắm giữ một tên miền trùng hoặc gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu nhằm mục đích thu lợi bất chính”. Luật Sở hữu trí tuệ cần thiết bổ sung quy định này cho phù hợp với điều ước quốc tế chúng ta đã tham gia. (ii) Hiệp định EVFTA Cam kết về nhãn hiệu trong EVFTA cơ bản tương đồng với Hiệp định CPTPP. Việt Nam cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ cho phù hợp với những yêu cầu của Hiệp định EVFTA: Về thủ tục đăng ký nhãn hiệu, Việt Nam phải quy định về việc nếu từ chối đăng ký thì phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do. Về hệ thống cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu, Việt Nam phải bảo đảm xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ, cập nhật, dễ tra cứu về tất cả các nhãn hiệu đang được bảo hộ. Về nhãn hiệu nổi tiếng, Việt Nam cần làm rõ hơn các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng và quy trình công nhận nhãn hiệu nổi tiếng 2.2.2. Về kiểu dáng công nghiệp (i) Hiệp định CPTPP – Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp: Điều 18.55 Hiệp định CPTPP yêu cầu: “1. Mỗi bên phải bảo hộ đầy đủ và hiệu quả các kiểu dáng công nghiệp và thực hiện việc bảo hộ đối với những kiểu dáng công nghiệp sau: (a) được chứa đựng trong một phần của một sản phẩm; hoặc theo cách khác; (b) có một phần kiểu dáng riêng biệt so với toàn bộ sản phẩm. 2. Điều này áp dụng theo điều 25 và điều 26 của Hiệp định TRIPS”. Cam kết này cũng đặt ra cho Việt Nam phải sửa đổi, bổ sung quy định về bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. – Hệ thống đăng ký kiểu dáng công nghiệp: Điều 18.56 Hiệp định CPTPP về hoàn thiện hệ thống kiểu dáng công nghiệp: “Các bên thừa nhận tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng và hiệu quả trong hệ thống đăng ký kiểu dáng công nghiệp của mình, cũng như tạo thuận lợi cho quá trình mua lại xuyên biên giới những quyền đó thông qua hệ thống đăng ký kiểu dáng công nghiệp của mình bao gồm việc xem xét phê chuẩn hoặc gia nhập Hiệp định Hague về Đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp tại Geneva ngày 02/7/1999”. Việt Nam cần xúc tiến tham gia Thỏa ước La Hay tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nộp đơn đăng ký quốc tế. (ii) Hiệp định EVFTA Cam kết về kiểu dáng công nghiệp trong EVFTA có một số điểm chú ý: – Việt Nam phải gia nhập và bảo đảm thực thi các quy định của Thỏa ước Hague (La Hay) về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp. – Việt Nam phải quy định rõ hơn về việc bảo hộ kiểu dáng tổng thể và kiểu dáng linh kiện thành phần (thông qua tiêu chí “nhìn thấy được”). – Việt Nam cần quy định rõ hơn về việc kiểu dáng công nghiệp cũng có thể là đối tượng được bảo hộ theo quyền tác giả. 2.2.3. Về sáng chế Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam chưa có những quy định cụ thể về một số vấn đề được ghi nhận trong điều ước quốc tế. (i) Hiệp định CPTPP Những quy định trong Hiệp định CPTPP đặt Việt Nam trước yêu cầu phải hoàn thiện Luật Sở hữu trí tuệ. Theo Điều 18.50 và Điều 18.51 Hiệp định CPTTP có thể thấy: – Về dữ liệu thử nghiệm dược phẩm: Bảo hộ độc quyền dữ liệu đăng ký thuốc: Đối tượng bảo hộ là các dữ liệu thử nghiệm và dữ liệu bí mật khác về tính an toàn hoặc tính hiệu quả của dược phẩm mới phải nộp khi đăng ký lưu hành dược phẩm, bao gồm cả hóa phẩm và sinh phẩm. Thời hạn độc quyền các dữ liệu này (kể từ ngày cấp phép lưu hành) là 05 năm cho thuốc có thành phần mới; 05 năm cho thuốc mới hoàn toàn và 03 năm cho dữ liệu bổ sung cho thuốc cũ không có thành phần mới (chỉ là chỉ định mới, đường dùng mới, cách dùng mới). Thời hạn độc quyền