Cập nhật nội dung chi tiết về So Sánh Giữa Hàng Hóa Hữu Hình Và Hàng Hóa Vô Hình? mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình là hai loại hàng hóa phổ biến, thường gặp trên thị trường. Vậy tại sao lại có cách gọi đó, thực tế chúng khác nhau ở điểm nào. Bài viết này sẽ giúp bạn phân biệt và so sánh giữa hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình?
So sánh hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình?
Hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình là cách gọi riêng biệt để phân biệt các loại hàng hóa đang có mặt trên thị trường hiện nay. Điểm chúng của chúng là đều được tạo thành nhờ lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi hay buôn bán. Đặc biệt chúng đều có các điều kiện như: có tính ích dụng đối với người dùng, có giá trị (kinh tế), nghĩa là được chi phí bởi lao động, có sự hạn chế để đạt được nó, nghĩa là độ khan hiếm. Chúng đều có giá trị và đều có thể quy đổi ra tiền. Tuy nhiên hai loại hàng hóa này khác nhau hoàn toàn về bản chất.
Hàng hóa hữu hình là các loại hàng hóa có thể cảm nhận được bằng cách sờ, cầm nắm, nhìn thấy bằng giác quan bình thường như các loại rau, củ, quả, quần áo, đồ gia dụng… Còn hàng hóa vô hình là hàng hóa chúng ta chỉ có thể cảm nhận được chúng bằng việc nghe, nhìn, nhưng không thể đụng chạm vào. Hàng hóa vô hình có thể là sự nổi tiếng của một diễn viên, ca sĩ, độ uy tín của một thương hiệu, là những ý tưởng, sáng kiến của một cá nhân đã được đăng kí bản quyền…
Xét về mặt sở hữu, hàng hóa hữu hình có thể được sở hữu chuyển đổi từ người này qua người khác thông qua việc buôn bán, trao đổi với bằng chứng là các loại hóa đơn, chứng từ. Còn hàng hóa vô hình chỉ thuộc sở hữu của một người khi được đăng kí bản quyền, được chứng nhận tác quyền tác giả…
Việc mua bán hàng hóa hữu hình thường ít gặp rủi ro hơn hàng hóa vô hình.Vì hàng hóa hữu hình thường có chất lượng đồng nhất, còn hàng hóa vô hình thường dễ bị thay đổi.
Đối với hàng hóa hữu hình sản xuất và tiêu dùng có thể tách rời. Tuy nhiên với hàng hóa vô hình thì ngược lại, cần có sự gắn kết và thống nhất chặt chẽ với nhau.
Đối với hàng hóa hữu hình sản xuất và tiêu dùng hàng hóa xảy ra không đồng thời; còn hàng hóa vô hình thì gần như phải xảy ra cùng một lúc.
Có thể lập kho để lưu trữ các loại hàng hóa hữu hình còn hàng hóa vô hình thì việc này là không thể.
Hi vọng qua bài viết So sánh giữa hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình bạn đã có thể hiểu rõ hơn và có thể phân biệt được sự khác nhau giữa hai loại hàng hóa này.
– Hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình là gì?
So Sánh Sự Khác Nhau Giữa Chứng Khoán, Forex Và Phái Sinh Hàng Hóa
Thị trường tài chính hiện nay vốn là mảnh đất ‘màu mỡ’ để các nhà đầu tư có thêm nguồn thu nhập thụ động. Điển hình có thể kể đến Bitcoin, chứng khoán, bất động sản, phái sinh hàng hóa hay Forex… Tuy nhiên, bên cạnh lợi nhuận khổng lồ thì những ‘sân chơi’ này cũng chứa đựng nhiều rủi ro vô cùng lớn. Vậy làm thế nào để đầu tư thu lợi nhuận cao và hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất? Tất cả sẽ được giải đáp khi chúng ta thử so sánh những ưu và nhược điểm của 3 kênh đầu tư điển hình là chứng khoán, Forex và phái sinh hàng hóa.
