Cập nhật nội dung chi tiết về Phương Đông Và Phương Tây Khác Biệt Về Âm Nhạc Như Thế Nào? (Kỳ 2) mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thế giới rộng lớn luôn là một kho tàng đa dạng về văn hóa, tập quán, truyền thống. Đây thật sự là một thú vui vô tận đối với các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực dân tộc học, xã hội học trong đó nổi bật hơn cả là sự khác biệt giữa 2 nên văn hóa nổi bật nhất là phương Đông và phương Tây, với sự khác biệt cơ bản về bản tính tâm lý, tư duy, lối sống, tập quán, truyền thống… Có thể coi đây là 2 cái nôi văn hóa – văn minh lớn nhất của nhân loại.
Khác biệt về âm nhạc
1. Khác biệt trong việc sử dụng âm thanh
Âm nhạc Phương Đông và âm nhạc Phương Tây cùng dùng con số để thể hiện các âm có độ cao. Tuy nhiên, cách lý giải thì có sự khác nhau:
Người phương Tây – tiêu biểu là Hy Lạp cổ đại – thường dùng tần số làm số đo chủ yếu của âm thanh, chẳng hạn cách định âm của Pythagore (582 – 493), theo nguyên tắc định âm “vòng quãng 5” để xác định các bậc âm: Đô – Son – Rê – La – Mi – Xi – Fa#; họ lấy cách định âm bằng sợi dây, và sự khác biệt của âm thanh được qui định một cách khoa học theo âm chuẩn 1 cung = 9 comma. Theo đó, âm La1 ứng với 440 Hz và âm càng cao thì con số ứng với nó càng lớn; từ âm La1 cố định làm chuẩn, mà sau này tất cả các nhạc cụ trong dàn nhạc đều phải được định hình theo nó và âm nhạc Phương Tây còn coi âm Đồ là âm cơ bản đầu tiên. Khoảng thế kỷ III trước Công nguyên, đến thế kỷ II sau Công nguyên có trường phái “hòa thanh học” phản đối phương pháp dùng “số học” để nghiên cứu nhạc luật của Pythagore, họ đề ra phương pháp dựa vào tai nghe làm cơ sở và đã phát hiện “âm sai” 5/4, 6/5, âm nhỏ 10/9 và comma 81/80. Theo một số nhà nghiên cứu âm nhạc còn cho rằng Aristoxene (thế kỷ IV trước Công nguyên) đã phát hiện nguyên lý thang 12 luật điều hòa.
Hình ảnh Vòng quãng 5
2. Khác biệt trong sử dụng điệu thức
Nhiều nhà nghiên cứu âm nhạc đã đối chiếu điệu thức 5 âm và 7 âm cổ đại của Trung Quốc (phương Đông) và Hy Lạp (phương Tây) đã thấy sự sắp xếp các quãng của hai điệu thức 5 âm tương đối giống nhau, song hai điệu thức 7 âm lại khác. Bán âm đầu tiên trong điệu thức Trung Quốc nằm giữa bậc IV và V( Sanh Tân và Lâm Chung), còn trong điệu thức trưởng Hy Lạp nó lại nằm ở bậc III và IV. Tuy nhiên, hình thức sắp xếp các bậc trong điệu thức 7 âm của Trung Quốc chỉ nằm trong sách vở ở thời kỳ đầu và trong âm nhạc cung đình. Còn âm nhạc dân gian thì quãng bán âm giữa bậc III và IV đã hình thành từ sớm (như trong âm nhạc cổ đại Hy Lạp) và đến thế kỷ VI sau công nguyên đã thấy nó được sử dụng trong âm nhạc cung đình.
