Đề Xuất 6/2023 # Quản Lý Công Việc Hiệu Quả Với 5 Kỹ Năng Vàng Cần Ghi Nhớ # Top 11 Like | Cuocthitainang2010.com

Đề Xuất 6/2023 # Quản Lý Công Việc Hiệu Quả Với 5 Kỹ Năng Vàng Cần Ghi Nhớ # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Quản Lý Công Việc Hiệu Quả Với 5 Kỹ Năng Vàng Cần Ghi Nhớ mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bạn đang đau đầu với hàng tá công việc mỗi ngày? Bạn phải thức đến 2,3 giờ sáng chỉ để viết báo cáo? Bạn không có đủ thời gian để dành cho gia đình chỉ vì công việc quá tải? Vậy nguyên nhân là do đâu? Do công việc quá nhiều hay do bạn chưa biết cách quản lý công việc hiệu quả.

1/ Kỹ năng quản lý công việc có thật sự cần thiết?

Mỗi chúng ta đều có 24h một ngày như nhau, nhưng tại sao có người lại có thể vừa hoàn thành công việc đúng hạn, vừa có thời gian cho những việc khác? Còn có người lại chẳng có khoảng trống nào để “thở” vì công việc chất đống?

Để trả lời câu hỏi này, bạn cần phải biết được một kỹ năng vô cùng quan trọng giúp tăng năng suất công việc. Đó là kỹ năng quản lý công việc. 

Quản lý công việc là một hoạt động nhằm sắp xếp cụ thể những công việc xảy ra trong hiện tại và tương lai. Kỹ năng này giúp cho cá nhân không chỉ làm chủ được thời gian mà còn làm chủ được bản thân trước những sự việc xảy ra mỗi ngày.

Đồng thời, kỹ năng này còn giúp cá nhân, tổ chức tiết kiệm thời gian, tăng hiệu suất công việc và hoàn thành công việc đúng hạn.

2/ 5 kỹ năng quản lý công việc cần ghi nhớ là gì?

Kỹ năng lên kế hoạch cụ thể cho tất cả công việc và từng công việc

Mỗi ngày, hãy dành ra một ít thời gian để lên kế hoạch công việc cho ngày mai và tuần tới. Việc này sẽ giúp bạn kiểm soát được số lượng công việc mà đảm bảo được mức độ hoàn thành tốt nhất.

Để thực hiện được cách sắp xếp công việc tốt nhất, bạn nên phân loại công việc. Công việc nào quan trọng sẽ được đặt lên đầu, tiếp tục mức độ quan trọng sẽ giảm dần xuống dưới. Và những công việc nào đã hoàn thành thì hãy đánh dấu lại với số điểm tương ứng với mức độ hoàn thành của công việc đó.

Khi bạn lên kế hoạch công việc và chấm điểm hoàn thành của nó sẽ giúp bạn biết được mình đã làm tốt hay chưa.Và cần trau dồi thêm điểm nào để với công việc tương tự lần sau sẽ làm tốt hơn. 

Kỹ năng phân chia công việc cho người khác và khi làm việc nhóm 

Vấn đề làm việc nhóm và phân việc như thế nào là công bằng luôn là nỗi lo lớn nhất khi bắt đầu làm việc nhóm. Và công việc của người quản lý thường là phải làm điều này ít nhất 2 tuần 1 lần.

Để việc phân công dễ dàng hơn, bạn cần ghi cụ thể những công việc cần thiết ra bảng phân công và phân việc phù hợp với năng lực từng người. Tránh đừng ôm quá nhiều việc vào người. Điều này vừa khiến bạn mệt mỏi vừa không đảm bảo được tính công bằng.

Mặt khác, bạn cũng nên lắng nghe đồng đội của mình trong khi làm việc nhóm. Bởi rất có thể ý tưởng từ họ sẽ mang đến cho bạn thêm kinh nghiệm và kiến thức mới. 

Một bảng phân công việc nhóm không hẳn phải nhận được tất cả sự đồng thuận của cả nhóm. Nhưng ít ra, nó phải đảm bảo là bảng phân công được nhiều người chấp nhận nhất.

