Đề Xuất 3/2023 # Quyền Hạn Và Quyền Lực # Top 5 Like | Cuocthitainang2010.com

Đề Xuất 3/2023 # Quyền Hạn Và Quyền Lực # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Quyền Hạn Và Quyền Lực mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cũng thật dễ dàng phán xét về sự bất trí của anh cảnh sát giao thông khi liều mình lấy thân để cản đường đi của một chiếc xe tải.

Song, tôi thực sự không thể tìm thấy câu trả lời cho động cơ thực sự của những con người đó, nếu nhìn nhận họ như những người phàm trần trong cuộc sống bình thường. Anh lái xe không thù không oán để sẵn sàng trả giá cho việc cố tình giết người. Anh cảnh sát không hoàn toàn bất lực trong việc thực thi nhiệm vụ đến mức phải rối trí mà mạo hiểm dùng thân người cản xe.

Trong vụ tai nạn hôm Thứ bảy vừa qua, Thượng úy Trương Quốc Đạt bị thương sau khi bị xe cuốn vào gầm. Ảnh: Otofun

Đã có rất nhiều sự việc tương tự từng xảy ra khi cảnh sát giao thông phi thân lên nắp capo bám cần gạt nước, và những người tài xế lầm lũi nhấn ga đi. Vụ việc sáng 12/12 vừa rồi để lại hậu quả nặng nề nhất, khi người cảnh sát bị kéo lê trên đường và nhập viện bởi đa chấn thương. Nhưng không có điều gì đảm bảo điều đó không lặp lại khi mà chúng ta chưa thể làm rõ được nguồn cơn của những câu chuyện bất trí đó.

Cảnh sát đu xe, lái xe giết người, chấp nhận trả giá. Đó không phải là một câu chuyện cá biệt nữa. Đó là một hiện tượng xã hội cần có lời giải. Tiếc rằng chưa có ai làm một bài kiểm tra tâm lý để tìm ra động cơ thúc đẩy cho những hiện tượng đó.

Khi vụ việc ở Sài Đồng xảy ra, điều đầu tiên tôi nghĩ đến không phải là ai đúng ai sai. Chẳng có ai đúng trong câu chuyện này. Không có sự đúng đắn nào dẫn đến cái kết đau lòng khi một con người bị kéo lê thân xác trên quốc lộ trong sự chứng kiến của hàng trăm con người chỉ bởi vì một việc chẳng có gì to tát.

Vụ việc ở Sài Đồng làm tôi liên tưởng đến những người cha đỏ mặt tía tai đánh nát mông đứa con thơ của mình chỉ vì đứa bé không nghe lời. Tôi cũng nhớ đến một nhóm bảo vệ ở siêu thị đã trút cơn mưa gậy vào một cậu trò cách đây mấy năm chỉ vì tội làm ồn.

Giận quá mất khôn. Người lái xe mất khôn, anh cảnh sát mất khôn, người cha dữ đòn mất khôn, những anh bảo vệ mất khôn… những sự mất khôn ấy giống nhau vô cùng. Đó là xuống tay tàn nhẫn với những người không oán không thù chỉ vì quyền lực của mình không còn được tôn trọng.

Nhóm bảo vệ ở siêu thị không thể kiềm chế vì có thằng oắt con không thèm để ý đến những lời nhắc nhở giữ trật tự. Chúng tao được giao nhiệm vụ để giữ gìn trật tự ở đây, chúng tao có quyền sao mày không nghe?

Người cha đánh con vì uất ức. Tao làm lụng vất vả nuôi mày, tao là cha mày mà bảo mày không được sao? Tại sao tao càng tức giận mà mày càng trêu ngươi tao, càng đánh mày càng gào lên như thế?

Người lái xe điên tiết vì lái xe căng thẳng suốt cả ngày, có kẻ đi ẩu va chạm với mình đã điên tiết lại có ông cảnh sát lao ra chặn đầu. Tao ngồi trên xe, mày nghĩ cứ là cảnh sát thì thích chặn là chặn à, mày tưởng tao không dám đâm sao?

Người cảnh sát tức giận lao lên đầu xe. Tao là cảnh sát, tao bảo mày dừng rồi sao mày không dừng? Tao nhảy lên đầu xe mày xem mày có dám đi tiếp không, dám không?

Tất cả những hành vi bất trí kể trên đều có chung một sự nhầm lẫn. Đó là sự nhầm lẫn giữa quyền hạn và quyền lực.

Nếu người cha hiểu quyền hạn dạy dỗ bảo ban con cái của một người cha không phải là quyền lực đối với sinh mạng của đứa trẻ, ông ta sẽ kiên nhẫn hơn. Những người bảo vệ cũng thế, họ sẽ nhắc nhở, hoặc cưỡng chế cậu học trò mất trật tự ra khỏi siêu thị thay vì trút giận. Người lái xe hiểu rằng anh ta có thể bảo vệ mình bằng quyền con người theo hiến định thay vì quyền lực của việc điều khiển cái khối thép đáng sợ kia thì sẽ bình tĩnh mà xuống xe. Người cảnh sát giao thông hiểu được quyền hạn mà luật pháp giao phó cho tác nghiệp của mình không phải là quyền lực tuyệt đối với những người lái xe, anh ta sẽ không đùng đùng nhảy lên xe như thế.

Quyền hạn, và quyền lực là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Khi người ta không ý thức được sự khác nhau đó, bi kịch sẽ xảy ra đối với chính họ.

Nhưng khi người ta cố tình sử dụng quyền hạn của mình để áp đặt quyền lực với người khác, đó là bi kịch của xã hội.

Quyền Lực Công Cộng, Sự Tha Hóa Quyền Lực Công Cộng Và Tham Nhũng

Trước hết, chúng ta cần khẳng định rằng, tham nhũng là một loại bệnh của nhà nước. Do đó, nghiên cứu tham nhũng, chủ yếu phải từ nghiên cứu nhà nước, phương thức tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước. Hãy bắt đầu bằng khái niệm quyền lực công cộng.

Quyền lực công cộng (loại quyền lực chung của bất kỳ cộng đồng xã hội nào) là nhu cầu tất yếu, khách quan trong đời sống của con người khi đã tập hợp thành xã hội. Đó chính là nhu cầu phối hợp hoạt động chung, duy trì trật tự chung và bảo về cộng đồng xã hội khỏi sự xâm hại từ bên ngoài. Đối với một cộng đồng nhỏ, như gia đình, dòng họ, thậm chí là thị tộc, quyền lực công cộng được tổ chức rất đơn giản, thường được trao cho một người hoặc một nhóm ít người có uy tín hoặc có sức mạnh. Ví dụ, quyền lực công cộng của một cộng đồng nhỏ nhất là gia đình chẳng hạn (tế bào của xã hội) thường trao cho người đàn bà (trong chế độ mẫu hệ) hoặc cho người đàn ông (trong chế độ phụ hệ); trong dòng họ thường trao cho người vai trên, cao tuổi, người có uy tín; đối với thị tộc thường trao cho một Hội đồng thị tộc gồm những người có uy tín và các thủ lĩnh quân sự. Cơ quan quyền lực công cộng này còn gắn chặt với cộng đồng, vừa trực tiếp sản xuất vừa làm chức năng quản lý xã hội. Trong loại hình tổ chức xã hội này còn chưa có tham nhũng, vì quá trình thực thi quyền lực công cộng rất minh bạch: cùng bàn bạc, cùng quyết định, cùng thực hiện và cùng chịu trách nhiệm (hưởng hoặc không hưởng kết quả của những quyết định đó). Các chu trình thực thi quyền lực công cộng trong xã hội thị tộc là trực tiếp, khép kín, từ lúc ra quyết định đến lúc có kết quả của quyết định đó, không qua cấp trung gian nào, không qua một đội ngũ quan lại trung gian nào.

