Đề Xuất 6/2023 # Phân Hóa Giàu Nghèo Giữa Các Nước Qua Đại Dịch Covid # Top 10 Like | Cuocthitainang2010.com

Đề Xuất 6/2023 # Phân Hóa Giàu Nghèo Giữa Các Nước Qua Đại Dịch Covid # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Phân Hóa Giàu Nghèo Giữa Các Nước Qua Đại Dịch Covid mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Phân hóa giàu nghèo giữa các nước qua đại dịch COVID-19

Theo kết quả khảo sát của BBC, đại dịch COVID-19 đã tấn công các quốc gia nghèo nhiều hơn phần còn lại của thế giới, gieo rắc bất bình đẳng trên toàn cầu.

Cuộc khảo sát với gần 30.000 người tham gia cho thấy các quốc gia khác nhau đã bị ảnh hưởng thế nào bởi đại dịch, sáu tháng sau khi COVID-19 được xác nhận vào tháng 3/2020. Chi phí tài chính là một vấn đề lớn sau khi các biện pháp phong tỏa và giãn cách xã hội đã gây thiệt hại lớn cho các nền kinh tế trên toàn thế giới.

Các nước nghèo hơn và những người trẻ cho biết họ đối mặt với khó khăn lớn nhất. Thăm dò cho thấy sự sụt giảm thu nhập của 69% người được hỏi ở các nước nghèo hơn, so với 45% ở những nước giàu hơn. Kết quả cũng khác nhau theo chủng tộc và giới tính, với phụ nữ gặp khó khăn nhiều hơn nam giới, và người da đen được cho thấy có mức độ mắc COVID-19 cao hơn người da trắng ở Mỹ. 

Nghiên cứu được GlobeScan thực hiện cho BBC World Service ở 27 quốc gia vào tháng 6/2020, vào giai đoạn cao điểm của đại dịch ở nhiều nơi. Tổng cộng, hơn 27.000 người đã được khảo sát về COVID-19 và tác động của đại dịch đối với cuộc sống của họ.

Một thế giới không bình đẳng

Cuộc thăm dò cho thấy đại dịch đã tác động nghiêm trọng hơn đến người dân ở các nước nghèo hơn và làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng hiện có. Có khác biệt đáng chú ý giữa các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và các nước không phải là thành viên. OECD là một nhóm gồm 37 quốc gia nằm trong số các nền kinh tế thịnh vượng nhất thế giới.

Cuộc thăm dò cho thấy 69% người dân ở các nước không thuộc OECD bị ảnh hưởng thu nhập do đại dịch, so với 45% người sống ở các nước OECD. Nhìn chung, nghiên cứu cho thấy những người ở Mỹ Latinh, châu Á và châu Phi có xu hướng nói rằng đại dịch đã có tác động đáng kể đến họ hơn là với những người sống ở châu Âu và Bắc Mỹ.

Những người ở Kenya (91%), Thái Lan (81%), Nigeria (80%), Nam Phi (77%), Indonesia (76%) và Việt Nam (74%) có nhiều khả năng bị ảnh hưởng về tài chính. Những người có thu nhập thấp ở những nước này nói rằng họ hiện giờ có thu nhập ít hơn trước.

Trong khi đó, những người có thu nhập cao ở Australia, Canada, Nhật Bản, Nga và Anh có nhiều khả năng bị ảnh hưởng về mặt tài chính bởi đại dịch hơn những người có thu nhập thấp nhất.

Ảnh hưởng giữa các thế hệ

Vẫn theo thăm dò này, đại dịch COVID-19 đã mở ra một hố sâu ngăn cách giữa giới trẻ và người già. Các thế hệ trẻ hơn nói rằng họ trải qua một thời gian khó khăn hơn các thế hệ già. Điều này có thể là do có ít cơ hội hơn để làm việc, giao tiếp xã hội và tìm kiếm giáo dục, học hành trong thời gian đại dịch xảy ra.