Kỹ năng nhắc nhở công việc hiệu quả

Việc nhắc nhở quá thường xuyên đồng đội việc thực hiện công việc, đôi khi sẽ khiến họ cảm thấy bạn không tin tưởng họ và có thể gây sứt mẻ tình đoàn kết.

Vì thế, việc nhắc nhở cũng cần được lên kế hoạch cụ thể và cho thành viên được biết trước. Nếu bạn là người quản lý công việc của một doanh nghiệp thì việc nhắc nhở nên được phân tầng cụ thể.

Ví dụ như, bạn nhắc nhở đến trưởng bộ phận, sau đó trưởng bộ phận tiếp tục nhắc nhở xuống trưởng phòng rồi đến các nhân viên còn lại. Như vậy sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và nhận được thông tin một cách chính xác nhất.

Nhớ đánh giá công việc theo đơn vị thời gian nhất định

Sau khi đã thực hiện xong cách sắp xếp công việc hiệu quả, điều bạn cần là tổng kết nó lại. Việc tổng kết công việc theo một đơn vị thời gian nhất định (ngày, tuần, tháng, năm) rất quan trọng. Nó góp phần giúp củng cố chất lượng công việc và giúp bạn đưa ra những đánh giá chính xác nhất.

Hãy nghỉ ngơi và thư giãn phù hợp

Quản lý công việc tốt không hẳn là bạn chỉ cho phép bản thân được đắm mình vào công việc, mà bạn cũng nên sắp xếp cho mình một vài khoảng thời gian nghỉ ngơi và thư giãn thích hợp.

Hãy lập kế hoạch nghỉ ngơi dựa trên thời gian công việc và tình trạng sức khỏe. Nên chọn những hoạt động giải trí lành mạnh và từ chối những lời mời không hữu ích.

Bên cạnh đó, trong thời gian nghỉ ngơi, bạn nên tránh nhận thêm công việc. Một trong những cách từ chối công việc khéo léo nhất chính trả lời nhanh chóng dứt khoát nhưng vẫn đảm bảo được sự tôn trọng và muốn giữ liên lạc với đối tác đó.

Ví dụ: Sau khi xem xét kỹ đề nghị làm việc của…tôi nhận thấy bản thân không có đủ thời gian để đáp ứng tốt công việc và đảm bảo được chất lượng. Tôi rất cảm ơn về lời đề nghị này và mong rằng vào một dịp nào đó có thể được cộng tác cùng…

— HR Insider — VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

5 Kỹ Năng Quản Lý Con Người Nhà Lãnh Đạo Cần Nhớ

4121 lượt xem

5 kỹ năng quản lý con người nhà lãnh đạo cần nhớ

Có lẽ các nhà lãnh đạo đã quá quen thuộc với thuật ngữ “kỹ năng quản lý con người”. Tuy nhiên các kiến thức về kỹ năng quản lý con người hay nói cách khách là quản lý nhân sự đang rất rời rạc nên việc tìm kiếm quá khó khăn. Dựa trên những tài liệu đã sư tầm về kỹ năng quản lý con người, TIT đã tổng hợp và biên soạn lại để giúp các nhà lãnh đạo có thể lĩnh hội kiến thức một cách liên tục.

1. Kỹ năng quản lý qua ứng dụng công nghệ

Hiện tại là thời kỳ của công nghệ số. Mọi thông tin, dữ liệu đều ở trên máy tính, điện thoại, internet. Hơn hết, mọi công việc đều có thể quản lý từ xa. Các nhà lãnh đạo biết sử dụng công cụ làm thay công việc cho mình sẽ chiếm được lợi thế trên đấu trường kinh doanh. Đối với người lãnh đạo, phần mềm quản lý sẽ hỗ trợ sắp xếp, quản lý công việc cá nhân và cả đội ngũ nhân viên. Đối với nhân viên, khi sử dụng phần mềm quản lý có thể nắm bắt được doanh thu hàng ngày, lịch hẹn với khách hàng, tương tác với đồng nghiệp,…

2. Kích thích năng suất làm việc bằng cách khuyến khích cạnh tranh

Cạnh tranh là phương pháp tốt để nâng hiệu suất làm việc của nhân viên. Nhưng tâm lí hơn thua có thể dẫn đến những tiêu cực như đố kỵ, mất đoàn kết,… Tính cạnh tranh lúc này sẽ phản tác dụng. Năng suất không những không tăng mà nội bộ công ty lục đục.