Mức ký quỹ cao (hợp đồng hàng hoá ví dụ café mức ký quỹ 1/10 tức hợp đồng cà phê 330 triệu 1 hợp đồng thì mình chỉ ký quỹ 33 triệu – 10% là có thể mua 1 hợp đồng cà phê). So với các kênh đầu tư truyền thống được pháp luật Việt Nam cho phép như chứng khoán hoặc BĐS thì phái sinh hàng hóa có tỷ lệ ký quỹ vượt trội hơn hẳn (tối đa 1:30, tùy theo một số mặt hàng). Do đó, nhà đầu tư không cần tốn quá nhiều vốn để giao dịch.
Mức ký quỹ 1% giá trị giao dịch.***Yêu cầu ký quỹ bổ sung: Cơ chế thanh toán hợp đồng tương lai là thanh toán hàng ngày, các khoản lãi, lỗ phát sinh từ Hợp đồng tương lai được hiện thực hóa hàng ngày và phản ánh ngay trên tài khoản ký quỹ. Nhà đầu tư phải thực hiện ký quỹ bổ sung ngay khi số tiền trên tài khoản ký quỹ của Nhà đầu tư xuống bằng hoặc thấp hơn mức ký quỹ duy trì.
Cách mua bán, rút tiềnCách mua bán bên chứng khoán là giao dịch mua bán 1 chiều chỉ có chứng khoán lên mới có lãi còn chứng khoán xuống chơi chứng khoán.
Mua ván rút tiền qua công ty chứng khoán hoặc lên sở chứng khoán.
Giao dịch mua bán hai chiều nên nhà đầu tư vẫn kiếm tiền được khi thị trường lên và khi thị trường xuống (mua bán 2 chiều). Nhà đầu tư có thể liên tục mở và đóng vị thế (tức mua hoặc bán) trong phiên giao dịch để tìm kiếm lợi nhuận dựa trên biến động lên hoặc xuống của thị trường.Mua bán qua công ty hàng hóa lên sở hàng hóa.
Các giao dịch được xử lý như sau: một nhà giao dịch có thể mua vào một loại tiền tệ rồi sau đó bán ra hoặc bán ra trước rồi mua vào sau.
Độ rủi roGiá chứng khoán biến động chậm nên giao dịch ít rủi ro.
Mức độ biến động nhẹ nhàng phù hợp với những ai phân tích kỹ thuật tốt. Gia tăng lợi nhuận từ việc xác định trước chi phí cố định, rủi ro ở mức xác định trước.Hàng hóa cơ bản có mức giá thành sản xuất nến giá biến động không quá thấp so với điểm hòa vốn và cũng không quá cao vì tuân theo quy luật cung cầuBên cạnh đó vì được nhà nước và bộ công thương bảo hộ nên giao dịch hàng hóa phái sinh không sợ rủi ro.
Forex có nhiều sàn ‘khống’ và sàn ôm lệnh do đó nhiều rủi ro nên nhà đầu tư nên cực kỳ cẩn thận khi tham gia ‘sân chơi’ này.
Công cụ hỗ trợGiao dịch qua nhân viên, giao dịch trực tuyến qua web, giao dịch qua app trên điện thoại nên dễ dàng linh hoạt hơn.
Giao dich qua nhân viên, giao dịch qua phần mềm trên window 10 máy tính, chưa có giao dịch qua điện thoại vì hệ thống còn mới nên hơi bất tiện.
Việc giao dịch được thực hiện trên ‘thị trường liên ngân hàng’, một kênh trực tuyến mà qua đó các đồng tiền được giao dịch 24h một ngày, 5 ngày một tuần.
Phí giao dịchPhí margin qua đêm khá cao giao động 0.35-0.15%
Thị trường phái sinh hàng hóa chỉ trả (0.07-0.14% giá trị hợp đồng). Ngoài ra, không thu thêm bất kỳ loại chi phí nào khác (không phí qua đêm, không lãi vay).
