Cập nhật nội dung chi tiết về Phương Pháp Học Tập Cho Trẻ 3 mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
4 cách giúp trẻ trong độ tuổi từ 3 – 4 phát huy khả năng học hỏi một cách tối đa tạo nền tảng phát triển tương lai
Thời kỳ này mầm mống cái tôi của trẻ bắt đầu được hình thành, trẻ bắt đầu biểu hiện những đòi hỏi hoặc kháng cự với những điều không thích, nhưng khả năng nói chuyện với người lớn đang dần hình thành nên bạn có thể nói chuyện truyền đạt được tình cảm làm giảm bớt stress cho trẻ. Bạn cũng có thể cho trẻ chơi và xây dựng mối quan hệ với người khác bằng cách dẫn trẻ đến nơi tập trung nhiều bạn đồng trang lứa để phát triển kỹ năng giao tiếp.
3. Cách hoạt động cụ thể có ảnh hưởng đến khả năng phát triển của trẻ
– Nhận thức về kích cỡ : thời kỳ này trẻ có thể hiểu được “lớn – nhỏ”, “dài – ngắn”, “cao – thấp”, “nặng – nhẹ”, “nhanh – chậm”… Cách tốt nhất là cho trẻ nhận biết bằng vật thực tế.
– Phân biệt màu sắc: trẻ dần nhận biết được màu sắc như xanh, đỏ, vàng … Hãy chỉ cụ thể vào những thứ xung quanh đồng thời dậy cho con từ ngữ tương ứng với màu sắc. Đồng thời cũng có thể dạy cho trẻ đèn tín hiệu giao thông, giải thích màu đỏ thì dừng lại, màu xanh thì được sang đường.
– Sử dụng đồ dùng: có thể cho trẻ sử dụng một số đồ dùng như dùng kéo cắt giấy, dán keo … hành động này có hiệu quả trong việc tăng các khớp thần kinh của não bộ. Ngoài ra, cho trẻ thực hiện các mô tả đơn giản bằng bút chì, bắt đầu từ vẽ từng chấm, đường thẳng và dần đến vẽ vòng tròn hoặc hình tam giác.
4. Khen và nâng cao khả năng khẳng định bản thân cho trẻ
Ở độ tuổi này, bạn có thể bắt đầu dạy trẻ một cách nghiêm túc về quy định mang tính xã hội, ứng xử nơi công cộng, đánh giá đúng sai. Đây cũng là thời kỳ bạn có thể nhắc nhở trẻ hoặc áp dụng “hình phạt” với trẻ khi cần thiết. Tuy nhiên, nếu không phải là hành vi lệch lạc so với quy tắc chung của xã hội, làm phiền người khác hay hành vi gây nguy hiểm thì không nên mắng con, cố gắng để ý và khen con khi chúng là được việc gì đó.
Đến thời kỳ này, trẻ cũng trở nên quan tâm đến chữ viết và con số, chúng có thể cầm bút, nhưng hãy lấy những việc trong cuộc sống thực và cho trẻ trải nghiệm là nền tảng cơ bản để dạy trẻ.
Phương Pháp Học Tập Hiệu Quả Cho Học Sinh Cấp 3
Phương pháp học tập hiệu quả cho học sinh cấp 3
Khoảng thời gian học cấp 3 sẽ ghi lại cho các em rất nhiều kỷ niệm. Đây là giai đoạn ngấp nghé trưởng thành nên các em sẽ không khỏi băn khoăn, trăn trở nhiều vấn đề. Tương lai đang đến gần với bao nhiêu hoài bão và ước mơ to lớn, có đôi khi, các em không kịp nhìn nhận rõ những gì mình muốn làm. Tuy nhiên, dù có đang băn khoăn điều gì thì các em cũng hãy hoàn thành thật tốt ba năm học này để mở đầu cho một tương lai tốt đẹp với nhiều lựa chọn hơn. Làm thế nào để học tốt hơn vào cấp 3?
Bí quyết học tập tốt ở cấp 3
Tập trung nghe giảng – tăng khả năng tiếp thu
Thời gian học trên lớp hiệu quả sẽ giúp các em tiết kiệm nhiều thời gian làm bài tập, học bài. Tuy nhiên, thay vì cặm cụi ghi chép, các em hãy lắng nghe và hiểu những bài giảng. Bất cứ khi nào các em thấy khó hiểu, hãy mạnh dạn đặt câu hỏi và nêu ý kiến của mình về nội dung đó. Thầy cô sẽ giúp các em hiểu bài sâu sắc hơn. Khi đã hiểu, việc học bài hoặc làm bài dựa trên nội dung đó sẽ vô cùng dễ dàng. Tập trung lắng nghe sẽ giúp các em tăng khả năng tiếp thu hiệu quả.