Đây là một mô hình thực thi quyền lực công cộng mang tính minh bạch lý tưởng. Tuy nhiên, mô hình như vậy chỉ có thể tồn tại ở quy mô mô thị tộc hay một cộng đồng nhỏ. Khi sản xuất phát triển hơn, quy mô dân cư tăng lên, các mối tương tác nhiều hơn cũng là khi xuất hiện nhiều hơn các hình thức liên kết cá nhân, liên kết các cộng đồng xã hội, các thị tộc. Từ đây xuất hiện các tập đoàn xã hội, các giai cấp ở phạm vi rộng lớn, đó là các quốc gia, các nhà nước.

Nói đến nhà nước là nói đến một loại cộng đồng rộng lớn, trong đó có nhiều thành phần giai cấp, ổn định, sống trong một vùng lãnh thổ được khẳng định chủ quyền, gọi là biên giới quốc gia. Quyền lực công cộng kiểu thị tộc đã không thể duy trì được nữa, khách quan yêu cầu quyền lực công cộng cho toàn xã hội trên lãnh thổ quốc gia. Bây giờ quyền lực này không những mang tính chất công cộng, mà hơn thế nữa, nó mang tính chất công cộng rộng lớn nhất bao trùm toàn xã hội và toàn bộ lãnh thổ quốc gia. Vì tính chất đó, chủ thể quyền lực công cộng này – nhân dân – không thể tự thực thi một cách trực tiếp quyền lực công cộng như trong công xã hoặc thị tộc. Nó được trao cho một cơ quan, lúc đầu là từ xã hội nhưng bây giờ đã đứng lên trên xã hội, độc lập với xã hội. Cơ quan tối cao đó của xã hội gọi là nhà nước. ở đây, chúng tôi không bàn kỹ và đầy đủ về nhà nước, mà chỉ nhấn mạnh nguồn gốc ra đời của nó với tư cách là một cơ quan công cộng của toàn xã hội. Nhà nước – cơ quan công cộng tối cao của xã hội – khi vừa ra đời đã bị chi phối bởi những kẻ mạnh, của giai cấp giàu có (giai cấp thống trị) và giai cấp này dùng bộ máy nhà nước vừa thực hiện chức năng công quyền vừa làm lợi riêng cho giai cấp mình. Trong nhiều trường hợp và dần dần chức năng công quyền chỉ còn lại tối thiểu, việc làm lợi riêng cho giai cấp cầm quyền là mục tiêu chủ yếu của nhà nước. Nhà nước trở thành công cụ bóc lột nhân dân lao động, nuôi dưỡng bộ máy quan lại, trang bị những phương tiện vật chất to lớn nhất cho bộ máy cai trị và đàn áp, nhằm bảo vệ đặc quyền của giai cấp thống trị.

Để có thể có đủ sức mạnh bảo vệ đặc quyền của giai cấp thống trị, bộ máy nhà nước thường được tổ chức đồ sộ hơn mức cần thiết, bộ máy quan liêu nhiều tầng nấc và phức tạp, đội ngũ quan lại cũng ngày càng đông đảo, chi phí cho nhà nước ngày càng tăng.

Như vậy, quyền lực công cộng của toàn xã hội (quyền lực công) đã dần dần bị biến đổi, dần dần xa rời bản chất ban đầu của nó. Nhân dân – khách quan là người đã ủy quyền để tạo nên quyền lực công – đã dần dần không còn kiểm soát được nó nữa, thậm chí mất hẳn quyền lực và trở thành nạn nhân của các tệ chuyên quyền, lạm quyền. Những người đại diện ban đầu của nhân dân đã trở thành giai cấp thống trị, trở nên xa lạ với nhân dân, thành kẻ áp bức, bóc lột nhân dân. Quyền lực công ban đầu đã dần bị tha hóa, biến thành quyền lực chính trị thuần túy của giai cấp thống trị. Trong quá trình tha hóa quyền lực nhà nước đó, giai cấp thống trị đã biến nhà nước – một cơ quan công quyền – thành một công cụ thống trị giai cấp.

Quá trình phát triển của lịch sử chính trị đã cho thấy sự tha hóa quyền lực nhà nước thường diễn ra theo hướng bảo vệ lợi ích ích kỷ của giai cấp thống trị. Vì thếQ, để có thể có đủ sức mạnh bảo vệ đặc quyền của mình, giai cấp thống trị thường tổ chức bộ máy nhà nước theo hướng: đồ sộ hơn mức cần thiết (cồng kềnh), bộ máy quan liêu nhiều tầng nấc và phức tạp hơn nhu cầu quản lý; đội ngũ quan lại ngày càng đông đảo hơn nhu cầu thực tế; chi phí cho nhà nước ngày càng tăng cao hơn mức cần thiết.

Bốn yếu tố này là điều kiện sống còn của nhà nước bóc lột chuyên chế, quan liêu. Bởi vì chỉ nhờ vào các yếu tố này nhà nước mới tự nuôi sống nó bằng các phương thức vơ vét, bóc lột nhân dân, và tham nhũng chỉ là một loại hành vi của quá trình tự nuôi sống của nhà nước quan liêu, chuyên chế hoặc gọi cách khác là dã man (khác với nhà nước văn minh) mà thôi.

Như vậyN, từ lúc tan rã của chế độ công xã thị tộc, cùng với sự xuất hiện của cải thặng dư và việc chiếm hữu của cải thặng dư, cùng với xuất hiện giai cấp và bắt đầu hình thành bộ máy cai trị của tầng lớp giàu có, khi mà thị tộc đã không thể giúp đỡ được con người, con người cần đến nhà nước và nhà nước đã ra đời, nhưng lại nằm trong tay kẻ mạnh, thì chủ quyền nhà nước – vốn từ nhân dân – tự nhiên đã thuộc về kẻ mạnh. “Chúng được tôn kính như thần thánh, chúng xét xử và trừng phạt, giải quyết các cuộc tranh chấp” ( Ghêxioot). Tầng lớp này tạo ra luật pháp để cho mọi người phải thừa nhận sự thống trị của họ. Lúc này pháp luật hoàn toàn thuộc vào kẻ mạnh.

