Cập nhật nội dung chi tiết về Phương Pháp Đọc Truyện Ehon Cho Con Nghe Hiệu Quả mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ngoài ra trong thời kỳ ấu thơ là thời kỳ quan trọng nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc cho trẻ, nên giọng nói và cách trò chuyện của cha mẹ sẽ được trẻ lưu nhớ dần dần trong bộ não, khi đã lí giải đầy đủ rồi trẻ sẽ biểu hiện nó ra ngoài. Chính vì thế càng nghe được tiếng ba mẹ nhiều thì ấn tượng trong não trẻ càng lớn, sợi dây liên kết giữa cha mẹ và con cái càng bền chặt.
Một số điều tra xã hội đã chỉ ra rằng những học sinh thi đậu vào trường đại học hàng đầu Nhật Bản có tỉ lệ được cha mẹ đọc Ehon từ khi còn nhỏ cao hơn nhiều các trường đại học khác.
Cách đọc ehon như thế nào?
1. Giai đoạn đầu khi trẻ còn nhỏ và mới làm quen với ehon thì chỉ cần trẻ tập trung nhìn vài giây hay vài chục giây thôi cũng được. Trẻ có thể cầm gặm hay liếm hoặc giằng lấy lật, hoặc muốn xé cũng được (khi trẻ định xé thì hãy thay bằng tờ giấy hoặc tờ báo). Đôi khi đang nghe đọc giữa chừng là trẻ chán bỏ đi chơi trò khác cha mẹ cũng đừng lấy đó làm thất vọng. Vì cha mẹ càng kỳ vọng muốn con nghe hết truyện sẽ càng dễ nảy sinh sự thất vọng, tâm trạng không còn vui vẻ nữa. Chỉ cần trẻ vui vẻ hứng thú với việc tiếp xúc với ehon ở giai đoạn đầu này là đạt mục tiêu.
Còn khi trẻ được tầm 3-5 tuổi trở đi thì trẻ đã lí giải được nhiều rồi cha mẹ có thể đọc theo đúng nội dung như truyện viết để trẻ tập lí giải nội dung cả câu chuyện.
3. Nhưng tuyệt đối đọc xong đừng có kiểm tra lại xem trẻ có nhớ hay không như kiểu “tra bài” “con có nhớ nội dung truyện kể gì không”, “có nhân vật nào nhỉ, nhân vật ấy làm cái gì nhỉ…” bởi như thế sẽ gây áp lực tâm lí cho trẻ, khiến trẻ không còn hứng thú với việc đọc ehon nữa. Hãy cứ để tự bản thân trẻ nói ra khi trẻ muốn trao đổi.
4. Trẻ rất thích những câu chuyện mang tính hành động, phưu lưu, bí hiểm, tưởng tượng như”Alice ở xứ sở thần tiên” mà thuật ngữ tiếng Nhật là “yukite kaerisi monogatari”- tiếng Anh “home-way-home”. Khi trẻ tập trung được hơn 10 giây trở đi rồi hãy bắt đầu những cuốn ehon như thế để trẻ được thỏa mãn trí tò mò và ham muốn hành động trong mình.
5. Khi trẻ có thể lí giải được một câu chuyện mà không cần tranh, hoặc khi đọc một cuốn ehon bằng màu từ đầu đến cuối không dừng thì hãy chuyển từ truyện có màu sắc sang truyện màu đen trắng. Đó là bước đầu tiên chứng tỏ năng lực lí giải của trẻ đã phát triển để tiến tới giai đoạn khó hơn là thích những câu truyện dài.
Có khả năng nếu cha mẹ không đọc cho nghe, không theo sát thì trẻ dù lúc nhỏ rất thích ehon nhưng chưa chắc sau này lớn lên đã thích đọc sách. Chính vì thế bước cuối cùng là phải nhảy từ giai đoạn thích ehon sang thích đọc sách, chính là nghe cha mẹ đọc truyện mà không cần nhìn tranh vẫn lí giải được. Đó là bước cao nhất để giúp trẻ tiến tới thích đọc sách sau này. Khi này hãy bỏ qua ehon để tiến tới đọc câu chuyện dài như truyện cổ tích không cần tranh cho trẻ nghe. Nhiều người nghĩ rằng trẻ thích ehon thì sẽ thích đọc sách sau này chính là một lỗ hổng rất lớn. Nếu không có bước cuối cùng này thì khả năng trẻ tự nhiên thích đọc sách sẽ không hoàn toàn xảy ra.
Nuôi dưỡng năng lực tưởng tượng cho trẻ bằng ehon như thế nào?
Ngoài ra, để nâng cao năng lực tưởng tượng cho trẻ thì việc đọc ehon cần kết hợp với trải nghiệm ở thực tế. Cha mẹ hãy cho bé cơ hội đi tìm hay khám phá những thứ ở ngoài thực tế được đưa vào sách. Ví dụ như con cá, bông hoa, bó rau ở siêu thị,hay con chim, con voi, con khỉ ở vườn bách thú.
Chọn ehon như thế nào?
Mỗi ngày hãy đọc 1 cuốn do con chọn, 1 cuốn do ba mẹ chọn
Khi trẻ bắt đầu thích đọc ehon rồi hãy tăng số lượng ehon lên bằng cách tạo thói quen đọc 1 cuốn do trẻ chọn, và một cuốn do ba mẹ chọn. Đây cũng là cách giải quyết được vấn đề là cha mẹ muốn đọc cho con nghe cuốn mình cho là hay nhưng lại không phải là cuốn con thích.
Mỗi ngày bé có thể đòi đọc cả 10-15 cuốn ehon hay có khi chỉ đòi đọc duy nhất 1-2 cuốn bé thích cũng đều không vấn đề gì. Miễn sao cha mẹ để bé làm theo mong muốn của bản thân là được.
Khi hai anh (chị) em chênh tuổi nhau thì đọc ehon như nào?
Nguồn: Nguyễn Thị Thu dịch
Ngoài ra trong thời kỳ ấu thơ là thời kỳ quan trọng nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc cho trẻ, nên giọng nói và cách trò chuyện của cha mẹ sẽ được trẻ lưu nhớ dần dần trong bộ não, khi đã lí giải đầy đủ rồi trẻ sẽ biểu hiện nó ra ngoài. Chính vì thế càng nghe được tiếng ba mẹ nhiều thì ấn tượng trong não trẻ càng lớn, sợi dây liên kết giữa cha mẹ và con cái càng bền chặt.
Một số điều tra xã hội đã chỉ ra rằng những học sinh thi đậu vào trường đại học hàng đầu Nhật Bản có tỉ lệ được cha mẹ đọc Ehon từ khi còn nhỏ cao hơn nhiều các trường đại học khác.
Cách đọc ehon như thế nào?