đối với sinh phẩm là 08 năm. Phải đền bù thời hạn bảo hộ bằng độc quyền sáng chế nếu chậm trễ trong thủ tục cấp đăng ký thuốc. – Về dữ liệu thử nghiệm nông hóa phẩm: Đối tượng bảo hộ là dữ liệu thử nghiệm và dữ liệu bí mật khác về tính an toàn hoặc tính hiệu quả của nông hóa phẩm mới chứa thành phần hóa học mới phải nộp khi đăng ký lưu hành nông hóa phẩm. Thời hạn bảo hộ độc quyền nông hóa phẩm là 10 năm từ ngày cấp phép. (ii) Hiệp định EVFTA – Quyền áp dụng Tuyên bố Doha về Hiệp định TRIPS và sức khỏe cộng đồng 2001 (Tuyên bố Doha) để tiếp cận những sáng chế về dược phẩm phục vụ cho lợi ích cộng đồng (đặc biệt là các ngoại lệ về quyền sử dụng các sáng chế dược phẩm). – Hiệp định EVFTA yêu cầu Việt Nam phải có quy định cho phép “bù đắp” cho các trường hợp thời gian bảo hộ sáng chế bị rút ngắn do chậm trễ trong thủ tục cấp phép lưu hành (nhưng không ràng buộc về cách thức “bù đắp”) Như vậy, đặt ra cho Luật Sở hữu trí tuệ những vấn đề sau: Hai là, quyền tiếp cận thuốc – nhìn từ Hiệp định TRIPS: Khoản 3 Điều 18.50 Hiệp định CPTPP quy định các bên có thể có các biện pháp để bảo vệ sức khỏe cộng đồng phù hợp với Tuyên bố Doha. Dựa trên Tuyên bố Doha, đây là điểm thuận lợi cho chúng ta. Nhưng vẫn có thể vận dụng Hiệp định TRIPS về quyền tiếp cận thuốc, trong đó có: – Điều 27 (khoản 2) Hiệp định TRIPS quy định: “Các thành viên có thể loại trừ không cấp patent cho những sáng chế cần phải bị cấm khai thác nhằm mục đích thương mại trong lãnh thổ của mình để bảo vệ trật tự công cộng hoặc đạo đức xã hội, kể cả để bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ của con người và động vật hoặc thực vật hoặc để tránh gây nguy hại nghiêm trọng cho môi trường, với điều kiện những ngoại lệ đó được quy định không chỉ vì lý do duy nhất là việc khai thác các sáng chế tương ứng bị pháp luật của nước đó ngăn cấm”. – Điều 31 Hiệp định TRIPS quy định cho phép Chính phủ của một quốc gia được quyền cấp license cưỡng bức trong trường hợp cần thiết để bảo vệ sức khỏe công chúng: “Trường hợp luật của một thành viên quy định việc cấp phép sử dụng đối tượng patent dưới hình thức khác khi không được phép của người nắm giữ quyền…”. Ba là, quyền tiếp cận thuốc – nhìn từ Tuyên bố Doha: Các quốc gia tham gia Hiệp định CPTPP đều đưa ra cách hiểu thống nhất về các biện pháp y tế vì sức khỏe cộng đồng, trong đó nhấn mạnh đến Tuyên bố Doha nêu rõ: “Chúng tôi thừa nhận các vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ cộng đồng đang ảnh hưởng xấu tới các nước đang phát triển và kém phát triển nhất, đặc biệt là những vấn đề gây nên bởi HIV/AIDS, bệnh lao, sốt rét và các bệnh dịch khác”. Đồng thời Tuyên bố Doha cũng đã nêu Hiệp định TRIPS phải là một bộ phận của hành động trong khuôn khổ quốc gia và quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề này. Như vậy, Tuyên bố Doha là một cơ sở pháp lý dùng để bảo vệ quyền tiếp cận thuốc của công chúng, nhất là công chúng thuộc các quốc gia đang phát triển và kém phát triển được xem như đã đặt lợi ích kinh tế của các công ty dược phẩm trên sức khỏe cộng đồng (một yếu tố của quyền con người). 