Đề Xuất 5/2023 # Phương Pháp Học Của Iq Việt Nam # Top 5 Like | Cuocthitainang2010.com

Đề Xuất 5/2023 # Phương Pháp Học Của Iq Việt Nam # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Phương Pháp Học Của Iq Việt Nam mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Chương trình “Bàn tính và số học IQ” được thiết kế đặc biệt dành cho học sinh Việt Nam trong độ tuổi từ 4 -12. Chương trình đã được cục bản quyền tác giả cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ. So với các chương trình bàn tính khác, “Bàn tính và số học IQ” có phương pháp học nổi trội hơn.

Phương pháp dạy toán thông thường, chỉ tập trung vào kỹ thuật toán viết, trong khi phương pháp IQ gồm 5 kỹ thuật giảng dạy khác nhau: Nghe, nói, đọc, viết, tư duy, sự phối hợp của 5 kỹ thuật giảng dạy này giúp các em tiếp thu và học toán tốt hơn, hiệu quả hơn.

Chương trình dành cho trẻ từ 4 – 7 tuổi, IQ Việt Nam đã biên soạn và giảng dạy giáo trình cấp độ luyện viết số. Trong đó có hai nội dung cơ bản là vui học toán và tập tô số. Ở cấp độ này, học sinh sẽ được làm quen với các con số từ 0 đến 10 và nhận biết các con số đó trên bàn tính, làm nền tảng để các bé làm quen với môi trường học. Trong khi các trung tâm khác không có phần dạy viết số cho học sinh chuẩn bị vào lớp 1. 

Chương trình dành cho trẻ từ 7 -12 tuổi được thiết kế phù hợp theo từng độ tuổi của học sinh Việt Nam. Bộ giáo trình thích hợp với các lứa tuổi, sẽ có các phép tính bắt đầu là hai chữ số. Điều này có thể giúp học sinh tương tác tốt trong việc học ở trường. Còn các trung tâm khác thì khóa học thường kéo dài, các phép tính trong tất cả các hàng là 1 chữ số nhỏ hơn 10, đối với những bé từ 7 tuổi dễ gây nhàm chán. Và học sinh không thể ứng dụng được trong các bài toán nhà trường vì các bé đã học đến các lớp hai chữ số.

Giáo trình của IQ Việt Nam phù hợp với toán nhà trường ở những điểm sau:

+. Đối với các phép tính cộng trừ, trong giáo trình có sự sắp xếp theo cả hàng dọc và hàng ngang. Giúp học sinh có thể làm quen và dễ dàng tính toán hơn khi học toán ở trường.

+. Các phép tính của IQ đa dạng hơn rất nhiều, có từ 2 hàng, 3 hàng, 4 hàng. Các phép tính từ dễ đến khó, đề cập đến tất cả các ví dụ điển hình nhất có thể sử dụng được công thức.

+. Đối với các phép tính nhân, học sinh sẽ được các giáo viên hướng dẫn cách tính toán trên bàn tính từ hàng đơn vị qua. Và cách đặt tính, viết kết quả.

Ở những trung tâm khác, các phép tính chỉ được thiết kế theo hàng dọc, phép nhân từ hàng chục qua. Điều này là một trở ngại cho việc học nhân ở trường khi phải bắt buộc thực hiện đặt tính nhân.

Điểm nổi bật nhất của giáo trình “Bàn tính và Số học IQ” là áp dụng được toán thông minh phù hợp với nội dung giảng dạy trong nhà trường. Ngoài việc dạy học sinh thao tác tính toán trên bàn tính, chương trình Bàn tính và Số học IQ còn lồng ghép thêm các dạng toán thông minh, tư duy logic, các dạng toán được giảng dạy trong sách giáo khoa phổ thông. Trong khi các chương trình khác không có.

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC IQ VIỆT NAM 

Trụ sở tổng công ty: Số 2, Ngách 6/38, Ngõ 38 Đặng Thùy Trâm, Cầu Giấy, Hà Nội.

