Xem 10,098
Cập nhật nội dung chi tiết về Skkn Kinh Nghiệm Dạy Học Ngữ Văn Thcs Theo Phương Pháp Đổi Mới_2 mới nhất ngày 16/05/2022 trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Cho đến nay, bài viết này đã thu hút được 10,098 lượt xem.
--- Bài mới hơn ---
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI :
“SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG ĐỔI MỚI PPDH MÔN NGỮ
VĂN THCS”
Theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) trong môn ngữ văn không có
sự hạ thấp vai trò của giáo viên (GV) mà ngược lại GV chính là người tổ chức, thiết
kế, điều hành giờ học.
Đây là phương pháp hạn chế tối đa lối dạy lý thuyết một chiều, chuyển quá trình
thuyết giảng của GV thành những cuộc trao đổi, đàm thoại giữa thầy và trò, giữa học
sinh (HS) và HS giúp các em tự tìm hiểu và đánh giá được mức độ tìm hiểu bài học
của mình.
Dạy tích cực – Học tích cực
Trước hết GV phải biết thiết kế tổ chức HS thực hiện các hoạt động học tập ngữ văn
nhằm phát triển tư duy ngôn ngữ, rèn luyện kỹ năng nghe – nói – đọc – viết, năng lực cảm
thụ tác phẩm văn chương. Thường xuyên điều chỉnh các hoạt động học tập của HS, động
viên và luôn tạo điều kiện cho các em tham gia tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá
trình tiếp nhận, giải mã và sản sinh văn bản. Song song đó, GV phải biết sử dụng và
hướng dẫn HS sử dụng các thiết bị đồ dùng và ứng dụng CNTT để khai thác và vận dụng
kiến thức ngữ văn có hiệu quả. Bằng mọi cách GV phải tạo điều kiện cho HS rèn luyện
kỹ năng học tập tích cực, chủ động, hình thành thói quen vận dụng kiến thức đã học vào
giải quyết các vấn đề thực tiễn. Trong giảng dạy cần chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh
nghiệm, kỹ năng nghe – nói – đọc – viết mà HS đã có.
Về phía HS đòi hỏi các em luôn tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia các hoạt động học
tập để tự khám phá và lĩnh hội kiến thức, rèn luyện thái độ và tình cảm đúng đắn. Có thể
mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến, quan điểm cá nhân trước các vấn đề của bộ môn
ngữ văn, tiếng Việt, tập làm văn. Đánh giá và tự đánh giá các quan điểm của bản thân,
của nhóm. Tích cực sáng tạo trong vận dụng kiến thức, kỹ năng để giải quyết các tình
huống và các vấn đề đặt ra từ thực tiễn học tập bộ môn. HS biết chủ động trong xây dựng
và thực hiện kế hoạch học tập bộ môn ngữ văn phù hợp với năng lực và điều kiện học tập
của cá nhân. Biết sưu tầm và tìm hiểu các tài liệu văn, tiếng Việt, tập làm văn bằng các
hình thức khác nhau. Có ý thức sử dụng đồ dùng học tập và các ứng dụng của CNTT để
học tập bộ môn ngữ văn có hiệu quả.
Để đảm bảo tính khoa học cho các giờ học ngữ văn thì sự vận dụng các PPDH phải thực
sự linh hoạt sáng tạo. Đổi mới cách dạy không có nghĩa là GV phải từ bỏ phương
pháp giáo dục truyền thống để độc tôn cải tiến hoặc áp dụng một cách máy móc những
PPDH từ các nước khác. Cũng không thể hiểu một cách chung chung về đổi mới PPDH
Cơ chế hoạt động của bản đồ tư duy chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng
lưới liên tưởng ( Các nhánh)- BĐTD là công cụ đồ hoạ nối các hình ảnh có liên hệ với
nhau, vì vậy có thể sử dụng BĐTD vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức
sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hoá kiến thức sau mỗi chương…
BĐTD giúp học sinh học được phương pháp học tập chủ động, tích cực. Thực tế ở
trường phổ thông cho thấy, một số học sinh có xu hướng không thích học môn Ngữ văn
hoặc ngại học môn Ngữ văn do đặc trưng môn học thường phải ghi chép nhiều, khó nhớ.
Một số em học tập chăm chỉ nhưng thành tích họch tập chưa cao. Các em thường học bài
nào biết bài nấy, học phần sau không biết liên hệ với phần trước, không biết hệ thồng
kiến thức, liên kết kiến thức với nhau, không biết vận dụng kiến thức đã học trước vào
bài học sau. Do đó, việc sử dụng thành thạo BĐTD trong dạy học, sẽ giúp học sinh học
được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy.