Khoảng 55% người được hỏi thuộc Thế hệ Z (tức những người sinh từ giữa những năm 1990 đến đầu những năm 2010) và 56% thuộc thế hệ Millennials (những người sinh từ đầu những năm 1980 đến giữa những năm 1990) cảm thấy đại dịch đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của họ.

Ngược lại, chỉ 49% những người thuộc Thế hệ X (những người sinh từ 1965 đến 1980) và 39% Những người thuộc nhóm Baby Boomers (bùng nổ dân số – những người sinh từ 1946 đến 1964) nói rằng họ cảm thấy như vậy.

Những người được hỏi thuộc thế hệ Z phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất về tài chính, với 63% nói rằng họ thấy thu nhập của mình có sự thay đổi. Ngược lại, chỉ 42% thuộc thế hệ bùng nổ dân số Baby Boomers cho biết thu nhập của họ bị ảnh hưởng.

Các thế hệ cao niên hơn cũng có nhiều khả năng thoát khỏi những tổn hại về thể chất hoặc tài chính. Khoảng 56% thuộc thế hệ Baby Boomers và lớn hơn cho hay không bị tác động về thể chất hoặc tài chính, so với mức trung bình 39% trên toàn cầu.

Các phát hiện chính khác từ cuộc thăm dò bao gồm:Gần 6/10 người (57%) nói rằng họ đã bị ảnh hưởng tài chính bởi đại dịch. Phụ nữ nói rằng họ phải đối mặt với tác động tài chính lớn hơn nam giới. Sự chênh lệch lớn nhất được cho thấy ở Đức (32% phụ nữ so với 24% nam giới), Italy (50% so với 43%) và Anh (45% so với 38%) chịu ảnh hưởng.

Trong khi đó, các bậc cha mẹ cảm thấy những tác động lớn hơn từ đại dịch, với 57% nói với khảo sát rằng họ đã bị ảnh hưởng rất nhiều, so với 41% những người không có con./.

Theo TTXVN

Sự Khác Biệt Giữa Người Giàu Và Người Nghèo

17 điểm khác biệt của người giàu và người nghèo trong tư duy và hành động được chuyển thể từ nội dung cuốn “Bí quyết Tư duy triệu phú” của tác giả T. Harv Eker

Người giàu & người nghèo khác nhau ở điểm nào?

Nếu muốn làm một cái gì đó lớn lao hơn, thì phải tiến lên với tất cả đam mê và cả sự đói khát của mình. Thực sự là phải dùng từ đói khát, bởi chúng ta sẽ rất khó chinh phục đỉnh cao khi chúng ta cứ tự ru mình trong chăn ấm đệm êm, nhàn nhã.

Mọi thất bại trong cuộc sống, trong kinh doanh, học tập đều do suy nghĩ sai lầm của bạn mà ra. Tư tưởng nó là nguyên nhân bên trong của mọi vấn đề. Vậy tại sao bạn không thay đổi tư tưởng để phù hợp hơn với cuộc sống, để trở nên giàu có.

Các nhà tỷ phú là những người có tư tưởng rất đáng để chúng ta học tập. Tôi sẽ cùng các bạn nghiên cứu làm thế nào để thay đổi tư tưởng của mình.

Tự tạo ra cuộc đời mình, sẵn sàng đón nhận cơ hội, tham gia cuộc chơi tiền bạc để giành chiến thắng… là những tư duy của một người giàu có , trái ngược hoàn toàn với góc nhìn của người nghèo. Bộ tranh được chuyển thể từ nội dung cuốn “Bí quyết Tư duy triệu phú” của tác giả T. Harv Eker. Mỗi tâm thức được chuyển thể thành một bức vẽ riêng, thể hiện rõ thái độ, lập trường của hai nhân vật Giàu và Nghèo.

17 điểm khác biệt giữa người giàu và người nghèo

1/ Người giàu: Tham gia cuộc chơi tiền bạc để thắng. Người nghèo: Tham gia cuộc chơi tiền bạc chỉ để không bị thua.

2/ Người giàu: Tôi tạo ra cuộc đời tôi. Người nghèo: Cuộc sống toàn những việc bất ngờ xảy đến với tôi.