Hotline: 0912 100 856 

Mail: marketing@iqvietnam.com.vn 

Phương Pháp Dạy Học Của Khổng Tử Và Ý Nghĩa Của Nó Đối Với Việc Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Ở Việt Nam Hiện Nay

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CỦA KHỔNG TỬ VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY NGUYỄN THỊ HOA PHƯỢNG Trường Đại học Khoa Học – Đại học Huế Tóm tắt: Bài viết tập trung nghiên cứu về phương pháp giáo dục của Khổng Tử – một vấn đề mà cho đến ngày nay vẫn được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Mặc dù bị hạn chế bởi điều kiện lịch sử, song những tư tưởng giáo dục của Khổng Tử, đặc biệt là cách thức dạy học của ông vẫn mang nhiều giá trị tích cực. Tiếp tục nghiên cứu, kế thừa và vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm, những giá trị trong quan điểm giáo dục của Khổng Tử, nhất là về phương pháp dạy học sẽ góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nho giáo theo chân người Hán du nhập vào nước ta từ đầu Công nguyên cho đến năm 1919 khi chế độ giáo dục khoa cử nho học bị xoá bỏ và đặc biệt là khi cách mạng dân tộc dân chủ năm 1945 toàn thắng bởi sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản, xoá bỏ chế độ thực dân nửa phong kiến thì Nho giáo mới được giải thể. Tuy nhiên, cũng như mọi hiện tượng văn hoá khác, Nho giáo chịu sự quy định của điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị của Việt nam cho nên mặc dù địa vị quan phương chính thống không còn nhưng Nho giáo vẫn tiếp tục có những ảnh hưởng khá sâu sắc trên phương diện tôn giáo, triết học và cả tinh thần nhân văn trong đời sống người Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục. Khổng Tử (551- 479 tr. CN) – người sáng lập ra Nho giáo. Ông là một tấm gương về nhân cách đạo đức của một người thầy, được người đời tôn xưng là “Vạn thế sư biểu” (người thầy của muôn đời). Là nhà giáo dục lớn của nhân loại, ông đã để lại nhiều phương pháp dạy học mà cho đến ngày nay vẫn còn những giá trị về mặt thực tiễn hết sức sâu sắc, mặc dù Khổng Tử không hề dùng ngôn từ “phương pháp dạy học” để chỉ cách thức dạy học của mình. Quang Đạm, khi nghiên cứu về Nho giáo đã cho rằng: “Chính người xưa không nói đến những điều đó một cách có hệ thống, thành lý luận rõ ràng. Chẳng hạn, vấn đề phương pháp luận có được Khổng Mạnh nói riêng và các học giả, các triết gia của Hán học cổ đại nêu lên bao giờ đâu. Nhưng qua những lời phát biểu, những câu ghi chép rời rạc trong sách này hay sách khác mà tìm hiểu cách học, cách dạy của những nhà học thuật và những nhà giáo dục chúng ta có thể tự giải đáp vấn đề ấy…” [1, tr. 401]. Vấn đề phương pháp dạy học cũng vậy, qua việc nghiên cứu cách dạy của các bậc đại Nho, đi sâu tìm hiểu những con người “học không biết chán, dạy không biết mỏi” ấy, chúng ta có thể khái

Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 03(23)/2012, tr. 134-141

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CỦA KHỔNG TỬ VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ…