Ăngghen cũng đã viết về tình trạng này: “Lòng tôn kính không ép buộc mà trước kia người ta tự nguyện biểu thị với các cơ quan của xã hội thị tộc, là không đủ đối với bọn quan lại nữa, ngay cả trong trường hợp họ có cả sự tôn kính đó; họ là những đại biểu cho một quyền lực đã trở nên xa lạ đối với xã hội, nên phải bảo đảm quyền này của họ bằng những đạo luật đặc biệt, những đạo luật khiến cho họ trở thành đặc biệt thần thánh và đặc biệt bất khả xâm phạm. Viên cảnh sát tồi nhất của một nhà nước văn minh vẫn có quyền uy hơn tất cả những cơ quan của xã hội thị tộc cộng lại; nhưng một vương công có thế lực nhất, một chính khách hoặc một chỉ huy quân sự lớn nhất của thời đại văn minh vẫn có thể ghen tị với một vị thủ lĩnh nhỏ nhất trong thị tộc về sự tôn kính tự nguyện và không thể tranh cãi được mà vị thủ lĩnh ấy được hưởng. Đó là vì vị thủ lĩnh thị tộc nằm ngay trong lòng xã hội, còn những người kia thì bắt buộc mong muốn đại biểu cho một cái gì ở bên ngoài và đứng trên xã hội” (C. Mác, Ph. Ăngghen, Tuyển tập, T 6,Nxb Sựthật, H. 1984, tr 263 – 264).

ở các nhà nước chuyên chế phương Đông, quá trình ra đời của nhà nước cũng không khác mấy so với ở phương Tây. Nhưng ở đây, việc vua quan thần thánh hóa mình còn tinh vi hơn. Hàng ngàn năm, vua quan được giải thích là những người thay trời trị dân, là cha mẹ dân, có trách nhiệm chăn dắt, dạy dỗ dân. Vì thế, mỗi hành vi thực hiện chức năng công quyền của quan lại đều được coi là ban ơn cho dân. Nhân dân bị bóc lột, bị tước quyền mà vẫn cảm thấy đội ơn bọn vua quan áp bức. Trong tình hình như vậy, vua quan tha hồ bóp nặn nhân dân, nạn tham nhũng trở thành phổ biến, là hành vi thông thường của kẻ quan quyền. Trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, việc bổ một chức quan luôn đi kèm với sự tính toán chức quan ấy sẽ ăn được gì ở vị trí bổ nhiệm.¡ n ở đây không phải là lương mà là bổng lộc và các khoản khác gọi là lậu.

Như vậy, trong lịch sử, hiện tượng tham nhũng đã từng là một kiểu tồn tại của hệ thống quan liêu của mọi nhà nước, một kiểu bảo kê chính thức được tiến hành bởi bộ máy và quan lại nhà nước. ở đây quan liêu và tham nhũng có quan hệ ruột thịt với nhau.

xuất phát từ và bureau nghĩa gốc là cái bàn viết, cái bàn giấy. Bureaucracy – Giới quan liêu, là những người thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước. Từ cuối thế kỷ XVIII, từ này bắt đầu mang ý nghĩa xấu, muốn chỉ giới quan chức hành chính, làm việc phục vụ giới đặc quyền, xa rời nhân dân, xa rời thực tế đời sống của nhân dân. Chế độ quan liêu Bureaucratizm – chủ nghĩa quan liêu là phương thức cai trị thông qua hệ thống quan lại tách rời nhân dân, đứng trên nhân dân, trong giải quyết công việc quản lý hành chính thường cố ý tạo ta sự phiền hà nhiều tầng nấc, gây nhũng nhiễu đối với nhân dân. Khi chế độ này trở thành phương thức hành động và nhân sinh quan, thì được gọi là chủ nghĩa quan liêu. Biểu hiện của chủ nghĩa quan liêu là: biệt lập với cuộc sống của nhân dân; tính đẳng cấp (thường là một hệ thống); tính áp đặt và mệnh lệnh; tính hình thức trong hoạt động quản lý; coi trọng chức vụ hành chính.

Chế độ quan liêu khi được coi trọng và sử dụng quá mức, bị lạm dụng, vượt quá giới hạn cần thiết, không kiểm soát được, sẽ trở thành lực cản đối với sự phát triển xã hội, gây thiệt hại, tổn thất cho nhân dân. Lúc đó, chế độ quan liêu trở thành bệnh quan liêu, tệ quan liêu, nạn quan liêu. Cũng cần nhấn mạnh rằng, bệnh quan liêu đang còn tồn tại trong nhà nước xã hội chủ nghĩa. Biểu hiện của bệnh quan liêu là: quan cách, quan dạng (cố làm ra vẻ bề trên, oai vệ, quyền uy giả tạo); háo danh, tham quyền, sính hình thức; hách dịch, cửa quyền với cấp dưới, với dân, kiêu ngạo, hợm hĩnh (nịnh trên nạt dưới); xa dân, không hiểu dân, khinh dân, sợ dân; bảo thủ, trì trệ, kinh nghiệm chủ nghĩa; bản chất của chủ nghĩa quan liêu là chủ nghĩa cá nhân.

Có thể nói, chế độ quan liêu xuất hiện cùng với sự xuất hiện của nhà nước. Nó là một tất yếu trong xã hội có giai cấp , là bộ máy để giai cấp này thực hiện sự cai trị đối với giai cấp khác. Chế độ quan liêu còn là một phương thức quản lý nhà nước, vì thế nó mang tính tất yếu, nhưng nó đối lập với phương thức quản lý dân chủ (chế độ dân chủ). Quan liêu gắn với bộ máy và công chức nhà nước, chủ yếu ở những cấp trên và xa cơ sở. Ngày nay, chủ nghĩa quan liêu không chỉ xuất hiện ở bộ máy nhà nước mà còn có ở bất kỳ tổ chức bộ máy quản lý nào, dù đó là tổ chức kinh tế hay xã hội. Như vậy, hệ thống quan liêu đã là môi trường để công chức nhà nước có thể lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình trong thực thi quyền lực nhà nước để tham nhũng.

Tham nhũng (corruption) là một hiện tượng xã hội trong đó tổ chức tập đoàn, cá nhân lợi dụng những ưu thế về chức vụ, cương vị, uy tín, nghề nghiệp, hoàn cảnh của mình hoặc người khác, lợi dụng những sơ hở của pháp luật để làm lợi bất chính. Tham nhũng có thể diễn ra trong tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, đạo đức. Tham nhũng trong các lĩnh vực này quan hệ với nhau bằng một mạng lưới chằng chịt, che chắn, chế ước, thậm chí đe doạ lẫn nhau. Trong những nước mà ở đó tham nhũng trở thành tệ nạn, thì tham nhũng là một hệ thống tự bảo vệ vững chắc. Cũng cần thấy rằng, có những trường hợp có quan liêu mà không có tham nhũng, hoặc chỉ có tham nhũng mà không quan liêu. Tuy nhiên, trên thực tế, tệ quan liêu và tệ tham nhũng là anh em sinh đôi. Nạn quan liêu là tiền đề cho tham nhũng, tham nhũng làm trầm trọng thêm chế độ quan liêu. Quan liêu và tham nhũng quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo tiền đề và điều kiện cho nhau, chúng đối lập với dân chủ, công khai và minh bạch. Vì vậy, về nguyên tắc, chống tham nhũng cũng đồng thời với chống quan liêu và ngược lại.