Có phương pháp đọc sách hiệu quả
Chăm chỉ thôi chưa đủ, các em cần tìm tòi ra nhiều cách học, đọc thông minh để giúp bản thân tiết kiệm thời gian, tăng khả năng nắm bắt thông tin. Mỗi người đều có cách làm riêng, tuy nhiên, ban đầu, các em hãy thử qua nhiều cách để tìm ra phương pháp phù hợp nhất với mình.
Ví dụ, các em có thể vừa đọc sách, vừa ghi chú bằng bút chì hoặc bút nhớ, làm nổi bật những từ khóa quan trọng mà chỉ cần nhìn vào đó, các em sẽ nhớ phần nội dung còn tại. Sau đó, các em tóm tắt lại nội dung vào một quyển vở để chỉ cần xem lại vài ý là các em có thể nhớ lại nội dung đã đọc.
Đọc sách cũng là một kỹ năng, do đó, các em cần dành chút thời gian để rèn luyện và tìm ra phương pháp hiệu quả. Đọc sách tốt, tiếp thu tốt sẽ giúp các em học cấp 3 nhẹ nhàng và hỗ trợ cho việc học và việc làm trong tương lai.
Tìm hiểu thêm: trường tư thục lớp 8 tốt nhất TPHCM
Định hướng khối thi và ngành học
Nếu có dự định thi đại học, các em hãy chọn trước khối thi và ngành học để chuẩn bị thật tốt cho những môn sẽ thi đại học. Một khi có động lực, các em sẽ không đi sai đường. Đó cũng là phương pháp học tập hiệu quả, giúp các em có định hướng và tin tưởng vào những gì mình đang cố gắng hơn.
Để định hướng khối thi và ngành học, các em hãy tham khảo ý kiến của thầy cô, cha mẹ hoặc những anh chị khóa trên hoặc tham gia những buổi hướng nghiệp do trường tổ chức.
Học từ cơ bản đến nâng cao
Đừng hấp tấp, vội vã bởi kiến thức là phạm trù rất rộng lớn và mênh mông. Các em muốn hiểu được những nội dung nâng cao hơn thì phải biết rõ những điều cơ bản trước. Ôn cấp tốc, học vẹt, học lấy số lượng sẽ chỉ giúp các em học ứng phó, không thể vận dụng về sau. Hãy đi từ nền tảng đến nâng cao, đi từ dễ tới khó.
Tích cực thực hành và làm bài tập
Có những môn học không thể nói lý thuyết suôn là hiểu được, đặc biệt là những môn tự nhiên. Do đó, để nhớ lâu những công thức dài, các em cần phải vận dụng công thức đó thật nhiều. Trong quá trình làm bài tập, các em sẽ nhận thấy những vấn đề phát sinh, đa dạng trường hợp và đa dạng cách áp dụng. Thực hành và làm bài tập nhiều sẽ giúp các em có cách ứng dụng lý thuyết linh hoạt hơn.
Có thái độ tích cực trong học tập
Các em sẽ không thể học tốt nếu xem đó là nghĩa vụ, thụ động hoặc cảm thấy bị ép buộc. Hãy hiểu rằng, học tập chính là mở ra con đường tươi sáng cho các em trong tương lai. Nếu các em học tốt, các em có rất nhiều lựa chọn. Các em sẽ chủ động hơn trong việc quyết định nghề nghiệp và định hướng tương lai cho mình.
Kể cả khi các em không biết mình nên làm gì trong 4,5 năm tới thì cũng hãy học tập thật tốt để đến khi các em muốn lựa chọn, các em có thể lựa chọn cái mình yêu thích nhất và có thể làm tốt nhất.