1. Giai đoạn đầu khi trẻ còn nhỏ và mới làm quen với ehon thì chỉ cần trẻ tập trung nhìn vài giây hay vài chục giây thôi cũng được. Trẻ có thể cầm gặm hay liếm hoặc giằng lấy lật, hoặc muốn xé cũng được (khi trẻ định xé thì hãy thay bằng tờ giấy hoặc tờ báo). Đôi khi đang nghe đọc giữa chừng là trẻ chán bỏ đi chơi trò khác cha mẹ cũng đừng lấy đó làm thất vọng. Vì cha mẹ càng kỳ vọng muốn con nghe hết truyện sẽ càng dễ nảy sinh sự thất vọng, tâm trạng không còn vui vẻ nữa. Chỉ cần trẻ vui vẻ hứng thú với việc tiếp xúc với ehon ở giai đoạn đầu này là đạt mục tiêu.
Còn khi trẻ được tầm 3-5 tuổi trở đi thì trẻ đã lí giải được nhiều rồi cha mẹ có thể đọc theo đúng nội dung như truyện viết để trẻ tập lí giải nội dung cả câu chuyện.
3. Nhưng tuyệt đối đọc xong đừng có kiểm tra lại xem trẻ có nhớ hay không như kiểu “tra bài” “con có nhớ nội dung truyện kể gì không”, “có nhân vật nào nhỉ, nhân vật ấy làm cái gì nhỉ…” bởi như thế sẽ gây áp lực tâm lí cho trẻ, khiến trẻ không còn hứng thú với việc đọc ehon nữa. Hãy cứ để tự bản thân trẻ nói ra khi trẻ muốn trao đổi.
4. Trẻ rất thích những câu chuyện mang tính hành động, phưu lưu, bí hiểm, tưởng tượng như”Alice ở xứ sở thần tiên” mà thuật ngữ tiếng Nhật là “yukite kaerisi monogatari”- tiếng Anh “home-way-home”. Khi trẻ tập trung được hơn 10 giây trở đi rồi hãy bắt đầu những cuốn ehon như thế để trẻ được thỏa mãn trí tò mò và ham muốn hành động trong mình.
5. Khi trẻ có thể lí giải được một câu chuyện mà không cần tranh, hoặc khi đọc một cuốn ehon bằng màu từ đầu đến cuối không dừng thì hãy chuyển từ truyện có màu sắc sang truyện màu đen trắng. Đó là bước đầu tiên chứng tỏ năng lực lí giải của trẻ đã phát triển để tiến tới giai đoạn khó hơn là thích những câu truyện dài.
Có khả năng nếu cha mẹ không đọc cho nghe, không theo sát thì trẻ dù lúc nhỏ rất thích ehon nhưng chưa chắc sau này lớn lên đã thích đọc sách. Chính vì thế bước cuối cùng là phải nhảy từ giai đoạn thích ehon sang thích đọc sách, chính là nghe cha mẹ đọc truyện mà không cần nhìn tranh vẫn lí giải được. Đó là bước cao nhất để giúp trẻ tiến tới thích đọc sách sau này. Khi này hãy bỏ qua ehon để tiến tới đọc câu chuyện dài như truyện cổ tích không cần tranh cho trẻ nghe. Nhiều người nghĩ rằng trẻ thích ehon thì sẽ thích đọc sách sau này chính là một lỗ hổng rất lớn. Nếu không có bước cuối cùng này thì khả năng trẻ tự nhiên thích đọc sách sẽ không hoàn toàn xảy ra.
Nuôi dưỡng năng lực tưởng tượng cho trẻ bằng ehon như thế nào?
Ngoài ra, để nâng cao năng lực tưởng tượng cho trẻ thì việc đọc ehon cần kết hợp với trải nghiệm ở thực tế. Cha mẹ hãy cho bé cơ hội đi tìm hay khám phá những thứ ở ngoài thực tế được đưa vào sách. Ví dụ như con cá, bông hoa, bó rau ở siêu thị,hay con chim, con voi, con khỉ ở vườn bách thú.
Chọn ehon như thế nào?
Mỗi ngày hãy đọc 1 cuốn do con chọn, 1 cuốn do ba mẹ chọn
Khi trẻ bắt đầu thích đọc ehon rồi hãy tăng số lượng ehon lên bằng cách tạo thói quen đọc 1 cuốn do trẻ chọn, và một cuốn do ba mẹ chọn. Đây cũng là cách giải quyết được vấn đề là cha mẹ muốn đọc cho con nghe cuốn mình cho là hay nhưng lại không phải là cuốn con thích.
Mỗi ngày bé có thể đòi đọc cả 10-15 cuốn ehon hay có khi chỉ đòi đọc duy nhất 1-2 cuốn bé thích cũng đều không vấn đề gì. Miễn sao cha mẹ để bé làm theo mong muốn của bản thân là được.
Khi hai anh (chị) em chênh tuổi nhau thì đọc ehon như nào?
Nguồn: Nguyễn Thị Thu dịch
Thôi nôi là khoảng thời gian đáng nhớ của cha mẹ và dấu mốc đánh phát triển của bé. Nếu…
Hà Nội
21 Phan Chu Trinh -17 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, HN – Tel: 0969956466 / 024 3933 5388
40 Liễu Giai, phường Cống Vị, Ba Đình, HN Tel: 024.3267 6070 / 0963476166
Tầng 1 – Tòa 17T4 – KĐT Trung Hòa-Nhân Chính (góc ngã tư Hoàng Đạo Thúy, Nguyễn Thị Thập) – Tel: 0975183966 / 024 6281 1480
TP.Hồ Chí Minh
557 Điện Biên Phủ, Phường 1, Q.3, chúng tôi -Tel: 094 3379764 / 028 3833 6364
Hà Nội
21 Phan Chu Trinh -17 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, HN – Tel: 0969956466 / 024 3933 5388
40 Liễu Giai, phường Cống Vị, Ba Đình, HN Tel: 024.3267 6070 / 0963476166
Tầng 1 – Tòa 17T4 – KĐT Trung Hòa-Nhân Chính (góc ngã tư Hoàng Đạo Thúy, Nguyễn Thị Thập) – Tel: 0975183966 / 024 6281 1480
TP.Hồ Chí Minh
557 Điện Biên Phủ, Phường 1, Q.3, chúng tôi -Tel: 094 3379764 / 028 3833 6364
Phương Pháp Đọc Truyện (Ehon) Và Dạy Chữ Sớm Cho Con Ở Nhật
Bạn có biết tất cả các nhà giáo dục sớm đều có chung quan điểm rằng điều quan trọng nhất trong giáo dục sớm cho trẻ đó là chỉ có tình yêu của cha mẹ mới là chìa khóa để mở ra cánh cửa trí tuệ và tài năng của trẻ.
