Cập nhật nội dung chi tiết về Phân Biệt Vùng Miền Có Vi Phạm Pháp Luật Không? mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Thế nào là phân biệt vùng miền? Trước đây, nếu con người nói chung thì là phân biệt chủng tộc giữa các thị tộc, dân tộc, màu da, tôn giáo. Điều đó bị cả thế giới phê phán và loại bỏ. Con người cùng sống trong một hành tinh thì việc phân biệt, kỳ thị sẽ gây nên làn sóng mâu thuẫn đấu tranh mạnh mẽ. Tương tự, ở Việt Nam vẫn có một số ít bộ phận phân biệt vùng miền. Đây là hành vi miệt thị những người sống ở một khu vực vị trí địa lí trên lãnh thổ Việt Nam. Đáng nói, nhiều người kích động làn sóng bằng cách sử dụng tài khoản Facebook ảo để kêu gọi, miệt thị vùng miền. Đây là hành vi trái với lời Bác Hồ dạy, trái đạo đức xã hội, không chỉ người bị phân biệt mà người nghe còn cảm thấy bức xúc.
2. Phân biệt vùng miền có vi phạm pháp luật? Không xét theo pháp luật thì hành vi phân biệt vùng miền có thể gây mất đoàn kết, khiến cho người khác hoặc nhiều người xung quanh cảm thấy bị đả kích, dẫn đến gây mất trật tự công cộng.
Xét trường hợp trong lời nói hành vi hàng ngày:
Vô tình lời nói mỉa mai phân biệt có thể xúc phạm danh dự nhân phẩm của cá nhân, tập thể, người phân biệt có thể sẽ chịu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác, căn cứ Điều 155 bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung, nhẹ thì chỉ bị phạt cảnh cáo, nặng thì phạt tiền lên đến 30.000.000 đồng hoặc mức phạt tù cao nhất có thể lên đến 05 năm tùy vào mức độ, hành vi vi phạm, ngoài ra người phạm tội có thể chịu các hình phạt bổ sung.
Điều 155. Tội làm nhục người khác 1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Phạm tội 02 lần trở lên; b) Đối với 02 người trở lên; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; d) Đối với người đang thi hành công vụ; đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình; e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; b) Làm nạn nhân tự sát. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Xét trường hợp trong môi trường lao động:
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Luật lao động 2012 thì pháp luật cấm các hành vi phân biệt dưới mọi hình thức đối với người tham gia lao động.
Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm 1. Phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn. …
Theo đó trong trường hợp này căn cứ khoản 3 Điều 4a Nghị định 88/2015/NĐ-CP thì mức phạt tối đa cho hành vi trên là 10.000.000 đồng tùy vào mức độ, thái độ và hành vi vi phạm.
Điều 4a. Vi phạm về tuyển, quản lý lao động … 3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật trong tuyển dụng, sử dụng và quản lý lao động. …
Như vậy, phân biệt vùng miền về cơ bản là hành vi không chỉ vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội và còn thể hiện trình độ dân trí thấp, khả năng nhận thức không cao.
Mong bài viết hữu ích cho bạn đọc!
LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ tư vấn tố tụng hình sự Việt Nam
Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
Phân Biệt Vùng Miền, Dân Tộc
PHÂN BIỆT VÙNG MIỀN, DÂN TỘC – BIỂU HIỆN CỦA CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN, CỤC BỘ; NGUY CƠ GÂY MẤT ĐOÀN KẾT DÂN TỘC, HIỂM HỌA ĐỐI VỚI NỀN AN NINH QUỐC GIA.
Phân biệt vùng miền, dân tộc từ lâu đã trở thành một vấn nạn lớn đe dọa phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; là nguyên nhân, điều kiện tạo ra những sự bất ổn, chủ nghĩa khủng bố, ly khai… xa hơn nữa là nguy cơ đe dọa nền an ninh quốc gia, đe dọa sự tồn vong của chế độ, của nhà nước. Nó xuất phát từ chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa vùng miền, tính cục bộ, địa phương của một bộ phận người trong xã hội đòi hỏi phải được giải quyết dứt điểm.