THÔNG TIN ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN
Vui lòng điền đây đủ thông tin bên dưới
*Bắt buộc
Chia sẻ bài viết nếu bạn cảm thấy thích:
Đề Tài Phương Pháp Dạy Tập Đọc Cho Học Sinh Lớp 3
PHẦN I: MỞ ĐẦU I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Cấp Tiểu học, đọc là một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đọc giúp các em chiếm lĩnh ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp, học tập, tạo ra hứng thú và động cơ học tập. Đọc tạo điều kiện để học sinhcó khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời. Đọc là khả năng không thể thiếu được của con người trong thời đại văn minh. Vì lẽ đó, ở trường Tiểu học giáo viên có nhiệm vụ dạy cho học sinh một cách có hệ thống các phương pháp để hình thành và phát triển năng lực đọc cho học sinh. Tập đọc là một phân môn thực hành mang tính tổng hợp, nhiệm vụ quan trọng nhất là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Qua bài tập đọc học sinh được làm quen với ngôn ngữ văn học, các nhân vật trong các bài tập đọc, các thông điệp mà nội dung bài học cần thông báo …Tập đọc giúp các em phát triển kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, bồi dưỡng cho các em cảm nhận được những rung cảm thẫm mỹ, cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ qua bài đọc, từ đó giáo dục cho các em những tình cảm trong sáng tốt đẹp. Ở lớp 3 ,theo chương trình Giáo duc phổ thông – cấp Tiểu học mục tiêu của dạy tập đọc là : – Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng việt (đọc, nghe , nói , viết ) để học tập và giao tiếp trong các môi ttrường họat động của lứa tuổi . – Biết thêm những từ ngữ ( gồm cả những thành ngữ , tục ngữ dễ hiểu )về lao động sản xuất , văn hoá , xã hội , bảo vệ tổ quốc… – Biết cấu tạo ba phần của bài văn; bước đầu nhận biết đoạn văn ý chính . – Đọc đúng và rành mạch bài văn ( khoảng 70 – 80 tiếng / phút ) , nắm được ý chính của bài. – Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng , giàu đẹp của tiếng Việt , góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Thực tế hiện nay ở trường Tiểu học cho thấy kỹ năng đọc của học sinh lớp ba còn hạn chế , ngay cả giáo viên chưa tì m ra phương pháp để năng cao kết quả giờ đọc . Việc dạy của giáo viên vẫn bám vào phương pháp dạy dập khuôn học sinh theo phương pháp mới cũng là đọc cá nhân , đọc theo nhóm , … nhưng giáo viên hầu hết không kiểm soát được tốc độ đọc cách đọc của học sinh , không sửa sai . Đây là nguyên nhân làm cho học sinh hoạt động không tích cực , sinh ra nhàm chán khi học tập đọc . Để nâng cao chất lượng đọc cho học sinh lớp ba và tránh nhàm chán cho các em trong giờ học tôi chọn đề tài : “Phương pháp dạy tập đọc cho học sinh lớp 3B ” . II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU . – Nâng cao kỹ năng đọc cho học sinh. – Thông qua dạy học tiếng Việt, góp phần rèn luyện thao tác tư duy cho học sinh. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. – Nghiên cứu cơ sở lí luận ngôn ngữ học. – Học sinh lớp 3B. – Phương pháp dạy tập đọc lớp 3. IV . NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU . – Xây dựng và xác dịnh các cơ sở lí luận để day cho học sinh tập đọc đúng yêu cầu của lớp 3. – Đề xuất nội dung điều chỉnh phương pháp dạy . – Tổ chức dạy học thực nghiệm. – Kiểm tra tính hiệu quả của giờ dạy. V . PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. – Phương pháp khảo sát thực tế . – Phương pháp thực nghiệm. – Phương pháp so sánh đối chiếu. PHẦN II : NỘI DUNG. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN. I . CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC. Phương pháp dạy tập dọc phải dựa trên những cơ sở của ngôn ngữ học như : chính âm , chính tả , ngữ điệu … Để tổ chức dạy đọc cho học sinhchúng ta cần hiểu rõ quá trình đọc , nắm bản chất kỹ năng đọc. Đọc là một hoạt động trí tuệ phức tạp mà cơ sở là tiếp nhận thông tin bằng chữ viết dựa vào hoạt động của cơ quan thị giác . Đọc bao gồm những yếu tố như : Tiếp nhận bằng mắt, hoạt động của cơ quan phát âm , các cơ quan thính giác và thông hiẻu những gì đọc được. Nhiệm vụ của sự phát triển kỹ năng đọpc là đạt đến sự tổng hợp giữa những mặt riêng lẻ này của quá trình đọc đó là điểm phân biệt giữa người mới biết đọc và người đọc thành thạo . Về cơ sở sinh lí của việc dạy đọc ta thấy đồng thời mắt nhìn , miệng đọc , tai nghe văn bản được đọc. Ngay khi đọc thầm , dù không pháp âm nhưng cơ quan tri thức , tư tưởng tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản . II .CƠ SỞ SƯ PHẠM VÀ VIỆC DẠY ĐỌC CHO HỌC SINH. Phương pháp dạy tập đọc mới bắt nguồn từ nhu cầu của công cuộc đổi mới đang diễn ra trên đất nước ta . Phương pháp dạy học mới quan niệm rõ ràng về mục tiêu cần đạt , cách kiểm soát , đánh giá kết quả học tập của học sinh . Nó coi trọng thực hành, dạy lấy lợi ích của học sinh làm đích . Ở lớp 3 , việc luyện đọc vẫn tập trung vào yêu cầu rõ ràng rành mạch là chủ yếu , chưa đòi hỏi phải đọc diễn cảm . CHƯƠNG II: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VÀ KHẢO SÁT THỰC TIỄN. 1 ) Về sách giáo khoa. Sách giáo khoa tiếng Việt 3 ( gồm2 tập )gồm 15 đơn vị học , mỗi đơn vị gắn với một chủ điểm , học trong hai tuần (trừ chủ điểm ngôi nhà chung học trong hai tuần. 2 ) Về giáo viên và học sinh. Hiện nay còn một số giáo viên kỹ năng đọc chưa tốt , chưa chú ý sửa sai cho học sinh , chưa chú ý theo dõi tốc độ đọc cho học sinh do chàng màng về nắm kiến thức chuẩn của học sinh từng khối lớp. 3 ) Kết quả điều tra thực trạng. Qua khảo sát thực trạng dạy và học tập đọc ở lớp 3 cho thấy kỹ năng đọc chưa tốt , chưa chú ý sửa sai cho học sinh , chưa chú ý theo dõi tốc độ đọc cho học sinh cho dù học sinh có đọc đúng . Giáo viên hầu như không kiểm soát được học trò của mình khi đọc các em chỉ cần đọc thuộc là được. CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP . Để giờ học nhẹ nhàng , đem lại hiệu quả thiết thực ( nhất là đối ví học sinh có điều kiện còn khó khăn trong học tập ) , khi dạy cần tập trung vào yêu cầu cơ bản , cần linh hoạt phương pháp dạy tập đọc nhằm đạt hiệu quả thiết thực .Với lớp 3 học sinh cần đọc đúng và rành mạch bài văn ( đạt yêu cầu tối thiểu khoảng 70 tiếng / phút ) , để đạt được yêu cầu này giáo viên càn sử dụng linh hoạt các biện pháp,hình thức tổ chức cho học sinh luyện đọc. – Hướng dẫn đọc từng câu : HS nối tiếp nhau đọc từng câu, cần theo dõi học sinh đọc để sửa lỗi phát âm, kết hơp luyện đọc đúng từ ngữ .GV nên chia nhỏ văn bản cho nhiều học sinh được tham giatích cực vào quá trình luyện tập , qua đó bộc lộ năng lực đọc của từng cá nhân . lắng nghe học sinh đọc , để cảm nhận được ưu điểm hay hạn chế về kỹ năng dọc của học sinh để từ đó có biện pháp động viên hay giúp đỡ kịp thời . Những thông tin ngược là cơ sở để giáo viên lựa chọn nội dung dạy học thiết thực , tránh áp đặt mang tính chủ quan . Được đọc và nghe bạn đọc từng câu bằng trực giác học sinh còn nhận thức được đơn vị nhỏ nhất của lời nói là câu và cau diễn đạt trọn ý . từ đó học sinh sẽ học tốt các môm học còn lại . – Hướng dẫn đọc từng đoạn trước lớp : HS nối tiếp nhau đoc từng đoạn trong bài . GV theo dõi HS dọc để gợi ý hướng dẫn cách ngắt nghỉ , cáchngắt nhip tơ cho đúng, đọc đúng ngữ điệu câu và tập phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật ( nếu có ) ; hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa từ ngữ được chú giải trong SGK thông qua đọc ; từ ngữ chưa quen thuộc với học sinh địa phương ( nếu có ). – Hướng dẫn đọc từng đoạn trong