Đề Xuất 6/2023 # Phân Biệt Issue Và Problem # Top 7 Like | Cuocthitainang2010.com

Đề Xuất 6/2023 # Phân Biệt Issue Và Problem # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Phân Biệt Issue Và Problem mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cả 2 từ này đều mang nghĩa là “vấn đề” nhưng giữa chúng vẫn có sự khác nhau. Giải pháp cho Issue ta có thể nhận thấy dễ dàng, nhưng giải pháp cho Problem khiến ta mất thời gian hơn. Ta có thể giải quyết Issue một cách riêng lẻ nhưng phải giải quyết Problems một cách công khai

– Cả Issue và Problem đều chỉ những vấn đề phát sinh, nhưng giữa chúng vẫn có sự khác nhau.

– Nét khác biệt nổi bật nhất giữa issue và problem là giải pháp. Giải pháp cho một issue được nhận ra rất dễ dàng. Đối với Problems ta mất nhiều thời gian hơn để đưa ra giải pháp.

– Issues chỉ sinh ra một tác động nhẹ nhưng cũng gây ra không ít phiền toái cá nhân. Problems làm cho những người khác bị ảnh hưởng.

– Issues có thể được xử lý riêng. Problems phải được xử lý công khai, để giải quyết chúng trong năng lực của chính phủ hoặc doanh nghiệp.

– Issue có thể có tiềm năng gây ra thiệt hại. Problem phát triển khi các tác hại hoặc tác động bắt đầu xuất hiện.

Ví dụ:

As employers we need to be seen to be addressing these issues.

Là những người sử dụng lao động chúng ta cần phải được xem xét để giải quyết những vấn đề này.

Don’t worry about who will do it – that’s just a side issue.

Đừng lo lắng về việc ai sẽ làm điều đó – đó chỉ là một vấn đề phụ.

Our main problem is lack of cash.

Vấn đề chính của chúng tôi là thiếu tiền mặt.

The very high rate of inflation presents a serious problem for the government.

Tỷ lệ lạm phát cao là một vấn đề nghiêm trọng đối với chính phủ.

Học Tiếng Anh: Sự Khác Nhau Giữa Problem, Trouble, Issue

I have a problem with my phone. (Tôi gặp chút vấn đề với cái điện thoại của tôi).

There’s a problem with the internet speed. (Có một chút vấn đề với tốc độ internet). Tốc độ internet là một vấn đề có thể giải quyết được bằng cách đổi dây cáp, thay gói cước mới hay đơn giản là khởi động lại modem là được.

Every problem has a solution. (Mỗi vấn đề đều có cách giải quyết).

Đặc điểm của “problem” là luôn có solution (cách giải quyết). Bởi vậy khi bạn sử dụng từ “problem” trong câu thì vấn đề đó luôn là vấn đề chắc chắn có cách giải quyết.

Ví dụ như điện thoại hỏng thì luôn có cách giải quyết là sửa nó đi, hoặc vứt nó đi mua điện thoại mới cũng là một cách giải quyết.

Trouble: Rắc rối, mang cảm giác tiêu cực về những thứ tồi tệ xảy ra.

I’m late. I’m in deep trouble. (Tôi bị muộn rồi. Tôi rắc rối to rồi). Điều tồi tệ là bạn đang bị muộn và khả năng bạn sẽ bị đuổi việc. Bạn cảm thấy rắc rối đến rồi đây!

If you have trouble understanding the report, give me call (Nếu bạn có sự rắc rối nào trong phần đọc hiểu bản báo cáo, hãy gọi cho tôi).

This kid is a trouble maker. (Đứa trẻ này đúng là một đứa chuyên gây rắc rối).

Không phải là problem maker hay issue maker mà là trouble maker bởi vì đứa trẻ đó thường xuyên gây rối và mẹ của cậu ta thường xuyên cảm thấy lo lắng về cậu ta.

Issue: Vấn đề, thường được sử dung khi nói về sự không đồng thuận hay phải đưa ra một quyết định khó khăn.

She has issues with everyone (Cô ấy có vấn đề với tất cả mọi người). Ở đây chúng ta đang nói về một cô gái không thân thiện với mọi người và luôn là trung tâm trong mỗi cuộc tranh cãi.

The issue with our deal is the cost. (Vấn đề với thỏa thuận của chúng tôi là giá cả). Vấn đề ở đây là giá cả chưa được sự đồng thuận của mọi người và vẫn gây tranh cãi. Ở câu này “problem” có thể thay thế cho issue vì nó là vấn đề có thể giải quyết được.

There are many political issues in many countries. (Có nhiều điều luật gây tranh cãi ở nhiều quốc gia). Luật pháp ở nhiều quốc gia luôn là điều gây ra rất nhiều tranh cãi bởi luật pháp đưa ra bởi một vài người sẽ luôn có những kẻ hở hoặc sẽ có những điều không thực tế và không thể đưa vào áp dụng trong cuộc sống hàng ngày. Và bởi vậy ở đây “issue” là từ chuẩn nhất sử dụng cho câu này.