Điều thứ ba là những đồ chơi phát triển trí tuệ chỉ giống như là gia vị của món ăn, còn nguyên liệu chính là tình yêu mà bạn là người chế biến, được thông qua cách bạn dành thời gian chơi với con, lắng nghe con, trò chuyện, khen ngợi, và cả những hành động hàng ngày của bạn nữa. Nguyên liệu ấy ai cũng có thể mua, còn gia vị thì tùy khẩu vị từng gia đình, tùy mỗi trẻ để mình dùng thôi. Nếu con bạn chỉ chơi những trò flash card, bài toán phát triển trí thông minh và bạn ép con chơi mà không để ý đến tâm trạng có hứng thú hay không của con, hoặc mua về để đó cho con chơi mà không dành thời gian để ngồi chơi cùng con, cùng con khám phá những trò chơi đó, thì đơn giản bạn chỉ giúp con về mặt trí tuệ một cách máy móc mà không hề cho con cảm nhận đầy đủ về nhân cách và tâm hồn.
Bài note hôm nay mình muốn giới thiệu về tác dụng kì diệu của việc đọc truyện cho con nghe và cách dạy đọc cho con của ccha mẹ Nhật.
Bài viết hôm nay gồm hai phần. Phần đầu là trích dịch từ sách. Phần hai là kết hợp những kiến thức mình đọc trên những trang web về nuôi dạy con của cha mẹ Nhật cùng những trải nghiệm thực tế thông qua những lần trò chuyện những người Nhật, với đủ mọi thành phần từ giáo sư của mình, cô nhân viên trường, bạn bè cùng phòng nghiên cứu, những người quen là nhân viên công ty, hội học bổng, nghĩa là đủ giai cấp tầng lớp trí thức từ ưu tú tới bình thường, để giúp mọi người có cái nhìn thực tiễn hơn về việc dạy con đọc chữ của người Nhật. Dù chưa thực sự đầy đủ nhưng mình mong những chia sẻ từ thực tế này giúp các bậc cha mẹ tìm ra cách tốt nhất, phù hợp nhất để dạy chữ cho con mình.
赤ちゃんに読みをどう教えるか、グレン・ドーマン、ジャネット・ドーマン
How To Teach Your baby To Read, tác giả Glenn Doman・Janet Doman
Cuốn này chắc là đã nhiều cha mẹ biết rồi, mình chỉ tóm tắt ý chính cho những ai chưa biết nắm được thôi. Cá nhân mình cảm nhận thì thấy muốn làm theo cha mẹ phải rất kì công và có thời gian mới làm được. Dẫu sao nó cũng là phương pháp để mình tham khảo.
Vì sao không dạy chữ cái cho trẻ trước bởi vì không có gì trừu tượng và khó hiểu và cũng khó nhớ hơn với trẻ là những chữ a, b. Ví dụ đối với trẻ 2 tuổi nếu biết lí luận trẻ sẽ hỏi là vì sao lại gọi là chữ a. Bạn đã sẵn sàng để giải thích cho trẻ chưa. Thay vào đó bạn hãy chủ định bắt đầu dạy trẻ bằng những từ mà bắt đầu bằng các chữ a, b,c trong bảng chữ cái và dạy để trẻ học thuộc lòng từng chữ. Khi nào trẻ đã biết đọc rồi thì mới dạy trẻ đến bảng chữ cái và cách đánh vần.
Những từ vựng thì có lẽ ở Việt Nam đã bán rất nhiều. Cha mẹ sẽ lựa những sản phẩm để mua về cho trẻ đọc.
Chỉ khi nào trẻ có hứng thú thì mới dạy, như lúc trẻ ăn no rồi có thể chơi đùa vui vẻ
Hãy dừng lại trước khi trẻ có dấu hiệu chán nản
Mỗi lần chỉ dùng set 3 set mà mỗi set là 5 chữ và mỗi chữ chỉ giơ cho trẻ xem khoảng 1 giây. Mỗi ngày cho trẻ chơi khoảng 3 lần. Mỗi ngày hãy thay đổi 1 set để tránh cho trẻ nhàm chán.
Hãy bắt đầu từ những chữ là vật dụng hàng ngày trong gia đình, người thân để dạy trẻ. Nếu như cha mẹ không mua flash card cho trẻ thì có thể tự viết ra giấy rồi giơ cho trẻ coi.
Bắt đầu từ từ ghép thì cha mẹ có thể lợi dụng từ các từ đơn ở step 1 để ghép lại dạy cho trẻ. Ví dụ như nước+nóng= nước nóng.
Ban đầu từ đơn thì viết to, và đến từ ghép hay câu văn ngắn thì viết nhỏ lại để cho trẻ coi. Ban đầu hãy dùng màu đỏ viết chữ, sau đó chuyển sang màu đen.
Không cho trẻ làm bài kiểm tra để đánh giá vì như thế sẽ làm trẻ bị áp lực tâm lí dẫn đến chán nản không còn hứng thú học tập nữa.
Tốc độ tiếp thu và số lượng tiếp thu từ vựng của trẻ cũng không nhanh hơn giai đoạn trẻ sơ sinh là mấy. Nhưng trẻ đã phân biệt rất rõ ràng thích và không thích cái gì. Cần cho trẻ tiếp xúc với những từ ghép và câu văn hay đoạn văn càng nhanh và nhiều càng tốt. Chọn ra những từ vựng nào trẻ thích, sau đó tạo thành những câu văn để dạy cho trẻ. Dù trẻ đã qua 6 tuổi đi nữa thì việc dạy chữ cho trẻ cũng không bao giờ là quá muộn cả. Đừng bao giờ giao việc đó cho nhà trường mà bản thân cha mẹ cũng chủ động để dạy con ở nhà. Đọc truyện cho trẻ hãy đọc với tốc độ nhanh như cho người bình thường để luyện tư duy trẻ cũng phản xạ nhanh.
1. Bằng chứng khoa học về hiệu quả của việc đọc truyện cho trẻ nghe
Một kết quả nghiên cứu của giáo sư Taira Masato ở trường đại học Y Nha Khoa Tokyo đã chứng mình rằng trong quá trình mẹ đọc truyện cho con nghe thì đối với mẹ bộ não ở phần não trước hoạt động rất tích cực, nó là nơi có chức năng điều khiển cảm xúc, năng lực giao tiếp, tư duy, sáng tạo. Còn đối với trẻ thì bộ phận “hệ viền” (limbic system) cũng hoạt động rất tích cực, nó là nơi điều khiển ký ức và tạo ra động lực, và sinh ra những cảm xúc vui, buồn đau khổ, hay nói cách khác nó chính là trái tim của não. Chính vì thế việc đọc cho trẻ nghe sẽ giúp bộ não được tiếp nhận nhiều kích thích phong phú dẫn đến khả năng biểu cảm của cảm xúc cũng phong phú, khả năng ngôn ngữ cũng phát triển.