– Về những hậu quả có thể xảy đến, đó là vấn nạn trên sẽ tạo ra rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn như: nguy cơ chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; nguy cơ xuất hiện chủ nghĩa khủng bố, ly khai… đe dọa an ninh quốc gia. Ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng: mỗi một dân tộc, vùng miền họ đều có ý thức hệ dân tộc, vùng miền cao, do đó khi gặp những lời lẽ kích động trên thì phản ứng của họ đương nhiên là sẽ phải lên tiếng bảo vệ cho cộng đồng, quê hương mình, lâu dần sẽ khiến họ đẩy ý thức hệ ấy lên một cách cực đoan và khi gặp một sự tác động đủ lớn thì sẽ có thể khiến một cộng đồng, một dân tộc, một vùng miền nổi dậy, ly khai hay xuất hiện những hành động khủng bố, tấn công nhằm vào những người ở vùng miền, dân tộc khác mà họ “thù địch”, lấy VD: cuộc bạo loạn Tây nguyên (2001, 2004) bọn FULRO phản động lưu vong được sự hậu thuẫn của chính quyền một số nước thù địch đã đưa ra luận điệu “người Kinh cướp đất người Thượng” hay Bạo động Tân Cương – TQ (2009) từ 1 đoạn video giả với nội dung “chủ doanh nghiệp người Hán đánh đập người lao động Duy Ngô Nhĩ” … đã gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng, gây tổn hại lớn đối với quốc gia trên nhiều mặt…Về khía cạnh cá nhân, khi tiếp nhận những thông tin xấu mang nội dung thù địch trong một thời gian dài cũng sẽ làm nảy sinh thái độ, tình cảm tiêu cực, lâu dần sẽ chuyển hóa thành những hành động như: bêu riếu, kích động cá nhân, vùng miền dân tộc… hay đôi khi cũng chỉ vì “vui mồm” nói vu vơ không lường trước được hậu quả.Xét cho cùng thì vấn nạn trên nói cả về lý lẫn về tình đều không thể chấp nhận dù bất cứ lý do gì và nếu căn cứ theo BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì những người có hành vi trên có thể bị truy cứu TNHS theo Điều 116 về tội “phá hoại chính sách đoàn kết” với khung hình phạt quy định chung từ 7 – 15 năm (*).Vì vậy, thông qua bài viết này, hi vọng tất cả mọi người hãy nâng cao hơn nữa thái độ, ý thức, trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước; luôn đề cao tinh thần tương thân, tương ái sống chan hòa, cởi mở. Bên cạnh đó, cần nâng cao trình độ nhận thức để có thái độ tích cực, đánh giá khách quan đối với những vấn đề lớn, quan trọng, nhạy cảm của đất nước, nhằm tẩy bỏ chủ nghĩa cá nhân, cục bộ… qua đó củng cố vững chắc khối “đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết quốc tế”; giữ gìn bản sắc, truyền thống văn hóa dân tộc, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân, trong quá trình viết bài còn có nhiều hạn chế, thiếu sót, mong nhận được ý kiến đóng góp./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
(*).Tội phá hoại chính sách đoàn kết được quy định tại Bộ luật hình sự 2015(có hiệu lực ngày 01/01/2018) như sau:
1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:a) Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với chính quyền nhân dân, với lực lượng vũ trang nhân dân, với các tổ chức chính trị – xã hội;b) Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam;c) Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với các tổ chức chính trị – xã hội;d) Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế.2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Phân Biệt Vi Phạm Hành Chính Và Tội Phạm
Tội phạm hay vi phạm hành chính đều là vi phạm pháp luật, do đó giữa tội phạm và vi phạm hành chính có những nét tương đồng, rất khó để xác định ranh giới.
hay vi phạm hành chính đều là vi phạm pháp luật, do đó giữa tội phạm và vi phạm hành chính có những nét tương đồng, rất khó để xác định ranh giới.
Vấn đề cần đặt ra đó là cần phải phân biệt và xác định ranh giới giữa tội phạm và vi phạm hành chính, vì nó không chỉ có ý nghĩa trong việc áp dụng luật mà còn có ý nghĩa trong việc xây dựng và giải thích pháp luật.
Theo Khoản 1 – Điều 8 Bộ luật hình sự thì: ” Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một các cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa “. Tổng quát lại, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt.
Theo điều 1 Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính thì ” vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật về xử phạt hành chính “.