2.2.4. Về chỉ dẫn địa lý Về quan điểm bảo hộ hoặc không bảo hộ chỉ dẫn địa lý cũng không thống nhất trên phạm vi thế giới, trong số 167 nước có hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ thì có tới 111 nước (trong đó có EU) có các quy định riêng biệt về chỉ dẫn địa lý, trong khi 56 nước còn lại (trong đó có Hoa Kỳ) lại sử dụng các quy định về bảo hộ nhãn hiệu (trademark) để sử dụng thay cho việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý[4]. Trong số các quốc gia không bảo hộ chỉ dẫn địa lý, người ta thấy có các nước nông nghiệp như Angola, Bangladesh, Botswana, Cambodia, Congo, Ethiopia, Kenya, Lào, Madagascar, Philippines, Yemen, Zambia…[5] Qua kết quả so sánh tương quan về tiềm lực kinh tế giữa các nước bảo hộ chỉ dẫn địa lý và các nước không bảo hộ chỉ dẫn địa lý[6] có thể thấy những bất lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam, theo đó, GDP của các quốc gia không bảo hộ chỉ dẫn địa lý gấp khoảng 10 lần GDP của các quốc gia có bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Điều 18.30 CPTPP về công nhận chỉ dẫn địa lý: “Các Bên thừa nhận rằng chỉ dẫn địa lý có thể được bảo hộ thông qua một nhãn hiệu hoặc hệ thống đặc thù hoặc các phương tiện pháp lý khác”. Hiệp định CPTPP quy định các nước được quyền lựa chọn cơ chế bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý, hoặc là theo cơ chế riêng chỉ áp dụng cho chỉ dẫn địa lý, hoặc là theo cơ chế chung với nhãn hiệu thương mại. Điều này có nghĩa là các nước như Việt Nam sẽ vẫn được tiếp tục sử dụng hệ thống bảo hộ chỉ dẫn địa lý của mình (độc lập với bảo hộ về nhãn hiệu thương mại). Chỉ dẫn địa lý là đối tượng sở hữu trí tuệ mà EU đặc biệt quan tâm, do khối này có khá nhiều các sản phẩm được bảo hộ dưới dạng chỉ dẫn địa lý. Trong Hiệp định EVFTA, cam kết về chỉ dẫn địa lý cũng thể hiện rõ sự quan tâm này, với các cam kết khá đặc thù. Về đối tượng bảo hộ, các cam kết về chỉ dẫn địa lý trong EVFTA chỉ áp dụng đối với 04 nhóm sản phẩm: Rượu vang, rượu mạnh, nông sản, thực phẩm[7]. Trên thực tế thì 04 nhóm này cũng bao quát gần như phần lớn các sản phẩm có thể là đối tượng của chỉ dẫn địa lý. Về mối quan hệ với nhãn hiệu, Hiệp định EVFTA ghi nhận quyền được bảo hộ của các nhãn hiệu dù có tên gọi giống với chỉ dẫn địa lý nhưng đã được đăng ký và bảo hộ hợp pháp trước thời điểm Hiệp định này có hiệu lực hoặc trước ngày đơn yêu cầu bảo hộ chỉ dẫn địa lý đó được nộp cho cơ quan có thẩm quyền. Về các trường hợp được bảo hộ đương nhiên, Chương 12 Hiệp định EVFTA có 02 Phụ lục GI-I và GI-II trong đó liệt kê 171 chỉ dẫn địa lý của EU và 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam (gồm tên gọi, địa phương xuất xứ, nước xuất xứ) mà hai bên cam kết bảo hộ đương nhiên, không cần qua các thủ tục thẩm định, thông báo, khiếu nại… theo quy trình thông thường. Về cơ chế đăng ký và bảo hộ thông thường, theo Hiệp định EVFTA, Việt Nam và EU phải thiết lập cơ chế đăng ký và bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho ít nhất là 04 nhóm đối tượng thuộc diện điều chỉnh (rượu vang, rượu mạnh, nông sản, thực phẩm) bảo đảm các yêu cầu: – Phải có một hệ thống đăng ký liệt kê rõ các chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ trên lãnh thổ của mình; – Quy trình thẩm định hành chính để đưa hoặc duy trì một chỉ dẫn địa lý trên hệ thống đăng ký phải cho phép xác định được một sản phẩm có xuất xứ tại một khu vực địa lý nhất định và có chất lượng, uy tín, đặc điểm đặc thù chủ yếu nhờ vào việc sản phảm có xuất xứ từ khu vực địa lý đó; – Phải có quy trình cho phép điều chỉnh, hoặc đưa ra khỏi hệ thống đăng ký sau khi cân nhắc các ý kiến phản đối của các bên có lợi ích cũng như ý kiến phản biện của chủ thể quyền. Tóm lại, để thực hiện có hiệu quả hơn nữa tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, cấp thiết hoàn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam. Nội luật hóa theo lộ trình phù hợp những điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Bảo đảm tranh thủ được thời cơ, thuận lợi, vượt qua các khó khăn, thách thức từ việc tham gia và thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới[8].