– Trẻ sẽ yêu cha mẹ hơn khi được cha mẹ đọc cho nghe truyện. Thời kì ấu thơ là thời kì quan trọng nuôi dưỡng trí tuệ và cảm xúc. Giọng nói của cha mẹ, cách trò chuyện của cha mẹ sẽ được trẻ lưu nhớ dần dần vào trong não, khi đã lí giải đầy đủ rồi trẻ sẽ biểu hiện nó ra ngoài. Chính vì thế càng nghe được tiếng của cha mẹ nhiều thì ấn tượng trong não trẻ càng lớn, sợ dây liên hết càng bền chặt.
– Truyện thiếu nhi “ehon” chính là “thực phẩm của tâm hồn”. Truyện dành cho trẻ em sử dụng những ngôn từ phong phú nhưng dễ hiểu vì có kèm theo tranh vẽ để diễn đạt những nội dung về đạo đức, tri thức, năng lực tưởng tượng. Ehon sẽ giúp nuôi dưỡng tâm hồn và trí tưởng tượng cho trẻ.
– Những kinh nghiệm trẻ gặp khi còn nhỏ sẽ có ảnh hưởng sâu sắc đến việc hình thành nhân cách của trẻ. Nó sẽ giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thêm phong phú để tưởng tượng về thế giới tương lai mà trẻ chưa được tiếp xúc.
– Trẻ muốn ca mẹ đọc cho nghe cái gì cũng là một cơ hội để cha mẹ biết rằng con mình đang có hứng thú với cái gì để từ đó biết định hướng cho con. Những câu chuyện ấy cũng giúp cha mẹ nhớ lại hồi tưởng lại tuổi thơ, làm dịu đi căng thẳng sau một ngày mệt mỏi.
– Qua những câu chuyện nhỏ mình được nghe kể về thời thơ ấu của các bạn ở cùng phòng nghiên cứu, của những người đang và đã nuôi con nhỏ, mình đã rút ra một nhận xét rằng. Muốn trẻ đọc thì đầu tiên phải tạo hứng thú, và muốn cho trẻ có hứng thú phải tạo ra môi trường giúp trẻ tiếp xúc với sách truyện từ sớm. Môi trường tiếp xúc với sách truyện là yếu tố tiên quyết.
– Tất cả những người mình nói chuyện đều đã được tiếp xúc với những cuốn ehon và sách tham khảo từ khi chưa đi học với rất nhiều hình thức khác nhau. Ehon hay sách tham khảo được cha mẹ mua mới hoặc mua ở tiệm sách cũ, hoặc đa phần là mượn ở thư viện gần nhà.
– Tất cả mọi người đều được cha mẹ đọc truyện cho nghe hồi còn bé. Có người thì được cô giáo đọc truyện cho nghe ở lớp rồi về kể lại cho cha mẹ, sau đó cha mẹ bắt đầu đọc truyện cho trẻ nghe. Thông qua những cuốn truyện ehon, thế giới tâm hồn trẻ được lấp đầy bởi những câu chuyện về đạo lí, về tình người, tình cảm gia đình, bạn bè, và thế giới tưởng tượng qua những câu chuyện cổ tích, hay là được khám phá thế giới động vật, thực vật, lịch sử, văn học qua những cuốn từ điển, truyện lịch sử.
– Khi trẻ đã bắt đầu thích những cuốn sách thì sẽ bắt đầu muốn tự đọc chúng. Lúc này cha mẹ sẽ vừa đọc vừa chỉ cho trẻ những từ trong sách. Thời kì 0-3 tuổi là thời kì trẻ có khả năng nhớ nguyên mảng rất tuyệt vời nên việc lặp đi lặp lại mỗi cuốn truyện chỉ cần 2-3 lần trẻ có thể nhớ nội dung và cách đọc. Khi trẻ bắt đầu biết đọc thì sẽ càng kích thích hứng thú giúp trẻ phát huy khả năng ham muốn học hỏi, thỏa mãn trí tò mò. Cha mẹ có thể dụ trẻ bằng những câu hỏi “tại sao lại thế nhỉ, con thử tìm hiểu xem sao”.
– Nhật có hai bảng chữ cái là Higarana và Katakana cũng chữ Hán tự, và thường thì trẻ sẽ được dạy bảng chữ cái để có thể đọc những cuốn truyện tranh không có chữ Hán tự. Hầu hết các trường mẫu giáo đều dạy chữ cái cho trẻ để trẻ có thể tự viết tên mình, tự làm bài tập đơn giản ở nhà như viết thư cho bạn, cho ông bà…Có những cha mẹ thì dạy cho con cả chữ Hán tự để con có thể đọc những cuốn sách khác khó hơn.
– Hãy để sách ở nơi nào trẻ dễ lấy nhất, hay là đọc cho trẻ những sách mà trùng hợp với thời tiết hôm đó, sự kiện ngày hôm đó để cho trẻ dễ dàng nhớ.
– Không có nguyên tắc nhất định nào về cách đọc cho trẻ nghe. Cha mẹ có thể đọc với tốc độ bình thường để trẻ không cảm thấy khó nghe hay thấy bị áp lực, ép trẻ phải nghe.
– Đọc cho trẻ bao nhiêu cuốn không quan trọng bằng việc trẻ có hứng thú với cuốn nào.
– Ưu tiên tâm trạng của con. Ví dụ đang đọc mà trẻ bỏ đi chơi, hay trẻ quay lưng lại chơi trò khác đi nữa thì thực tế trẻ vẫn đang lắng nghe đó. Khi này đừng thuyết giáo với trẻ rằng mẹ đang đọc sao con lại không nghe, mà hãy ưu tiên tâm trạng trẻ lúc đó thích làm gì hơn để cả hai mẹ con cùng vui vẻ.
– Thông qua những hình vẽ trong truyện, trí tưởng tượng của trẻ sẽ rộng mở hơn và trẻ sẽ thích thú với thế giới tưởng tượng thông qua đó. Vì thế nếu trẻ muốn dừng lại ở trang đó thật lâu thì hãy để cho trẻ ngắm mà đừng vội lật qua trang khác.
– Quan trọng nhất là dựa vào nội dung cùng không khí của câu chuyện để điều chỉnh giọng điệu và giọng đọc của mình, lúc cần to thì nói to rõ ràng, lúc cần thủ thỉ thì hãy thủ thỉ.
– Khi đọc liền mạch 2 cuốn truyện trở lên cho trẻ thì cần chú ý đến việc nghỉ giải lao, thay đổi nội dung và kết hợp độ ngắn dài của truyện để đọc cho trẻ, để làm sao trẻ sẽ muốn được nghe đọc tiếp lần sau.
– Khi đọc đến đoạn nào cảm động, cha mẹ muốn hỏi xem con cảm thấy thế nào, nhưng đó là điều sai lầm. Nếu là trẻ ở độ tuổi vẫn chưa đủ khả năng dùng từ ngữ diễn đạt cảm xúc hay suy nghĩ của mình thì, điều đó lại khiến cho cảm xúc đang trôi theo câu chuyện của trẻ bị kéo ngược trở về thực tại, khiến trẻ mất hứng thú nghe tiếp. Đừng bao giờ hỏi trẻ về cảm tưởng khi đang đọc dở dang. Hãy hỏi sau khi đọc xong, và tùy từng lứa tuổi để áp dụng.