– Đổ lỗi cho thị trường, quy trách nhiệm cho chính phủ và nền kinh tế thay vì nhận trách nhiệm với chính mình.

– Biện minh cho sự bất lực của mình trong việc kiếm tiền bằng cách viện dẫn những phép so sánh khập khiễng thay vì hiểu đúng tầm quan trọng và bản chất của tiền.

– Than thân trách phận, chú tâm vào những rắc rối thay vì tìm cách giải quyết nó.

– Mỗi khi đổ lỗi, biện minh hay oán trách người khác là bạn đang tự đặt thêm những tấm rào chắn trên con đường tài chính vốn đã chật hẹp của mình.

3. Người giàu: Quyết tâm làm giàu. Người nghèo: Muốn trở nên giàu có.

4. Người giàu: Suy nghĩ lớn. Người nghèo: Suy nghĩ nhỏ.

5. Người giàu: Tập trung vào các cơ hội. Người nghèo: Tập trung vào những khó khăn.

Nhân vật Giàu luôn mang nét biểu cảm tích cực, đứng trên lập trường chủ động với cuộc đời của mình, còn Nghèo lại mang thái độ tiêu cực trước mọi vấn đề.

6. Người giàu: Ngưỡng mộ người thành công và giàu có khác. Người nghèo: Bực tức với những ai thành công và giàu có.

7/ Người giàu: Kết giao với người tích cực và thành công. Người nghèo: Giao du với người tiêu cực hoặc thất bại.

8. Người giàu: Sẵn sàng tôn vinh bản thân và giá trị của họ. Người nghèo: Suy nghĩ tiêu cực về bán hàng, quảng bá.

9. Người giàu: Đứng cao hơn những vấn đề của họ. Người nghèo: Nhỏ bé hơn những vấn đề của họ.

10/ Người giàu: Rất biết đón nhận. Người nghèo: Không biết đón nhận.

11/ Người giàu: Suy nghĩ “cả hai”. Người nghèo: Suy nghĩ “hoặc là/ hoặc”

12/ Người giàu: Chọn được trả công theo kết quả. Người nghèo: Chọn được trả công theo thời gian.

13/ Người giàu: Chú trọng vào tổng tài sản. Người nghèo: Chú trọng vào thu nhập từ làm việc.

14/ Người giàu: Quản lý tốt tiền của họ. Người nghèo: Không biết quản lý tốt tiền của họ.

15/ Người giàu: Bắt tiền của họ làm việc chăm chỉ. Người nghèo: Làm việc chăm chỉ vì tiền của họ.

16/ Người giàu: Hành động bất chấp sợ hãi. Người nghèo: Để nỗi sợ hãi ngăn cản họ.

Người giàu vươn lên trên sự sợ hãi để hành động. Người nghèo thường để cho nỗi sợ hãi ngăn cản hành động của mình. Hành động là “chiếc cầu nối” giữa thế giới bên trong và bên ngoài. Nhưng hành động được bắt nguồn từ suy nghĩ. Không nhất thiết phải vượt qua các nỗi sợ hãi bạn mới có được thành công.

17/ Người giàu: Luôn học hỏi và phát triển. Người nghèo: Nghĩ mình đã biết hết.

Kết luận

Tiền chỉ là một quan niệm. Nếu muốn có nhiều tiền hơn, bạn chỉ cần thay đổi cách suy nghĩ của mình. Hãy bắt đầu thật sớm. Hãy mua những cuốn sách, hãy đến các cuộc hội thảo, hãy luyện tập, hãy bắt đầu nhỏ thôi. Chính những gì trong đầu bạn sẽ quyết định những gì trong tay bạn.