ThS. Đỗ Thị Diện Khoa Luật Dân sự, Đại học Luật thuộc Đại học Huế

Nguồn: https://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/phap-luat-kinh-te.aspx?ItemID=350

Các tin khác

12/05/2020:

Hoàn thiện pháp luật về công khai, minh bạch, khách quan trong tuyển dụng công chức, viên chức ở Việt Nam

07/05/2020:

Sửa đổi một số quy định của luật xử lý vi phạm hành chính về thi hành quyết định xử phạt tiền

27/04/2020:

Bàn về việc miễn thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng trong trường hợp bất khả kháng – Covid-19

21/04/2020:

Xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính

14/04/2020:

Thực thi pháp luật sở hữu trí tuệ trong kỷ nguyên Cách mạng công nghiệp 4.0

11/04/2020:

Tìm hiểu một số quy định pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm

06/04/2020:

Quyền sở hữu – góc nhìn từ pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

29/03/2020:

Một số ý kiến về dự thảo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án

23/03/2020:

Thực trạng công tác xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết – Những khó khăn, vướng mắc và một số giải pháp khắc phục tình trạng nợ, chậm ban hành văn bản quy định chi tiết

16/03/2020:

Quản lý lý lịch tư pháp trong việc đáp ứng yêu cầu của cá nhân và hỗ trợ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã

Góp ý

Họ và tên:

*

  Email:

*

  Tiêu đề:

*

  Mã xác nhận:  

RadEditor – HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.

RadEditor’s components – toolbar, content area, modes and modules

   

Toolbar’s wrapper

 

 

 

Content area wrapper

RadEditor hidden textarea

RadEditor’s bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.

It contains RadEditor’s Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer

Editor Mode buttons

Statistics module

Editor resizer

Design

HTML

Preview

 

 

RadEditor – please enable JavaScript to use the rich text editor.

RadEditor’s Modules – special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.

   

Phương Pháp Phân Biệt Uniqlo Hàng Thật Và Hàng Giả

Uniqlo là thương hiệu thời trang được đặc biệt yêu thích tại Việt Nam. Những sản phẩm của hãng Uniqlo luôn là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu của người dùng.

Tuy nhiên làm thế nào để phân biệt hàng Uniqlo thật và hàng giả thì nhiều người lại chưa biết.

Phân biệt hàng Uniqlo thật và hàng giả qua tem mác

– Hàng Uniqlo chính hãng:

+ Tem mác sản phẩm được in rõ ràng, không nhòe mực và đầy đủ tất cả các thông tin.

+ Các sản phẩm chính hãng Uniqlo sẽ không có dòng chữ “Made in Japan” mà trên tag có thể sẽ lại ghi là Made in China, Made in Vietnam.

+ Trên các tag sẽ có mã code, bạn có thể truy cập vào trang web chính hãng của Uniqlo để kiểm tra xem sản phẩm có phải chính hãng hay không.