Cuộc đấu tranh chống tham nhũng, từ trước tới nay, thường không độc lập mà gắn liền với các cuộc đấu tranh chống chế độ quan liêu – chuyên chế hà khắc nói chung, chống nhà cầm quyền nói riêng. Các hình thức đấu tranh cũng vô cùng phong phú, đa dạng, đỉnh cao là những cuộc khởi nghĩa của nhân dân. Các cuộc đấu tranh đó, nhìn tổng quát trong lịch sử là một bộ phận không tách rời của các cuộc đấu tranh giai cấp. Qua các cuộc đấu tranh đó, nhà nước ngày càng tiến hóa và ngày càng văn minh hơn, chức năng công quyền ngày càng được quan niệm và thực hiện đúng hơn; hoạt động của nhà nước ngày càng được minh bạch, được sự kiểm soát chặt chẽ của toàn xã hội. Sự ra đời của nhà nước pháp quyền chính là thành quả của văn minh hóa tổ chức và hoạt động của nhà nước, chống sự tha hóa quyền lực nhà nước, và là một phương thức quan trọng chống tệ nạn quan liêu, tham nhũng. Tuy vậy, nhà nước pháp quyền cũng có những thất bại của nó, cho nên không thể có ảo tưởng rằng, cứ xây dựng nhà nước pháp quyền thì tự nhiên tham nhũng sẽ bị đẩy lùi.

Ngày nay trong bất kỳ hệ thống xã hội nào, ngoài nhà nước còn hàng loạt các tổ chức khác nhau như đảng chính trị; các tổ chức chính trị – xã hội; các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp; các tổ chức kinh tế. Nhưng không có tổ chức nào có được tính chất như nhà nước.

Một đặc điểm của tổ chức quyền lực công (quyền lực nhà nước) là một bộ máy có nhiều cấp, tổ chức bao trùm và rộng khắp toàn xã hội, những người được giao nhiệm vụ thực thi quyền lực công là những người giữ một chức vụ, có quyền hạn nhất định và được giao các phương tiện công để thực hiện quyền lực; trong đó có nhiều phương tiện đặc quyền, tức ngoài bộ máy nhà nước, không ai có thể có được. Công chức hành chính nhà nước có quyền ra quyết định hành chính bắt buộc thi hành ngay, quyền cưỡng chế hành chính, quyền trưng dụng, trưng mua. Thẩm phán các toà án có quyền xét xử các vụ án hình sự, dân sự, lao động, kinh tế, hành chính. Kiểm sát viên có quyền công tố và kiểm sát chung. Thủ trưởng các cơ quan nhà nước có quyền quản lý, sử dụng tài chính, công sản nhà nước. Người đứng đầu các tổ chức kinh tế, dịch vụ nhà nước có quyền quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước giao cho họ. Sự khác biệt giữa cơ quan tổ chức nhà nước với các tổ chức khác không phải là cơ quan công quyền là ở chỗ, toàn bộ quyền hạn của cơ quan, tổ chức, chức vụ nhà nước được pháp luật quy định, làm cho nó trở thành quyền lực hợp pháp và tối cao. Tuy nhiên, trong thực thi quyền lực nhà nước, sự xê dịch giữa đúng thẩm quyền và lạm quyền chỉ là gang tấc, ở đó dễ có khuynh hướng lạm quyền. Khi các quan chức trong bộ máy nhà nước được trao thẩm quyền công, họ có thể thu lợi tư từ sự lạm dụng thẩm quyền ấy. Đó là tham nhũng. Vì vậy, tham nhũng là sản phẩm của xã hội có nhà nước, là căn bệnh đồng hành với nhà nước. Tuy nhiên, trong mỗi chế độ nhà nước khác nhau, thì tính chất và mức độ tham nhũng cũng khác nhau, phụ thuộc vào bản chất giai cấp, phương thức tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước, vào năng lực của đội ngũ công chức của nhà nước đó.

Tóm lạiT, tính ăn bám của nhà nước đã nói lên rằng, tham nhũng là một thuộc tính của nhà nước ăn bám. Tham nhũng là một hình thức tha hóa (biến dạng) của quyền lực nhà nước (do nhân dân ủy quyền), là một phương thức tồn tại của bộ máy quan liêu, bóc lột, chuyên chế của nhà nước. Tham nhũng và đấu tranh chống tham nhũng gắn với quá trình ra đời và vận động của nhà nước. Vì vậy, nghiên cứu tham nhũng không thể không nghiên cứu cách tổ chức và vận hành nhà nước. Có như vậy, chúng ta mới có thể ngăn chặn, đẩy lùi quốc nạn tham nhũng.

NGUỒN: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP SỐ THÁNG 3/2008

Kiểm Soát Và Cân Bằng Quyền Lực

Khi một người hay một nhóm nhỏ độc quyền quyền lực, họ sẽ trấn áp người khác.

Sau một thời gian, sự tập trung quyền hành quá mức dẫn đến tha hóa về cả tinh thần và vật chất, do đó người tốt dù có muốn đi nữa cũng mất khả năng lèo lái quốc gia một cách sáng suốt. Không một cá nhân nào hoàn toàn trong sạch. Ai cũng ít nhiều có thiên kiến, sai lầm về tư tưởng và vị kỷ. Một người tốt không phải là người không có nhược điểm. Người tốt là người biết kiềm chế và vượt qua được những nhược điểm đó. Nhưng để làm được điều này, họ cần có sự hỗ trợ của người khác. Nhưng khi tập trung quá nhiều quyền lực trong tay, người cầm quyền gạt bỏ khả năng và cơ hội hỗ trợ của những người khác.

Quyền lực tuyệt đối tha hóa tinh thần, vì khi một người có quyền lực trên hết thảy mọi người khác, những người khác sẽ chỉ nói những điều họ nghĩ rằng người cầm quyền muốn nghe. Họ giấu đi những điều gây phật lòng, và không bao giờ bày tỏ những quan điểm và ý kiến trái ngược. Kết quả là người cầm quyền chẳng bao giờ nghe được những điều cần biết để có thể lãnh đạo sáng suốt hơn. Tệ hại hơn, sự tha hóa tinh thần này có thể dẫn đến tha hóa tâm hồn. Nếu không ai dám đưa ra những thông tin hay ý kiến chói tai, hoặc phản đối người cầm quyền, người cầm quyền cứ tưởng mình không hề có thiên kiến, không hề mắc sai lầm và không hề vị kỷ. Từ đó anh ta cho rằng mọi ý kiến của anh ta đều đúng. Anh ta bắt đầu ngộ nhận rằng lợi ích cá nhân của anh ta chính là lợi ích của xã hội. Khi ấy, anh ta trở thành một kẻ độc tài.

Vì lý do này, một nhà lãnh đạo tốt sẽ không muốn nắm giữ quá nhiều quyền lực. Cái anh ta cần là một hệ thống trong đó nhiều người khác có thể góp phần vào quá trình ra quyết định. Khi đó, thay vì đơn thuần điều hành đất nước bằng mệnh lệnh, anh ta sẽ cân nhắc những quan điểm khác nhau. May ra lúc ấy anh ta sẽ buộc phải nhận ra rằng chính mình cũng có những thiên kiến, những sai lầm về tư tưởng, và cũng vị kỷ. Một nhà lãnh đạo thật sự anh minh cần sự sáng suốt ấy, và sẽ biết ơn những tiếng nói phản biện, thay vì trấn áp họ.