135

quát thành một số phương pháp cơ bản mà ngày nay vẫn còn ý nghĩa vận dụng góp phần đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta. 2. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CỦA KHỔNG TỬ VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1. Phương pháp hỏi – đáp Nếu xét về tần xuất sử dụng thì phương pháp hỏi – đáp được Khổng Tử sử dụng nhiều nhất để giảng dạy cho các đệ tử của mình. Mặc dù, các ông không dùng từ “phương pháp dạy học” hay tên gọi “phương pháp vấn đáp” hoặc “phương pháp đàm thoại” như ngày nay nhưng hầu như toàn bộ sách Luận ngữ đã ghi lại sự đối đáp giữa thầy và trò Khổng Tử. Ông thường đặt ra câu hỏi hoặc nêu ra một vấn đề để học trò trả lời hoặc ngược lại, các môn đệ của ông nêu câu hỏi để được nghe ý kiến của thầy. Thậm chí các đệ tử tranh luận với nhau và với cả thầy, thẩm vấn thật kỹ để qua đó lĩnh hội nội dung cần trao đổi. Chẳng hạn, khi Phàn Trì hỏi về đức “nhân”, Khổng Tử đáp: “Nhân là thương người”. Hỏi về “trí”, Ngài đáp: “Trí là biết người”. Ông Phàn Trì chưa hiểu thấu. Đức Khổng Tử giải đáp rằng: “Cử người chính trực, bỏ kẻ cong vạy; với phương pháp ấy, người ta có thể khiến kẻ cong vạy hóa ra chính trực”. Phàn Trì lui ra, đến viếng ông Tử Hạ, nói rằng: “Trước đây, tôi có viếng thầy mà hỏi về trí. Thầy đáp: Cử người chính trực, bỏ kẻ cong vạy; với phương pháp ấy, người ta có thể khiến kẻ cong vạy hóa ra chính trực. Thầy nói vậy có ý nghĩa gì? Ông Tử Hạ đáp rằng: “Lời nói ấy nghĩa lý rộng thay! Kìa vua Thuấn khi có thiên hạ tức là ở ngôi thiên tử, thì ngài tuyển chọn trong dân chúng, cử dùng ông Cao Dao; những kẻ bất nhân đều tránh xa. Kế vua Thành Thang khi lên ngôi thiên tử, thì ngài tuyển chọn trong dân chúng, cử dùng ông Y Doãn; những kẻ bất nhân đều tránh xa” (Luận ngữ, Nhan Uyên, 21). Rõ ràng với sự chất vấn bằng hình thức hỏi – đáp giữa thầy và trò, giữa trò và trò, người học lĩnh hội được tri thức. Phương pháp này có nét tích cực mà ngày nay vẫn còn nguyên giá trị, đó chính là sự tương tác giữa thầy và trò, trò và trò rất lớn. Chính sự tương tác đó đã giúp cho người học dễ tiếp thu tri thức, phát huy được tính tích cực, chủ động của người học trước các vấn đề trong cuộc sống; đồng thời người dạy có thể nắm bắt được khả năng nhận thức của người học. Tuy nhiên, mặc dù có nhiều giá trị tích cực, song khi nghiên cứu sách Luận ngữ, ta thấy hầu như vai trò của người thầy vẫn là chủ đạo trong quá trình dạy học, còn vai trò chủ động của học trò vẫn còn mờ nhạt. Ngày nay, tiếp thu và vận dụng sáng tạo phương pháp giáo dục của Khổng Tử, người thầy phải lấy học sinh làm trung tâm, phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Tuy nhiên, để làm được điều đó thì trước hết người thầy phải làm tốt vai trò chủ đạo của mình trong quá trình dạy học. 2. Phương pháp gợi mở Gắn với phương pháp hỏi – đáp, trong quá trình dạy học, Khổng Tử thường sử dụng phương pháp gợi mở và xem đó là cách thức để dẫn dắt người học đến với chân lý. Có thể nói, dù đã cách xa hiện tại hơn 25 thế kỷ, nhưng cách giáo hóa của Khổng Tử vẫn gần gũi, đầy sáng tạo mà ngày nay nền giáo dục hiện đại vẫn hướng đến nhằm khơi dậy

136

NGUYỄN THỊ HOA PHƯỢNG

sự nỗ lực, tự giác, chủ động của con người. Trong giáo dục đạo đức, nhân cách cho học trò, Khổng Tử đòi hỏi cao về sự tự giác, coi trọng nội lực ở bản thân con người, tính tích cực, chủ động của chủ thể. Khi giảng dạy cho học trò, Khổng Tử thường “chỉ gợi lên một mối rồi để người ta tự mình phải suy nghĩ ra mà hiểu lấy” [2, tr. 99]. Ông thường khuyến khích các đệ tử tư duy một cách độc lập, mạnh dạn nêu ý kiến. Theo Khổng Tử, sự thông đạt không phải tự nhiên mà có, đó là cả quá trình học tập tích cực, tư duy sáng tạo. Khổng Tử cho rằng: “Học mà chẳng chịu suy nghĩ thì chẳng được thông minh. Suy nghĩ mà chẳng chịu học, thì lòng dạ chẳng yên ổn” (Học nhi bất tư, tắc võng, tư nhi bất học, tắc đãi – Luận ngữ, Vi Chính, 15). Khổng Tử hết sức bất bình đối với những học trò lười suy nghĩ, không chịu động não. Ông nói rằng: “Người nào chẳng ra công tìm tòi, như làm việc chi, chẳng tự hỏi: tôi phải làm cách nào? tôi phải làm sao? Người như vậy, ta cũng chẳng có cách gì mà chỉ bảo cho được” (Luận ngữ, Vệ Linh Công, 15). Khổng Tử luôn khuyến khích học trò phải biết suy nghĩ sâu sắc, tìm tòi cho sáng tỏ. Nếu học trò chưa khao khát muốn biết, chưa hổ thẹn vì không biết thì ông chưa dạy bảo. Khi học trò nôn nóng muốn học thì ông lại tùy tính cách và khả năng của từng người mà có phương pháp riêng. Rõ ràng, Khổng Tử luôn chú trọng đến sự nỗ lực, tính tích cực, tự giác của người học. Cách dạy của ông không gò bó, mà cốt ở sự chỉ dẫn, gợi ý cho người học để phát huy tính tích cực, tự giác của học trò. Thông qua sự gợi mở của người thầy, người học tự khám phá những điều mình chưa rõ, chưa có chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức mà thầy truyền đạt cho. Phương pháp này ngày nay vẫn được đánh giá cao không chỉ ở Việt Nam, Trung Quốc mà còn ở hầu hết các nước có nền giáo dục phát triển ở phương Đông lẫn phương Tây. 2. Phương pháp nêu gương Nêu gương là một phương pháp được Khổng Tử đặc biệt chú trọng nhằm để giáo hóa cho các môn đồ, ông sử dụng phương pháp này như là một công cụ giáo hóa tích cực nhất. Điều đó được phản ánh trong các buổi đàm đạo về chính sự với quan lại triều đình và những lời khuyên dành cho học trò. Ông thường thường lấy gương tốt người xưa làm “thông giám”, lấy nhân cách của các bậc thánh hiền để khai mở cho học trò, bởi những tấm gương có giá trị hơn cả những bài thuyết giảng. Nếu đối sánh với giáo dục hiện đại, chúng ta không thể tìm ra sự luận giải của Khổng Tử về “phương pháp nêu gương”. Tuy nhiên, từ sự nghiên cứu cuộc đời và sự nghiệp của Khổng Tử qua các tài liệu, chúng ta có thể thấy rõ ông đã sử dụng hiệu quả phương pháp này như thế nào. Bản thân ông là một người thầy mẫu mực, một tấm gương về nhân cách đạo đức cũng như tinh thần dạy – học cho người học noi theo. Ông cho rằng: “Học nhi bất yếm, hối nhân bất quyện” (học tập mà không chán, dạy người mà không thấy mệt). Sau này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo phương thức giáo dục của người xưa. Trong giáo dục đạo đức, Bác rất coi trọng nguyên tắc “nêu gương”. Bác thường xuyên nhắc nhở và yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên “Tự mình phải chính trước, mới giúp được người khác chính” [3, tr. 644]. Bác cho rằng, việc nêu gương đạo đức tác dụng giáo dục quần chúng rất cao, chính vì vậy mà Bác đã phát động phong trào thi đua sôi nổi, sâu rộng trong toàn xã hội – phong trào “Người tốt, việc tốt”. Theo Bác, việc nêu gương “Người