nhóm : có thể linh hoạt đọc theo nhóm đôi, nhóm tư , dưa vào cách đọc được hướng dẫn trên lớp . HS cần đọc và theo dõi nhận xét bạn đọc .GV cần tạo cho học sinh thói quen đọc vừa phải để không ảnh hưởng nhiều đến nhóm khác , có kỹ năng nghe và theo dõi SGK để xác nhận kết quả đọc của bạn. – Hướng dẫn đọc đồng thanh: Hoạt động này chỉ vận dụng linh hoạt . Để phát huy tác dụng của hình thức luyện đọc đồng thanh, GV cần luyện cho học sinh có cách đọc nhẹ nhàng , vừa phải . – Khi tìm hiểu nội dung bài là lúc GV hướng dẫn HS luyện đọc thầm đọc đẻ hiểu văn bản. – Hướng dẫn luyện đọc lại dựa vào trình độ đọc của đa số học sinh trong lớp và đặc điểm của bài tập đọc , GVlựa chọn mức độ và hình thức luyện đọc sao cho phù hợp cần theo dõi thời gian đọc của tưng em tránh đọc nhanh quá hay chậm quá : luyện đọc tốt và thi đọc tốt một hoặc cả bài ; đọc theo vai ; tổ chức ttrò chơi học tập có tác dụng luyện đọc …Riêng đối với các bài học thuộc lòng , dù đã luyện đọc kỹ , GV cần bố trí thời gian để HS được học thuộc bài trên lớp với yêu cầu tối thiểu cần đạt là : học thuộc khoảng 8 đến 10 dòng thơ trên lớp . Để thể nghiệm tính đúng đắn hiệu quả của đề tài tôi tổ chức dạy thực nghiệm ở hai lớp 3B và 3D. Tổ chức dạy thực nghiệm . Tiết : 1 . Dạy thực nghiệm ở lớp 3B. Tôi dạy như nội dung nghiên cứu của đề tài ,khi dạy sử dụng linh hoạt các phương pháp. Tiết : 2 . Dạy đối chứng ở lớp 3D. Tiến trình dạy như hướng dẫn của sách giáo viên- nhà xuất bản giáo dục. Thời gian dạy 14/3/2008. Bài dạy : Rước đèn ông sao. Cả hai lớp có 26 học sinh. Sau khi dạy được đồng nghiệp nhận xét : lớp 3B có không khí học sôi nổi hơn ; học sinh đọc bài tốt hơn , tốc độ đọc phù hợp với đặc điểm của học sinh lớp 3. Nhận xét chung. Qua tiết dạy ở lớp 3B đã vạn dung linh hoạt các phương pháp dạy học tôi nhận thấy không khí lớp học sôi nổi học sinh hào hứng học tập.Các em tích cực học tập một cách tự giác , giáo viên có thời gian quan tâm đến mọi đối tượng học sinh , tốc đọ đọc phù hợp ,biết ngắt nghỉ đúng nhờ vậy kết quả học tạp của học sinh được nâng cao. Với lớp 3D không khí lớp học trầm , học sinh đọc kém hơn , tốc độ đọc của học sinh không đều em thì đọc nhanh quá ,em thì đọc chậm quá. CHƯƠNG IV : KẾT LUẬN Dạy tập đọc là việc của chương trình tiếng Việt ở Tiểu học .Nắm vững cách đọc các em có khả năng diễn đạt các vấn đề trong đời sống hàng ngày , tăng hiệu quả giao tiếp , giúp các em vững vàng tự tin trong cuộc sống .
3 Phương Pháp Học Tập Hiệu Quả Nhất
Tiếp nối sự thành công của bài viết 10 cách học giỏi tất cả các môn toán lý hóa sinh anh. Hôm nay, tôi xin gửi đến các bạn học sinh bài viết về 13 phương pháp học tập hiệu quả.
Tôi không biết lý do tại sao bạn đang chăm chú đọc từng chữ bài viết này, có thể là từ bài chia sẻ trên Facebook, tìm kiếm từ khóa google hoặc bạn là Fan cứng, luôn săn đón bài viết mới nhất của Tự Học 365.
Khi bạn đọc đến dòng chữ này, bạn đã thành công hơn 95% học sinh ngoài kia rồi đó, bạn có biết không? Vì bạn đã đầu tư cho bộ não của mình, đầu tư cho học tập, và bạn đã biết lo nghĩ.
Điều quan trọng hơn hết, chịu trách nhiệm cho tương lai của mình là nền tảng vững chắc nhất để bạn học giỏi. Tôi cam kết điều đó. Cho dù hiện tại bạn đang là học sinh yếu, hay trung bình… bạn vẫn có thể có những bước tiến lớn trong thời gian ngắn sắp tới.
Bạn không nghe nhầm đâu, việc học giỏi đơn giản hơn bạn nghĩ rất nhiều, bằng cách áp dụng các phương pháp học tập hiệu quả + mục tiêu + niềm tin + động lực, chỉ thế thôi!
Bài viết này sẽ thay đổi học lực của bạn, một lần và mãi mãi. Tôi có thể hứa với bạn điều đó, nếu và chỉ nếu bạn hứa với tôi hai việc!
Lời thứ thứ hai: Bạn cho phép những phương pháp ấy là một phần trong việc học tập của bạn để trở nên hiệu quả hơn.