Tên gọi 7 âm của Trung Quốc tương ứng với 7 âm Hy Lạp:
Cung Thương Giốc Biến Trủy Trủy Vũ Biến Cung
Song, điệu thức trong âm nhạc Phương Đông rất phức tạp, ở mỗi khu vực đều có những cách sử dụng điệu thức khác nhau và điều đó làm cho âm nhạc Phương Đông vốn độc đáo, riêng biệt lại càng giàu thêm phần phong phú và đa dạng hơn. Vùng phương Bắc Trung Quốc thường dùng điệu thức 7 âm bằng nhau, đặc biệt là 7 âm Thương hay được dùng với sắc thái vui vẻ, lạc quan, mạnh mẽ. Vùng phương Nam chủ yếu là dùng 5 âm và sử dụng nhiều 5 âm Truỷ, tiếp theo đến 5 âm Vũ với tính chất âm nhạc trữ tình. Dĩ nhiên, những tính chất, sắc thái, đặc điểm âm nhạc trong mỗi vùng miền ở phương Đông khác nhau đều xuất phát từ yếu tố con người, địa lý, phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo, ngữ điệu…
Âm nhạc thời cổ điển ở Ấn Độ dùng 7 bậc âm chính để xây dựng thành 7 nốt – tiếng Ấn Độ là xva-ra (svara). Mỗi nốt có một tên riêng và tương ứng với tiếng của mỗi con vật: Nốt thứ nhất tên là Xa-dơ-gia (Sadja) tương ứng với tiếng chim công, nốt thứ hai tên là Ri-sa-ba (Rishaba) tương ứng với tiếng kêu của con bò cái, nốt thứ ba tên là Gan-đơ-ha-ra (Gandhara) tương ứng với tiếng kêu của con dê, nốt thứ tư tên là Ma-dơ-hi-a-ma (Madhyama) tương ứng với tiếng kêu của con cò, nốt thứ năm tên là Pan-sa-ma (Panchama) tương ứng với tiếng gáy của chim cu, nốt thứ sáu tên là Đơ-hai-va-ta (Dhaivata) tương ứng với tiếng hí của ngựa, nốt thứ bảy tên là Ni-sa-da (Nishada) tương ứng với tiếng giống của voi. Trong thực hành, các nốt nhạc này được đọc theo vần đầu của chúng. Do đó mà tên bảy nốt nhạc của Ấn Độ là: Xa – Ri – Ga – Na – Pa – Đa – Ni. Tên gọi của bảy nốt trong âm nhạc Phương Tây là Ut – Rê – Mi – Fa – Son – La – Xi cũng hình thành theo cách này – lấy vần đầu của các câu kinh thánh. Lý thuyết âm nhạc cổ điển đã được định hình bởi các điệu thức cơ bản Raga – là một điệu thức 7 âm chia ra thành 22 cao độ không đều nhau trong một quãng 8 được gọi là sơ-ru-ti (shruti), mỗi sơ-ru-mi được xác định tính chất âm nhạc khác nhau. Các điệu thức 7 âm Raga được dùng nhiều ở miền Bắc với tính chất âm nhạc trữ tình, mềm mại. Còn trong hệ thống Siva có tới mười điệu thức 5 âm lại thường được dùng nhiều ở miền Nam với tính chất âm nhạc nặng về lý trí.
Khác hẳn so với điệu thức âm nhạc Phương Đông, thời Hy Lạp cổ đại sắp xếp hệ thống âm nhạc theo thứ tự từ trên đi xuống; điệu thức đó chứa dãy bốn âm cùng một dạng thức quãng theo cách gối đầu hoặc kế tiếp. Hệ thống hoàn thiện nhất là có bốn dãy âm và có âm gốc (gọi là Meda) nằm ở chính giữa chia cả hệ thống thành hai phần bằng nhau. Trên cơ sở lấy hai dãy bốn âm cùng một dạng thức quãng đem đặt kế tiếp nhau (không gối đầu nhau) sẽ được một điệu thức có các tên gọi khác nhau như: Iolien, Eolien, Phrigien, Mixolidien, Lidien, Dorien, Locrien.