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CỦA KHỔNG TỬ VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ…

137

tốt, việc tốt” sẽ có tác dụng giáo dục đạo đức rất lớn. Qua đó, mỗi người đều tự nhận thấy mình có thể noi theo gương tốt và làm việc tốt để trở thành người có ích cho xã hội. Bác căn dặn: “Lấy gương người tốt, việc tốt hằng ngày để giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới” [4, tr. 558]. Vận dụng quan điểm giáo dục của Khổng Tử và tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các nhà giáo dục ngày nay vẫn sử dụng phương pháp nêu gương để giáo huấn học trò, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống cho học trò rất có hiệu quả… đồng thời bản thân người thầy giáo phải thực hiện tốt cuộc vận động của ngành giáo dục: “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. 3. Phương pháp dẫn luận Phương pháp dẫn luận được sử dụng khá nhiều trong các bài giảng của Khổng Tử. Thông qua những câu nói ngắn gọn, súc tích được lưu truyền có ý nghĩa giáo dục, được coi như chuẩn tắc sống và hoạt động của con người, Khổng Tử thường trích dẫn những câu cổ ngữ để giảng dạy cho các đệ tử. Trong Luận ngữ có một số câu châm ngôn có từ thời trước, nhiều câu bắt đầu với “Tử viết: Khổng Tử nói”, nhưng thực ra là thu thập từ truyền thống truyền khẩu mà Khổng Tử áp dụng khi giảng dạy học trò. Chẳng hạn: “Tử viết: Học nhi bất tư, tắc võng; tư nhi bất học, tắc đãi” (Khổng Tử nói: Học mà không suy nghĩ ắt mờ tối, suy nghĩ mà không học hỏi ắt mỏi mệt – Luận ngữ, Vi chính, 15); hay “Tử viết: Xảo ngôn, lệch sắc, tiển hỹ nhân” (Khổng Tử nói: Khéo mồm khéo miệng, mặt mũi tươi tỉnh, người như thế ít có nhân – Luận ngữ, Học nhi, 3). Khổng Tử cũng thường mượn nội dung những câu chuyện để răn dạy, hoặc thông qua cách cư xử, lời nói của thánh nhân hoặc của bản thân ông để gián tiếp giáo dục cách cư xử cho học trò. Chẳng hạn như: Một hôm, từ triều về nhà, nghe tin chuồng ngựa cháy, Khổng Tử hỏi: “Có ai bị thương không?” (Luận Ngữ, Hương đảng, 12), ông không hề hỏi về ngựa mà chỉ hỏi đến người dù một con ngựa thời đó có thể đắt gấp 10 lần một nô lệ. Khổng Tử không quan tâm đến vật chất mà thể hiện sự quan tâm lớn nhất đến con người. Qua đó, không cần dạy trực tiếp nhưng học trò của ông có thể suy nghĩ và định hình về lối sống đạo đức của mình. Dẫn luận những câu chuyện hoặc trích dẫn kinh điển, lời dạy của thánh nhân để dạy học trò, qua đó Khổng Tử đã giúp người học tự nhận thức, tự suy luận ra vấn đề vừa nhẹ nhàng, vừa sâu sắc. Phương pháp này ngày nay vẫn được sử dụng khá phổ biến trong quá trình giáo dục bởi những giá trị, ưu điểm của nó. 4. Phương pháp ôn cũ biết mới Khổng Tử khẳng định rằng: “Người nào ôn lại những điều đã học, do nơi đó mà biết thêm những điều mới, người ấy có thể làm thầy thiên hạ đó” (Ôn cố nhi tri tân, khả dĩ vi sư kỹ – Luận ngữ, Vi chính, 11). Theo đó, Khổng Tử muốn nói đến tầm quan trọng của việc học và ôn tập. Điều quan trọng hơn cả, ôn tập không chỉ để củng cố kiến thức mà còn biết thêm cái mới. Học tập là để hiểu biết cái hiện chưa biết, cũng tức là hiểu