Tất cả mọi người đều được ông trời tặng cho hai món quà đó là trí óc và thời gian. Bạn có quyền làm mọi điều mình muốn với cả hai thứ này. Và chúng ta là những con người ưu tú nhất, đang sống ở thời đại công nghệ thông tin, hãy nắm bắt và phát huy khả năng, năng lực của mình để đem lại nguồn tài sản vô giá, để cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn.

tu khoa

su khac biet giua nguoi giau va ke ngheo

diem khac nhau giua nguoi giau va nguoi ngheo

nguoi giau va nguoi ngheo khac nhau nhu the nao

Có thế bạn quan tâm :

Sự Khác Nhau Giữa Tư Duy Người Giàu Và Người Nghèo, Tư Duy Người Giàu

sự khác nhau giữa tư duy người giàu và người nghèo được chia sẻ dưới góc nhìn của chuyên gia kinh tế cũng sẽ đơn giản như cách nghĩ của người biết làm giàu & người nghèo khác nhau như thế nào trong câu chuyện này.

đeo nhẫn vàng cạnh nhẫn bạc có sao không

vòng tay tỳ hưu vàng 24k

Có một người đàn ông nghèo, ngày không ăn đủ ba bữa, quần áo chỉ mặc đi mặc lại duy nhất một bộ.

Anh ta thường ngẩng lên nhìn trời và than cho số phận đau khổ của mình. Hàng ngày anh ta làm việc cực nhọc cũng chẳng đủ sống.

Có một lần, ông thương tâm mà kêu khóc:

“Hỏi Ông Trời có công bằng hay không? Tại sao có người giàu sang sung sướng như vậy, còn người nghèo chúng tôi mỗi ngày đều chịu khổ chịu mệt?”

Thượng Đế vừa cười vừa hỏi ông ta: “Thế ông thế nào thì sẽ thấy ta công bằng?”

Người đàn ông nghèo đáp:

“Con muốn một người giàu có trở nên nghèo giống con, có cuộc sống như con. Nếu như người giàu ấy có thể phú quý trở lại thì con sẽ không oán thán gì nữa.”

Thượng Đế gật đầu, nói:

“Được!”.

Thế rồi Thượng Đế cho một người giàu sang biến thành một kể bần hàn giống như người đàn ông kia.

Thượng Đế còn cho mỗi người 1 ngôi nhà và 1 quả núi, mỗi ngày họ đều đào than lộ thiên ở trên núi đem xuống núi bán, lấy tiền mua lương thực. Sau 1 tháng, than lộ thiên đều đã bị họ đào hết.

Người giàu và người nghèo cùng bắt đầu đào núi để lấy than, người nghèo vốn thường quen với cuộc sống khổ cực, việc đào than đối với anh ta chẳng có khó nhọc gì, rất nhanh anh ta đã tích được đủ 1 xe than chở xuống núi bán lấy tiền, và dùng toàn bộ số tiền để mua đồ ăn ngon mang về cho mẹ già, con thơ ở nhà.

Người giàu vốn chưa bao giờ làm việc nặng nhọc, đào 1 lúc lại nghỉ 1 hồi, mồ hôi đầm đìa khắp thân mà vẫn chưa đào được là bao.

Tới chập tối anh ta mới chất được đủ 1 xe than để mang xuống núi, bán được tiền rồi, anh ta chỉ mua vài cái màn thầu, còn số tiền dư anh ta cất để dành.

Hai người này chẳng nói chẳng rằng đã bắt tay vào đào than, trông tướng tá thì khoẻ mạnh và to cao hơn người nghèo kia rất nhiều.

Người giàu đứng một bên chỉ đạo, chẳng mấy chốc họ đã đào được vài xe than đầy. Người giàu mang xe than xuống núi bán, được bao nhiêu lại lấy tiền đó thuê thêm lao động.

Sau một ngày đó, người giàu trả tiền cho công nhân của mình xong, còn để ra được một khoản tiền gấp mấy lần người nghèo kia.

Một tháng lại qua rất mau, người nghèo chỉ đào được một góc nhỏ mỏ than ở trên núi.

Mỗi ngày tiền kiếm được anh ta đều mua đồ ăn ngon cho mình và gia đình, cũng chẳng để lại được là bao.

Còn người giàu vốn từ đầu đã thuê được cả 1 nhóm người, đào hết cả than trên núi, kiếm được không ít tiền, anh ta dùng số tiền này đầu tư buôn đi bán lại, rất nhanh đã trở thành phú ông.