Thế kỷ III đến thế kỷ XIV, các điệu thức vẫn được gọi tên theo các điệu thức Hy Lạp cổ đại (còn được gọi là điệu thức nhà thờ vì được dùng làm cơ sở cho nhạc nhà thờ) nhưng về bản chất thì khác hẳn, bao gồm các điệu thức chính như sau:
Phrigien: C – Des – Es – F – G – As – B – C
Mixolidien: C – D – E – Fis – G – A – H – C
Lidien: C – D – E – F – G – A – B – C
Dorien: C – D – Es – F – G – A – H – C
Locrien: C – D – Es – F – Ges – As – B – C
Iolien: C – D – E – F – G – A – H – C
Eolien: A – H – C – D – E – F – G – A
Nửa đầu thế kỷ XVII, điệu thức âm nhạc Phương Tây chủ yếu thống nhất gồm hai hệ thống Trưởng và Thứ mà ngày nay chúng ta thường dùng. Hệ thống bình quân của J.S. Bach ra đời thay thế cho hệ thống tuyệt đối là một bước tiến mới trong lịch sử âm nhạc Phương Tây, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Nhưng, như ta đã biết, cái gì đã chia đều “bình quân” bao giờ cũng chỉ giữ tính đại thể, còn những nét độc đáo, tinh tế lại bị mờ đi. Trong âm nhạc cũng vậy, cần có sự hài hoà, trong đó cơ sở vật lý đóng vai trò quan trọng. Song trong âm nhạc còn bao hàm cả tính thị hiếu thẩm âm của từng dân tộc, tính địa phương, mà những cao độ “ già, non” lại là những nhân tố quan trọng. Bình quân luật đã làm nhoà đi phần nào tính địa phương và những sắc thái tinh tế trong sự tiếp nhận cao độ của thẩm mỹ âm nhạc tự nhiên. Do đó, khi nhạc luật bình quân phổ biến rộng rãi, những nhà lý luận cũng như nhạc công vẫn duy trì nhạc luật không bình quân để giữ sự hài hoà trong âm nhạc đa âm và màu sắc riêng của dân tộc, nhất là ở các nước phương Đông.
3. Khác biệt trong sử dụng các yếu tố của âm nhạc
Giai điệu
Tiết tấu
4. Cơ cấu nhạc cụ dẫn đến khác biệt trong việc sử dụng cũng như phong cách biểu diễn
Sáo
Tại Nam Á có Ấn Độ là đại diện tiêu biểu với hệ thống nhạc cụ riêng rất đặc sắc. Có các nhạc cụ tiêu biểu làm bằng Bầu, Bí, bộ gõ bằng Da được vỗ bằng tay (trên thế giới các nhạc cụ làm bằng chất liệu như vậy đều có nguồn gốc từ Ấn Độ và đã có giả thuyết cho rằng đàn Violon của phương Tây cũng có nguồn gốc từ đàn Sudi của Ấn Độ). Các nhạc cụ tiêu biểu có ảnh hưởng đến khu vực như: đàn Sarasvati, đàn Vina (4 dây), đàn Sitar (7 dây, đánh 1 dây còn 6 dây kia đệm), sáo Pungi (kèn thổi cho múa rắn, có tần số rất hợp với con rắn), trống Baya (1 mặt vỗ bằng tay), trống Tabla (2 mặt vỗ bằng tay)…
Đàn Sitar
Ngoài ra, âm nhạc Phương Đông còn có cách biên chế dàn nhạc đặc biệt mà âm nhạc Phương Tây không có như: dàn nhạc hoà tấu các nhạc cụ có độ vang lớn (Triều Tiên), dàn nhạc hoà tấu cồng chiêng (vùng Đông Nam Á), dàn nhạc hoà tấu Ti – Trúc…
Đương nhiên, các nhạc cụ được sử dụng trong âm nhạc Phương Tây cũng rất phong phú, đa dạng. Các nhạc cụ thời nguyên thuỷ cũng bắt đầu bằng những cây đàn gõ bằng đá, bằng ống sậy, bằng ống xương, bằng ống sừng… Sau đó, người ta biết dùng tới sợi dây căng – chùng và dài – ngắn để tạo các âm thanh cao thấp khác nhau. Thời cổ đại Hy Lạp có các nhạc cụ tiêu biểu như: đàn Lia (nguồn gốc từ phương Bắc – người Phratki), đàn Kipha và kèn Aviot (nguồn gốc từ Tây Á), sáo nhiều lỗ Xirinh… Đến thời trung cổ, âm nhạc của nhà thờ Thiên Chúa giáo thống trị, âm nhạc dân gian phát triển không mạnh. Thời kỳ này, dàn nhạc nhiều tổ hợp nhạc cụ được hình thành và chỉ trong nhà thờ mới có tổ chức dàn nhạc lớn. Âm nhạc thời phục hưng ở phương Tây bắt đầu đi những bước non trẻ, song từng bước có vị trí vững vàng. Các loại nhạc cụ tiêu biểu ở phương Tây gồm: đàn Luyt, đàn Oocgan, đàn Clavecine, đàn Mandoline, đàn Guitare, đàn Vion, đàn Violon, đàn Viola, đàn Violoncello, đàn Contrebass, sáo Flute, kèn Oboi, kèn Clarinetto, kèn Fagotto, trống Timpani, trống Tamburino, trống Tamburo,… luôn được ưa chuộng và được sử dụng thường xuyên trong biên chế dàn nhạc. Do bản tính tâm lý, tập quán, truyền thống… nên cách phân loại nhạc cụ của âm nhạc Phương Tây khác hẳn so với âm nhạc Phương Đông. Họ phân loại nhạc cụ theo nguồn phát âm, cách biên chế dàn nhạc theo bộ: Dây- Gỗ – Đồng – Gõ, nhất là vào nửa sau thế kỷ 17 – đầu thế kỷ 18 thì cách biên chế các dàn nhạc lớn nhỏ mới được hoàn thiện như ngày nay.