138

NGUYỄN THỊ HOA PHƯỢNG

biết cái còn mới lạ đối với mình để nắm bắt cái mới lạ đó. Đây thực sự là phương pháp dạy học phổ biến, bổ ích, thiết thực và đúng đắn. Trong quan niệm của Khổng Tử thì phương pháp “ôn cố nhi tri tân” có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Đối với đạo, đạo trị nước, đạo tu thân, đối với cương thường luân lý, đối với cuộc sống nói chung, cái gì cũng có khuôn vàng, thước ngọc; cho nên, muốn tu thân, tề gia, trị quốc, làm cho thiên hạ trở nên hữu đạo thì phải luôn giữ gìn, thực hiện cho đúng đạo của Thánh vương thuở xưa, phải “ôn cố” cho rộng, cho nhiều, cho sâu. “Ôn cố nhi tri tân” theo Khổng Tử là ôn lại cái cũ xưa để biết cái mới ngày nay và ngày sau. Theo Quang Đạm thì “nhiều nhà giáo dục và khoa học tiến bộ ở nước ta và ở nhiều nước khác vận dụng luận điểm ôn cố nhi tri tân thành một phương pháp học tập và nghiên cứu nối liền quá khứ với hiện tại và tương lai” [5, tr.434]. Trong quá khứ, mọi mặt của đời sống đều có những thành tựu đã đạt đỉnh cao, thông thường là do các vua, các thánh để lại. Khổng Tử là người “học không biết chán, dạy đời không biết mỏi” (“Học nhi bất yếm, hối nhân bất quyện” – Luận ngữ, Thuật Nhi, 33). Người đã ôn thật kỹ mọi kiến thức cũ từ thời thánh cổ, diễn đạt và ghi chép rõ ràng, từ đó nhạy bén tìm ra cái mới trong đạo lý của mỗi vị thánh hiền rồi gộp lại những thành quả ấy để đời sau kế thừaVới việc san định tức là sắp xếp, lựa chọn, chỉnh lý những thành tựu lớn của các đấng “tiên vương”, “tiên thánh” ngày xưa, với nguyên tắc “thuật nhi bất tác” Khổng Tử mong muốn “thuật cho đúng cái cổ”, bởi đó là cái đã đạt đến đỉnh cao về mọi mặt, là những cái mới ban đầu tuyệt vời mà tiên thánh đã đặt ra mà “con cháu và các thế hệ môn đệ đời sau không thể làm gì hơn những công việc ôn cũ cho kỹ, tập thành cho dù và “thuật” cho đúng để tìm lại cái mới” [5, tr. 438]. Khổng Tử rất lo người học không biết hướng vào quá khứ mà “ôn cố” để tìm lại những đỉnh cao cần đạt tới. Đây cũng là vấn đề mà những nhà giáo dục ngày nay vẫn trăn trở, nhất là khi thế hệ trẻ đang sống trong thế giới hiện đại với sự ảnh hưởng nhiều mặt của nó. Thế nên, vấn đề giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo… cho thế hệ trẻ là không thể xem nhẹ. Tuy nhiên, nếu “ôn cố nhi tri tân” với nguyên tắc “thuật nhi bất tác” thì không chừng sẽ dẫn đến lối học vẹt, thụ động, thiếu sáng tạo. Nếu “ôn cổ” theo kiểu thuộc lòng mọi câu chữ của “cổ nhân”, thuật lại, lặp lại, làm y nguyên lại mà “bất tác” không sáng tạo, không làm ra cái mới và việc quá đề cao “ôn cố nhi tri tân” một cách phiến diện, một chiều sẽ tạo nên sự trì trệ, bảo thủ trong quá trình giáo dục và trong lĩnh vực hoạt động tinh thần nói chung. Điều đó khó có thể chấp nhận trong nền giáo dục hiện đại ngày nay. Mặt khác, nếu biết vận dụng, biết ôn lại, thuật lại cái thành quả, cái đúng, cái hay của người xưa với tinh thần nhạy bén dò tìm chân lý để “tri tân” thì lại khác, có thể đem lại hiệu quả cao trong dạy và học. 6. Phương pháp gắn lý thuyết với thực nghiệm Nghiên cứu cách thức dạy học của rằng Khổng Tử, chúng ta thấy ông luôn chú trọng mở mang trí tuệ và trau dồi đạo đức, gắn việc học với thực hành và vận dụng tri thức vào giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Sự kết hợp giữa lý thuyết với thực hành trong