Hoa hồng môi giới thấp, chi phí xử lý giao dịch chính là khoảng chênh lệch giữa giá chào mua và giá chào bán.
Đối với Forex thì chủ yếu có các loại phí sau (khi/ lot: mỗi sàn khác nhau, trung bình như sau):1. Mở lệnh: 7s/lot2. Đóng lệnh: gần như không mất3. Phí qua đêm: Sell thường được tiền, còn Buy thì mất tiền4. Spread: 5-7s/lot
Cường độ giao dịchThời gian giao dịch bị hạn chế do quy định về thời gian thanh toán bù trừ T+3. Tức là từ ngày bán chứng khoán đến 3 ngày sau nhà đầu tư mới nhận được tiền chứ không được nhận ngay lúc bán
Cường độ giao dịch linh hoạt. Cách thức giao dịch trên thị trường Phái sinh cơ bản giống Cổ phiếu. Tuy nhiên, tính chất linh hoạt của các sản phẩm trong Phái sinh có thể thực hiện bán khống (Mở vị thế bán), giao dịch T+0 chốt lời/chốt lỗ ngay trong ngày.
Tính minh bạchBáo cáo tài chính đôi lúc không được minh bạch tùy uy tín và quy mô từng công ty.
Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam liên thông với các Sở giao dịch hàng hóa thế giới nên thông tin về giá cả hàng hóa được công khai minh bạch rõ ràng, cập nhật biến động nhanh chóng.MXV đăng ký danh sách Legal Entity Identifier (LEI) do The Financial Stability Board (FSB) áp dụng cho tất cả giao dịch tài chính với các đối tác ở châu Âu.Phần mềm giao dịch hoàn toàn bằng Tiếng Việt với độ minh bạch cao.
Vì không được pháp luật quy định vậy nên muốn tham gia Forex các nhà đầu tư nên chọn các sàn có giấy phép của NFA(Mỹ), FCA (Anh), ASIC (Úc)…
Pháp luậtĐược nhà nước cấp phép hoạt động.
Được Bộ Công Thương cấp phép và hoàn toàn hợp pháp tại Việt Nam. Cụ thể, Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam hoạt động theo giấy phép sửa đổi bổ sung số 486/GP-BCT do Bộ Công Thương cấp ngày 08/06/2018.
Hiện nay pháp luật Việt Nam không cấm forex, tuy nhiên vì chưa có luật định, quy chế riêng về forex nên nhà đầu tư cũng không được pháp luật bảo vệ và không bị thu thuế
Xét về tổng thể, chứng khoán và hàng hóa phái sinh đều được nhà nước bảo hộ, chứng khoán thanh khoản có giới hạn và được trả cổ tức hằng năm, nhà đầu tư có thể mua dài hạn những cổ phiếu có cổ tức tốt. Hàng hóa có thanh khoản lớn, biến động mạnh, có thể giao dịch dù kinh tế phát triển hay khủng hoảng đều có thể kiếm lợi nhuận.
Nếu bạn có hứng thú và muốn tìm hiểu rõ hơn về loại hình hàng hóa phái sinh của sở giao dịch hàng hóa hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và đăng ký tài khoản.
Thẩm Định Giá Trị Hàng Hóa Bằng Phương Pháp So Sánh
(TDVC – Thẩm định giá hàng hóa) – Theo kinh tế chính trị Marx-Lenin Hàng hoá là sản phẩm của lao động, có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán. Hàng hóa có thể là hữu hình như sắt thép, quyển sách hay ở dạng vô hình như sức lao động. Hàng hóa trước hết là đồ vật mang hình dạng có khả năng thỏa mãn nhu cầu con người nhờ vào các tính chất của nó. Để đồ vật trở thành hàng hóa cần phải có:
Tính ích dụng đối với người dùng
Giá trị (kinh tế), nghĩa là được chi phí bởi lao động
Sự hạn chế để đạt được nó, nghĩa là độ khan hiếm
Khái niệm hiện tại về hàng hòa
Theo Luật giá năm 2013, hàng hoá là tài sản có thể trao đổi, mua, bán trên thị trường, có khả năng thỏa mãn nhu cầu của con người, bao gồm các loại động sản và bất động sản.