Đàn Lia
Đàn Luyt
5. Một số khác biệt khác
Ngoài ra, còn có một số điểm khác biệt giữa âm nhạc Phương Đông và âm nhạc Phương Tây như: âm nhạc Phương Tây thường được phân theo trường phái, gắn liền với những tên tuổi của các nhạc sĩ; trong khi đó, lịch sử âm nhạc Phương Đông được phân theo khu vực, phân theo đặc trưng âm nhạc của từng vùng, từng miền, còn âm nhạc cổ điển chủ yếu là âm nhạc cung đình. Âm nhạc phương Đông không nặng về phối khí cho dàn nhạc mà diễn tấu theo kiểu bè tòng trên cơ sở lòng bản cho trước, tức hứng. Âm nhạc Phương Đông có hình thức biểu diễn tức hứng trong hoà tấu cũng như độc tấu và kể cả trong thanh nhạc. Hình thức này âm nhạc phương Tây không có, bởi khi biểu diễn, người nghệ sỹ phải chơi theo những qui định đã được ghi sẵn trong bản phổ. Âm nhạc Phương Đông còn có kiểu hoà tấu đặc sắc mà phương Tây không có – đó là hoà tấu nhiều nhạc cụ có độ vang lớn được biểu diễn ở ngoài trời, các hình thức biểu diễn thường mang sắc thái nghi lễ, tín ngưỡng thông tục.
Kết
Như vậy, rõ ràng là âm nhạc nói riêng, cũng như văn hoá nói chung của người phương Đông và người phương Tây, ngoài những giá trị chung, sự tương đồng và sự giao thoa văn hoá còn có những nét khác biệt nhất định. Những nét khác biệt ấy được quy định bởi điều kiện sinh sống, những nét đặc trưng riêng trong tiến trình phát triển lịch sử xã hội, truyền thống, phong tục, tập quán sinh hoạt xã hội và tâm lý cộng đồng… Do vậy, những quan niệm về nhất thể hoá văn hoá, nhất thể hoá nền âm nhạc… rõ ràng là hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Tuy nhiên, nghiên cứu về những sự khác biệt ấy hoàn toàn không phải để kỳ thị, đánh giá thấp – cao đối với các nền âm nhạc khác nhau, mà chỉ để nhằm thấy được sự phát triển cực kỳ phong phú của văn hoá nhân loại nói chung, âm nhạc nhân loại nói riêng, và điều quan trọng hơn là để chúng ta có điều kiện học hỏi cái hay, cái đẹp của các nền văn hoá – âm nhạc trên thế giới, cả phương Đông và phương Tây nhằm không ngừng làm giàu cho nền văn hoá, nền âm nhạc của nước nhà.