Một hành vi chỉ cho dù đã cấu thành một hay nhiều tội đã quy định trong Bộ luật hình sự mà vẫn chưa bị xét xử thì hành vi đó vẫn chưa bị coi là tội phạm. Chỉ khi nào hành vi đó bị tòa án tuyên án là tội phạm thì bắt đầu từ thời điểm đó, hành vi đó mới gọi là tội phạm. Tương tự, một người chỉ bi gọi là bị cáo khi họ đã bị tòa tuyên án, còn trước đó, họ chỉ là bị can. Như vậy, một hành vi bị coi là tội phạm khi hành vi đó phải chịu hình phạt – tòa tuyên án.
Vi phạm hành chính thì khác, một hành vi đã thõa mãn: do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý; xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước; không phải tội phạm hình sự thì hành vi đó đã là hành vi vi phạm hành chính. Dấu hiệu ” theo quy định pháp luật phải bị xử phạt hành chính ” nói lên rằng bị xử phạt không phải là dấu hiệu để coi một hành vi đã bị coi là hành vi vi phạm hành chính hay chưa mà chỉ là biện pháp cưỡng chế nhà nước nhằm trừng phạt hành vi vi phạm đó.
Theo Khoản 1, Điều 6 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính, chủ thể của vi phạm hành chính có thể là cá nhân, trong đó, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra. Ngoài ra, chủ thể của vi phạm hành chính không chỉ là cá nhân như tội phạm mà còn có thể là tổ chức: có thể là cơ quan nhà nước, là các tổ chức xã hội, các đơn vị kinh tế, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân và các tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật.
Như vậy, phạm vi chủ thể của vi phạm hành chính nhiều hơn rất nhiều so với tội phạm.
+ Mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi:
Dấu hiệu cơ bản để phân biệt vi phạm hành chính với tội phạm là mức độ nguy hiệm cho xã hội của hành vi vi phạm. Là tội phạm thì hành vi đó phải gây “nguy hiểm đáng kể” cho xã hội. Nguy hiểm đáng kể ở đây là theo Bộ luật hình sự. Vi phạm hành chính có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm hình sự. Mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm được đánh giá ở nhiều yếu tố khác nhau và những yêu tố này thường được quy định trong các văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Công cụ, phương tiện, thủ đoạn thực hiện hành vi vi phạm:
Vi phạm hành chính chỉ quy định hai hình thức lỗi là lỗi cố ý và lỗi vô ý. Các trường hợp vi phạm mà lỗi cố ý trực tiếp hay gián tiếp hoặc vô ý vì quá tự tin hay do cẩu thả đều xử lý như nhau.
Tội phạm là loại vi phạm pháp luật nặng nhất và được quy định trong Bộ luật hình sự và chỉ có Quốc hội mới có quyền đặt ra các quy định về tôi phạm và hình phạt. Ngay từ điều 2 Bộ luật hình sự đã quy định về cơ sở của trách nhiệm hình sự: ” Chỉ người nào phạm một tội được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự“. Như vậy Bộ luật hình sự là căn cứ pháp lý duy nhất để xem xét xem một hành vi vi phạm có bị coi là tội phạm hay không – không có trong luật thì không có tội, “vô luật bất hình”.
Vi phạm hành chính không được quy định trong một bộ luật cụ thể nào mà được quy định trong nhiều văn bản khác nhau như luật, pháp lệnh, nghị định, nghị quyết, thông tư. . . Luật ở đây là các bộ luật là nguồn của luật hành chính chứ không phải là bộ luật hành chính, ví dụ: hiến pháp, luật tổ chức chính phủ… nguyên nhân mà chúng ta không có riêng một bộ luật hành chính đơn giản vì nó quá rộng, quá nhiều lĩnh vực với quá nhiều các văn bản pháp luật và chúng ta không thể pháp điển hóa thành bộ luật. Các văn bản dưới luật ở đây có thể là nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, ủy ban thường vụ Quốc hội, hội đồng nhân dân; pháp lệnh của ủy ban thường vụ quốc hội; nghị định của Chính phủ; các quyết định, chỉ thị, thông tư.
Người nào thực hiện tội phạm hay vi phạm hành chính sẽ bị xử lý bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước để trả giá cho những gì mình đã gây ra cho xã hội. Tuy nhiên, tội phạm là hành vi vi phạm pháp luật nặng nhất, nên phải chịu biện pháp cưỡng chế nhà nước nghiêm khắc nhất là hình phạt. Chỉ có tội phạm mới phải chịu hình phạt và ngược lại hành vi nào mà phải chịu hình phạt thì hành vi đó là tội phạm.