Dĩ nhiên, không phải nhà lãnh đạo nào cũng xuất thân là người tốt. Ngược lại, họ có thể ham muốn quyền lực chỉ để trấn áp người khác và thủ lợi cho bản thân, cho gia đình và cho những kẻ về hùa theo họ. Những người như vậy vốn đã tha hóa ngay từ trước khi họ có quyền lực. Một khi tập trung quyền lực trong tay, họ sẽ sử dụng ngay quyền lực đó để đàn áp kẻ khác.

Tóm lại, những chính quyền nắm quyền lực quá tập trung sẽ lạm quyền và tham nhũng. Cách duy nhất để giới hạn quyền lực của họ và tránh lạm dụng là tản quyền.

Vì lý do đó, hiến pháp cần phân bổ quyền hành cho nhiều thành phần khác nhau của chính quyền để có sự giám sát và cân bằng quyền lực.

Một số người, đặc biệt tại châu Á và châu Phi, lo ngại rằng giám sát và cân bằng quyền lực sẽ tạo nên bất ổn, tranh cãi, bế tắc, thậm chí nội chiến. Đúng là khi cơ chế giám sát và cân bằng quyền lực không được thiết kế hợp lý, hậu quả của nó có thể không như mong đợi. Nhưng nếu được thiết kế tốt, nó sẽ không dẫn đến bất ổn quá mức bình thường. Những đất nước ổn định và thịnh vượng đều có một cơ chế giám sát và cân bằng quyền lực nào đó. Lựa chọn duy nhất ngoài phân quyền là tập quyền. Mà tập quyền, như đã phân tích ở trên, luôn dẫn đến cai trị áp bức. Điều này rõ ràng tệ hại hơn nhiều so với những bất đồng bắt nguồn từ những tranh cãi chính trị thông thường.

Có nhiều mô hình giám sát và cân bằng quyền lực, do các yếu tố khác nhau được kết hợp một cách khác nhau. Nếu được thiết kế một cách cẩn trọng, giám sát và cân bằng quyền lực có thể giảm thiểu một cách có hiệu quả các bất ổn, cũng như tăng cường bảo vệ người dân chống lại chính quyền tha hóa và độc đoán.

Các hiến pháp phân quyền theo nhiều cách khác nhau

Có nhiều cách phân chia quyền lực giữa các nhân tố của chính quyền. Và các hiến pháp khác nhau thiết lập nên các chính quyền với kết cấu khác nhau. Có hiến pháp gọi người đứng đầu chính phủ là tổng thống, có nơi khác gọi là thủ tướng, lại có chỗ kết hợp ngành hành pháp và lập pháp với nhau trong một hội đồng mà người đứng đầu hội đồng không phải là tổng thống mà cũng chẳng phải thủ tướng. Vài hiến pháp công nhận chính quyền địa phương bán tự trị, nơi khác thì không. Có hiến pháp tổ chức hai viện lập pháp, có chỗ chỉ có một viện duy nhất. Như vậy, trong nhiều hệ thống hiến định khác nhau, kết cấu của chính quyền là khác nhau. Vì vậy, phân chia quyền lực giữa các thành phần chính quyền của các hệ thống hiến định khác nhau cũng sẽ khác biệt.

Trong bài viết ngắn ngủi này, thật khó để liệt kê hết tất cả hình thức phân quyền. Nhưng tựu trung lại, các mô hình chính là:

* Hầu hết các hiến pháp chia chính quyền trung ương thành ba phần – quyền lập pháp, quyền hành pháp và tòa án. Các quyền này được trao cho những người hay nhóm người khác nhau. Một số hiến pháp tách biệt hoàn toàn các quyền lực này, tức là các nhân tố trong chính quyền không hề có những mảng phận sự chồng lấn. Nhưng cũng có một số hiến pháp cho phép sự chia sẻ quyền lực nhất định, chẳng hạn tổng thống vừa có quyền hành pháp vừa có quyền phủ quyết dự luật (một phần của quyền lập pháp) trong một số trường hợp hạn chế. Phương thức phân quyền này được gọi là tam quyền phân lập.

* Một số hiến pháp phân chia quyền lực giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương hay vùng lãnh thổ. Do sự phân chia này được quy định bởi hiến pháp, chính quyền trung ương không thể can thiệp vào phạm vi quyền lực của chính quyền vùng lãnh thổ. Quan trọng hơn cả, chính quyền trung ương không thể giải tán chính quyền địa phương đó hoặc tước đoạt một số quyền đã được hiến pháp trao cho họ. Có trường hợp chính quyền vùng lãnh thổ có thể soạn hiến pháp cho riêng địa phương họ, với cả ba ngành lập pháp, hành pháp và tòa án như chính quyền trung ương. Phương thức phân chia quyền lực này được gọi là chính thể liên bang.

* Mọi bản hiến pháp chính danh phân chia quyền lực giữa chính quyền và công dân nhằm mục đích bảo vệ quyền cá nhân. Một số quyền cá nhân tự bản chất là quyền nhân thân, như quyền kết hôn. Nhưng một số quyền mang tính chính trị, như quyền biểu tình hoặc quyền thành lập hội đoàn chính trị. Bằng cách thực thi các quyền này, công dân có thể kiểm soát chính phủ. Phương thức phân quyền này được gọi là quyền cá nhân.

* Mọi hiến pháp dân chủ còn phân chia quyền lực giữa chính quyền công dân thông qua bầu cử. Trong một nước dân chủ, quyền lực thuộc về nhân dân. Chính quyền có bổn phận phục vụ người dân, chứ người dân không phải phục tùng chính phủ. Nhưng người dân không thể cáng đáng hết công việc hàng ngày của chính quyền vì còn phải lo cho cuộc sống riêng của họ. Vì vậy, hiến pháp cho chính quyền quyền thay mặt người dân để giải quyết công việc trong những lĩnh vực phù hợp, với tư cách là công bộc của nhân dân. Tuy vậy, nhân dân vẫn nắm quyền giám sát tối thượng. Nếu nhân dân không hài lòng với cách làm việc của các viên chức chính quyền, họ có thể bỏ phiếu bãi nhiệm các viên chức đó qua bầu cử.

Dù mọi quốc gia đều cần tản quyền, có nhiều hình thức phân quyền khác nhau, và các quốc gia khác nhau phải chọn những hệ thống khác nhau cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của quốc gia đó.

Như đã trình bày ở trên, có nhiều hình thức phân quyền. Một số hiến pháp áp dụng nhiều hình thức cùng một lúc, trong khi một số hiến pháp khác chỉ áp dụng một hình thức phân quyền mà thôi. Không có một hình thức phân quyền nào được xem là duy nhất phù hợp cho mọi quốc gia trong mọi thời kỳ. Đã có rất nhiều sách vở bàn đến các hình thức phân quyền trong bản hiến pháp. Đôi khi các phân tích đó mang nặng tính chuyên môn. Do đó, trong phạm vi bài viết ngắn này, khó có thể tóm gọn mọi khía cạnh của các tri thức đó.