Khuyến khích sự cạnh tranh nhưng phải tạo cảm giác nể phục từ nhân viên này đến nhân viên khác. Họ nhìn vào kết quả làm việc của nhau mà phấn đấu chứ không dèm pha, bới móc nhau. Muốn vậy trước hết bạn phải tao ra một môi trường cạnh tranh công bằng. Hãy cho mọi nhân viên cơ hội như nhau, hỗ trợ nguồn lực và các công cụ như nhau. Đánh giá kết quả làm việc công khai, minh bạch. Đặc biệt là phải đánh giá chi tiết. Sau đó gửi phần đánh giá của mình đến từng nhân viên.

Việc so sánh hai nhân viên sẽ làm cho người bị so sánh cảm thấy tổn thương, bất mãn. Bạn nên nhớ mọi sự so sánh đều là khập khiễng. Không tồn tại hai cá nhân giống nhau. Có người giỏi về lĩnh vực A nhưng có người giỏi về lĩnh vực B. Bạn nên động viên những người kém hơn, hướng dẫn phương pháp làm việc.

3. Làm cho nhân viên hiểu rõ những gì bạn muốn

Nhiều người quản lý cho rằng việc hiểu ý sếp là nghĩa vụ của nhân viên. Sếp nói một phải hiểu mười. Đến khi nhận được sản phẩm từ nhân viên, người quản lý bắt đầu bực bội, khó chịu rồi la mắng nhân viên của mình vì không như ý mình muốn.

Bạn nên giao việc rõ ràng, đưa cho nhân viên mục tiêu, yêu cầu cụ thể. Thể hiện những mục tiêu, yêu cầu công việc trên văn bản là tốt nhất. Nhân viên không bị quên bất cứ yêu cầu nào và người quản lý có thể dựa vào văn bản đó để đối chiếu xác định mức độ chất lượng của công việc.

4. Không cần tỏ ra biết mọi thứ

Nhiều ông chủ cố tỏ ra là mình biết mọi thứ để ra oai với nhân viên hoặc nhờ đó mà bắt nhân viên làm theo ý của mình. Thực tế, không ít nhân viên có trình độ vượt trội hơn cả sếp. Họ dễ dàng nhân ra sự giả dối thông qua việc trao đổi chuyên môn. Cuối cùng ông chủ đó lại thành trò cười và biếu không nhân viên giỏi cho công ty đối thủ.

5. Lương, thưởng rõ ràng

Kỹ Năng Quản Lý Cảm Xúc Trong Công Việc

Kỹ năng quản lý cảm xúc là gì?

Kỹ năng quản lý cảm xúc là khả năng kiểm soát cảm xúc của con người, giúp họ làm chủ những cảm xúc cá nhân trong mọi tình huống giao tiếp. Cho dù trong hoàn cảnh tệ hại thế nào đi nữa họ vẫn có thể tự chủ được.

Quản lý cảm xúc không đồng nghĩa với việc bạn loại bỏ hoàn toàn những cảm xúc của mình, hoặc là khống chế hay kìm hãm nó. Quản lý cảm xúc ở đây được hiểu là bạn hiểu rõ cảm xúc của chính mình và người đang giao tiếp với bạn. Qua đó bạn có thể điều chỉnh cảm xúc một cách phù hợp, hài hòa. Những người có trí tuệ cảm xúc cao thường hiểu rõ cảm giác của người khác và họ biết cách tác động lên cảm xúc của người còn lại.

Tại sao phải quản lý cảm xúc?