– Kỳ 1: Phương Đông và phương Tây khác biệt về âm nhạc như thế nào? (Kỳ 1)
Luận Văn Tiểu Luận Sự Khác Biệt Âm Nhạc Phương Đông Và Phương Tây
Trước thời văn nghệ phục hưng, các chủng loại nhạc cụ và bản thân âm nhạc Tây phương là rất đơn giản. Sau thời văn nghệ phục hưng, âm nhạc Tây phương dần dần vươn tới đỉnh cao, văn hoá nghệ thuật của nhân loại chớp nhoáng tiến một bước rất dài. Bấy giờ đã khác xa so với nghệ thuật văn hoá mà nhân loại nguyên có từ trước. Âm nhạc Tây phương hiện nay, bất kể là phối khí hay là sử dụng của nhạc cụ và bản thân việc nắm bắt tính năng của nhạc cụ, đều đã khiến toàn bộ lý luận âm nhạc hình thành một hệ thống âm nhạc tổng hợp, so với âm nhạc mà nhân loại nguyên có từ trước thì đã là một môn học lớn phức tạp và rất khó, đó là một bộ hệ thống rất hoàn chỉnh. Âm nhạc Đông phương là một loại văn hoá chính thường mà Thần không ngừng truyền cấp cho con người trong khi đặt định văn hoá trong toàn thể lịch sử nhân loại; nó không chỉ là sự khác biệt giữa hai loại văn hoá Đông phương và Tây phương; nó cũng là những thứ từ các thể hệ vũ trụ khác nhau truyền xuống đây, mà trong rất rất nhiều các thể hệ khác của vũ trụ, chúng đều có những điều độc đáo đặc biệt của riêng mình, hơn nữa là có hệ thống phi thường, là thần thánh và thần kỳ phi thường. Còn ở đây chỉ là những điều mà Thần truyền cho con người và dùng phương thức biểu hiện của con người. Nói cách khác, người da vàng đối ứng với chư Thần ở các tầng thứ khác nhau trong thể hệ thiên thể thẳng tới Thần tối cao; trong thể hệ ấy có trạng thái đặc điểm của mình. Người da trắng cũng thế, họ có thể hệ vũ trụ đối ứng với họ. Trong những thể hệ ấy đều có mang theo đặc điểm, phương thức sinh tồn của các sinh mệnh khác nhau ở vũ trụ nào đó, khi đến thế gian thì là đặc điểm văn hoá của các chủng tộc khác nhau; do đó, đặc điểm của nhạc cụ và âm nhạc, phong cách đều khác nhau. Nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực dân tộc học, xã hội học đã khẳng định được sự khác biệt cơ bản về bản tính tâm lý, tư duy, lối sống, tập quán, truyền thống của người phương Đông và người phương Tây. Tư duy của người phương Đông thiên về kiểu tư duy cầu tính, mang tính chất phức hợp giữa trực giác và lý tính, vô thức và hữu thức, tiềm thức và ý thức. Vì vậy, cách ứng xử của họ thường nặng về tình cảm hơn là lý trí, thường đặt Đức cao hơn Tài, hay chữ Tài bao giờ cũng phải đứng sau chữ Tâm (cách gọi khác của Đức). Các quan niệm về “tam tài” (thiên – địa – nhân), “vạn vật tương đồng”, “thiên nhân hợp nhất” thực chất là sự đề cao tính cộng đồng, tính tập thể, coi con người là bình đẳng với vạn vật. Ngược lại, người phương Tây thiên về tư duy tuyến tính và đi liền với nó là năng lực phân tích, cho nên trong cách ứng xử, họ thường nặng về lý, với khuynh hướng chủ đạo là đặt Trí lên trên hết, đề cao tính cá nhân, coi con người là trung tâm vũ trụ, chúa tể của muôn loài Sự khác biệt ấy được thể hiện hầu như ở mọi phương diện đời sống xã hội, trong đó có văn hóa, nghệ thuật và âm nhạc nói riêng.
