Đề Xuất 3/2023 # Sinh Thiết Và Chọc Hút Tủy Xương # Top 8 Like | Cuocthitainang2010.com

Đề Xuất 3/2023 # Sinh Thiết Và Chọc Hút Tủy Xương # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Sinh Thiết Và Chọc Hút Tủy Xương mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Sinh thiết tủy xương là một quy trình thu thập một mẫu mô bên trong xương.

Tủy xương, sinh thiết và chọc hút là gì?

Tủy xương là mô xốp và lỏng nằm bên trong một số xương lớn trong cơ thể. Tủy là nơi tạo ra tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu từ các tế bào được gọi là “tế bào gốc”.

Sinh thiết là phương pháp lấy một mẫu nhỏ của mô từ một phần của cơ thể. Mẫu mô sau đó quan sát dưới kính hiển vi để tìm tế bào bất thường và cũng có thể được kiểm tra bằng những phương pháp khác.

Chọc hút có nghĩa là lấy dịch lỏng. Trong bài này, thì chọc hút là phương pháp lấy một lượng dịch tủy xương, sau đó quan sát dưới kính hiển vi hoặc được kiểm tra theo những phương pháp khác.

Ai cần làm sinh thiết và chọc hút tủy xương?

Bạn có thể được tư vấn kiểm tra tủy xương bởi nhiều lý do. Ví dụ:

Tìm nguyên nhân bệnh thiếu tế bào hồng cầu (thiếu máu), thiếu tế bào bạch cầu (giảm bạch cầu), thiếu tiểu cầu (giảm tiểu cầu) trong máu. Ngoài ra, để tìm ra nguyên nhân của việc gia tăng một số lượng lớn các loại tế bào máu. Một số điều kiện có thể gây ra những bất thường về những dòng tế bào máu, chẳng hạn như:

Các bệnh bạch cầu.

Các bệnh rối loạn về máu.

Theo dõi đáp ứng điều trị bệnh bạch cầu.

Xác định thời gian tiến triển của u lympho hoặc ung thư.

Các xét nghiệm này được thực hiện như thế nào?

Mẫu tủy xương thường được lấy từ phần trên cùng của xương chậu. Đây là xương mà bạn có thể dễ dàng nhận thấy ngay bên dưới mỗi bên eo. Thỉnh thoảng, xương lớn khác được sử dụng, chẳng hạn như xương ức.

Bạn sẽ được yêu cầu nằm trên một chiếc giường, nằm úp hay nghiêng 1 bên tùy thuộc vào vị trí chính xác bác sĩ lựa chọn để tiến hành. Vùng da trên xương lấy mẫu được làm sạch bằng chất khử trùng.

Sau đó, tiến hành tiêm một số thuốc gây tê cục bộ vào vùng da và mô trên xương. Điều này làm đau nhói một lúc đầu nhưng sau đó làm tê da. Một số người được dùng thuốc an thần trước khi tiến hành.

Để chọc hút dịch tủy xương: 1 cây kim được đẩy qua vùng da đã được gây tê vào trong xương. Một ống tiêm dùng để rút dịch tủy xương ra. Khi chất lỏng được rút ra, bạn có thể có một cơn đau nhói ngắn tại xương (đau lan ở mông và chân nếu chọc hút ở xương chậu).

Để làm sinh thiết tủy xương: một kim thứ 2 dày hơn, kim rỗng được đưa vào xương. Kim này vừa xoay quanh vừa đẩy nhẹ lên phía trước để lấy một mẫu nhỏ tủy xương vào phần rỗng giữa của kim. Điều này có thể gây ra một số cơn đau âm ỉ trong một thời gian ngắn. Kim sau đó được đưa ra và một miếng băng được ấn vào để ngăn chảy máu.

Sinh thiết và chọc hút tủy xương (Nguồn ảnh: chúng tôi Sau khi xét nghiệm

Bạn sẽ cần phải nằm trên một chiếc giường và có thể được theo dõi trong một giờ hoặc lâu hơn để kiểm tra xem bạn không bị chảy máu nghiêm trọng.

Bạn có thể thấy hơi khó chịu và bầm tím trên vị trí xét nghiệm trong một vài ngày, bạn có thể dùng thuốc giảm đau để bớt đau.

Bác sĩ hoặc điều dưỡng sẽ thông báo cho bạn khi nào có kết quả xét nghiệm.