BĐTD gíp học sinh học tập tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não. Việc
HS vẽ BĐTD có ưu điểm là phát huy tối đa tính sáng tạo của học sinh, các em được tự do
chọn màu sắc ( xanh, đỏ, tím, vàng…), đường nét (đậm, nhạt, thẳng, cong..), các em tự ”
sáng tác” nên trên mỗi BĐTD thể hiện rõ cách hiểu, cách trình bày kiến thức của từng
học sinh và BĐTD do các em tự thiết kế nên các em sẽ yêu quý, trân trọng ” tác phẩm”
của mình.
BĐTD giúp HS ghi chép rất hiệu quả. Do đặc điểm của BĐTD nên người thiết kế
BĐTD phải chọn lọc thông tin, từ ngữ, sắp xếp bố cục để ghi thông tin cần thiết nhất và
lôgic, vì vậy, sử dụng BĐTD sẽ giúp HS dần dần hình thành cách ghi chép hiệu quả.
BĐTD có thẻ sử dụng được với bất kì điều kiện cơ sở vật chất nào của các trương
hiện nay. Có thể thít kế BĐTD trên giấy, bìa, bảng phụ… hoặc cũng có thể thiết kế trên
phần mềm bản đồ tư duy. Với những trường có điều kiện công nghệ thông tin tốt, có thể
cài đặt phần mềm Mindmap cho GV, HS sử dụng, bằng cách vào trang wed gõ vào ô “tìm
kiếm” cụm từ Mindmap, ta có thể tải về miễn phí ConceptDraw MINMAD 5
professional, việc sử dụng phần mềm này khá đơn giản.
Bản đồ tư duy bài “So sánh” – Ngữ Văn 6
b. Dùng BĐTD để củng cố kiến thức sau mỗi tiết học và hệ thống kiến thức sau mỗi
chương, phần…: Sau mỗi bài học, giáo viên hướng dẫn, gợi ý để học sinh tự hệ thống
kiến thức trọng tâm, kiến thức cần nhớ của bài học bằng cách vẽ BĐTD. Mỗi bài học
được vẽ kiến thức trên một trang giấy rời rồi kẹp lại thành tập. Việc làm này sẽ giúp các
em dễ ôn tập, xem lại kiến thức khi cần một cách nhanh chóng, dễ dàng.
Người giáo viên có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học.
Do đó muốn ứng dụng BĐTD trong đổi mới phương pháp hiệu quả thì người giáo viên
phải có kiến thức và kĩ năng sử dụng BĐT tốt.
Vì vậy, ngay từ ban đầu nhà trường đã rất coi trọng việc tập huấn chuyên môn cho giáo
viên. Cử cán bộ cốt cán có năng lực chuyên môn vững, có kiến thức về công nghệ thông
tin đi dự hội thảo, học hỏi kiến thức, kĩ năng về ứng dụng BĐTD để về hướng dẫn cho
giáo viên trong trường.
4. Kết quả ứng dụng BĐTD trong đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS
Sau một thời gian ứng dụng BĐTD trong đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi
mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn nói riêng ở trường THCS Xương Lâm đã bước
đầu có những kết quả khả quan. Giáo viên đã nhận thức được vai trò tích cực của ứng
dụng BĐTD trong hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học. Nhiều giáo viên đã biết sử dụng
BĐTĐ để dạy bài mới, củng cố kiến thức bài học, tổng hợp kiến thức chương, phần. Học
sinh hiểu bài nhanh hơn, hiệu quả hơn, Đa số các em học sinh khá, giỏi đã biết sử dụng
BĐTD để ghi chép bài, tổng hợp kiến thức môn học. Một số HS trung bình đã biết dùng
BĐTD để củng cố kiến thức bài học ở mức đơn giản.
– Đối với môn Ngữ văn, học sinh rất hào hứng trong việc ứng dụng BĐTD để ghi chép
bài nhanh, hiệu quả, đặc biệt là trong học Tiếng Việt.
5. Bài học kinh nghiệm
* Tổ chuyên môn:
– Bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cốt cán về đổi mới PPDH.
– Tích cực dự giờ thăm lớp, rút kinh nghiệm, tổ chức sinh hoạt chuyên môn đúng kế
hoạch;
– Thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt chuyên môn;
– Đánh giá, xếp loại giáo viên đúng năng lực, trình độ và đề xuất khen thưởng kịp thời
những giáo viên tích cực trong đổi mới PPDH.
--- Bài cũ hơn ---
Bạn đang đọc nội dung bài viết Skkn Kinh Nghiệm Dạy Học Ngữ Văn Thcs Theo Phương Pháp Đổi Mới_2 trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!