Quản lý cảm xúc giúp tốt sẽ giúp bạn làm giảm sự căng thẳng trong quá trình giao tiếp. Các mâu thuẫn được giải quyết hài hòa và mang tính xây dựng hơn. Việc ra quyết định và giải quyết các vấn đề khó khăn hiệu quả hơn. 

Hiểu biết và nắm bắt được cảm xúc của bản thân sẽ giúp bạn thể hiện được suy nghĩ của mình với người khác. Khi nhận diện được cảm xúc hiện tại bạn mới có thể điều khiển được cảm xúc theo lý trí, suy xét kỹ lưỡng các hành vi, ngôn từ, không để xảy ra sai lầm đáng tiếc. Quản lý cảm xúc cá nhân tốt còn giúp bạn cư xử đúng mực hơn đồng thời duy trì được các mối quan hệ tốt đẹp.

Bí kíp rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc trong công việc

1. Quản lý cảm xúc bằng cách điều chỉnh các hành động của cơ thể

Khi bạn tức giận thường khiến tim đập nhanh, căng thẳng và khó chịu. Lúc đó bạn dễ mất khả năng làm chủ bản thân và thường có những hành động nông nổi. Trước những tình huống tiêu cực như vậy bạn cần học cách quản lý cảm xúc cá nhân để đưa cảm xúc của bạn về lại trạng thái cân bằng.

Bạn hoàn toàn có thể làm được việc đó chỉ với những hành động đơn giản như: hít thở thật sâu, cố gắng thả lỏng toàn bộ cơ thể, điều chỉnh tư thế hiện tại sao cho bạn cảm thấy thoải mái nhất… Bằng cách thực hiện các hành động cụ thể, bạn sẽ khiến cơ thể và tinh thần được giải phóng hoàn toàn. Bạn sẽ nhanh chóng thoát ra khỏi mớ cảm xúc tiêu cực đang bao trùm lấy, hòng nhấn chìm bạn trong nỗi thống khổ tuyệt vọng.

2. Vận dụng sức mạnh của trí tuệ để quản lý cảm xúc

Sử dụng sức mạnh của trí tuệ để quản lý cảm xúc nghĩa là con người cần có trí tuệ cảm xúc – EQ. Trí tuệ cảm xúc là khả năng tự nhận thức cảm xúc bản thân, nhận biết rõ ràng đâu là điểm mạnh để phát huy và đâu là điểm yếu để cải thiện. 

Người có trí tuệ cảm xúc tốt có khả năng am hiểu và thông cảm với những cảm xúc của người khác. Họ biết lắng nghe và quan tâm đến người đối diện. Họ có thể xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với mọi người. Nhờ vậy họ có một cuộc sống cởi mở và chân thành.

Quản lý cảm xúc bằng trí tuệ giúp bạn đưa ra các quyết định sáng suốt, thúc đẩy bản thân phát triển và cải thiện mối quan hệ với mọi người. Trí thông minh cảm xúc sẽ giúp bạn đạt được cân bằng giữa tình cảm và lý trí.

Sức mạnh của trí tuệ còn có thể giúp bạn kiềm chế cảm xúc, không để cảm xúc của bạn vượt ra khỏi tầm kiểm soát. Bạn sẽ biết cách tự điều chỉnh, đánh giá và chế ngự những khát vọng và đam mê. Ngoài ra trí tuệ cảm xúc còn giúp bạn nâng cao tính kỷ luật bản thân, luôn tư duy tích cực, sáng tạo để tìm ra biện pháp giải quyết công việc hiệu quả hơn.

3. Vận dụng sức mạnh của ngôn từ trong quản lý cảm xúc

Thay vì suốt ngày sử dụng những ngôn từ tiêu cực để than vãn về mọi việc xảy ra xung quanh, thì bạn hãy học cách sử dụng những ngôn từ tích cực để khích lệ, động viên chính mình. Nếu bạn cứ mãi than thân trách phận thì vô hình bạn đang tạo ra vô vàn những cảm xúc tiêu cực cho chính bạn. Rồi đến một lúc nào đó bạn sẽ bị chính những ngôn từ tiêu cực đó làm tổn thương đến tinh thần và thể xác. Ngay lúc này hãy ngừng than vãn và học cách nhìn nhận cuộc sống một cách tích cực hơn.