Tuy vậy, bài viết này nhấn mạnh một điều quan trọng: các hình thức phân quyền khác nhau mang lại các hệ quả khác nhau. Bởi cân bằng và giám sát quyền lực là trọng tâm của thể chế hiến định, các nhà soạn thảo hiến pháp đã dành nhiều công sức nghiên cứu các hệ quả của mỗi hình thức phân quyền khi chúng được áp dụng riêng rẽ hay kết hợp lẫn nhau. Thế nhưng, không có một hệ thống hiến định nào hoàn hảo hay đạt mọi mục đích đặt ra. Các nhà soạn thảo hiến pháp luôn phải chọn lựa hoặc thỏa hiệp. Chẳng hạn, một số thể chế hiến định tạo điều kiện cho mọi khuynh hướng chính trị được đại diện trong chính quyền, nhưng lại có thể khiến chính trị bị chia rẽ và phân tán, vì sự tham gia của quá nhiều luồng ý kiến khác nhau sẽ khiến các bên khó đạt đồng thuận để ra quyết định. Một số thể chế hiến định khác có thể khiến vài khuynh hướng chính trị thiểu số không được đại diện trong chính quyền, nhưng bộ máy chính trị hoạt động suôn sẻ hơn. Một số hệ thống tập trung vào ý thức hệ chứ không phải quyền lợi “cục bộ” của từng địa phương. Một số hệ thống khác lại chú trọng đến các mối quan tâm cụ thể của các địa phương chứ không đặt nặng ý thức hệ, v.v… Mỗi thể chế hiến định này đều có những ưu và khuyết đỉểm.

Như vậy, mỗi quốc gia sẽ thấy có một số hệ thống thích hợp với họ hơn là những hệ thống khác. Tùy từng quốc gia cụ thể, những mục tiêu nhất thiết cần phải có, và những nhược điểm cần đặc biệt lưu tâm mà tránh, sẽ không giống nhau. Ví dụ, văn hóa của một số quốc gia có khuynh hướng tập trung quyền lực vào tay một người mà thôi, như người đứng đầu hành pháp, và rồi người này tìm cách thâu tóm những quyền lực khác cho riêng anh ta. Một số quốc gia khác xem việc hạn chế quyền hành pháp là quan trọng, nên trao nhiều quyền lực hơn cho ngành lập pháp và tòa án. Cách này có thể có nhược điểm là sự thiếu vắng một ngành hành pháp mạnh có thể ứng phó mau lẹ trước những thay đổi nhanh chóng của thế giới. Nhưng nếu phải cân bằng giữa các ưu và khuyết điểm của từng hệ thống cho một quốc gia cụ thể, hệ thống cho phép ngăn chặn chính quyền độc đoán có ưu điểm hơn hẳn so với một hệ thống chủ trương cho ngành hành pháp quyền được tự do làm theo ý họ. Nghệ thuật soạn thảo một bản hiến pháp cần lưu tâm đến các đặc điểm và nhu cầu cụ thể của từng quốc gia là vì thế.

Trần Duy Nguyên và Nguyễn Thị Hường dịch

Nguồn: http://tiasang.com.vn

Về Quyền Hành Pháp Của Chính Phủ Trong Cơ Chế Phân Công, Phối Hợp Và Kiểm Soát Quyền Lực Nhà Nước

1. Đặt vấn đề

Ở nước ta, quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưng được thừa nhận bao gồm 3 quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Thông qua Hiến pháp, các quyền này được phân công cho các cơ quan khác nhau thực hiện. Không chỉ thực hiện phân công quyền lực, Hiến pháp còn định hình các nguyên tắc cơ bản nhất của cơ chế thực thi cho mỗi loại quyền lực và mối quan hệ giữa các cơ quan được trao quyền lực. Bên cạnh việc bảo đảm sự phối hợp, thì cốt lõi của cơ chế và mối quan hệ này là sự “kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”1. Thực hiện phân công quyền lực không chỉ là thừa nhận sự tồn tại và tính tất yếu của phân công lao động quyền lực để chuyên môn hóa, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của việc thực thi quyền lực trong quản lý xã hội, mà còn là cơ sở tiền đề bảo đảm cho việc thực hiện một yêu cầu quan trọng hơn rất nhiều, đó là kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, để quyền lực nhà nước không vượt qua giới hạn của Hiến pháp và các đạo luật (hình thức cao nhất thể hiện ý chí, lợi ích của nhân dân, của quốc gia, dân tộc), tức là để quyền lực được thực thi một cách dân chủ, luôn thuộc về nhân dân, phục vụ lợi ích của nhân dân, bảo vệ lợi ích của quốc gia, dân tộc.

Cũng như nhiều nước khác, ở nước ta, Chính phủ được Hiến pháp phân công thực hiện quyền hành pháp (nhân dân thông qua Hiến pháp trao quyền hành pháp cho Chính phủ). Nhưng trên lý thuyết cũng như trong thực tiễn, không phải tất cả quyền hành pháp đều được trao cho Chính phủ. Theo quy định của Hiến pháp hiện hành, quyền hành pháp được phân chia giữa Chủ tịch nước và Chính phủ. Bên cạnh một số ít quyền hạn thuộc về lập pháp và tư pháp, thì phần lớn các quyền hạn của Chủ tịch nước hiện nay là thuộc về hành pháp như quyền thay mặt Nhà nước về đối nội và đối ngoại, quyền thống lĩnh các lực lượng vũ trang, quyền ra lệnh tổng động viên, ban bố tình trạng khẩn cấp… Tuy nhiên, Hiến pháp vẫn  trao phần lớn quyền hành pháp cho Chính phủ.

Để có thể thực hiện được sứ mệnh chính trị của mình, về nguyên tắc, Chính phủ phải được trao đủ quyền hành pháp và phải có đủ cơ chế đồng bộ để vận hành quyền lực một cách thống nhất, thông suốt và liên tục. Ở tầm Hiến pháp, cần làm rõ nội dung quyền hành pháp của Chính phủ đến đâu, và các nguyên tắc cơ bản của cơ chế vận hành quyền lực được trao bảo đảm tính thống nhất, thông suốt và liên tục của quản lý điều hành các mặt đời sống kinh tế – xã hội của đất nước.

Hiến pháp phân định quyền hành pháp cho Chính phủ phải bảo đảm đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau đây:

– Chính phủ phải được trao đủ quyền lực để thực hiện được sứ mệnh chính trị của mình là tổ chức thi hành pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống để quản lý thống nhất, thông suốt, có hiệu lực, hiệu quả mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội của đất nước, vì lợi ích của quốc gia, dân tộc;

– Bảo đảm tính thuộc về nhân dân, tính thống nhất của quyền lực nhà nước và sự phối hợp với các thiết chế quyền lực khác (không tạo ra sự phân lập, tách biệt, chia cắt);

– Thiết lập được cơ chế kiểm soát của cơ quan hành pháp đối với các cơ quan lập pháp và cơ quan tư pháp;

– Phù hợp với thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế

– Bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với Chính phủ.