Theo luật giao thông đường bộ: Hàng hóa là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu, hàng tiêu dùng, động vật sống và các động sản khác được vận chuyển bằng phương tiện giao thông đường bộ.
Theo luật thương mại thì hàng hóa bao gồm: Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai, những vật gắn liền với đất đai.
Sự thay đổi và phát triển nhận thức đối với đời sống kinh tế dẫn đến cách hiểu hàng hóa không như các nhà kinh tế cổ điển xác định. Phạm trù hàng hóa mất đi ranh giới của sự hiển hiện vật lý của vật thể và tiến sát đến gần phạm trù giá trị. Tiền, cổ phiếu, quyền sở hữu nói chung, quyền sở hữu trí tuệ nói riêng, sức lao động, … được xem là hàng hóa trong khi chúng không nhất thiết có những tính chất như đã liệt kê trên.
Để thẩm định giá hàng hóa cần phải căn cứ vào đặc tính và giá trị sử dụng của từng loại hàng hóa, các điều kiện cụ thể về sản xuất kinh doanh, về thị trường, lưu thông hàng hóa, dịch vụ cụ thể, để lựa chọn phương pháp định giá hàng hóa phù hợp với hàng hóa cần định giá. Hiện nay thẩm định giá đối với hàng hóa gồm hai phương pháp thẩm định giá cơ bản là: phương pháp so sánh và phương pháp chi phí. Tuy nhiên phương pháp được thẩm định viên sử dụng phổ biến nhất hiện nay là phương pháp so sánh theo cách tiếp cận thị trường.
Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp định giá hàng hóa, dịch vụ căn cứ vào kết quả phân tích, so sánh giữa mức giá và các đặc điểm kinh tế, kỹ thuật ảnh hưởng lớn đến mức giá của hàng hóa cần định giá với hàng hóa tương tự được giao dịch trên thị trường trong nước; có tham khảo giá cả trên thị trường khu vực và thế giới (nếu có). “Hàng hóa tương tự là hàng hóa cùng loại, giống nhau hoặc tương tự với hàng hóa, cần định giá về các đặc tính cơ bản như: mục đích sử dụng, đặc điểm kinh tế, kỹ thuật, hình dáng, kích thước, nguyên lý cấu tạo, các thông số kỹ thuật chủ yếu, chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, thời gian sản xuất, công nghệ sản xuất, đặc điểm pháp lý,…”
Các yếu tố so sánh Các yếu tố để phân tích, so sánh và điều chỉnh giá là các yếu tố chủ yếu có ảnh hưởng đến giá hàng hóa, dịch vụ cần định giá gồm:
Mức giá giao dịch, mua bán trên thị trường trong điều kiện bình thường (không xảy ra trường hợp khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh) của hàng hóa tương tự gắn với thời gian, điều kiện giao dịch (điều kiện thị trường, điều kiện mua bán, giao nhận, thanh toán, tỷ giá, chỉ số giá tiêu dùng,…) và chính sách của Nhà nước có tác động đến giá hàng hóa.