– Hãy ghi lại mục tiêu và nhật kí đọc cho con nghe, con đã có thể nhớ hay kể lại những câu chuyện nào, từ đó làm bằng chứng theo dõi những tiến bộ của con.
Các bậc cha mẹ hãy kết hợp với cách dạy chữ ở phần dịch cuốn sách trên để dạy chữ cho con. Hãy vừa đọc truyện vừa chỉ tay và mỗi chữ để dạy cho con từ đó.
Những cuốn nào đã được đọc cho nghe một lần thì khi nghe lần thứ hai trở đi trẻ sẽ phản ứng tích cực hơn, ví dụ bản thân khám phá ra điều ngạc nhiên, thích thú, từ mới, có khi là sẽ đọc theo. Đây là bằng chứng để chứng tỏ rằng tự bản thân trẻ có thể nhận thức được bằng suy nghĩ của chính mình. Với những cuốn được đọc lại nhiều lần trong một thời gian dài trẻ sẽ lặp lại việc đọc lại theo sách giống giai đoạn trên, nhưng kèm theo là sự thích thú với việc lặp lại đó.
Có thể đối với người lớn thì việc đọc lại cho trẻ nghe này không có ý nghĩa gì, nhưng chính việc đọc đi đọc lại đáp ứng mong muốn của trẻ sẽ tạo ra cho trẻ cảm giác an toàn khi ở bên cha mẹ, trẻ hiểu được ý nghĩa thú vị của những cuốn truyện và sự giao tiếp thông qua nó. Đồng thời mối quan hệ thường ngày giữa cha mẹ và trẻ cũng được biểu hiện qua việc đọc sách này.
Ngoài ra việc đọc đi đọc lại sẽ giúp trẻ nhớ được từ vựng, và dễ dàng hơn với việc dạy trẻ biết mặt chữ.
Theo một trang web rất được cha mẹ hâm mộ về dạy con đọc ehon (truyện dành cho trẻ em ở Nhật) của Nhật, đã có những kết quả thống kế từ những bản điều tra dành cho các bậc cha mẹ như thế này trên 4 mặt:
Điều đó chứng tỏ ở Nhật cha mẹ rất chú trọng đến việc đọc truyện cho con nghe. Đọc đến đây chắc rằng các bậc cha mẹ đã phần nào cảm nhận được trẻ con Nhật được cha mẹ nuôi dạy như thế nào rồi nhỉ. Và chắc rằng mỗi người cũng đã tự tìm ra cách tốt nhất để nuôi dạy con mình.
– Thị trường truyện ehon dành cho trẻ của Nhật vô cùng phong phú về nội dung và ứng với từng lứa tuổi đều có các loại truyện riêng, cả tiếng Nhật lẫn tiếng Anh. Ngoài ra hình ảnh và nội dung truyện ehon dành cho trẻ cũng rất hay nên cha mẹ có thể an tâm khi mua những truyện đó cho con mình đọc.
– Thư viện của Nhật cũng rất nhiều và rất nhiều cha mẹ không thể mua truyện hay mua sách, mua đĩa nhạc cho con đều đến mượn ở thư viện. Mỗi thành phố hay thị trấn đều có thư viện trung tâm và rất nhiều chi nhánh để có thể mượn. Các thư viện đều có hệ thống đăng kí mượn hoặc xem list tên sách muốn mượn trên trang web của thư viện nên vô cùng tiện ích.
Có khá nhiều cha mẹ Nhật mình quen đã đồng thời dạy con bằng cả hai thứ tiếng Nhật, Anh trên cùng một cuốn truyện. Cùng cuốn truyện đó cha mẹ sẽ dịch ra tiếng Anh rồi in ra và cắt dán vào một góc để lúc trẻ thích thì đọc tiếng Nhật, lúc thì đọc tiếng Anh. Không cần lúc nào cũng phải đọc cả hai thứ tiếng đó cùng một lúc. Và các nhà giáo dục trẻ sớm cũng khuyến khích việc làm như thế này cho trẻ. Bởi vì ở giai đoạn 0-6 tuổi thì đường mòn trên não về phần ngôn ngữ đang hình thành nên trẻ sẽ tiếp thu bất cứ ngôn ngữ nào. Với trẻ ngôn ngữ nào cũng như nhau chính nhờ khả năng nhận thức nguyên mảng (pattern period), tức là tiếp nhận tất cả mọi thông tin. Nếu trẻ được tiếp xúc với sự đa dạng về ngôn ngữ ở thời kì này thì khi lớn lên trẻ sẽ có khả năng học ngoại ngữ tốt hơn.
Người lớn chúng ta học ngoại ngữ rất khó khăn bởi vì ở thời kì nhận thức nguyên mảng chúng ta không được tiếp xúc với nhiều ngôn ngữ, mà chỉ có tiếng mẹ để nên đường mòn nhận thức ngôn ngữ của chúng ta bị lấp đầy bởi ngôn ngữ mẹ đẻ rồi. Đó là lí do vì sao trẻ sinh ra ở nước ngoài thì có khả năng nói ngoại ngữ tốt hơn, nhớ nhanh hơn người lớn.
Những nhà giáo dục nhận thấy việc trẻ dùng kim tự điển những năm tháng đầu đời sẽ không tốt cho trẻ trong việc luyện thói quen tự tra cứu, vì thế thời gian gần đây phong trào dùng từ điển bằng giấy đã được phục hưng trở lại. Những nhà biên soạn từ điển cũng vô cùng tỉ mỉ khi bỏ công đi quan sát thực tế ghi lại những từ ngữ quan sát được ở trên đường, bảng hiệu,…để liên tục cập nhật nội dung làm ví dụ minh họa trong từ điển để trẻ dễ hiểu. Nhìn những cuốn từ điển của các em được các em dán giấy ghi chú chằng chịt ở đầu gáy sách mà mình thực sự thấy khâm phục (vì hồi học tiếng Nhật mình không chăm được như thế).
Mình nhận thấy cha mẹ Nhật hầu như không bao giờ dùng điện thoại Iphone hay Ipad để dỗ con khi con mè nheo, để giết thời gian nơi công cộng hay trên xe điện. Ở trên xe điện hay nơi vui chơi thì cha mẹ cho trẻ đem theo sách truyện, đồ chơi và ngồi chơi trong lúc chờ đợi. Cha mẹ của Tak kun và Hi chan trong bài viết trước của mình là một ví dụ. Mẹ của Tak kun chỉ cho em chiếc điện thoại không dùng được để cho em chơi, tập gọi điện cho bố. Có nhiều lí do mà một trong số đó mình được nghe rằng, đó là cách để không nuông chiều trẻ, tránh cho trẻ những đòi hỏi về vật chất, chơi những đồ smarrt phone đó trẻ sẽ bị cuốn hút vào và khó luyện cho trẻ tập trung. Ngoài ra không cho trẻ dùng điện thoại của mình đó là một cách dạy trẻ biết tôn trọng đồ dùng của người khác. Trẻ sẽ không được phép dùng đồ người khác nếu không hỏi ý kiến ngay cả người thân như cha mẹ. Đó cũng là một trong những lí do giúp trẻ Nhật và người lớn Nhật sẽ không tự tiện lấy đồ của người khác nếu không hỏi ý kiến người đó.