2. Xác định phạm vi và nội dung quyền hành pháp của Chính phủ

2.1. Trong quan hệ với Quốc hội

Ở nước ta, Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Tính chất này của Quốc hội đã được khẳng định trong tất cả bốn bản Hiến pháp của Nhà nước ta. Tính chất quyền lực nhà nước cao nhất của Quốc hội xuất phát từ tính chất trực tiếp đại diện cao nhất cho ý chí, nguyện vọng và lợi ích của toàn thể nhân dân. Chính vì là cơ quan trực tiếp thể hiện chủ quyền cao nhất của nhân dân mà Quốc hội mới trở thành cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Quyền lực nhà nước là thống nhất, và nhân dân là chủ thể và nguồn gốc của toàn bộ quyền lực nhà nước. Quốc hội là một thiết chế quyền lực nhà nước được nhân dân cả nước trực tiếp thành lập thông qua bầu cử và được Hiến pháp trao cho những quyền lực nhất định, nói cách khác, nhân dân thông qua Hiến pháp mà trao quyền lực cho Quốc hội, chứ không phải thông qua bầu cử (bầu cử đại biểu Quốc hội chỉ là cách thức thành lập Quốc hội). Quyền lực này được cụ thể hoá thành các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn hiến định của Quốc hội. Nội dung của quyền lực cao nhất của Quốc hội bao gồm các quyền lập hiến, lập pháp, quyền quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.

Trong quan hệ quyền lực giữa Quốc hội và Chính phủ, có hai vấn đề quan trọng sau đây cần làm rõ:

Cơ chế kiểm soát này phải được định hình bằng các nguyên tắc cơ bản được Hiến pháp ghi nhận. Trong quá trình Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật do Chính phủ trình, Hiến pháp cần trao cho Chính phủ quyền khi thấy cần thiết thì được rút lại dự án luật đó để hoàn chỉnh lại, cân nhắc thêm. Nếu Quốc hội không đồng ý việc rút dự án luật thì việc thông qua dự án luật đó phải đạt được 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội đồng ý. Sau khi luật được thông qua, cần phải có vai trò của Thủ tướng Chính phủ trong quy trình, thủ tục công bố luật. Luật sau khi được Quốc hội thông qua phải được gửi đến Thủ tướng để Thủ tướng ký trình Chủ tịch nước ký lệnh công bố.

2.2. Trong quan hệ với cơ quan tư pháp

Theo Hiến pháp hiện hành, giữa Chính phủ và các cơ quan tư pháp (Toà án và Viện Kiểm sát) không có sự phối hợp quyền lực (chỉ có phối hợp công tác theo Quy chế được ban hành bởi nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) và Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC). Ở tầm Hiến pháp mà để tồn tại sự tách rời và phân lập giữa quyền hành pháp của Chính phủ với quyền tư pháp là chưa tuân thủ nguyên tắc phân công, phối hợp quyền lực trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước ta; làm ảnh hưởng đến tính thống nhất của quyền lực, và nhất là không phát huy được đầy đủ sức mạnh của từng nhánh quyền lực.

Hiến pháp trao quyền công tố cho Chính phủ không chỉ là cơ sở bảo đảm cho việc nhận thức đúng đắn về quyền tư pháp, phù hợp với thông lệ quốc tế (quyền tư pháp được trao cho Toà án), mà quan trọng hơn là thiết lập cơ chế kiểm soát của cơ quan hành pháp đối với cơ quan thực hiện quyền tư pháp theo các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền hiện đại; thúc đẩy hơn nữa cải cách tư pháp, hoàn thiện nguyên tắc kiềm chế, đối trọng giữa các cơ quan trong hoạt động điều tra, truy tố và xét xử, nhằm bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người.

Trao quyền công tố cho Chính phủ sẽ tạo cơ sở tiền đề khắc phục một trong những bất cập lớn hiện nay là sự “cắt khúc” giữa hoạt động điều tra và công tố, đồng thời, đề cao trách nhiệm của Viện kiểm sát trong công tác phòng, chống tội phạm. Theo đó, Viện kiểm sát sẽ không đơn thuần thực hiện nhiệm vụ kiểm sát hoạt động điều tra như hiện nay mà cần được trao vai trò trực tiếp chỉ huy hoạt động điều tra vụ án hình sự, tham gia hoạt động điều tra ngay từ đầu và chịu trách nhiệm chính trong toàn bộ các hoạt động điều tra, truy tố.

Nhìn nhận ở tầm Hiến pháp, việc giao cho TANDTC quản lý công tác cán bộ và cơ sở vật chất của các Toà án địa phương đã gây ra những mối hoài nghi trên nhiều phương diện. TANDTC là cơ quan xét xử, không phải cơ quan quản lý, tại sao lại giao quyền quản lý công tác cán bộ và cơ sở vật chất của các Toà án địa phương; có vi phạm nguyên tắc hiến định: Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của Nhà nước? có bảo đảm nguyên tắc phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa hành pháp và tư pháp không?

Về bản chất và thực tiễn, quyền quản lý các Toà án địa phương về cán bộ và cơ sở vật chất là thuộc về hành pháp. Việc khôi phục lại quyền hạn này cho Chính phủ và đặt nó ở tầm Hiến pháp sẽ là cơ sở để bảo đảm sự phối hợp, kiểm soát quyền lực giữa cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp, phòng tránh các nguy cơ nảy sinh từ sự tách biệt, khép kín của các Toà án.   

3. Nguyên tắc cơ bản trong cơ chế vận hành và thực thi quyền hành pháp của Chính phủ

3.1. Về tính chất, vị trí của Chính phủ

Với Hiến pháp 1959, lần đầu tiên Chính phủ được xác định tính chất là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Các Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992 tiếp tục ghi nhận tính chất này của Chính phủ. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của các học thuyết về tổ chức quyền lực nhà nước khác nhau trong từng thời kỳ mà tính chất này của Chính phủ trong mỗi một Hiến pháp được hiểu khác nhau. Học thuyết tập quyền xã hội chủ nghĩa cho rằng, không có sự phân chia quyền lực nhà nước và mọi quyền lực đều tập trung vào Quốc hội; quyền lực của Chính phủ là quyền phái sinh từ Quốc hội, phụ thuộc vào Quốc hội, do vậy, Hiến pháp 1959 khẳng định, Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Hiến pháp 1980 đã vận dụng một bước triệt để hơn học thuyết tập quyền xã hội chủ nghĩa khi quy định Chính phủ là “cơ quan chấp hành và cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất”, Chính phủ trở thành một cơ quan của Quốc hội, phụ thuộc vào Quốc hội. Đến Hiến pháp 1992, mặc dù đã quan niệm quyền lực nhà nước bao gồm ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, nhưng lại cho rằng, tính chấp hành là thể hiện tính chất hành pháp của Chính phủ, nên tiếp tục quy định, Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