Nếu bạn dùng thuốc giảm đau, bạn sẽ tiếp tục cảm thấy lờ đờ trong vài giờ. Nếu bạn về nhà sau khi xét nghiệm và bạn đã dùng thuốc giảm đau:

Nên có ai đó đưa bạn về nhà.

Bạn không nên lái xe hoặc điều khiển bất kỳ phương tiện nào cần đến sự tập trung cẩn thận của bạn trong thời gian bạn cần nghỉ ngơi.

Nếu bạn sống một mình, nên có người ở cùng bạn vào buổi tối.

Trước khi xét nghiệm bạn cần được chuẩn bị những gì?

Trước khi tiến hành sinh thiết và chọc hút tủy xương, bạn có thể cần kiểm tra quá trình đông máu của bạn vẫn hoạt động đủ tốt. Điều này đảm bảo bạn không chảy máu quá nhiều khi làm sinh thiết.

Hãy nói với bác sĩ của bạn nếu bạn có phản ứng với thuốc tê tại chỗ.

Sinh thiết tủy xương và chọc hút thì có những nguy cơ gì?

Các biến chứng là không phổ biến. Trong một số ít trường hợp, vị trí sinh thiết bị chảy máu. Trong những trường hợp này,chảy máu thường nhẹ và ngưng chảy máu nhanh chóng. Thỉnh thoảng, có trường hợp chảy máu nghiêm trọng hơn, và hiếm khi cần phải truyền máu để đối phó với tình trạng này. Có một nguy cơ nhỏ là vết thương nhỏ sẽ bị nhiễm trùng sau khi sinh thiết. Hiếm khi, kim sinh thiết gây tổn thương những cấu trúc lân cận.

http://www.patient.co.uk/health/bone-marrow-biopsy-and-aspiration https://www.youtube.com/watch?v=NkdsLHBCreI

Vai Trò Của Sinh Thiết Tủy Xương

Sinh thiết tủy xương hay còn gọi là sinh thiết tủy sống là xét nghiệm được chỉ định nếu kết quả xét nghiệm máu của bệnh nhân cho thấy hàm lượng tiểu cầu, bạch cầu và hồng cầu trong cơ thể có sự thay đổi bất thường, có thể là quá cao hoặc quá thấp. Sinh thiết tủy xương được thực hiện tại vị trí xương hông. Chính nhờ vào sinh thiết tủy mà sẽ giải thích được nguyên nhân của những bất thường kể trên, bao gồm:

Thiếu máu do số lượng hồng cầu thấp

Bệnh lý về tủy xương như xơ hóa tủy nguyên phát, rối loạn sinh tủy

Ung thư tủy xương hay ung thư máu

Ung thư di căn từ vùng khác vào tủy xương

Bệnh Hemochromatosis là rối loạn di truyền do hấp thụ quá nhiều sắt từ thức ăn

Nhiễm trùng, sốt chưa rõ nguyên nhân.

Ngoài mục đích tìm ra những nguyên nhân bệnh lý kể trên, sinh thiết tủy xương còn được thực hiện để:

Xác định giai đoạn bệnh ung thư

Kiểm soát nồng độ sắt cũng như quá trình trao đổi chất của cơ thể chúng ta

Theo dõi, kiểm soát những đáp ứng trong quá trình điều trị bệnh

Vì sinh thiết tủy xương là một thủ thuật có xâm lấn nên cũng có thể để lại những rủi ro và biến chứng nhất định, bao gồm:

Chảy máu nhiều, nhất là với những đối tượng bệnh nhân có số lượng tiểu cầu thấp

Nhiễm trùng, nhất là với những bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu

Cảm giác khó chịu và đau ở vị trí sinh thiết

Bệnh nhân có thể bị dị ứng với những loại thuốc mê

Những biến chứng về an thần như nhịp tim

2. Quy trình sinh thiết tủy xương

2.1 Chuẩn bị trước khi thực hiện thủ thuật sinh thiết tủy xương

Thường thì bệnh nhân trước khi được thực hiện thủ thuật sinh thiết tủy xương không cần chuẩn bị nhiều, tuy nhiên cũng cần có những lưu ý nhỏ như sau:

Thông báo cho bác sĩ thực hiện những loại thuốc hay thực phẩm chức năng mà bản thân hiện đang sử dụng

Khai báo về tiền sử bệnh sử bản thân, nhất là tiền sử rối loạn chảy máu

Thông báo với bác sĩ về dị ứng, nhạy cảm của cơ thể đối với băng gạc, thuốc mê và những hóa chất