Kết quả chẳng cần nói cũng có thể đoán ra, người nghèo thì chẳng dám oán trách Ông Trời nữa.

Bài học về tư duy của người giàu và người nghèo

Thành công không phải là ở việc bạn có thể làm bao nhiêu việc, mà là bạn có thể “mượn” bao nhiêu người làm bao nhiêu việc!

Học cách “đi mượn” là dùng nền tảng vốn có của bạn, mượn thêm công sức của người khác, mượn khả năng của người khác, mượn sức lực của cả một hệ thống!

Do đó, bạn phải tìm thấy điểm trọng tâm của đòn bẩy, để “nâng được cả thế giới”.

Một người đã có kỹ năng mượn tốt thì cho dù rơi vào hoàn cảnh khốn cùng, họ cũng sẽ nhanh chóng gầy dựng lại cơ nghiệp .

Nguồn: Sưu Tầm

Xem sự khác nhau giữa tư duy người giàu và người nghèo

Comments

10 Điều Khác Biệt Giữa Kẻ Giàu Và Người Nghèo

10 điều khác biệt giữa kẻ giàu và người nghèo là quyển sách khá thú vị nói lên sự khác biệt trong tư duy, tạo nên sự phân hoá rỏ rệt giữa các lớp người.

Bạn có bao giờ tự hỏi, tại sao cũng chỉ có 24 giờ như nhau nhưng có những người sống một cuộc sống thật thảnh thơi, thoải mái, giàu sang, trong khi nhiều người khác lại phải luôn chật vật với cuộc sống của mình, thậm chí luẩn quẩn trong vòng quay tài chính không lối thoát? Liệu đó có phải do người giàu may mắn hơn người nghèo hay anh này có số giàu, còn anh kia có số nghèo? Hoặc bạn nghĩ người giàu thường thông minh hơn người nghèo? Tất cả đều không phải, đó là sự khác nhau đơn giản về tư duy kiếm tiền giữa một người giàu có và một người lao động thông thường. Bạn có muốn biết sự khác nhau quan trọng đó là gì hay không? Đây là một bí mật được sử dụng bởi tất cả những người giàu mà những người lao động trung bình không biết. Sự thiếu hiểu biết của chúng ta về bí mật này chính là lý do mà 94% người dân Việt Nam đã nghỉ hưu với hoặc dưới mức sống tối thiểu

.

Với cuốn sách 10 điều khác biệt nhất giữa kẻ giàu & người nghèo của Keith Cameron Smith, chúng ta sẽ nhận ra nhiều sự thật, thậm chí là chân lý, mà lâu nay chúng ta chưa được nghe đến. Đọc sách để mỗi người đều thấy được rằng: Mơ ước là xuất phát điểm của thành công, quyết tâm là tiếng súng xuất phát của cuộc đua, hành động được ví như là sự nỗ lực chạy hết mình của vận động viên, vậy nên, chỉ có kiên trì đến giây phút cuối cùng, chúng ta mới có thể giành lấy phần thưởng chiến thắng xứng đáng nhất!

Trong 10 điều khác biệt nhất giữa kẻ giàu & người nghèo, doanh nhân, diễn giả nổi tiếng Keith Cameron Smith sẽ chỉ cho bạn cách thức tư duy như một triệu phú và thu về lợi nhuận nhờ tư duy “triệu phú” đó. Nếu bạn sẵn sàng tham gia vào cuộc hành trình bước gần hơn đến thế giới của sự sung túc và giàu có, thì 10 điều khác biệt nhất giữa kẻ giàu & người nghèo xứng đáng là một tấm vé hạng nhất cho bạn. Trong gần 200 trang sách, tác giả lần lượt chỉ ra và phân tích rõ 10 điểm khác biệt lớn nhất giữa kẻ giàu và người nghèo, hay nói đúng hơn là 10 điều quyết định bạn sẽ trở thành người giàu có hay mãi mãi chỉ là một kẻ nghèo nàn. Qua đó, bạn sẽ học được những bí quyết, những lối tư duy và cả những hướng đi tích cực nhất để có thể thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống. Với những sẻ chia, đóng góp thiết thực, cuốn sách 10 điều khác biệt nhất giữa kẻ giàu & người nghèo có thể sẽ giúp bạn rời xa thế giới nghèo khó hoặc chí ít cũng thay đổi quan điểm của mình về các phương thức làm giàu, để bước lên những nấc thang cuộc sống cao hơn nhờ 10 nguyên tắc vàng bao gồm:

– Người giàu nghĩ dài, người nghèo nghĩ ngắn.