Cậu bạn mình kể rằng trường tiểu học chỗ cậu ấy đang bắt đầu chiến dịch cho học sinh đến lớp sớm mỗi ngày 15 phút để cho các em đọc sách buổi sáng trước khi vào lớp. Đọc sách buổi sáng sẽ giúp các em nhớ tốt hơn.
Ở Nhật hệ thống thư viện vô cùng tiện ích và một thành phố có thể có nhiều chi nhánh để cho những ai xa thư viện trung tâm vẫn có thể mượn sách được. Tuy nhiên vẫn có những nơi quá xa chi nhánh thì phả làm sao. Mình được nghe bạn cùng phòng nghiên cứu kể là thành phố cậu ấy có dịch vụ thư viện di động bằng xe ô tô chuyên chở sách để cho những ai xa thư viện vẫn có thể mượn sách được. Đương nhiên đầu sách để chọn thì có hạn, nhưng đó vẫn là một việc làm tốt để phổ cập tri thức.
Từ ngày phải đi học bằng xe điện mình đã có dịp quan sát kĩ hơn việc người Nhật đọc sách khi nào trong khi công việc vô cùng bận rộn. Họ tranh thủ mọi lúc mọi nơi như đứng đợi tàu, ngồi trong xe điện, trên xe bus…Mình để ý trên một dãy ghế (1/4 toa tàu) thì thường là 4-5 người sẽ có một người đọc sách. Nhưng mà xu thế gần đây cho thấy người trẻ dành thời gian trên tàu chơi game hay chat, lướt nét trên smart phone rất nhiều nên họ trở nên lười đọc sách đi hơn so với những người trung niên. Thực tế thì đúng là như vậy, trên tàu phần nhiều toàn những người có tuổi đọc sách, còn lại hầu hết giới trẻ thì chăm chăm vào chiếc điện thoại.
Còn giáo sư của mình hay cậu bạn mình thì thường sẽ dành ra mỗi ngày khoảng 30 phút-1 tiếng để đọc sách. Hay như người quen của mình mỗi sáng dậy từ 4 giờ để làm việc và đọc sách. Cõ lẽ ngay từ khi còn nhỏ được tiếp xúc với sách truyện nên việc thích đọc sách đã trở thành một điều tự nhiên đối với nhiều người Nhật.
Muốn giúp con bạn phát triển toàn diện về tâm hồn, nhân cách và trí tuệ thì ngoài những từ “Yêu thương”, Kiên Nhẫn”, “Trò Chuyện” và “Khen Ngợi” ra, mình nghĩ các bậc cha mẹ hãy nên thêm hai từ nữa đó là “Thừa Nhận” và “Tin Tưởng”. Thừa nhận ở đây đó là tiếp nhận những tâm trạng và cảm xúc của con và dựa theo suy nghĩ cảm xúc của con để hành động chứ không phải dựa trên suy nghĩ của bản thân. Khi trẻ được cha mẹ thừa nhận thì mới có động lực và tự tin để tự khẳng định bản thân và tỏa sáng.
Tin tưởng ở đây là hãy tin tưởng vào chính bản thân mình vào lựa chọn của bản thân khi áp dụng những phương pháp giáo dục mà mình tham khảo, đừng nên để những ý kiến xung quanh làm cho mình lo lắng, sốt sắng. Tin tưởng rằng vào chính con mình “con của mẹ sẽ làm được”. Mình hi vọng các bậc cha mẹ có thể kết hợp từ cách dạy chữ từ sách và từ cách đọc truyện cho con nghe để tìm ra cách tốt nhất đọc chữ cho con mình.
http://www.kokoronoehon.com/list/index.html
Tokyo ngày 9 tháng 6 năm 2013
Phương Pháp Dạy Con Tập Đọc Nhanh Và Hiệu Quả
Là giáo viên tiểu học, đồng thời còn là một bà mẹ trẻ, dạy con đọc chữ luôn là một trong những niềm đam mê lớn nhất của tôi. Khi Jun – con trai đầu của tôi bước sang tuổi thứ 3, tôi đã bắt đầu dạy con những chữ cái cơ bản đầu tiên. Đến nay, khi chỉ còn một mùa hè nữa là vào lớp 1, con đã có thể đọc vanh vách những quyển sách văn học dài tập. Đương nhiên, tôi không khuyến khích các bà mẹ dạy ép trẻ trước tuổi lên 6 – lứa tuổi đã được các nhà khoa học khẳng định là phù hợp cho trẻ học chữ. Tuy nhiên, có con biết đọc, biết viết sớm vẫn luôn là niềm tự hào của những ông bố bà mẹ Việt.
Tôi xin chia sẻ với các mẹ phương pháp dạy con học chữ của bản thân mình. Phương pháp này hoàn toàn có thể áp dụng cho trẻ ở mọi lứa tuổi. Chỉ xin các mẹ một lưu ý: Hãy bắt đầu khi thấy con đã sẵn sàng.
1. Dạy con phát âm từng chữ cái kèm ví dụ sinh động
2. Đừng quá quan trọng vào việc phát âm chuẩn
Trẻ học chữ ban đầu không thể phát âm chuẩn như người lớn mong muốn. Đó là điều hiển nhiên. Những khi Jun phát âm sai, tôi thường không la mắng hay bắt con đọc đi đọc lại cho đến khi chính xác. Những hình phạt này vô hình sẽ làm giảm hứng thú học tập của con. Các mẹ hãy coi đây chỉ như một bước tiến xa hơn trong quá trình tập đọc, không phải là mục địch cuối cùng. Trong quá trình giao tiếp hàng ngày, bé sẽ tự sửa chữa và hoàn thiện khả năng phát âm của mình.
3. Dạy trẻ làm quen với chữ cái viết thường trước
Hẳn các mẹ đều nhận thấy sách giáo khoa luôn luôn dạy chữ viết hoa trước chữ viết thường? Tuy nhiên theo thống kê, chữ viết hoa chỉ chiếm 5% trong mọi văn bản hay sách báo, hay truyện đọc. Do vậy, tôi đã quyết định cho Jun làm quen với những chữ cái ở dạng viết thường trước. Chữ viết thường rất quan trọng trong việc phát triển kỹ năng đọc của trẻ.