Luật do Quốc hội ban hành nhưng không thể nói luật là của Quốc hội. Nói luật là của Quốc hội thì không khác gì cách nói Quốc hội “đẻ ra luật”. Trong nhà nước pháp quyền, luật là thể hiện ý chí của nhân dân, ý chí của quốc gia. Ý chí của nhân dân, ý chí của quốc gia được phản ánh cụ thể thông qua ý chí của Quốc hội. Quốc hội ban hành Hiến pháp và luật, nhưng Quốc hội không thể đứng trên Hiến pháp và các đạo luật. Làm khác đi, Quốc hội không còn tính chính đáng, không còn là Quốc hội của dân, do dân và vì dân, không còn là Quốc hội pháp quyền. Như vậy, luật do Quốc hội ban hành là luật của nhân dân, luật của quốc gia, luật của tất cả mọi người. Chính phủ được thành lập, tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và Luật tổ chức Chính phủ, tức là theo ý chí của nhân dân. Chính phủ, vì vậy, là Chính phủ của nhân dân. Chính phủ tổ chức thi hành luật, đưa luật vào cuộc sống là chấp hành ý chí của nhân dân, là trực tiếp phục vụ lợi ích của nhân dân, lợi ích của quốc gia, dân tộc. Chính vì vậy, Chính phủ là Chính phủ của nhân dân, vì nhân dân. Chính phủ thi hành luật pháp là chấp hành ý chí của nhân dân, phục vụ lợi ích của nhân dân, của dân tộc, chứ không phải chấp hành ý chí của Quốc hội, càng không phải phục tùng lợi ích, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội, do vậy Chính phủ không thể là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

Trên thực tế, tính chất chấp hành chưa phản ánh đầy đủ và chính xác vị trí, vai trò thực tế của Chính phủ với tư cách là cơ quan nắm giữ quyền hành pháp. Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, nhưng trong quan hệ với cơ quan lập pháp, Chính phủ có vai trò độc lập tương đối và là nhân tố thúc đẩy hoạt động của cơ quan lập pháp trên nhiều phương diện, nhất là trong công tác lập pháp, khởi thảo các chính sách, chủ động xây dựng các dự án luật trình Quốc hội thông qua (95% các dự án Luật, pháp lệnh là do Chính phủ xây dựng, trình Quốc hội).

Hành pháp theo quan điểm hiện đại, phải được hiểu theo hai nghĩa: Thứ nhất là tổ chức thi hành luật; thứ hai là chủ động khởi thảo, hoạch định chính sách đối nội, đối ngoại và tổ chức thực thi các chính sách đó. Do vậy, Hiến pháp mới cần khẳng định rõ tính chất của Chính phủ là cơ quan hành pháp cao nhất thay cho quy định “Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội”. Quy định như vậy, sẽ bảo đảm tính độc lập tương đối của Chính phủ, tạo cơ sở phát huy hơn nữa tính chủ động, sáng tạo của Chính phủ trong thực thi quyền hành pháp, đặc biệt là tạo cơ sở cho việc hình thành cơ chế kiểm soát của Chính phủ đối với Quốc hội trong việc thực thi quyền lập pháp.

Có đủ quyền hành pháp là tiền đề để Chính phủ trở thành cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Khẳng định Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của đất nước là đề cao hành pháp, đề cao tính tập trung, thống nhất, thông suốt, có hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ đối với mọi mặt đời sống kinh tế – xã hội của đất nước. Chính phủ là thiết chế có thẩm quyền và trách nhiệm cao nhất về mặt hành chính đối với đất nước. Điều này thể hiện cụ thể tư tưởng của Hồ Chí Minh về xây dựng một chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của dân. Quy định này cần phải được kế thừa trong sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992.

3.2. Nguyên tắc hoạt động của Chính phủ

Một trong những thay đổi quan trọng nhất của Hiến pháp 1992 là đổi mới cơ chế hoạt động của Chính phủ. Cụ thể hoá nguyên tắc tập trung dân chủ vào tổ chức và hoạt động của Chính phủ phù hợp với quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Hiến pháp 1992 (đã được sửa đổi) đã định ra ba nguyên tắc then chốt cho hoạt động của Chính phủ. Đó là:

– Nguyên tắc Thủ tướng Chính phủ “lãnh đạo công tác của Chính phủ, các thành viên Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp”3;

– Nguyên tắc “Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực mình phụ trách trong phạm vi cả nước”4.

Tuy nhiên, những quy định cụ thể của Hiến pháp về nhiệm vụ, quyền hạn của hai thiết chế này còn quá chung chung, dẫn đến có phần không rõ, chồng chéo, thậm chí chưa đúng nguyên tắc. Khoản 1 Điều 112 Hiến pháp quy định, Chính phủ có nhiệm vụ “Lãnh đạo công tác của các bộ, các cơ quan ngang bộ và cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp”; trong khi đó, Khoản 1 Điều 114 Hiến pháp quy định Thủ tướng có nhiệm vụ “Lãnh đạo công tác của Chính phủ, các thành viên Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp”. Rõ ràng rất khó có thể phân định rõ nét sự khác nhau về tính chất, nội dung, yêu cầu và đối tượng, phạm vi “nhiệm vụ lãnh đạo” của Chính phủ và của Thủ tướng. Việc Hiến pháp trao quyền cho Thủ tướng lãnh đạo các thành viên Chính phủ là trái với nguyên tắc hoạt động của Chính phủ với tư cách là một Hội đồng, làm việc theo chế độ tập thể, trong đó Thủ tướng là một thành viên, Thủ tướng không phải là thủ trưởng của Tập thể Chính phủ.

3.3. Quan hệ quyền lực giữa Chính phủ với chính quyền địa phương

Theo nguyên tắc tổ chức nhà nước theo kiểu đơn nhất, chính quyền địa phương là bộ phận thuộc hành pháp có chức năng tổ chức thực thi pháp luật để quản lý nhà nước ở địa phương, bảo đảm sự thống nhất, thông suốt của nền hành chính. Tuy nhiên, việc Hiến pháp dành một chương riêng quy định về Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân với các quy định về cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương và cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực này, và thực tiễn thi hành các quy định này đều cho thấy rõ, có sự phân biệt và tách rời rất rõ giữa quyền hành pháp của Chính phủ với quyền lực của chính quyền địa phương, rõ nhất là việc Hiến pháp không trao cho Thủ tướng quyền bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính cấp tỉnh. Ở chừng mực nào đó, thực tế cho thấy, tổ chức quyền lực theo lãnh thổ ở nước ta không khác gì chế độ nhà nước liên bang.

Hiến pháp chỉ khẳng định các nguyên tắc về mối quan hệ hành chính giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với chính quyền địa phương. Nhưng do tách rời quyền hành pháp của Chính phủ, nên mối quan hệ hành chính này trở nên hình thức, lỏng lẻo.

Trên thực tế, Hiến pháp không xác định được tính chất của “quyền lực nhà nước ở địa phương” của HĐND là gì, thuộc về hành pháp hay lập pháp. Chính vì vậy đã quy định, HĐND vừa chịu sự “hướng dẫn, kiểm tra” của Chính phủ, vừa chịu sự “giám sát và hướng dẫn” của Uỷ ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH). Không dừng lại, Hiến pháp còn quy định, UBTVQH có quyền giải  tán HĐND cấp tỉnh. Những quy định như vậy rõ ràng là chồng chéo, không minh bạch về thẩm quyền và trách nhiệm của UBTVQH và Chính phủ đối với HĐND. Tính chất và hoạt động của HĐND không phải là lập pháp. UBTVQH không phải là một cơ quan quản lý, do vậy, nó không thể giám sát, hướng dẫn hoạt động đối với HĐND.

Ths. Nguyễn Phước Thọ – Văn phòng Chính phủ;  ThS Cao Anh Đô – Viện Nhà nước và pháp luật

www.nclp.org.vn

Bạn đang đọc nội dung bài viết Quyền Hạn Và Quyền Lực trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!