– Người giàu bàn về ý tưởng, người nghèo buôn chuyện tào lao.

– Người giàu cấp tiến, người nghèo thủ cựu.

– Người giàu dám mạo hiểm, người nghèo an phận thủ thường.

– Người giàu học cả đời, người nghèo theo nửa đoạn.

– Người giàu nỗ lực vì lợi nhuận, người nghèo làm việc vì lương.

– Người giàu rộng tay, người nghèo đong đếm.

– Người giàu có nhiều nguồn thu nhập, người nghèo chỉ có một.

– Người giàu nỗ lực để tăng lợi nhuận, người nghèo cặm cụi cố tăng lương.

– Người giàu tư duy tích cực, người nghèo sống bi quan.

Hẳn không ít người trong số chúng ta đã từng thắc mắc: Tại sao cùng một môi trường, cùng một xuất phát điểm như nhau mà anh ta lại thành công vượt trội và giàu có hơn mình? Điểm gì khác biệt tạo nên sự phân cấp kẻ giàu – người nghèo? Trong cuốn sách này, bằng kinh nghiệm và sự tìm tòi, đúc kết của bản thân qua nhiều năm hoạt động nghề nghiệp, Keith Cameron Smith sẽ đưa ra cho bạn một câu trả lời thích đáng. Bởi vì tất cả chúng ta điều mong muốn cải thiện tình hình tài chính của mình, nên trong cuốn sách mang tính hướng dẫn thực tế và tư duy chứa đựng những lời khuyên vô cùng hữu ích này, Smith sẽ kéo bạn lên con thuyền hướng tới giới “thượng lưu” bằng những nguyên tắc ngắn gọn và súc tích nhưng có khả năng thay đổi cuộc sống và hiện thực hóa ước mơ của bạn.

“… Xã hội có thể được chia thành 5 lớp người: rất nghèo, nghèo, trung lưu, giàu và rất giàu. Mỗi nhóm người nghĩ về tiền bạc theo cách khác nhau. Người rất nghèo nghĩ theo ngày. Người nghèo nghĩ theo tuần. Trung lưu nghĩ theo tháng. Người giàu nghĩ theo năm, còn những người rất giàu nghĩ theo thập kỷ. Có 3 mục tiêu cơ bản trong tư duy của 5 nhóm người trên. Mục tiêu chính của nhóm người rất nghèo và nghèo là tồn tại. Mục tiêu cơ bản của tầng lớp trung lưu là sự tiện nghi, sung túc, còn mục tiêu của lớp người giàu và rất giàu là tự do. Lý do người rất nghèo và nghèo cố gắng sống sót, còn lớp trung lưu thì tìm kiếm sự tiện nghi thoải mái, là bởi họ có trí lực nghèo nàn. Họ nghĩ rằng tiền trên thế giới không đủ nhiều để mọi người đều dư dả. Người giàu và rất giàu thì biết sự thật: ai cũng có thể làm giàu…”

mời bạn nghe audiobook :

Chúc Mừng bạn vừa nghe xong một video clip cực kỳ giá trị cho tư duy và sự nhìn nhận về cuộc sống, tôi tin rằng điều này cũng cố thêm đức tin của bạn về tiền và những điều tốt đẹp mà nó có thể mang lại cho cuộc sống mỗi người ! Và câu hỏi tiếp của bạn bây giờ là Làm thế nào để tôi trở nên giàu có, Làm thế nào để tôi có tài chính thật sự để kiểm soát điều hành nó làm việc cho tôi ??

Bạn đang đọc nội dung bài viết Phân Hóa Giàu Nghèo Giữa Các Nước Qua Đại Dịch Covid trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!