4. Hãy để con đọc và viết cùng một lúc
Trẻ nhỏ sẽ biết đọc nhanh hơn nếu cùng tập đọc và viết một lúc. Khi cho Jun đọc sách, tôi luôn khuyến khích con đồng thời đánh vần và viết chữ cái đó ra. Điều này sẽ kích thích trí não và giúp trẻ nhớ lâu bởi vừa đọc vừa viết chẳng khác nào “học đi đôi với hành”.
5. Đọc sách cho con nghe hàng ngày
Việc đọc sách cho trẻ nghe hàng ngày thực tế không thể giúp con bạn biết đọc. Tuy vậy, nó lại có một tác dụng to lớn trong việc tạo niềm yêu thích và hứng khởi với sách và các chữ cái cho con. Trong khi đọc truyện cho Jun, tôi luôn tạo sự tương tác, hỏi con những nội dung có trong truyện. Điều này giúp Jun hiểu hơn những gì con được nghe. Mặt khác, tôi luôn cố gắng làm gương cho con. Dù rất bận rộn, tôi luôn để Jun thấy mình đang đọc sách mỗi ngày. Các mẹ có thể đọc báo, tạp chí, sách dạy nấu ăn hay tiểu thuyết… Trẻ sẽ thấy đọc sách là một việc tốt mà người lớn cũng luôn làm hàng ngày để từ đó noi theo.
Trẻ con thường còn rất ham chơi và khó có khả năng tập trung lâu dài, mẹ cần kiên nhẫn khi dạy con tập đọc. Dù dạy con theo phương pháp nào, các mẹ cũng nên chú ý yếu tố tiên quyết đó là truyền được sự hứng khởi và đam mê cho con. “Học mà chơi, chơi mà học” chính là chìa khóa thành công trong việc giáo dục con trẻ mà tôi luôn tâm niệm.
Dạy trẻ học chữ: Cách quen mà lạ
Trong thời gian này, trẻ học được hơn 6.000 từ. Nhiều trẻ bắt đầu biết nhận mặt chữ cái, viết một vài chữ hay đọc một vài từ.
Môn âm học giúp trẻ hiểu được chữ cái trong bảng mẫu tự và âm thanh của mỗi từ. Khi trẻ có thể liên hệ được âm thanh với cách viết là lúc chúng có thể giải mã được từ ngữ.
Mặc dù chưa có thống nhất về việc nên dạy cho trẻ từ nào trước, thì thường trẻ vẫn muốn học những chữ cái quan trọng với chúng. Trẻ sẽ muốn học cách viết tên mình và những từ như “bố”, “mẹ”, thậm chí là tên của con cún yêu.
Khi bạn dạy trẻ học chữ cái, hãy làm theo những cách sau:
– Đọc tên của chữ cái trước. Có thể cho trẻ học chữ viết hoa trước rồi mới đến chữ thường.
– Cho trẻ học bài hát bảng chữ cái khi chỉ vào từng từ.
– Tập trung vào hình dáng của mỗi chữ cái. Cho trẻ biết một số chữ chỉ gồm đường thẳng như A, E, chữ khác lại có đường cong như C, O, còn có chữ có cả đường cong lẫn đường thẳng như B, D, và P.
– Bắt đầu với những âm thanh nối tiếp. Khi trẻ đã biết tên các chữ cái và bạn dạy cho trẻ cách kết hợp âm thanh với cách viết, hãy bắt đầu bằng những phụ âm có âm thanh liên tiếp, như F, L, M, N, R và S.
Hãy đảm bảo mỗi lần học là một lần vui. Học chữ cái cũng tốt, nhưng cho trẻ đọc những quyển sách hay cũng rất hữu ích.
Bước vào lứa tuổi đến trường là bé bắt đầu làm quen với môi trường khác ngoài gia đình. Bé có nhiều điều mới mà bé phải học là thói quen tự học để lĩnh hội tốt nhất những kiến thức mà môi trường mới mang lại.
Vì sao bé cần tự học?
Bé Minh Anh, con gái chị Minh Phương đã bước vào lớp 5 nhưng ngày nào chị Phương và ba bé cũng phải nhắc nhở rất lâu bé mới chịu ngồi vào bàn học. Chưa kể khi gặp bài toán nào hơi khó một chút, cô bé đã nhanh chóng đầu hàng và thường ngồi vẩn vơ đợi ba hoặc mẹ tới hỏi.
Chị Minh Phương chép miệng than: “Hồi trước khi con mới bắt đầu đi học, cả hai vợ chồng đều bận rộn với công việc nên không rèn cho bé thói quen tự học mà cứ giờ nào rảnh mới lôi sách vở ra kiểm tra cho bé. Thế nên bây giờ nhìn con hàng xóm cứ đến giờ là tự động ngồi vào bàn học mà “hối không kịp”.
Dù biết muộn và sẽ khó khăn nhưng chị Phương đã quyết định chấp nhận giảm lương, xin cơ quan về sớm mỗi buổi chiều để giải quyết việc nhà, dành thêm thời gian rèn thói quen tự học cho con gái.
Bất kỳ phụ huynh nào cũng mong muốn con mình học giỏi hơn người. Thế nhưng, không phải ai cũng biết cách dạy con để giúp trẻ phát huy được khả năng của bản thân. Một trong những khó khăn ấy là rèn cho con thói quen tự học.
Nhiều người lầm tưởng tự học đơn giản chỉ là con biết ngồi vào bàn học đúng giờ và hoàn thành các bài tập mà giáo viên trên trường giao cho. Tuy nhiên, không đơn giản như thế. Tự học chính là quá trình bé học cách tự sắp xếp và lên kế hoạch thực hiện lĩnh hội kiến thức theo các cách riêng của mình.
Bé có thể tự mình hoặc nhờ sự hỗ trợ của người khác để hoàn thành các mục tiêu đề ra. Yếu tố quan trọng nhất của việc tự học là phẩm chất tò mò, ham học hỏi, ham tìm hiểu kiến thức ở bé.
5 nguyên tắc giúp trẻ rèn thói quen tự học
1. Để trẻ tự xây dựng thời gian biểu
Thông thường, cha mẹ hay ép con vào một khuôn khổ nhất định do bản thân họ nghĩ ra, tuy nhiên liệu giải pháp đó có khả thi hay không? Ngược lại, vì quá bị ràng buộc nên nhiều trẻ có biểu hiện mệt mỏi, hay cáu gắt và đến một lúc nào đó, không bằng cách này hoặc cách khác, trẻ cũng sẽ cố gắng tìm cách thoát ra sự ràng buộc đó.
Vậy tại sao bạn lại không để trẻ tự do xây dựng thời gian biểu? Đối với trẻ lớp 1, bé đã có thể tự xây dựng thời gian biểu cho mình, điều này sẽ giúp các bé tự chủ động hơn cho công việc của mình. Phụ huynh chỉ nên là người tư vấn giúp thời gian biểu đó hợp lý hơn mà thôi.