Việt Nam Học Được Gì Từ Giáo Dục Stem? Phương Pháp Giáo Dục Stem

Trong khoảng hai thập niên gần đây, Giáo dục STEM đã trở nên phổ biến ở Mỹ và một số nước trên thế giới. Vậy giáo dục STEM là gì? Điểm mạnh và điểm hạn chế? Chúng ta học được gì từ giáo dục STEM, đặc biệt trong bối cảnh xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông mới?

Cùng với thuật ngữ “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” và “Giáo dục 4.0”, STEM dường như đã trở thành một thuật ngữ thời thượng. Trong bối cảnh như thế, có hai câu hỏi bản chất cần giải quyết:

Thứ nhất: Giáo dục STEM là gì? Điểm mạnh và điểm hạn chế?

Thứ hai: Chúng ta học được gì từ giáo dục STEM, đặc biệt trong bối cảnh xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông mới, trên cơ sở tính đến trình độ và năng lực của đội ngũ giáo viên; cơ sở vật chất của các nhà trường; điều kiện kinh tế-xã hội của các địa phương…?

Dân trí, xin giới thiệu bài phân tích về STEM của chúng tôi Đỗ Đức Thái, Thành viên Ban Phát triển CT GDPT tổng thể, Chủ biên CT môn Toán.

Giáo dục STEM là gì?

Có thể nói, giáo dục STEM không hướng đến mục tiêu đào tạo để học sinh trở thành những nhà toán học, nhà khoa học, kỹ sư hay những kỹ thuật viên mà chủ yếu là trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng để làm việc và phát triển trong thế giới công nghệ hiện đại ngày nay.

Giáo dục STEM tạo ra những con người có thể đáp ứng được nhu cầu công việc của thế kỷ 21, đáp ứng sự phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia và có thể tác động tích cực đến sự thay đổi của nền kinh tế tri thức trong bối cảnh toàn cầu hóa.

“Giáo dục STEM là một cách tiếp cận liên ngành trong quá trình học, trong đó các khái niệm học thuật mang tính nguyên tắc được lồng ghép với các bài học trong thế giới thực, ở đó học sinh áp dụng các kiến thức trong khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học vào các bối cảnh cụ thể, giúp kết nối giữa trường học, cộng đồng, nơi làm việc và các tổ chức toàn cầu để từ đó phát triển các năng lực trong lĩnh vực STEM và khả năng cạnh tranh trong nền kinh kế mới” (Theo Hiệp hội các Giáo viên dạy khoa học Mỹ-NSTA).

Có thể nhìn các thành tố trong Giáo dục STEM dưới góc nhìn phát triển năng lực của người học. Chẳng hạn, yếu tố “Kỹ thuật” trong Giáo dục STEM tạo ra năng lực kỹ thuật của người học thể hiện qua khả năng giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn đời sống bằng cách thiết kế các đối tượng, hệ thống và xây dựng các quy trình sản xuất để tạo ra chúng.

3 thế mạnh của giáo dục STEM

Chúng ta cần phải khai thác những điểm mạnh của Giáo dục STEM trong dạy học ở nhà trường phổ thông, trong đó có tính đến hoàn cảnh thực tế của đất nước về trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục; năng lực, điều kiện sống và làm việc của giáo viên; cơ sở vật chất của các nhà trường; điều kiện kinh tế-xã hội của các địa phương,…

Những điểm mạnh của giáo dục STEM có thể kể đến:

Thứ nhất: Giáo dục STEM là phương thức giáo dục tích hợp theo cách tiếp cận liên môn (interdisciplinary) và thông qua thực hành, ứng dụng. Thay vì dạy bốn môn học như các đối tượng tách biệt và rời rạc, STEM kết hợp chúng thành một mô hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng thực tế. Qua đó, học sinh vừa học được kiến thức khoa học, vừa học được cách vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn.