Cũng là biện pháp cưỡng chế nhà nước nhưng ở mức độ ít nghiêm khắc hơn, người vi phạm hành chính có thể sẽ bị xử phạt hành chính.
Như vậy, ngoài những đặc điểm chung là vi phạm pháp luật, cả tội phạm và vi phạm hành chính đều có những dấu hiệu riêng biệt. Để phân biệt cần tìm hiểu và nhận thức đúng đắn các dấu hiệu đó, trong các trường hợp cụ thể thì ta có thể phân biệt được chúng, từ đó đảm bảo cho việc thực hiện pháp luật công minh.
Một Số Giải Pháp Phòng, Chống Vi Phạm Kỷ Luật, Pháp Luật Trong Quân Đội
6/19/2020 3:06:13 PM
Tăng cường giáo dục, rèn luyện, phòng, chống vi phạm kỷ luật Quân đội, pháp luật Nhà nước cho quân nhân có ý nghĩa rất quan trọng. Vì vậy, các cơ quan, đơn vị cần nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng, phát hiện nguyên nhân, tiến hành đồng bộ các giải pháp phòng, chống vi phạm kỷ luật, pháp luật, góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện “tiêu biểu, mẫu mực”, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Thực hiện căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Bộ đội không có kỷ luật, đánh giặc nhất định thua”1 và “Quân đội mạnh là nhờ giáo dục khéo, nhờ chính sách đúng và nhờ kỷ luật nghiêm”2; đồng thời, quán triệt, thực hiện khâu đột phá về chấp hành kỷ luật, pháp luật mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ X đã xác định, những năm qua, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, chỉ huy các cấp trong toàn quân quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của trên về công tác phòng, chống vi phạm kỷ luật, pháp luật và bảo đảm an toàn tuyệt đối, góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nổi bật là: công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong toàn quân có sự đổi mới mạnh mẽ cả về nội dung, hình thức, phương pháp và từng bước đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực. Nhiều đơn vị đã lồng ghép công tác giáo dục với biện pháp quản lý hành chính, duy trì kỷ luật, kỷ cương và quan tâm đến đời sống của cán bộ, chiến sĩ. Tuyệt đại đa số cán bộ, chiến sĩ ổn định tư tưởng, yên tâm công tác, gắn bó xây dựng cơ quan, đơn vị, tự giác chấp hành nghiêm pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội; nền nếp, chế độ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện, công tác, học tập, sinh hoạt được duy trì chặt chẽ, nghiêm túc; nội bộ đoàn kết, thống nhất, mối quan hệ cán bộ với chiến sĩ, cấp trên với cấp dưới được giải quyết hài hòa, phát huy tốt những giá trị, nét đẹp văn hóa quân sự, phẩm chất, hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới. Tình hình vi phạm kỷ luật, pháp luật trong toàn quân có chuyển biến tích cực, toàn diện, rõ nét, có chiều hướng giảm dần trên các tiêu chí về tổng số vụ, số đối tượng vi phạm3. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu, xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên, sự chuyển biến tiến bộ về chấp hành kỷ luật, pháp luật, xây dựng chính quy, xây dựng đơn vị an toàn của các cơ quan, đơn vị chưa thực sự vững chắc. Tình hình chấp hành kỷ luật, pháp luật vẫn còn diễn biến phức tạp, các vụ vi phạm kỷ luật, pháp luật gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản vẫn còn xảy ra. Đáng chú ý là, những năm gần đây, xuất hiện một số loại tội phạm mới, phi truyền thống, có tính chất rất phức tạp, như: tội phạm sử dụng công nghệ cao, sử dụng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để chiếm đoạt tài sản. Một số loại vụ việc xảy ra chiếm tỷ lệ cao trên tổng số vụ việc, gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản, ảnh hưởng đến uy tín của Quân đội, điển hình là: tai nạn giao thông chiếm 34,81%; cố ý gây thương tích chiếm 5,05%; tự tử, tự sát chiếm 3,97%; đánh bạc chiếm 1,7%; giết người chiếm 1,08%; vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, gây thất thoát, lãng phí chiếm 0,68%, v.v.