2. Điều chỉnh bài vở theo năng lực của trẻ
Để giúp trẻ tự học một cách hiệu quả, cha mẹ cần hiểu năng lực thực sự của con mình đã đạt được chuẩn kiến thức chưa? Nếu đã hoàn thành xuất sắc, cần tăng thêm bài tập ở nhà hoặc giải các bài nâng cao.
Trường hợp con bạn chưa đạt được chuẩn, không nên ép con học quá sức, cũng không nên giao nhiều bài tập mà chỉ tập trung vào những bài cơ bản nhất để trẻ tiếp thu được kiến thức.
3. Đừng từ chối hoặc cáu bẳn trước các câu hỏi của bé
Lứa tuổi mầm non và cấp 1, trẻ thường rất hiếu động và luôn hỏi các câu hỏi như vì sao, thế nào. Nhiều bậc phụ huynh vì quá bận công việc nên khi gặp những câu hỏi liên tiếp của con thì sinh bực mình, quát mắng con trẻ. Điều này dễ dẫn đến tình trạng sợ hỏi của con bạn, khi đến lớp trẻ cũng sẽ không dám hỏi những vấn đề chưa hiểu với cô giáo.
Cha mẹ nên giải đáp mọi thắc mắc của con mọi lúc mọi nơi, không nên trả lời “không biết” đối với trẻ. Khi không tìm ra câu trả lời, cha mẹ có thể nói với con cùng mình đi tìm câu trả lời.
4. Nâng cao khả năng tự tìm tòi, học hỏi
Để rèn cho trẻ tinh thần tự giác học, trước hết, các bậc phụ huynh cần giải thích thế nào là tự học? Đó là cách chủ động tìm tòi, biết vận dụng những cái đã học vào cuộc sống, biết tham khảo cái của người khác để tìm ra cái của mình.
Một bài tập, phụ huynh có thể yêu cầu các bé giải nhiều cách khác nhau. Với nhiều câu hỏi, phụ huynh cũng nên yêu cầu bé giải đáp trước để kiểm tra xem cách nhìn nhận vấn đề của trẻ có đúng với thực tế hay không, sau đó phụ huynh mới diễn giải cho trẻ nghe ở nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống.
5. Cho trẻ tham gia các hoạt động xã hội
Cha mẹ nên cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi dã ngoại cùng với gia đình hoặc với bạn bè để trẻ vừa thư giãn vừa học hỏi những kiến thức ngoài sách vở.
Cha mẹ cũng nên để trẻ trồng cây xanh, tham gia các lớp ngoại khóa để tăng kỹ năng giao tiếp xã hội, kỹ năng đội nhóm…
(ST)
Tác Dụng Của Truyện Tranh Ehon Nhật Bản
1. Ở Nhật Bản Ehon được sử dụng KHÔNG NHẰM MỤC ĐÍCH CHÍNH là dạy học hay dạy trẻ một điều gì đấy.
Vậy mục đích chính của việc đọc Ehon cho trẻ của người Nhật là gì?
Là tạo cho trẻ những khoảng thời gian thú vị, trẻ được thư giãn và tận hưởng bằng cách nhìn những hình ảnh các nhân vật đầy màu sắc và lắng nghe lời nói/âm thanh của nhân vật qua giọng đọc, cử chỉ, nét mặt của người kể. Giờ đọc Ehon là giờ thư giãn, giải trí, là giờ trẻ được để sự tưởng tượng của mình trôi theo tình tiết và nhân vật câu chuyện theo hướng chúng muốn.
Cảm xúc của trẻ là cái tác giả và người đọc Ehon hướng tới hơn là mục tiêu giáo dục trẻ thông qua nội dung câu chuyện. Trẻ sẽ nhận ra rằng chúng hoàn toàn có thể tìm thấy NIỀM VUI, và nhiều điều THÚ VỊ từ những quyển sách, chúng sẽ háo hức trông chờ đến giờ đọc sách, yêu sách, để lại được vui, hơn là phải căng thẳng bởi những câu hỏi trả bài kiểu: “trong truyện có bao nhiêu nhân vật, nhân vật này làm gì? Nói gì? Như thế đúng hay sai?”, hay đang đọc thì dừng lại hỏi chi tiết này, chi tiết kia. Để rồi cảm nhận của trẻ sau mỗi câu hỏi là như nhau, nhân vật A phải là tốt và nhân vật B là chưa tốt….Mình hoàn toàn đồng ý với quan điểm rằng đừng hướng suy nghĩa và tư tưởng của trẻ theo ý kiến chủ quan của người đọc/kể truyện, cũng đừng bắt người khác phải có chung cảm nhận với mình, và nếu có, thì hãy để điều đấy xuất phát thật tự nhiên.
Người Nhật cho rằng việc dạy một đứa trẻ thông qua việc để chúng hoạt động và quan sát sẽ TỰ NHIÊN và tốt hơn nhiều so với việc bắt chúng tuân theo luật lệ một cách máy móc, điều này giúp hình thành ở chúng sự TỰ GIÁC, TỰ Ý THỨC.
2. Nội dung của Ehon Nhật Bản thường bắt nguồn từ những câu chuyện đơn giản trong cuộc sống hàng ngày, có thể nhân vật của truyện là cục cơm nắm, hay một giọt nước, hay một hạt bụi, một con ma…Từ những nhân vật gần gũi, và nội dung truyện cũng gần gũi, trẻ sẽ được giáo dục MỘT CÁCH GIÁN TIẾP. Điều thú vị là sự giáo dục ấy không đến từ người đọc truyện, không đến từ các câu hỏi sau mỗi lần đọc cho trẻ nghe, mà đến từ những cảm nhận của riêng trẻ. Cũng một câu chuyện có trẻ thích và chú ý đến nhân vật hay tình tiết này, nhưng cũng có trẻ chỉ chú ý đến nhân vật và tình tiết khác, chính hay phụ đều không quan trọng. Có trẻ thấy nhân vật này làm thế là không hợp lý, nhưng trẻ kia lại thấy làm thế cũng không sao, có trẻ đọc xong câu chuyện chả thấy sao, và cũng không nhớ nhân vật nào ngoài việc hứng thú với cách họa sĩ vẽ truyện bố cục trình bày về màu sắc, đường nét, hay mãi dõi theo cách người đọc truyện kể. Người Nhật cho rằng việc rập khuôn trẻ sẽ làm giảm đi sự sáng tạo và trí tưởng tượng của chúng.
Vậy: Trẻ con Nhật đọc Ehon để làm gì? Mình sẽ bảo rằng: để cho vui. Bởi khi “vui” trẻ sẽ lĩnh hội được nhiều cái khác.
Nguồn: ĐINH THỊ THU HẰNG ( Dinh Thi Thu Hang)
NCS Giáo dục tại Nhật Bản
Bạn đang đọc nội dung bài viết Phương Pháp Đọc Truyện Ehon Cho Con Nghe Hiệu Quả trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!