Giáo dục STEM sẽ phá đi khoảng cách giữa hàn lâm và thực tiễn, tạo ra những con người có năng lực làm việc “tức thì” trong môi trường làm việc có tính sáng tạo cao với những công việc đòi hỏi trí óc của thế kỷ 21.

Điều này phù hợp với cách tiếp cận tích hợp trong Chương trình GDPT mới. Vì thế, tư tưởng này của giáo dục STEM cần được khai thác và đưa vào mạnh mẽ trong Chương trình GDPT mới.

Các kiến thức và kỹ năng này phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày. Tư tưởng này của giáo dục STEM cũng cần được khai thác và đưa vào mạnh mẽ trong Chương trình GDPT mới.

Thứ ba: Giáo dục STEM đề cao một phong cách học tập mới cho người học, đó là phong cách học tập sáng tạo. Đặt người học vào vai trò của một nhà phát minh, người học sẽ phải hiểu thực chất của các kiến thức được trang bị; phải biết cách mở rộng kiến thức; phải biết cách sửa chữa, chế biến lại chúng cho phù hợp với tình huống có vấn đề mà người học đang phải giải quyết.

Sự thẩm thấu kiến thức theo cách như vậy chính là một trong những định hướng mà giáo dục cần tiếp cận. Tuy vậy, có thể thấy phương thức dạy học như trên là không hề dễ dàng ngay cả đối với thế giới chứ không chỉ riêng trong điều kiện hiện nay của chúng ta.

4 Cảnh báo

Thứ nhất: Rõ ràng rằng việc khai thác, áp dụng những điểm mạnh của giáo dục STEM là hết sức có lợi và cần thiết đối với giáo dục phổ thông của chúng ta. Nhưng trong hoàn cảnh thực tế của đất nước về trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý của giáo viên; cơ sở vật chất của các nhà trường; điều kiện kinh tế-xã hội của các địa phương,… thì điều đó lại trở nên không đơn giản. Đặc biệt, có hai yếu tố cần xem xét:

– Đã chuẩn bị các văn bản cần thiết chỉ đạo triển khai giáo dục STEM? – Cán bộ quản lí các nhà trường phổ thông có thực sự quan tâm đến giáo dục STEM hay không? Bởi nếu không thì có thể viện dẫn rất nhiều lí do để không áp dụng.

Thứ hai: Vấn đề tích hợp và phát triển năng lực giải quyết vấn đề gắn với thực tiễn là những vấn đề khó đối với giáo viên hiện nay. Tuy được nhấn mạnh nhiều trong những năm qua, nhưng thực tế diễn ra ở nhà trường thì chưa được như mong muốn. Có thể nói giáo dục STEM mới chỉ thực hiện được tại một số nhà trường phổ thông dưới hình thức thu hút một số học sinh tham gia dự thi đề tài (hay một sản phẩm nào đó), điển hình là kì thi Intel ISEP được tổ chức hàng năm.

Thứ ba: Kiểm tra đánh giá và thi cử cần tương thích với những tư tưởng cơ bản của giáo dục STEM. Tuy nhiên nếp nghĩ “thi gì học nấy” là một trở lực lớn trong việc đưa giáo dục STEM vào nhà trường phổ thông.

Thứ tư: Hiện nay người ta nói nhiều về “khoa học dữ liệu”, về “trí tuệ nhân tạo”, về “tư duy máy tính”, về “tự động hóa”, về “robot”, về những ngành nghề sẽ mất đi do tiến bộ về khoa học kĩ thuật trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư,…

Nhưng nhân loại đã có nhiều bài học quý do ảo tưởng về sức mạnh của máy tính, của tin học. Mười lăm năm là một khoảng thời gian ngắn, có đủ không để tạo ra những viễn cảnh như vậy? Những vấn đề cấp thiết mà nhân loại đang đối đầu như: chiến tranh, đói nghèo, dịch bệnh, biến đổi khí hậu… chắc không thể giải quyết bằng những viễn cảnh đó!

Tôi cũng tin rằng giáo dục STEM không phải là lập trình và chế tạo robot. Và chương trình giáo dục phổ thông không thể tích hợp triệt để thành khoa học dữ liệu. Giáo dục con trẻ muôn đời vẫn phải xoay quanh hai trục vĩnh cửu: Phát triển nhân cách và giá trị nhân văn cao đẹp của con người với hai nhân vật trung tâm là Thầy và Trò.