– Hàng Uniqlo giả:

+ Tem mác chỉ được in sơ sài, chữ không rõ nét, không có logo hoặc logo màu đen chứ không phải màu đỏ dập nổi như hàng chính hãng,..

+ Một số sản phẩm có chữ “Made in Japan” nhưng khi so giá thành trên các store của Nhật thì lại có sự chênh lệch không đúng với giá niêm yết.

Phân biệt hàng Uniqlo Thật và hàng giả qua đường chỉ may

Cách phân biệt hàng Uniqlo Thật và Giả tiếp theo đó là dựa trên những đường chỉ may của sản phẩm. Những sản phẩm chính hãng luôn được chú trọng và thiết kế tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ nhất, chính vì thế đường chỉ may cũng là đặc trưng của sản phẩm.

Với áo Uniqlo để phân biệt thật, giả người tiêu dùng có thể dựa trên đường bo tay và gấu áo. Nếu áo có 1 trong 2 đặc điểm sau thì chắc chắn là hàng nhái. Thứ nhất, bo tay và bo gấu không cùng màu với sản phẩm. Thứ hai là đường dệt ngang dọc bị lộ, dễ nhìn thấy.

Phân biệt hàng Uniqlo thật giả qua màu sắc áo

– Áo Uniqlo xịn, chính hãng có màu sắc nhã nhặn, màu vải lì và sang, vải nhuộm đều màu.

– Áo Uniqlo hàng nhái có màu sắc sặc sỡ hơn, áo không đều màu, kiểu thô.

Cuối cùng: Hãy chọn một địa chỉ uy tín chất lượng.

Shop Nhật Việt order Uniplo Nhật Bản giá tốt, Hàng chính hãng nhập từ Uniplo Nhật về đủ các mẫu mã, có hóa đơn đầy đủ. Shop Nhật Việt địa chỉ Order Uniplo Nhật uy tín – chất lượng nhất. Ship nhanh toàn quốc.

Quý khách có nhu cầu xin vui lòng liên hệ shop Nhật Việt qua hotline: 0983131528 để được tư vấn cụ thể.

Chúng tôi đáp ứng mọi nhu cầu mua hộ hàng Nhật về Việt Nam 24/7 giúp các bạn tìm được sản phẩm ưng ý, gửi yêu cầu Shop Nhật Việt theo 4 cách để shop báo giá và order :

Gửi link vào mail: shopnhatviet.com@gmail.com

Chat facebook với Shop theo link sau: fb.com/orderhangnhatban

Đặt Hàng online tại shopnhatviet.com/dathang

Gọi điện cho Shop qua Hotline 0983.1315.28 hoặc Chat Viber,Zalo

Kể từ năm 2010 đến nay Shop Nhật Việt Chuyên nhận Order Vận Chuyển hàng xách tay từ Nhật về Việt Nam và ngược lại. Nếu bạn có nhu cầu hãy liên hệ 0983.1315.28 để được tư vấn trực tiếp!

Mua Hàng Nhật Xách Tay : ✓ Hàng Nhật Nội Địa ✓ Giá rẻ ✓ Giao hàng miễn phí.

Phân Biệt Hàng Giả Hàng Nhái Dựa Vào Đâu?

 Có một cách rất đơn giản để mọi người có thể phân biệt hàng giả hàng nhái và hàng thật và biết được xuất xứ hàng hóa đó ở đâu.

 Đó là: gần như bất cứ một mặt hàng nào đều có mã vạch, nếu hàng nào chứa có mã vạch thì bạn cẩn thận rất có thể đấy là hàng nhái.

  Chúng ta sẽ nhận biết hàng thật, giả bằng cách xem mã vạch, cách này tuyệt đối đúng 100%. bây giờ là cách xem. 

Mã vạch có 2 loại đó là mã vạch gồm 8 con số và mã vạch gồm 13 con số, từ các con số này sẽ cho chúng ta biết tất cả về sản phẩm, mã vạch 8 và 13 số đều có cách nhận biết giống nhau.