Mức giá giao dịch, mua bán trên thị trường của hàng hóa tương tự được thu thập gần nhất với thời điểm định giá căn cứ vào ít nhất một trong các tài liệu sau
Nguồn thông tin do cơ quan có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân công bố, cung cấp; quyết định giá của tổ chức, cá nhân theo thẩm quyền; giá thực tế giao dịch thành công của các tổ chức, cá nhân;
Giá nhập khẩu theo Tờ khai hải quan hoặc do cơ quan Hải quan cung cấp; giá ghi trên Hóa đơn bán hàng theo quy định;
Giá trúng đấu thầu, đấu giá; giá do các tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định;
Giá đăng ký; giá kê khai; giá niêm yết;
Giá ghi trên giấy báo giá, chào giá của ít nhất 03 đơn vị cung cấp; Dự toán kinh phí thực hiện sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
Giá tham khảo từ thông tin chính thống do các nhà cung cấp theo quy định của pháp luật Việt Nam được khai thác qua mạng Internet; qua các phương tiện thông tin đại chúng; qua cơ quan tham tán thương mại Việt Nam tại các nước;
Kết quả khảo sát giá thị trường của tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát. Trường hợp cá nhân thực hiện khảo sát, phải lập Phiếu khảo sát theo mẫu kèm theo Thông tư này. Trường hợp các tổ chức phối hợp khảo sát, kết quả khảo sát lập thành biên bản khảo sát có đầy đủ chữ ký của các bên phối hợp khảo sát.
Kết quả phân tích, so sánh và điều chỉnh giá dựa trên các yếu tố so sánh được của hàng hóa tương tự để xác định giá hàng hóa, dịch vụ cần định giá. 3. Mục đích thẩm định giá
Vay vốn ngân hàng, góp vốn liên kết
Mua bán, chuyển nhượng, mua bán xử lý nợ
Xử lý tài sản thế chấp, tài sản tồn đọng;
Đền bù, bảo hiểm, khiếu nại, giải quyết, xử lý tài sản tranh chấp trong các vụ án;
Các mục đích khác được pháp luật công nhận
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ phần Thẩm định giá Thành Đô
Hội sở: Tầng 6 toà nhà Seaprodex số 20 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội.
Hệ thống thẩm định giá toàn quốc: XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY
Sự Khác Biệt Giữa Hàng Hóa Và Dịch Vụ
Trong kinh tế, hàng hóa và dịch vụ thường được phát âm trong cùng một hơi thở. Chúng được cung cấp bởi các công ty cho khách hàng để cung cấp tiện ích và đáp ứng mong muốn của họ. Hiện tại, sự thành công của doanh nghiệp nằm ở sự kết hợp giữa chất lượng tốt nhất của hàng hóa và dịch vụ hướng đến khách hàng. ‘Hàng hóa’ là đối tượng vật lý trong khi ‘Dịch vụ’ là hoạt động thực hiện công việc cho người khác.
Một trong những khác biệt chính giữa hàng hóa và dịch vụ là cái trước được sản xuất và cái sau được thực hiện. Để biết thêm sự khác biệt về hai người, hãy đọc bài viết được trình bày cho bạn.
Biểu đồ so sánh
Định nghĩa hàng hóa
Hàng hóa đề cập đến các sản phẩm tiêu thụ hữu hình, vật phẩm, hàng hóa được cung cấp bởi các công ty cho khách hàng để đổi lấy tiền. Chúng là những vật phẩm có đặc điểm vật lý, tức là hình dạng, ngoại hình, kích thước, trọng lượng, v.v … Nó có khả năng thỏa mãn mong muốn của con người bằng cách cung cấp cho chúng tiện ích. Một số mặt hàng được tạo ra để sử dụng một lần bởi người tiêu dùng trong khi một số mặt hàng có thể được sử dụng nhiều lần.
Hàng hóa là sản phẩm được giao dịch trên thị trường. Có một khoảng cách thời gian trong sản xuất, phân phối và tiêu thụ hàng hóa. Khi người mua mua hàng hóa và trả giá, quyền sở hữu được chuyển từ người bán sang người mua.
Sản phẩm được sản xuất theo lô, sản xuất các đơn vị giống hệt nhau. Theo cách này, một sản phẩm cụ thể được cung cấp bởi công ty sẽ có cùng thông số kỹ thuật và đặc điểm trên toàn thị trường.
Ví dụ : Sách, bút, chai, túi, v.v.
Định nghĩa dịch vụ
Dịch vụ là sản phẩm kinh tế vô hình được cung cấp bởi một người theo yêu cầu của người khác. Đây là một hoạt động được thực hiện cho người khác.