Vận dụng sức mạnh của ngôn từ không chỉ giúp quản lý cảm xúc của riêng bạn mà còn có tác động tích cực đến những người giao tiếp với bạn. Ví dụ như khi bạn và đồng nghiệp xảy ra bất đồng quan điểm, bạn có thể lựa lời nói sao cho đối phương không bị tổn thương. Không nên thẳng thừng chê bai hay bác bỏ quan điểm của đồng nghiệp. Việc này sẽ mang lại cảm xúc tiêu cực cho đối phương, khiến mối quan hệ giữa hai người trở nên căng thẳng. Hãy chọn cách diễn đạt hòa nhã, nhẹ nhàng để không xảy ra xung đột trong các mối quan hệ của bạn.

Việc điều chỉnh cách sử dụng ngôn từ vô cùng quan trọng trong quản lý cảm xúc. Vì tất cả các mối quan hệ đều được xây dựng dựa trên các cuộc giao tiếp thường ngày giữa bạn và người khác.

4. Rèn luyện sự tự tin để quản lý cảm xúc hiệu quả

Khi một người thiếu tự tin, họ dễ trở nên bi quan, thường cáu gắt hoặc là tức giận vô cớ. Không tự tin cũng khiến họ luôn cảm thấy sợ hãi mọi thứ. Họ có xu hướng cảm thấy mọi việc sao lại khó khăn đến như vậy. Không đủ tự tin còn khiến họ nghi ngờ sự lựa chọn của mình. Để thoát khỏi ma trận của những cảm xúc tiêu cực, họ cần lấy lại sự tự tin để quản lý cảm xúc của bản thân.

Xã hội ngày nay rất giỏi vùi dập sự tự tin của mỗi người. Những lời chế giễu, khinh thường của bạn bè, người quen, hàng xóm và cả người lạ đều khiến một con người dễ dàng đánh mất sự tự tin vốn có của họ.

Để rèn luyện sự tự tin nhằm quản lý cảm xúc trong khi giao tiếp bạn cần nghiêm khắc rèn luyện các quy tắc sau: luôn nhìn trực diện vào mắt người đang nói chuyện với bạn; hành động một cách quyết liệt không để bản thân chìm đắm trong nỗi sợ hãi; can đảm, tự tin thử sức những điều mới mẻ, không ngừng khám phá bản thân; thiết lập những mục tiêu có tính khả thi và nghiêm túc thực hiện.

5. Không để cảm xúc tiêu cực điều khiển

Quản lý cảm xúc đơn giản là việc bạn lựa chọn cảm xúc tích cực và triệt để loại trừ cảm xúc tiêu cực. người quản lý cảm xúc thành công là người không để những cảm xúc tiêu cực điều khiển hành động, lời nói của họ. 

Để loại bỏ cảm xúc tiêu cực bạn nên chú ý các điểm sau: ý thức trách nhiệm bản thân trong mọi việc, không đổ lỗi trốn tránh trách nhiệm; không bào chữa cho những sai lầm, hãy can đảm nhận lỗi và quyết tâm sửa đổi; không quá đặt nặng tính thiệt hơn trong các mối quan hệ; loại bỏ những ngôn từ tiêu cực khỏi từ điển hàng ngày của bạn, hãy thay vào đó bằng những ngôn từ tích cực, tươi sáng và những lời khen.

“Cảm xúc là kẻ thù của thành công”. Những người thành công đều là những người có kỹ năng quản lý cảm xúc vô cùng tốt. Họ luôn ý thức cao độ việc học cách quản lý cảm xúc. Vì vậy ngay từ bây giờ bạn hãy học cách rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc để đạt được thành công trong tương lai.