Có thể bây giờ bạn đang háo hức lắm phải không? Được rồi chúng ta bắt đầu nào, nhớ tập trung 100% và lấy giấy bút ra để ghi lại những điều mình cần phải làm.
Phương pháp học tập hiệu quả #1: Đầu tư thời gian
Nếu bạn đọc bài viết này với hi vọng rằng mình sẽ tìm được một phép màu nhiệm nào đó để học giỏi hơn mà không cần học bài cũ, không cần tập trung nghe giảng… thì tôi xin lỗi bạn nha.
Tôi không tin rằng học giỏi là việc dễ dàng, nhưng nó cũng không phải quá khó khăn.
Bạn muốn học giỏi, bạn muốn từ TOP đội sổ lên TOP dẫn đầu, bức phá điểm số hay thậm chí thi đậu vào những trường đại học danh tiếng.
Tất cả đều có thể làm được cho dù vạch xuất phát bạn ở đâu. Chỉ cần bạn chịu đầu tư thời gian.
Hãy luôn nhớ rằng, học lực của bạn như một cây cổ thụ cao lớn. Dĩ nhiên rồi, đã là cây cao bóng cả, nó cần thời gian chăm sóc rất dài khi còn là hạt giống nhỏ bé và yếu ớt. Điều quan trọng hơn, khi đã trưởng thành sẽ không có phong ba bão táp nào có thể quật ngã được nó. Bạn sẽ đứng vững trước sóng gió cuộc đời.
Bây giờ, có thể bạn chỉ mới là hạt giống kia thôi, nhưng một mai bạn sẽ thành cây cổ thụ. Và nếu bạn khao khát để trở thành con người bạn muốn trở thành, chỉ có một cách duy nhất: dành thời gian chăm sóc.
Đúng vậy, bạn phải tưới nước, bón phân, tỉa lá, bắt sâu, quan sát độ ẩm, ánh sáng, bảo vệ trước các tác nhân bên ngoài, khám bệnh….
Chỉ khi bạn tận hiến với hạt giống học lực của mình, nó mới có thể phát triển và cho trái ngọt.
Bạn thấy điều tôi liên tưởng có thú vị không? Một ý tưởng cũ được truyền đạt theo cách mới sẽ tạo ra những hiệu ứng mới và biết đâu được sẽ có rất nhiều bạn thay đổi sau khi đọc bài viết này của tôi
Họ học ngày 8 tiếng thay vì 2 tiếng như trước đây,
Họ chăm chỉ nghe giảng thay vì nói chuyện riêng với bạn.
Họ lên kế hoạch học tập thay vì đợi nước đến chân mới nhảy,
Họ chủ động hỏi giáo viên, bạn bè những kiến thức họ chưa nắm rõ.
Tất cả những điều tôi kể trên chính là dấu hiệu của sự khao khát mãnh liệt. Khao khát muốn học giỏi, đậu đại học. Và chắc chắn rồi, bạn sẽ không thể học giỏi, cho dù bạn biết hết tất cả các phương pháp học tập hiệu quả nếu bạn không quyết tâm sở hữu những con điểm 9, 10.
Khi viết đến dòng chữ này, tôi dự định sẽ chuyển sang phương pháp học tập hiệu quả #2. Nhưng may mắn là tôi không làm điều đó.
Bạn biết không, có một thế lực nào đó đang bảo tôi rằng, hãy truyền đạt ý tưởng này theo một cách khác nữa đi. Giúp các bạn học sinh đang đọc bài viết này bị thuyết phục thật sự.
Uhm… cũng đúng, tôi và Tự Học 365 luôn muốn mang lại mọi điều tuyệt vời nhất cho các bạn học sinh. Điều tuyệt vời mà tôi muốn đề cập đến ở đây chính xác là sự thay đổi thật sự. Như bạn cũng biết đấy, sự thay đổi chỉ đến với chúng ta khi ta hành động. Và để có được hành động, bạn phải được truyền động lực đủ lớn. Đó chính xác là lý do tôi ở đây để giúp bạn.
Có khi nào bạn nỗ lực để đạt được điều gì đó trong quá khứ hay chưa?
Đó có thể là chiếc xe điều khiển oai vệ xếp trên cửa hàng hồi còn bé bạn đòi mẹ mua. Cũng có thể là chiếc máy tính đầu tiên của riêng mình. Hay là những phút giây bạn sắp sở hữu chiếc Smart Phone hằng ao ước.
Tất cả những kỷ niệm đó đều khó quên đúng chứ? Tôi cũng như bạn vậy đấy, khi tôi có được chiếc Smart Phone đầu tiên của mình, tôi rất trân quý nó, dùng cũng nhẹ nhàng, không vừa chơi vừa sạc…
Nó như việc, thứ gì mình càng khó đạt được mình càng trân trọng.