Nguyên nhân của các vụ việc vi phạm kỷ luật, pháp luật trong Quân đội có cả khách quan và chủ quan, nhưng qua tìm hiểu thấy rằng chủ yếu là do: cấp ủy, chỉ huy một số cơ quan, đơn vị chưa thực sự quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác phòng, chống vi phạm kỷ luật, pháp luật; thực hiện có lúc, có nơi còn chiếu lệ, hình thức; chưa phát huy tốt vai trò và huy động được mọi lực lượng tham gia. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở một số cơ quan, đơn vị hiệu quả còn thấp; nội dung, hình thức, phương pháp còn đơn điệu; việc lồng ghép, gắn giáo dục chính trị với phổ biến, giáo dục pháp luật, rèn luyện kỷ luật bộ đội còn hạn chế; chưa chú trọng giáo dục, rèn luyện tích lũy kinh nghiệm, bồi dưỡng kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử, giao tiếp cho bộ đội, nên khi gặp tình huống khó khăn, phức tạp dễ dẫn đến chán nản, tiêu cực, mất phương hướng, bế tắc về tư tưởng và hành động. Việc duy trì, thực hiện nền nếp chính quy, rèn luyện kỷ luật, quản lý bộ đội, quản lý vũ khí, trang bị, cơ sở vật chất,… tại một số đơn vị chưa nghiêm. Công tác kiểm tra, đôn đốc của chỉ huy các cấp chưa thường xuyên, thiếu tỷ mỷ, chưa chủ động, kiên quyết; phương pháp, tác phong công tác của một số cán bộ cấp phân đội chưa gương mẫu, chưa khoa học, còn chủ quan, đơn giản, chưa có nhiều biện pháp, kinh nghiệm trong quản lý, rèn luyện kỷ luật và xây dựng nền nếp chính quy. Khi phát sinh những biểu hiện tiêu cực hoặc có vụ việc xảy ra, chưa chú trọng tìm hiểu nguyên nhân, thiếu kiên trì giáo dục, thuyết phục, nặng về biện pháp hành chính, mệnh lệnh; xử lý chưa kiên quyết, dứt điểm, không dự kiến được tình hình để có biện pháp phòng ngừa; báo cáo chưa kịp thời, không trung thực, còn che giấu khuyết điểm vì sợ ảnh hưởng đến thành tích của đơn vị và cá nhân. Một số cán bộ, chiến sĩ nhận thức, tinh thần tự giác, ý thức chấp hành kỷ luật Quân đội, pháp luật Nhà nước còn hạn chế. Công tác tuyển chọn công dân nhập ngũ, tuyển sinh quân sự còn có những sơ hở, thiếu sót; việc phối hợp với cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể địa phương và gia đình quân nhân trong nắm tình hình địa bàn, tư tưởng, các mối quan hệ xã hội của quân nhân thuộc quyền chưa thường xuyên, bị động khi có vụ việc xảy ra.
Để khắc phục những hạn chế, khuyết điểm, kịp thời ngăn chặn, xử lý các vụ việc vi phạm; phòng, chống vi phạm kỷ luật Quân đội, pháp luật Nhà nước, đặc biệt là kỷ luật nghiêm trọng, tạo chuyển biến mạnh mẽ, vững chắc về tư tưởng, kỷ luật, góp phần nâng cao chất lượng xây dựng chính quy, sức mạnh, trình độ và khả năng sẵn sàng chiến đấu, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, các cơ quan, đơn vị cần nghiên cứu, thực hiện một số nội dung, giải pháp cơ bản sau:
Một là, phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chỉ huy các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống vi phạm kỷ luật, pháp luật trong Quân đội. Đây là nguyên nhân chung dẫn tới những hạn chế, khuyết điểm trong công tác phòng, chống vi phạm kỷ luật, pháp luật ở các cơ quan, đơn vị thời gian qua. Do vậy, thực hiện tốt nội dung, giải pháp này có ý nghĩa quyết định đến chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, giáo dục, chấp hành kỷ luật, xây dựng đơn vị an toàn, phòng, chống vi phạm kỷ luật, pháp luật trong Quân đội. Quán triệt các chỉ thị, nghị quyết, hướng dẫn của trên, trọng tâm là: Kết luận số 1249-KL/QUTW, ngày 27/11/2019 của Quân ủy Trung ương về tình hình chấp hành kỷ luật của toàn quân; Chỉ thị số 103/CT-BQP, ngày 28/11/2019 của Bộ Quốc phòng về việc tiếp tục tăng cường quản lý, giáo