 Chúng ta nên ghi nhớ câu nói này,  rất đơn giản và dễ nhớ đó là :

“Chẵn nhân ba cộng lẻ” sau đó cộng với số cuối cùng, nếu tổng có đuôi là số 0 là hàng thật,còn nếu khác 0 là giả, rất dễ nhớ!

Thứ 1: để biết xuất sứ của mặt hàng ta chỉ cần xem 3 chữ số đầu tiên của mã vạch, ví dụ nếu 3 chứ số đầu là 893 thì mình biết ngay mặt hàng này được sản xuất ở Việt Nam, còn nó là 690, 691, 692, 693 là của Trung Quốc, 880 là của Hàn Quốc, 885 là của Thái Lan

Nhìn ở hình trên, mình thấy 893 thì biết ngay đây là hàng Việt Nam mình

Còn nếu nó là 690,691,692,693 như hình bên thì là của hàng Trung quốc 

 Còn đây là 880, chắc chắn là hàng Hàn Quốc 

 Thứ 2: Khi đã biết xuất xứ ở đâu, xem xét nó là hàng thật hay hàng giả, hàng nhái.

Chúng ta lấy tổng của các con số hàng chẵn nhân 3 cộng với tổng với các chữ số hàng lẻ (trừ số thứ 13 ra, số thứ 13 là số để kiểm tra, đối chiếu)

VD: ta sẽ tính xem mã vạch của Hàn Quốc trên có phải là hàng thật không.

Tổng các con số hàng lẻ (trừ số cuối cùng) : A=8+0+0+3+5+4 = 20

Tổng các con số hàng chẵn: B=8+9+1+3+0+2=23

Bây giờ ta lấy: C=A + B*3 = 20+ 23*3= 109

       Sau đó mình lấy số này cộng với con số thứ 13 nếu số này có đuôi bằng 0 thì đấy là hàng thật, nếu đuôi của tổng này khác 0 thì chắc chắn đây là hàng giả, hàng nhái.

Tiếp D= C + 1 ( con số ở vị trí cuối cùng)  = 109+1=120, con số này có đuôi bằng 0 mình có thể kết luận đây là hàng thật. 

Bây giờ mình sẽ tính xem mã vạch của Việt Nam này có phải là thật không nha: 

A=8+3+6+2+0+0=19 

B=9+4+0+0+1+7=21 

C=19 + 21*3 =82 

D= 82+8=80 

 Đuôi của D là số 0 thì mình cũng có thể khẳng định đây là hàng thật. Nếu bạn thấy công thức trên quá khó thuộc thì bạn chỉ cần nhớ: ”Chẵn nhân ba cộng lẻ” sau đó cộng với số cuối cùng, nếu tổng có đuôi là số 0 là hàng thật,còn nếu khác 0 là giả, rất dễ nhớ!

Còn đây là bảng hệ thống mã vạch của các nước:

        Nếu nhiều bạn vẫn thắc mắc là tại sao những người làm giả họ không làm giả luôn cả mã vạch của hàng thật thì câu trả lời là họ sẽ không bao giờ giám làm giả mã vạch thật vì như thế công ty của hàng thật sẽ kiện công ty giả ngay vì tội ăn cắp, sao chép mã vạch. nên mã vạch luôn luôn là đúng, không thể nào bị làm giả được. 

        Và tại sao khi chẵn nhân ba cộng lẽ rồi cộng tiếp với số cuối cùng, số đấy có đuôi là không thì là hàng thật, tại sao công thức này luôn đúng. Đúng vậy đấy các bạn, đây là 1 quy ước của quốc tế, có tên gọi là EAN.

(Bài viết này thuộc Bản quyền hợp pháp của Luật Hà Trần và các đối tác, nghiêm cấm sao chép dưới mọi hình thức)

Để được tư vấn pháp luật, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Luật sư – Giám đốc điều hành Hà Kim Tâm

Email: luatsu@luathatran.vn

Liên hệ với luật sư: 090 419 0080

Luật sư Trần Thị Tĩnh

Email: tinh@luathatran.vn

Liên hệ với luật sư: 0916 161 621

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7: 024 32191780

Bạn đang đọc nội dung bài viết Phân Biệt Giữa Hàng Giả Và Hàng Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!