Nếu bạn đồng ý với ý kiến trên thì quá đơn giản rồi.
Tất cả món hàng đều có giá của nó phải không? Bạn phải trả đúng giá thì mới mua được. Một điều vô cùng thú vị xảy ra ở đây: “nếu học giỏi, 27đ, đỗ đại học là một món hàng thì sao?”
Bạn hãy suy nghĩ xem: nó có giá bao nhiêu? bạn có sẵn sàng đầu tư thời gian và sự nỗ lực để mua nó hay không?
Tưởng tượng mỗi ngày mới bạn được cung cấp 86,400 nghìn đồng (1 giây tương đương 1,000 VNĐ), thì bạn sẽ sử dụng chúng như thế nào?
Tôi không biết, chỉ có bạn mới trả lời được
Nhưng hãy nhớ rằng: Món hàng mang tên “học giỏi” “đậu đại học” nó không rẻ như bạn nghĩ đâu – Hãy suy nghĩ thật kỹ về điều này.
Chúc mừng bạn đã đi qua phương pháp học giỏi thứ nhất, chúng ta cùng đến với phương pháp học giỏi thứ hai nha.
Phương pháp học tập hiệu quả #2: Vấp ngã và đứng dậy
Vì sao bạn nghĩ mình học chưa giỏi, chưa thông minh, trí nhớ mình không tốt?
Tôi đang hỏi bạn đó, thành thật tôi muốn bạn suy nghĩ về câu hỏi trên một chút xíu.
Tôi biết bạn có thể kể ra hàng hà sa số lý do thích đáng cho những kết quả trên, dạng như:
Em học từ vựng nhưng không thể áp dụng được.
Em em không thể học thuộc được dù chỉ vài dòng ngắn ngủi.
Em luôn giải sai những bài tập mà thầy giáo giao cho
Điểm kiểm tra của em luôn thấp lé đé, huhu…
Kể tiếp đi em…
Vâng, những điều tôi vừa kể ra cộng thêm các câu trả lời trong đầu bạn nó là dẫn chứng rất thực tế, cụ thể và sinh động cho kết quả học lực của bạn hiện tại đang còn kém cỏi, chưa được như mong đợi.
Ở phương pháp học giỏi này, tôi gửi đến cho bạn góc nhìn mới hơn về thứ mà này giờ chúng ta đang bàn luận.
Chắc chắn bạn đang cảm thấy mình kém may mắn về nhiều mặt, tại sao mình chưa giỏi và hơn thế nữa bạn luôn ao ước về một giấc mơ giỏi như con nhà người ta. Nếu như vậy thì không thể thiếu điều này – nhiều lần bạn hận tại sao ông trời lại bất công với sự thông minh của mình như vậy…
Bí mật chỉ có những học sinh giỏi biết, còn học sinh bình thường khác thì không? Và đó cũng chính xác là lý do phân biệt học sinh giỏi là học sinh giỏi, học sinh trung bình là học sinh trung bình.
BẠN SAI RỒI!
Bất kỳ ai cũng gặp phải những tình trạng trên, cho dù đó là học sinh xuất sắc hay học sinh khá… đừng nghĩ rằng nó chỉ xảy ra với học sinh yếu.
Không!!!
Bạn đang chỉ lấy những điều trên để đổ lỗi, để bào chữa cho sự không cố gắng của mình. Bạn không dám nhìn vào sự thật là mình chưa thật sự hi sinh, quyết tâm và nghiêm túc với việc học.
Có thể bạn đang tự hỏi, làm sao tôi lại biết những điều này?
À.. tôi đã từng là học sinh mất gốc, cũng đã từng là học sinh đứng đầu trường, và tôi cũng đã từng khảo sát rất nhiều sinh viên giỏi ở Ngoại Thương.
Khi thầy cô giáo viết đề bài trên bản, tôi lập tức bấm máy tính và có kết quả ngay trong 10s. Các bạn trong lớp của tôi nhìn vào tôi trầm trồ thán phục, hỏi tôi rằng, tại sao mà giỏi vậy, thông minh như vậy… Xin thưa, tôi đã tự học bài học hôm nay ở nhà hơn 4 tiếng, làm hơn 100 bài tập cùng dạng, vì vậy tôi biết trước đề mà thôi. Nếu bạn cũng muốn giống như tôi, hãy cắt bớt thời gian ở đi chơi, ở nhà mà học bài. Và sự thật, những bài đầu tiên tôi mất khá là nhiều thời gian để xem cách giải.