Thông báo cho bác sĩ về khả năng đang và sẽ mang thai nếu bệnh nhân là phụ nữ

Báo cho bác sĩ về những mong muốn hay nhu cầu sử dụng các loại thuốc giảm bớt sự lo âu căng thẳng của bản thân về việc thực hiện sinh thiết tủy xương

Nghỉ ngơi đầy đủ vào buổi tối trước ngày làm thủ thuật

Tuân theo những hướng dẫn và dặn dò của bác sĩ trước khi thực hiện sinh thiết tủy

Bệnh nhân có thể được chỉ định cho dùng thuốc an thần kết hợp gây tê tại chỗ.

2.2 Quy trình sinh thiết tủy xương

Quy trình sinh thiết tủy xương bao gồm những bước như sau:

Trước khi sinh thiết tủy, bệnh nhân cần được kiểm tra nhịp tim và đo huyết áp. Vì thủ thuật này có thể gây đau nên bác sĩ sẽ bôi thuốc gây tê tại chỗ lên vùng da cần sinh thiết. Nếu người bệnh cảm thấy lo lắng sẽ được tiêm thuốc mê qua đường tĩnh mạch, gây mê có thể hoàn toàn hay một phần trong quá trình thực hiện sinh thiết tủy xương

Bác sĩ tiến hành rạch một đường nhỏ và sử dụng kim đặc biệt đi qua lớp da rồi đến lớp xương và sau đó dùng một loại kim đặc biệt đồng thời xoay kim để thực hiện quá trình rút một mẫu mô xương và tủy. Mẫu sinh thiết tủy xương được lấy từ đỉnh chóp mào chậu sau hoặc có thể ở trước hông. Khi tiến hành giai đoạn này, bệnh sẽ có thể sẽ có cảm giác đau âm ĩ khi kim tiến đến vùng xương. Sau khi lấy được mẫu, bác sĩ sẽ rút kim ra ngoài đồng thời ấn nhẹ lên vùng đã lấy mẫu mô để cầm máu

Bác sĩ sát khuẩn vùng đã đâm kim bằng cồn và băng vết thương lại bằng băng gạc vô khuẩn.

2.3 Những lưu ý sau khi thực hiện sinh thiết tủy xương

Những lưu ý sau khi quy trình sinh thiết tủy xương được thực hiện bao gồm:

Nếu trong trường hợp gây tê tại chỗ, bệnh nhân được nằm ngửa trong khoảng thời gian từ 10 đến 15 phút và ấn nhẹ lên vùng thực hiện thủ thuật sinh thiết tủy. Sau đó, bệnh nhân có thể ra về và hoạt động trở lại bình thường

Nếu bệnh nhân có gây mê tĩnh mạch, bệnh nhân sẽ được đưa đến khu vực hồi tỉnh và nghỉ ngơi trong vòng 24 giờ

Nếu bệnh nhân có cảm giác đau trong 1 tuần hoặc thậm chí lâu hơn thì có thể báo cho bác sĩ để có chỉ định sử dụng thuốc giảm đau

Băng vị trí thực hiện sinh thiết tủy và giữ vết thương khô trong vòng 24 giờ. Không tắm vòi và ngâm mình trong bồn nước hay bơi lội, đặc biệt không tắm nước nóng

Khi có những dấu hiệu bất thường như chảy máu thấm qua băng, sốt kéo dài, đau, sưng tại vị trí đâm kim, chảy dịch bất thường thì cần liên hệ với bác sĩ để có những xử lý kịp thời.

3. Kết luận

Sinh thiết tủy xương là loại xét nghiệm có thể mất rất nhiều thời gian để cho ra kết quả. Loại xét nghiệm này nhằm mục đích kiểm tra xem tủy xương có hoạt động tốt không, và cũng chỉ ra những loại bệnh lý như ung thư, bệnh về hệ tạo máu, bệnh tủy xương. Bác sĩ sẽ sử dụng kết quả của sinh thiết tủy để đưa ra những chẩn đoán, điều trị cũng như theo dõi quá trình điều trị của bệnh nhân.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Kỹ Thuật Chọc Hút Tinh Trùng Từ Mào Tinh Và Tiêm Tinh Trùng Tương Noãn (Pesa