Bảo Ngọc (tổng hợp)

Phân Biệt This Và That

1. Người và vật

This/that/these/those có thể dùng làm từ hạn định đứng trước các danh từ để chỉ người hay vật. Ví dụ:  this child (đứa trẻ này) that house (ngôi nhà kia)

Nhưng khi chúng được dùng làm đại từ không có danh từ theo sau, this/that/these/those thường chỉ vật. Ví dụ: This costs more than that.  (Cái này đắt hơn cái kia.) KHÔNG DÙNG: This says he’s tired. Put those down – they’re dirty. (Đặt những cái kia xuống – chúng bẩn đấy.) KHÔNG DÙNG: Tell those to go away.

Tuy nhiên, chúng ta có thể dùng this… như đại từ khi chúng ta muốn nói một người nào đó là ai. Ví dụ: Hello. This is Elisabeth. Is that Ruth?  (Xin chào. Đây là Elisabeth. Có phải Ruth không?) Who’s that? (Ai kia?) That looks like Mrs Walker. (Kia như là bà Walker.) These are the Smiths. (Kia là nhà Smiths.)

Cũng nên chú ý đến those who…

2. Sự khác nhau

Chúng ta dùng this/these để chỉ người và vật ở gần với người nói. Ví dụ: Get this cat off my shoulder. (Bỏ con mèo này ra khỏi vai tôi.) I don’t know what I’m doing in this country. (Tôi không biết mình sẽ làm gì ở đất nước này.) KHÔNG DÙNG: chúng tôi that country…  Do you like these ear-rings? Bob gave them to me. (Cậu có thích đôi hoa tai này không? Bob đã tặng cho tớ đó.)

Chúng ta dùng that/those để chỉ người và vật ở khoảng cách xa hơn với người nói, hay không hiện diện ở đó. Ví dụ: Get that cat off the piano. (Bỏ con mèo kia ra khỏi đàn piano.) All the time I was in that country I hated it.  (Tôi ghét quãng thời gian tôi ở đất nước đó.) I like those ear-rings. Where did you get them? (Tớ thích đôi hoa tai kia. Cậu lấy nó ở đâu thế?)

3. Thời gian

This/these để chỉ những tình huống và sự việc đang diễn ra hoặc vừa mới bắt đầu. Ví dụ: I like this music. What is it? (Tớ thích nhạc này. Đó là loại gì vậy?) Listen to this. You’ll like it.  (Nghe cái này đi. Cậu sẽ thích nó.) Watch this.  (Xem cái này đi.)

That/those có thể chỉ những tình huống và sự kiện vừa mới kết thúc hoặc đã kết thúc trong quá khứ. Ví dụ: Did you see that? (Cậu có thấy cái đó không?) Who said that? (Ai nói thế?) Have you ever heard from that Scottish boy you used to go out with? (Cậu có nghe tin gì về cậu con trai người Scotland mà cậu từng hẹn hò chưa?) KHÔNG DÙNG: chúng tôi Scottish boy you used to go out with?

That có thể diễn tả điều gì đã đã kết thúc. Ví dụ: … and that’s how it happened. (…và đó những gì đã xảy ra.) Anything else?~ No, that’s all, thanks. (in a shop)  (Còn gì khác không? ~ Không, đó là tất cả, cảm ơn. (trong cửa hàng) OK. That’s it. I’m leaving. It was nice knowing you. (Được rồi. Thế thôi. Tôi đi đây. Thật vui khi được quen anh.)

4. Chấp nhận và bác bỏ

Đôi khi, chúng ta dùng this/these để bày tỏ sự chấp nhận hay quan tâm, và that/those để bày tỏ sự không thích hoặc bác bỏ. Hãy so sánh: Now tell me about this new boyfriend of yours.  (Nào giờ thì kể cho tớ nghe về bạn trai mới của cậu đi.) I don’t like that new boy friend of yours. (Tớ không thích bạn trai mới của cậu.)

5. Trên điện thoại

Trong điện thoại, người Anh dùng this để chỉ chính họ và that để hỏi về danh tính người nghe. Ví dụ: Hello. This is Elisabeth. Is that Ruth? (Alo. Elishabeth nghe đây. Có phải Ruth không?)

Người Mỹ dùng this để hỏi về danh tính người nghe. Ví dụ: Who is this? (Ai đó?)

6. That, those có nghĩa ‘những cái mà’

Trong văn phong trang trọng, that và those có thể dùng với nghĩa ‘những cái mà’. Those who…có nghĩa ‘những người mà…’ Ví dụ: A dog’s intelligence is much greater than that of a cat. (Trí thông minh của chó thì cao hơn của mèo.) Those who can, do. Those who can’t, teach. (Những người có thể, thì hãy làm. Những người không thể, thì hãy dạy họ.)