Chúng ta có kết luận gì cho điều này?
À… đừng mong rằng mình sẽ nhớ tất cả mọi thứ trong lần đầu tiên học, công thức toán ư, bài cũ ư, từ vựng tiếng anh ư? Bạn cần phải cho phép bản thân mình học để quên và quên để rồi phải học, sau đó bạn sẽ nhớ lại được.
Cũng đừng mong rằng mình sẽ áp dụng được những công thức vừa mới học được vào làm bài tập và có đáp án ngay lập tức. Việc gì cũng cần thời gian và sự chuẩn bị. Bạn cần phải cho phép bản thân mình làm sai, rồi xem lời giải, rồi giải lại và để mình biết thêm một cách giải mới.
Phương pháp học tập hiệu quả thứ hai với cái tên vấp ngã để đứng dậy như muốn nhắc nhở bạn rằng, ai cũng có những sai lầm, thất bại… nhưng điều quan trọng nhất của học sinh giỏi, họ không để thất bại cản bước mình, họ đứng dậy sau thất bại, và học giỏi từ sai lầm. Còn những học sinh bình thường, họ lấy những cái thất bại, và sai lầm để chúng minh rằng, họ bình thường, họ không có khả năng gì đặc biệt, để họ lười biếng và dần mờ nhạt với cái thế giới đầy biến động này.
Phương pháp học tập hiệu quả #3: Học với niềm say mê
Phương pháp học tập hiệu quả thứ ba là điều khác biệt nhất giữa những bạn học sinh khá và những bạn học sinh giỏi.
Có thể khi bạn vừa đọc phương pháp học tập thứ nhất, bạn sẽ thốt lên rằng, làm sao mà có thể học ngày 8 tiếng được cơ chứ, áp lực mất thôi.
Đúng sẽ là rất áp lực nếu bạn học đối phó, nếu bạn chưa đọc bài viết này và những bài viết khác ở Tự Học 365.
Đã bao giờ bạn say mê điều gì đó hay chưa? Chắc chắn là có rất nhiều rồi đúng chứ?
Đó có thể là bộ phim hàn tình cảm, những cuốn truyện tranh anime, một trò chơi điện tử… bất cứ thứ gì mà bạn nghĩ về nó mỗi phút giây trong ngày, ăn cơm, đang tắm thậm chí là đi ngủ bạn vẫn nghĩ về nó.
Hãy say mê việc học… tại sao không?
Tôi đã từng rất ghét môn hóa và cứ nghĩ rằng nó là kẻ thù không đội trời chung với tôi, nhưng tôi đã sai. Tôi đã say mê hóa trong những năm cuối cấp ba. Và nói chung tôi say mê với việc học tập của mình. Nhờ vậy tôi mới đạt được những thành tựu vô cùng nổi bật trong thời áo trắng của mình.
Còn bây giờ, tôi không còn là học sinh, tôi đang say mê với công việc mình đang làm. Tôi có thể làm việc từ sáng đến tối mà không cần đi chơi, tôi như bị nghiện việc. Cũng chính vì vậy, mỗi ngày trôi qua với tôi rất tuyệt vời, và những kết quả vĩ đại được tạo ra.
Ơ… vậy thì làm sao để say mê học tập, nó có công thức không?
Có đấy, công thức nó không khó lắm đâu, tôi cũng đã trình bày cho bạn tổng quát rồi đấy.
Và có sự thật cuối cùng tôi muốn bật mí cho bạn ngay trong bài viết này. Tôi tin rằng, bạn sắp có được sự say mê học tập cho mình rồi đấy! Đó cũng là dấu hiệu bạn sắp có những những kết quả đột phá trong tương lai sắp tới. Tôi dám khẳng định như vậy, bởi vì bạn nằm trong số 5% các những người bắt đầu bài viết này và đi đến cùng. Điều đó thể hiện sự khao khát, bạn muốn thay đổi, bạn muốn làm chủ tương lai của mình.
Một lần nữa tôi chúc mừng bạn
Phương pháp học tập hiệu quả #1: Đầu tư thời gian
Phương pháp học tập hiệu quả #2: Vấp ngã và đứng dậy
Phương pháp học tập hiệu quả #3: Học với niềm say mê
Hi vọng, bài viết này giúp ích được bạn trong cuộc hành trình chinh phục những con điểm 9, điểm 10 sắp tới. Và quan trọng hơn hết là cánh cửa đại học của bất kì học sinh nào.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Phương Pháp Học Tập Cho Trẻ 3 trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!