Xem Thêm : Xu thế ngành học STEM và lợi thế bài thi ACT

Aj Hoge Bất Ngờ Với Phương Pháp Học Tiếng Anh Của Người Việt

Khi đến Việt Nam A.J Hoge – nhà sáng lập phương pháp học tiếng anh Effortless English đã nhận định: “Sinh viên Việt Nam là những người có nhiều động lực và năng lực nhất mà tôi từng thấy trên thế giới. Đó là một điều rất rất tuyệt vời. Tuy nhiên, phần đông trong số đó không thể giao tiếp tiếng Anh”.

Lý giải nguyên nhân của ” Căn bệnh lười nói tiếng anh”

Động lực và năng lực sẵn có, vậy tại sao “căn bệnh lười nói tiếng anh” vẫn hoành hành ở Việt Nam?

“Căn bệnh lười nói tiếng anh” là thực trạng người học tiếng anh giao tiếp ngại nói, ngại giao tiếp bằng tiếng anh. Nguồn gốc của căn bệnh bắt nguồn từ việc: chú trọng vào ngữ pháp quá nhiều mà quên đi kỹ năng nói, không định hình được phương pháp phù hợp, thiếu tự tin, lười…

Lâu nay các phương pháp dạy học tiếng Anh ở Việt Nam luôn đi ngược lại với thế giới. Quy trình đúng của nó phải là nghe – nói – đọc – viết. Tuy nhiên ở Việt Nam, việc bắt đầu học tiếng anh bằng ngữ pháp đã ăn sâu vào suy nghĩ của nhiều bạn học sinh, sinh viên.

Bên cạnh đó, người Việt lại hay xấu hổ, sợ mình mắc lỗi trong lúc nói. Quan trọng hơn là việc học tiếng Anh ở hầu hết các trường Việt Nam đều chỉ là đối phó, học để lấy điểm. Chính những yếu tố đó làm ” căn bệnh lười nói Tiếng Anh” càng ngày càng lan rộng trong đại đa số người Việt.

“Mắt xích” quan trọng để chữa trị căn bệnh lười nói tiếng anh!

Bệnh lười nói tiếng anh bắt nguồn từ việc học sinh, sinh viên Việt Nam không định hình được phương pháp phù hợp, tâm lý thiếu tự tin… Nếu tình trạng này kéo dài căn bệnh này sẽ trở thành căn bệnh thế kỷ!

Tổ chức Giáo dục Quốc tế Langmaster nơi định hình phương pháp học tiếng anh hiệu quả, luôn luôn thấu hiểu tâm lý và cảm xúc mỗi học viên.

Khi hỏi lý do tại sao A.J Hoge lại chọn Langmaster làm đối tác chiến lược tại Việt Nam ông chia sẻ: “Tôi nghĩ điều quan trọng nhất mà Langmaster làm được là họ thực sự hiểu tâm lý, cách truyền động lực, năng lượng. Tất cả những yếu tố này rất quan trọng, đó là những nền tảng mang lại hiệu quả nhanh nhất.”

Khác với những trường huấn luyện, đào tạo Tiếng anh khác, Langmaster luôn kết hợp các chương trình đào tạo Tiếng anh với huấn luyện tư duy, kỹ năng một cách hiệu quả giúp người học giao tiếp tiếng Anh trôi chảy trong vòng từ 3-6 tháng.

“Cảm xúc, năng lực, tâm lý là một trong những khác biệt lớn nhất mà Tổ Chức Giáo dục Quốc tế Langmaster mang lại. Tất cả những yếu tố này là nền tảng quan trọng để tôi tin vào Langmaster và muốn cùng Langmaster tạo nên những điều kỳ diệu dành cho sinh viên Việt Nam. Chúng tôi đang rất vui và phấn khích để làm điều này.” – AJ Hoge khẳng định.

Langmaster đã tạo ra môi trường học tập và rèn luyện tiếng anh thực sự hiệu quả. Effortless English vận dụng ba yếu tố chính là “cơ thể, niềm tin và phương pháp” để tạo ra sự khác biệt.

Nhằm nâng cao giá trị cho học viên, Năm 2015 Langmaster liên tiếp tổ chức các hội thảo lớn về tiếng anh với các diễn giả hàng đầu thế giới như Paul Gruber ( vào ngày 29/7) và AJ Hoge – cha đẻ của phương pháp Effortless English vào tháng 11 tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Để biết thêm thông tin chi tiết về chương trình vui lòng truy cập website chúng tôi

Bạn đang đọc nội dung bài viết Phương Pháp Học Của Iq Việt Nam trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!