dục chấp hành kỷ luật và bảo đảm an toàn trong Quân đội nhân dân Việt Nam; Hướng dẫn số 2556/HD-CT, ngày 30/12/2019 của Tổng cục Chính trị về công tác đảng, công tác chính trị trong quản lý, giáo dục chấp hành pháp luật, kỷ luật Quân đội và bảo đảm an toàn trong Quân đội nhân dân Việt Nam, v.v. Cấp ủy các cấp xây dựng nghị quyết chuyên đề lãnh đạo tăng cường công tác quản lý, giáo dục chấp hành pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội và bảo đảm an toàn; nghị quyết, kết luận lãnh đạo thường kỳ của các cấp ủy cần xác định rõ công tác giáo dục pháp luật, phòng, chống vi phạm pháp luật, kỷ luật, bảo đảm an toàn đơn vị là một khâu đột phá, nội dung trọng tâm, phải thường xuyên rà soát, bổ sung chủ trương, biện pháp lãnh đạo. Đồng thời, phải được cụ thể hóa vào kế hoạch công tác của chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy, cán bộ chủ trì các cấp, sát yêu cầu nhiệm vụ. Trong thực hiện, cần phát huy vai trò, trách nhiệm, tính tiền phong gương mẫu, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ trì các cấp, cán bộ trực tiếp quản lý, chỉ huy, duy trì cơ quan, đơn vị chấp hành nền nếp chính quy, rèn luyện kỷ luật, bảo đảm an toàn. Để thực hiện thống nhất và đạt hiệu quả, các đơn vị thường xuyên rà soát, bổ sung hệ thống quy chế, nội quy, quy định; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, tiến hành tốt việc sơ kết, tổng kết, phát hiện, nhân rộng cách làm hay, mô hình hiệu quả; chấn chỉnh, khắc phục khấu yếu, mặt yếu, nhân rộng đơn vị vững mạnh toàn diện “tiêu biểu, mẫu mực” ở các cơ quan, đơn vị.
Hai là, tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục đạo đức; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng. Đây là nội dung cấp thiết, đồng thời là yêu cầu đã được đưa vào chương trình giáo dục chính trị bắt buộc cho các đối tượng trong Quân đội. Vì vậy, hoạt động giáo dục cần phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện theo hướng đồng bộ, thiết thực, hiệu quả, với các biện pháp phù hợp tình hình cơ quan, đơn vị, đối tượng quản lý, được tiến hành thường xuyên, liên tục; gắn công tác này với mọi hoạt động của đơn vị. Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế sâu, rộng hiện nay, vấn đề giáo dục, xây dựng đạo đức cách mạng, lối sống lành mạnh cho cán bộ, chiến sĩ có ý nghĩa rất quan trọng. Phải lấy việc xây dựng lối sống “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để đấu tranh có hiệu quả lối sống thực dụng, vị kỉ, vi phạm nhân cách đạo đức, vi phạm kỷ luật, pháp luật; coi trọng giáo dục những tiêu chí đạo đức của người quân nhân cách mạng. Bên cạnh đó, cần chủ động giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống, hoạt động và các mối quan hệ của cán bộ, chiến sĩ, giữa cá nhân với tập thể, cấp trên với cấp dưới, quan hệ đồng chí, đồng đội, quan hệ với nhân dân. Để đạt hiệu quả, cần gắn kết với thực hiện các cuộc vận động, phong trào Thi đua Quyết thắng, nhất là Cuộc vận động Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới. Nâng cao chất lượng thực hiện Quy chế Dân chủ cơ sở; xây dựng đơn vị có môi trường văn hóa lành mạnh; phát huy tốt vai trò của các thiết chế văn hóa. Cán bộ các cấp gần gũi, gắn bó cán – binh, coi chiến sĩ như những người thân để nắm, quản lý tốt tình hình, diễn biến tư tưởng bộ đội; chủ động phát hiện những biểu hiện tiêu cực, không để xảy ra bất ngờ. Kịp thời động viên, giải quyết những vướng mắc và có biện pháp ngăn chặn các hành vi vi phạm, tiêu cực có thể xảy ra, tránh các biểu hiện thụ động, giản đơn trong công tác giáo dục chính trị, giáo dục pháp luật, kỷ luật và nắm tư tưởng bộ đội.