Sự Khác Biệt Giữa Triết Học Phương Đông Và Phương Tây
iêu đề: Sự khác biệt giữa triết học phương Đông và phương Tây Fri Apr 30, 2010 1:50 am
Sự khác biệt giữa triết học phương Đông và phương Tây Triết học là hình thái ý thức xã hội ra đời từ khi chế độ cộng sản nguyên thuỷ được thay thế bằng chế độ chiếm hữu nô lệ. Những triết học đầu tiên trong lịch sử xuất hiện vào khoảng thế kỷ VIII – VI trước công nguyên ở Ấn Độ cổ đại, Trung quốc cổ đại, Hy Lạp và La Mã cổ đại và ở các nước khác. Theo quan điểm của mác xít triết học là một hình thái ý thức xã hội, là học thuyết về những nguyên tắc chung nhất của tồn tại và nhận thức về thái độ của con người đối với thế giới, là khoa học về những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Như vậy triết học là một hình thái ý thức xã hội, là sự phản ánh tồn tại của xã hội và đặc biệt sự tồn tại này ở xã hội phương Đông khác hẳn với phương Tây về cả điều kiện tự nhiên, địa lý dân số mà hơn cả là phương thức của sản xuất của phương Đông là phương thức sản xuất nhỏ còn phương Tây là phương thức sản xuất của tư bản do vậy mà cái phản ánh ý thức cũng khác: văn hoá phương Đông mang nặng tính chất cộng đồng còn phương Tây mang tính cá thể. Sự khác biệt căn bản của triết học phương Tây và phương Đông còn được thể hiện cụ thể như sau: Thứ nhất đó là triết học phương Đông nhấn mạnh sự thống nhất trong mối quan hệ giữa con người và vũ trụ với công thức thiên địa nhân là một nguyên tắc “thiên nhân hợp nhất”. Cụ thể là: Triết học Trung quốc là nền triết học có truyền thống lịch sử lâu đời nhất, hình thành cuối thiên niên kỷ II đầu thiên niên kỷ I trước công nguyên. Đó là những kho tàng tư tưởng phản ánh lịch sử phát triển của những quan điểm của nhân dân Trung hoa về tự nhiên, xã hội và quan hệ con người với thế giới xung quanh, họ coi con người là tiểu vũ trụ trong hệ thống lớn… trời đất với ta cùng sinh, vạn vật với ta là một. Như vậy con người cũng chứa đựng tất cả những tính chất, những điều huyền bí của vũ trụ bao la. Từ điều này cho ta thấy hình thành ra các khuynh hướng như: khuynh hướng duy tâm của Mạnh Tử thì cho rằng vũ trụ, vạn vật đều tồn tại trong ý thức chủ quan vầ trong ý niệm đạo đức Trời phú cho con người. Ông đưa ra quan điểm “vạn vật đều có đầy đủ trong ta”. Ta tự xét mình mà thành thực, thì có cái thú vui nào lớn hơn nữa. Ông dạy mọi người phải đi tìm chân lý ở ngoài thế giới khách quan mà chỉ cần suy xét ở trong tâm, “tận tâm” của mình mà thôi. Như vậy theo ông chỉ cần tĩnh tâm quay lại với chính mình thì mọi sự vật đều yên ổn, không có gì vui thú hơn. Còn theo Thiện Ung thì cho rằng: vũ trụ trong lòng ta, lòng ta là vũ trụ. Đối với khuynh hướng duy vật thô sơ – kinh dịch thì biết đến cùng cái tính của con người thì cũng có thể biết đến cái tính của vạn vật, trời đất: trời có chín phương, con người có chín khiếu. Ở phương Đông khuynh hướng duy vật chưa rõ ràng đôi khi còn đan xen với duy tâm, mặc dù nó là kết quả của quá trình khái quát những kinh nghiệm thực tiến lâu dài của nhân dân Trung hoa thời cổ đại. Quan điểm duy vật được thể hiện rõ ở học thuyết Âm dương, tuy nó còn mang tính chất trực quan, chất phác, ngây thơ và có những quan điểm duy tâm, thần bí về lịch sử xã hội nhưng trường phái triết học này đã bộ lộ rõ khuynh hướng duy vật và tư tưởng biện chứng tự phát của mình trong quan điểm về cơ cấu và sự vận động, biến hoá của sự vật hiện tượng trong tự nhiên cũng như trong xã hội. Ở Ấn độ tư tưởng triết học Ấn độ cổ đại được hình thành từ cuối thiên niên kỷ II đầu thiên niên kỷ I trước công nguyên, bắt nguồn từ thế giới quan thần thoại, tôn giáo, giải thích vũ trụ bằng biểu tượng các vị thần mang tính chất tự nhiên, có nguồn gốc từ những hình thức tôn giáo tối cổ của nhân loại. Ở Ấn độ nguyên tắc “thiên nhiên hợp nhất” lại có màu sắc riêng như: Xu hướng chính của Upanishad lànhằm biện hộ cho học thuyết duy tâm, tôn giáo trong kinh Vêđa về cái gọi là “tinh thần sáng tạo tối cao” sángtạo và chi phối thế giới này. Để trả lời câu hỏi cái gì là thực tại cao nhất, là căn nguyên của tất cả mà khi nhận thức được nó, người ta sẽ nhận thức được mọi cái còn lại
Những Điều Khác Biệt Của Văn Hóa Phương Đông Và Phương Tây
Do sự hình thành và kiến tạo các mảng đất mà thế giới hình thành nên 2 lục địa chính thuở sơ khai có người sinh sống đó chính là Châu Âu và Châu Á. Những phần lục địa còn lại thường là nơi ở của nhiều bộ lạc, dân tộc thiểu số… và chỉ được biết đến từ sau thế kỉ thứ 10 khi được các nhà thám hiểm phát hiện ra. Chính vì điều này mà thế giới dần hình thành nên 2 luồng văn hóa chính là phương Đông và phương Tây. Có gì khác biệt giữa văn hóa phương Đông và phương Tây, mời bạn tìm hiểu thêm.