          Những em bé đầu tiên ra đời nhờ kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm (TTON) tại Bệnh viện A Thái Nguyên vào ngày 04/12/2016, từ đó đến nay rất nhiều các cặp vợ chồng vô sinh nhờ áp dụng kỹ thuật TTON đã tìm lại được hạnh phúc cho mình tại Khoa Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện A, trong số những bệnh nhân thụ tinh trong ống nghiệm đó có nhiều trường hợp người chồng không có tinh trùng đã được áp dụng tiến hành phương pháp chọc hút tinh trùng từ mào tinh và tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (PESA- ICSI). Vô sinh không có tinh trùng là trường hợp không tìm thấy tinh trùng trong tinh dịch. Kỹ thuật điều trị vô sinh nam không tinh trùng do tắc đang được áp dụng rất phổ biến là chọc hút tinh trùng từ mào tinh và tiêm tinh trùng vào bào tương noãn(PESA- ICSI), kỹ thuật này có thể điều trị cho hầu hết tất cả các trường hợp không tinh trùng do tắc. Vô sinh do không tinh trùng là loại vô sinh chiếm khoảng 5-10% trường hợp vô sinh. Vô sinh do không có tinh trùng được phân thành hai loại là do tắc và không do tắc. Kỹ thuật PESA-ICSI được áp dụng cho bệnh nhân vô sinh không tinh trùng do tắc nghẽn. Trong 4 năm từ 2016-2019 khoa hỗ trợ sinh sản Bệnh viện A đã triển khai thành công kỹ thuật này và đem lại những giá trị thực tiễn to lớn.

         Vô sinh nam không tinh trùng là tình trạng tinh trùng không có mẫu trong tinh dịch. Xét nghiệm soi tươi trên lam kính không thấy tinh trùng kết hợp với quay li tâm toàn bộ mẫu tinh dịch 3000 vòng/ phút, soi lại dưới kính hiển vi vẫn không thấy tinh trùng. Xét nghiệm này được làm lại sau 1- 3 tuần để chẩn đoán xác định là không có tinh trùng.Trong số các kỹ thuật lấy tinh trùng trong trường hợp vô sinh nam không có tinh trùng do tắc như : Kỹ thuật lấy tinh trùng từ mào tinh bằng xuyên kim qua da (PESA), Kỹ thuật lấy tinh trùng từ mào tinh bằng vi phẫu thuật (MESA), Lấy tinh trùng tinh hoàn bằng chọc hút (Microtise) thì kỹ thuật lấy tinh trùng từ mào tinh bằng xuyên kim qua da (PESA) là phương pháp được nhiều cơ sở y tế lớn về lĩnh vực Vô sinh- Hiếm muộn lựa chọn đầu tiên với những trường hợp vô sinh nam không tinh trùng do tắc. Kỹ thuật PESA là phương pháp lấy tinh trùng mà không cần phẫu thuật mở bao tinh hoàn và bộc lộ mào tinh. Sau khi cố định được mào tinh bằng tay, phẫu thuật viên dùng kim gắn với syringe đâm xuyên qua da và mào tinh. Hút từ từ tới khi có dịch trong syringe. Dịch hút được sẽ đem kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm tinh trùng. PESA là phương pháp ít xâm lấn, có thể thực hiện được nhiều lần, đơn giản hơn và tinh trùng thu được thường ít lẫn máu và xác tế bào. Kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn(ICSI) là phương pháp phổ biến và không ngừng phát triển để điều trị hiếm muộn nam giới do tinh trùng quá ít hoặc không tinh trùng do tắc nghẽn phải lấy tinh trùng từ phương pháp PESA. Ứng dụng lâm sàng trong phôi học tinh trùng người được tiêm trực tiếp vào noãn sau đó đánh giá sự hình thành và phát triển của phôi. Phôi được cấy trở lại buồng tử cung để sự thụ thai được tiếp tục diễn ra bình thường. Kỹ thuật ICSI từ khi thành công đã được xem là một cuộc cách mạng trong điều trị vô sinh nam. Tại khoa Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện A kỹ thuật PESA-ICSI đã và đang được áp dụng đối với các trường hợp thụ tinh ống nghiệm có tiêu chuẩn lựa chọn phù hợp. Trong số 40 cặp vợ chồng đã thực hiện thành công nhờ phương pháp này tại Bệnh viện A cho thấy: Độ tuổi của vợ từ 21- 30 tuổi, chồng 31- 40 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất 60%. Có 95% nguyên nhân vô sinh do chồng không có tinh trùng nguyên phát hoặc thứ phát( vợ bình thường),1 trường hợp vô sinh do vòi tử cung của vợ không thông, 1 trường hợp rối loạn phóng noãn chiếm 2,5%. Đa số nguyên nhân vô sinh của chồng là vô sinh nguyên phát: thường do tắc, teo ống dẫn tinh bẩm sinh chiếm 95%.

          Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô sinh nam không có tinh trùng, trong đó chia làm 3 nhóm chính:

– Nguyên nhân tại tinh hoàn : Thường do quá trình rối loạn sinh tinh, hậu quả của suy tinh hoàn.

– Nguyên nhân trước tinh hoàn : Có thể do bất thường hoạt động của tuyến yên như suy tuyến yên, tăng prolactin máu.

– Nguyên nhân sau tinh hoàn : Các bất thường về dường dẫn tinh như bế tắc, không có ống dẫn tinh bẩm sinh hay rối loạn hoạt động đường dẫn tinh.

           Đa số các cặp vợ chồng đã được khoa Hỗ trợ sinh sản- Bệnh viện A áp dụng phương pháp này là vô sinh nhóm 1 (nguyên phát) chiếm 90%, thời gian hiếm muộn của các cặp vợ chồng ≥ 5 năm chiếm tỉ lệ cao nhất 37,5%, thời gian hiếm muộn 3-4 năm chiếm tỉ lệ 27,5%. Sau khi thực hiện phương pháp này tỷ lệ có thai lâm sàng của các cặp vợ chồng chiếm 47,5 %. Những nghiên cứu này cho thấy tỉ lệ vô sinh, hiếm muộn trên thực tế đối với các cặp vợ chồng là rất cấp bách cần quan tâm, phương pháp chọc hút tinh trùng từ mào tinh và tiêm tinh trùng vào bào tương noãn(PESA- ICSI) đã thực hiện tại khoa Hỗ trợ sinh sản- Bệnh viện A là rất hiệu quả và đem lại giá trị to lớn cho đời sống vợ chồng, gia đình và xã hội.

          Với sự phát triển của y học hiện đại và nhu cầu gia tăng chất lượng cuộc sống của các cặp vợ chồng khoa Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện A khuyến khích các cặp vợ chồng kiểm tra sức khỏe tư vấn tiền hôn nhân để đạt được chất lượng cuộc sống vợ chồng tốt nhất, hiệu quả nhất.Trong trường hợp đã được chẩn đoán vô sinh, hiếm muộn cần tìm hiểu nguyên nhân để can thiệp sớm, áp dụng các kỹ thuật y học hiện đại một trong các kỹ thuật đó là phương pháp PESA-ICSI nếu tiêu chuẩn vợ, chồng phù hợp khi tuổi còn trẻ và thời gian sớm nhất. Tư vấn cho chồng các biện pháp sinh hoạt phù hợp: kiêng rượu bia, thuốc lá, bức xạ sóng điện từ… để làm tăng chất lượng tinh trùng qua đó tăng khả năng thành công cao đem lại những giá trị tốt đẹp cho đời sống vợ chồng, xây dựng gia đình hạnh phúc đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội./.

Tin bài : Phương Thúy- P. CĐT. Bệnh viện A.

Xét Nghiệm Sinh Thiết Là Gì?

Xét nghiệm sinh thiết là gì?

Sinh thiết là một trong các xét nghiệm y khoa phổ biến. Nhiều người được chỉ định làm sinh thiết nhưng vẫn chưa hiểu rõ  là gì, được tiến hành như thế nào, cần chuẩn bị những gì. Bài viết sau sẽ cung cấp một số thông tin khái quát về xét nghiệm sinh thiết cần biết.      XÉT NGHIỆM SINH THIẾT LÀ GÌ?      Sinh thiết là một thủ thuật y tế trong đó một mẫu nhỏ của mô cơ thể được lấy ra để kiểm tra dưới kính hiển vi. Mẫu mô này có thể được lấy từ bất cứ vị trí nào trên cơ thể, kể cả da, nội tạng và các cấu trúc khác.