7. This và that có nghĩa ‘như vậy’

Trong văn phong thân mật không trang trọng, this và that có thể dùng với tính từ và trạng từ theo cách dùng như so. Ví dụ: I didn’t realise it was going to be this hot. (Tôi không nhận ra sẽ nóng như vậy.) If your boyfriend’s that clever, why isn’t he rich? (Nếu bạn trai cậu thông minh như vậy, thì tại sao anh ta lại không giàu?)

Trong tiếng Anh chuẩn, chỉ có so được dùng trước một mệnh đề theo sau. Ví dụ: It was so cold that I couldn’t feel my fingers.  (Trời lạnh đến mức tôi còn không thể cảm nhận được ngón tay của mình.) KHÔNG DÙNG: It was that cold…

Not all that có nghĩa là ‘không…lắm’. Ví dụ: How was the play? ~ Not all that good. (Vở kịch thế nào? ~ Không hay lắm.)

8. Cách dùng khác

Chú ý cách dùng đặc biệt của this (không có nghĩa chỉ định) trong những câu chuyện kể thường ngày. Ví dụ: There was this travelling salesman, you see. And he wanted… (Có người đàn ông bán tour du lịch này, anh thấy đó. Và anh ấy muốn…)

That/those dùng để chỉ những trải nghiệm quen thuộc đối với mọi người. Ví dụ: I can’t stand that perfume of hers. (Tôi không thể chịu nổi mùi nước hoa của cô ta.)

Ví dụ: When you get that empty feeling – break for a biscuit. (Khi bạn cảm thấy trống trải – hãy bẻ một miếng bánh quy.) Earn more money during those long winter evenings. Telephone … (Kiếm thêm tiền trong những đêm mùa đông dài dằng dặc. Hãy gọi….)

Cách Phân Biệt A, An Và The

1. Cách dùng mạo từ không xác định “a” và “an”

Dùng “a” hoặc “an” trước một danh từ số ít đếm được. Chúng có nghĩa là một. Chúng được dùng trong câu có tính khái quát hoặc đề cập đến một chủ thể chưa được đề cập từ trước. Ví dụ: A ball is round (nghĩa chung, khái quát, chỉ tất cả các quả bóng): Quả bóng hình tròn He has seen a girl (chúng ta không biết cậu bé nào, chưa được đề cập trước đó): Anh ấy vừa mới gặp một cô gái.

1.1. Dùng “an” trước: Quán từ “an ” được dùng trước các từ bắt đầu bằng nguyên âm (trong cách phát âm, chứ không phải trong cách viết). Bao gồm: Các từ bắt đầu bằng các nguyên âm “a, e, i, o”. Ví dụ: an apple (một quả táo); an orange (một quả cam) Một số từ bắt đầu bằng “u”: Ví dụ: an umbrella (một cái ô) Một số từ bắt đầu bằng “h” câm: Ví dụ: an hour (một tiếng) Các từ mở đầu bằng một chữ viết tắt: an S.O.S/ an M.P

1.2. Dùng “a” trước: *Dùng “a” trước các từ bắt đầu bằng một phụ âm. Chúng bao gồm các chữ cái còn lại và một số trường hợp bắt đầu bằng “u, y, h”. Ví dụ: A house (một ngôi nhà), a year (một năm), a uniform (một bộ đồng phục)…

*Đứng trước một danh từ mở đầu bằng “uni…” và ” eu” phải dùng “a”: Ví dụ: a university (trường đại học), a union (tổ chức), a eulogy (lời ca ngợi)·

*Dùng trong các thành ngữ chỉ số lượng nhất định như: a lot of/a great deal of/a couple/a dozen. Ví dụ: I want to buy a dozen eggs. (Tôi muốn mua 1 tá trứng)

*Dùng trước những số đếm nhất định thường là hàng ngàn, hàng trăm như : a/one hundred – a/one thousand. Ví dụ: My school has a thousand students (Trường của tối có một nghìn học sinh)

*Dùng trước “half” (một nửa) khi nó theo sau một đơn vị nguyên vẹn: a kilo hay a half, hay khi nó đi ghép với một danh từ khác để chỉ nửa phần (khi viết có dấu gạch nối): a half – share, a half – holiday (ngày lễ chỉ nghỉ nửa ngày). Ví dụ: My mother bought a half kilo of apples (Mẹ tôi mua nửa cân táo)

*Dùng với các đơn vị phân số như : 1/3( a/one third), 1/5 (a /one fifth), ¼ (a quarter) Ví dụ: I get up at a quarter past six (Tôi thức dậy lúc 6 giờ 15 phút)

*Dùng trong các thành ngữ chỉ giá cả, tốc độ, tỉ lệ: a dollar, a kilometer, an hour, 4 times a day. Ví dụ: John goes to work four times a week (John đi làm 4 lần 1 tuần)

Bạn đang đọc nội dung bài viết Phân Biệt Issue Và Problem trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!