1. Văn hóa phương Đông
Văn minh Trung Hoa là một trong những nền văn minh lâu đời và phức tạp nhất trên thế giới, đại diện cho văn hóa nước Trung Quốc cho đến ngày nay cũng như là có những ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn hóa phương Đông nói chung, bao gồm cả Việt Nam.
Văn minh Ai Cập chính là nền tảng của đất nước Ai Cập ngày nay, nhưng đã được phân tách thành Châu Phi. Tương tự với văn minh Ấn Độ chính là nền tảng văn hóa của Ấn Độ ngày nay.
2. Văn hóa phương Tây
Nền văn minh phương Tây hình thành từ đầu thiên niên kỉ I TCN ở các khu vực ven biển Địa Trung Hải, đất đai khá cằn cỗi nhưng rất đa dạng về khoáng sản. Tộc người Anglo Saxon chính là nhân tố đầu tiên để hình thàn nên người da trắng về sau.
Văn hóa phương Tây thay đổi qua nhiều giai đoạn thời gian như là Phục Hưng, Cải cách kháng cách, Thời kỳ khai sáng và được lan rộng vào thời kỳ chủ nghĩa thực dân.
3. Sự khác biệt giữa văn hóa phương Đông và phương Tây
Những đặc trưng của 2 nền văn hóa này có thể được khắc họa rõ nét giữa những đặc điểm khác biệt sau đây:
– Văn hóa phương Tây dạy người ta các sống tự lập, phân tác trong khi người phương Đông hướng đến việc dựa vào nhau để tạo nên thể đoàn kết.
– Tại phương Tây mọi người đều bình đẳng, không phân biệt địa vị, giai cấp. Trong khi tại phương Đông, tư tưởng có quyền lực, địa vị là ở trên tất cả vẫn tồn tại đến ngày nay.
– Cái tôi của người phương Tây rất lớn, văn hóa phương Đông luôn đề cao tính khiêm nhường, thu nhỏ bản thân để thích ứng với xã hội.
– Khi thể hiện bản thân, văn hóa phương Tây luôn tự tin, mạnh mẽ và đứng lên nói điều mình muốn trong khi người phương Đông thường né tránh, thể hiện bản thân một cách khiêm nhường.
– Mọi thứ tại phương Tây đều được đơn giản hóa, họ ăn uống đơn giản để tiết kiệm thời gian, các mối quan hệ rành mạch, rõ ràng, thể hiện rõ cảm xúc của bản thân và nói lên điều mình muốn. Người phương Đông thường né tránh bộc lộ cảm xúc, không thể hiện quá nhiều quan điểm cá nhân, thường có khá nhiều mối quan hệ phức tạp.
– Văn hóa phương Đông đề cao tính tự do, dân chủ, không cần phải quá đặt nặng tiêu chí kính trên nhường dưới, ngôi xưng tương đồng, thái độ lịch sự như nhau đều được. Văn hóa phương Đông đặt nặng tính lễ nghi, tín ngưỡng và đạo lý, phảo biết tôn trọng người lớn tuổi, người có địa vị.
– Văn hóa phương Tây tôn trọng luật lệ, biết tuân thủ quy định, xếp hàng khi mua sắm. Văn hóa phương Đông bất quy tắc, không biết xếp hàng, ít khi tuân thủ nội quy.
– Văn hóa ẩm thực phương Tây đơn giản, khá nhàm chán và không tốt cho sức khỏe. Văn hóa ẩm thực phương Đông đa dạng, nhiều nguyên liệu, hương vị và cách thức chế biến.
– Người phương Tây luôn tôn trọng giờ giấc, đả bảo đúng giờ hẹn. Người phương Đông thường trễ giờ.
Theo dulichvietnam.online tổng hợp
Bạn đang đọc nội dung bài viết Phương Đông Và Phương Tây Khác Biệt Về Âm Nhạc Như Thế Nào? (Kỳ 2) trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!