Các bác sĩ thực hiện kỹ thuật sinh thiết tại Bệnh viện

Các bác sĩ thực hiện kỹ thuật sinh thiết tại Bệnh viện

     MỤC ĐÍCH CỦA XÉT NGHIỆM SINH THIẾT      Xét nghiệm sinh thiết được sử dụng để kiểm tra và xác định những bất thường về:      - Chức năng: ví dụ gan hoặc thận có vấn đề.      - Cấu trúc: chẳng hạn như bị sưng ở một cơ quan cụ thể nào đó,      Mẫu mô sẽ được quan sát dưới kính hiển vi để tìm kiếm các tế bào bất thường, giúp khẳng định chẩn đoán về bệnh. Ngoài ra sinh thiết cũng có thể được sử dụng để đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm hoặc phân độ của ung thư.      Kết quả xét nghiệm sinh thiết đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp điều trị và đánh giá hiệu quả điều trị. Bác sĩ có thể sử dụng xét nghiệm sinh thiết để xác định tiên lượng tổng thể của người bệnh.      Xét nghiệm sinh thiết được sử dụng khá phổ biến trong chẩn đoán:      - Ung thư      - Các trường hợp bị nhiễm khuẩn hoặc viêm không rõ nguyên nhân như viêm gan, viêm thận hay bệnh lao.      Nếu chỉ khám lâm sàng, các bác sĩ không có đủ điều kiện xác định khối u là lành tính hay ác tính, do đó người bệnh cần phải thực hiện thêm xét nghiệm sinh thiết. Sinh thiết là một kỹ thuật phức tạp, do đó, người ta chỉ làm sinh thiết sau khi đã thực hiện những kỹ thuật chẩn đoán đơn giản hơn (như chụp X-quang, siêu âm) mà chưa khẳng định chắc chắn bệnh tật.      CÁC LOẠI XÉT NGHIỆM SINH THIẾT ĐƯỢC THỰC HIỆN TẠI BỆNH VIỆN VIỆT NAM – THỤY ĐIỂN UÔNG BÍ:      Tại Bệnh viện hiện áp dụng nhiều loại sinh thiết trong chẩn đoán, bao gồm:      - Sinh thiết bấm:      Sinh thiết bấm rất hữu ích trong chẩn đoán các bệnh về da. Bác sĩ sẽ dùng một dụng cụ đặc biệt bấm một lỗ nhỏ thông qua các lớp trên cùng của da để lấy một mẫu da cần sinh thiết. Để thực hiện thủ thuật không gây đau, người bệnh có thể được tiêm một số thuốc tê tại chỗ hoặc bôi một số kem gây tê trước.      - Sinh thiết kim:      Sinh thiết kim được sử dụng để lấy mẫu mô từ cơ quan hoặc khối u dưới da. Một ống kim dài có thể được đâm xuyên qua da vào thận, gan, tuyến giáp, tủy xương hoặc khối u bất thường… sau đó lấy ra một mẫu mô. Bác sĩ sẽ dùng một kim nhỏ để tiêm thuốc mê tại chỗ vào da trước khi sinh thiết kim để giảm bớt đau.      - Sinh thiết nội soi:      Nội soi là dùng ống soi để quan sát các phần khác nhau của cơ thể. Sinh thiết thường được thực hiện trong các thủ thuật nội soi. Chẳng hạn trong nội soi dạ dày, bác sĩ cũng có thể tiến hành lấy sinh thiết niêm mạc dạ dày.      - Sinh thiết cắt bỏ:      Trong sinh thiết bỏ, một phần hoặc toàn bộ khối u có thể được lấy ra để tìm tế bào bất thường. Sinh thiết cắt bỏ được thực hiện dưới gây tê tại chỗ hoặc gây mê toàn thân, phụ thuộc vào vị trí khối u. Loại sinh thiết này có thể thực hiện cho khối u ở vú.      - Sinh thiết trong quá trình phẫu thuật:      Trong đang phẫu thuật, bác sĩ sẽ lấy ra một mẫu mô nhỏ để kiểm tra trong vài phút để giúp hướng dẫn phẫu thuật hoặc điều trị thêm (Nội soi sinh thiết).      SAU XÉT NGHIỆM SINH THIẾT      Hầu hết các xét nghiệm sinh thiết chỉ cần gây tê cục bộ, có nghĩa là bệnh nhân sẽ không cần phải ở lại bệnh viện. Tuy nhiên nếu phải gây mê toàn thân, người bệnh có thể sẽ phải ở lại bệnh viện để theo dõi thêm.      các loại sinh thiết thường không gây đau khi thuốc gây mê bắt đầu tác động, mặc dù điều này còn phụ thuộc vào vị trí thực hiện sinh thiết. Một số trường hợp bị đau âm ỉ có thể được điều trị bằng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ      

Bạn đang đọc nội dung bài viết Sinh Thiết Và Chọc Hút Tủy Xương trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!