Ba là, thực hiện nghiêm các chế độ, nền nếp xây dựng chính quy, quản lý bộ đội, vũ khí trang bị, phương tiện, cơ sở vật chất và xử lý nghiêm vi phạm. Đây là nội dung rất quan trọng trong xây dựng chính quy, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện – vấn đề then chốt trong duy trì chấp hành kỷ luật Quân đội, pháp luật Nhà nước. Trong thực hiện, chỉ huy các cấp, nhất là ở cơ sở cần phát huy tốt vai trò, trách nhiệm, thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn; nắm chắc các quy định của Điều lệnh, chế độ công tác của người chỉ huy; nâng cao tính tổ chức, tính kỷ luật, tính kế hoạch trong chỉ huy, điều hành đơn vị; khắc phục tình trạng độc đoán, tùy tiện. Quản lý chặt chẽ đơn vị và mọi hoạt động của quân nhân, tạo thành ý thức tự giác, thói quen chấp hành chế độ, chấp hành kỷ luật, pháp luật. Tăng cường công tác quản lý con người, vũ khí, cơ sở vật chất, tài sản công, các giấy tờ tùy thân của quân nhân theo đúng quy định. Duy trì thực hiện nghiêm các quy định về đảm bảo an toàn, hạn chế thấp nhất các vụ tai nạn trong huấn luyện, học tập, công tác, lao động và tai nạn rủi ro gây hậu quả nghiêm trọng. Khi thực hiện nhiệm vụ ngoài doanh trại, cần quản lý chặt chẽ vũ khí, trang bị, phương tiện, nhất là trong giờ nghỉ, ngày nghỉ, tránh để xảy ra các vụ việc chiếm đoạt vũ khí, vật liệu nổ và các vi phạm khác. Tổ chức, duy trì lực lượng kiểm soát quân sự thường xuyên kiểm tra người và phương tiện quân sự; cấm hạ sĩ quan – chiến sĩ sử dụng xe máy tham gia giao thông; thực hiện nghiêm Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và các quy định về sử dụng rượu, bia trong sinh hoạt, học tập công tác và khi tham gia giao thông. Khi có vụ việc xảy ra, phải báo cáo kịp thời chỉ huy và cơ quan chức năng để chỉ đạo, giải quyết; nhanh chóng ổn định tình hình đơn vị, tránh để xảy ra đơn thư vượt cấp, khiếu kiện kéo dài. Căn cứ vào tính chất, mức độ và thẩm quyền theo quy định, phải điều tra, xử lý nghiêm những người vi phạm kỷ luật Quân đội, pháp luật Nhà nước và trách nhiệm liên đới của người chỉ huy để giáo dục, răn đe, phòng ngừa chung. Kiên quyết khắc phục tình trạng che giấu vụ việc, gây khó khăn cho công tác điều tra, xử lý và việc dự báo, đánh giá tình hình vi phạm pháp luật, kỷ luật của lãnh đạo, chỉ huy và cơ quan chức năng.
Đồng bộ với các giải pháp trên, các cơ quan, đơn vị cần tiếp tục nghiên cứu, phát huy tốt vai trò của các tổ chức, lực lượng trong đơn vị, như: hội đồng quân nhân, đoàn thanh niên, công đoàn, phụ nữ; phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và gia đình quân nhân,… để giáo dục, rèn luyện, phòng, chống vi phạm pháp luật, kỷ luật cho quân nhân. Quan tâm chăm lo, bảo đảm tốt đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ. Thường xuyên nắm chắc tình hình, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh không để các thế lực thù địch, phản động, phần tử xấu cài cắm, móc nối vào nội bộ và những tiêu cực xã hội xâm nhập vào cơ quan, đơn vị, xây dựng đơn vị an toàn, gắn với địa bàn an toàn.
NGUYỄN ĐÌNH BẰNG
1 – Hồ Chí Minh – Toàn tập, Tập 10, Nxb CTQG, H.2011, tr. 537.
2 – Sđd, Tập 7, tr. 483.
3 – Theo số liệu thống kê: năm 2018 giảm 8,0% so với năm 2017; năm 2019 giảm 1,2% so với năm 2018.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Phân Biệt Vùng Miền Có Vi Phạm Pháp Luật Không? trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!