Chi tiết liên hệ:

Talentbold – We bold your talents

Hotline: 077 259 1080

Mail: sales@talentbold.com

Add: TTầng 12A3, Tòa nhà MD Complex, 28 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Nguồn ảnh: internet

Kỹ Năng Quản Lý Khách Sạn Hiệu Quả

Để quản lý một khách sạn hiệu quả đòi hỏi người quản lý phải có năng lực lãnh đạo, khả năng thuyết trình, khả năng thuyết phục… và những am hiểu chuyên sâu về nghề quản lý khách sạn. chúng tôi xin giới thiệu Bộ tài liệu tiêu chuẩn về Quản lý khách sạn vừa và nhỏ.​

Tiêu chuẩn nghề Du lịch Việt Nam (VTOS) – nghề Quản lý khách sạn bao gồm các nhiệm vụ chính của người quản lý khách sạn từ mức độ nhỏ đến mức độ vừa phải và tập trung vào phát triển năng lực (kỹ năng, kiến thức và thái độ/hành vi) để có thể điều hành khách sạn một cách hiệu quả và chuyên nghiệp.

Bên cạnh việc quan sát tổng quan chiến lược và lập kế hoạch trước để tối đa hóa lợi nhuận, người quản lý cũng phải chú ý đến các chi tiết, làm gương cho nhân viên để đưa ra một tiêu chuẩn cho dịch vụ và phong cách thể hiện, đáp ứng nhu cầu và mong đợi của khách. Quản lý kinh doanh và quản lý con người là những yếu tố quan trọng tương đương nhau.

Video Nghiệp vụ quản lý khách sạn:

Các công việc khác nhau tùy thuộc vào quy mô và loại hình khách sạn nhưng thường bao gồm: * Lập kế hoạch và tổ chức dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ khác của khách sạn. * Xúc tiến và tiếp thị hoạt động kinh doanh. * Quản lý ngân sách và kế hoạch tài chính cũng như kiểm soát chi tiêu. * Duy trì hồ sơ tài chính và hồ sơ thống kê. * Thiết lập và đạt doanh số bán hàng và lợi nhuận mục tiêu. * Phân tích số liệu bán hàng và đề ra chiến lược tiếp thị và chiế n lược quản lý doanh thu. * Tuyển dụng, đào tạo và giám sát nhân viên. * Lập kế hoạch lịch trình làm việc cho các cá nhân và nhóm. * Gặp gỡ và chào hỏi khách hàng. * Xử lý khiếu nại và góp ý của khách hàng. * Phát hiện và giải quyết vấn đề. * Đảm bảo các sự kiện và hội nghị diễn ra tốt đẹp. * Giám sát việc bảo trì, cung cấp, đổi mới trang thiết bị nội thất. * Làm việc với các nhà thầu và nhà cung cấp. * Bảo đảm an ninh có hiệu quả. * Tiến hành kiểm tra tài sản và dịch vụ.

Đảm bảo tuân thủ pháp luật về giấy phép kinh doanh, quy định về sức khỏe và an toàn cũng như các quy định pháp lý khác. Người quản lý một khách sạn lớn có thể có ít liên hệ với khách, nhưng sẽ có các cuộc họp thường xuyên với người đứng đầu các bộ phận để phối hợp và giám sát việc thực hiện chiến lược kinh doanh. Trong một khách sạn nhỏ hơn, người quản lý tham gia nhiều hơn vào các hoạt động thường ngày của khách sạn, trong đó có thể bao gồm công việc của lễ tân hoặc phục vụ khách ăn, nếu cần. Có thể nhiều nhà quản lý khách sạn cũng đồng thời là chủ sở hữu hoặc đối tác của khách sạn. Do đó, những người quản lý này thường chịu nhiều trách nhiệm thường xuyên hơn, từ việc chào hỏi khách đến quản lý tài chính.

Link dowload bộ tài liệu quản lý khách sạn: Tại đây

Ms. Smile

Bạn đang đọc nội dung bài viết Quản Lý Công Việc Hiệu Quả Với 5 Kỹ Năng Vàng Cần Ghi Nhớ trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!