Chúng chỉ có thể được giao tại một thời điểm cụ thể, và do đó chúng dễ hỏng trong tự nhiên. Họ thiếu bản sắc vật lý. Dịch vụ không thể được phân biệt với các nhà cung cấp dịch vụ. Điểm bán hàng là cơ sở để tiêu thụ dịch vụ. Dịch vụ không thể được sở hữu mà chỉ có thể được sử dụng. Bạn có thể hiểu điều này bằng một ví dụ: Nếu bạn mua vé để xem phim ở chế độ ghép kênh, điều đó không có nghĩa là bạn đã mua ghép kênh, nhưng bạn đã trả giá cho các dịch vụ tận dụng.
Người nhận dịch vụ nên tham gia đầy đủ khi dịch vụ được cung cấp. Đánh giá dịch vụ là một nhiệm vụ tương đối khó khăn vì các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau cung cấp cùng một dịch vụ nhưng tính phí khác nhau. Có thể do phương thức họ cung cấp dịch vụ là khác nhau hoặc các tham số họ xem xét khi định giá dịch vụ của họ khác nhau.
Ví dụ : Dịch vụ bưu chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải, truyền thông, v.v.
Sự khác biệt chính giữa hàng hóa và dịch vụ
Hàng hóa là mặt hàng vật chất mà khách hàng sẵn sàng mua với giá. Dịch vụ là những tiện nghi, lợi ích hoặc phương tiện được cung cấp bởi những người khác.
Hàng hóa là vật phẩm hữu hình tức là có thể nhìn thấy hoặc chạm vào trong khi dịch vụ là vật phẩm vô hình.
Khi người mua mua hàng hóa bằng cách xem xét, quyền sở hữu hàng hóa chuyển từ người bán sang người mua. Ngược lại, quyền sở hữu dịch vụ là không thể chuyển nhượng.
Việc đánh giá dịch vụ là khó khăn vì mỗi nhà cung cấp dịch vụ có cách tiếp cận dịch vụ khác nhau, vì vậy khó có thể đánh giá dịch vụ nào tốt hơn dịch vụ khác so với hàng hóa.
Hàng hóa có thể được trả lại hoặc trao đổi với người bán, nhưng không thể trả lại hoặc trao đổi dịch vụ, một khi chúng được cung cấp.
Hàng hóa có thể được phân biệt với người bán. Mặt khác, các dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ không thể tách rời.
Một sản phẩm cụ thể sẽ vẫn giống nhau về các đặc điểm và thông số kỹ thuật vật lý, nhưng các dịch vụ không bao giờ có thể giữ nguyên.
Hàng hóa có thể được lưu trữ để sử dụng trong tương lai, nhưng các dịch vụ bị ràng buộc về thời gian, tức là nếu không có sẵn trong thời gian nhất định, thì nó không thể được lưu trữ.
Trước hết, hàng hóa được sản xuất, sau đó chúng được giao dịch và cuối cùng được tiêu thụ, trong khi các dịch vụ được sản xuất và tiêu thụ cùng một lúc.
Phần kết luận
Nói chung, các công ty giữ một kho hàng hóa với chính nó để đáp ứng yêu cầu cấp bách của hàng hóa. Nó cũng theo dõi số lượng hàng hóa ở đầu và cuối. Ngược lại với các dịch vụ được cung cấp theo yêu cầu của chính khách hàng. Nói tóm lại, việc sản xuất dịch vụ phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng. Cả hai đều phải chịu thuế như Thuế giá trị gia tăng (VAT) được đánh vào hàng hóa trong khi thuế dịch vụ đối với các dịch vụ được cung cấp.
Đôi khi các sản phẩm được cung cấp bởi các công ty theo cách khó phân biệt hàng hóa và dịch vụ như trong nhà hàng, bạn trả tiền cho thực phẩm bạn ăn cũng như các dịch vụ bổ sung của bồi bàn, đầu bếp, người canh gác và như vậy.
Bạn đang đọc nội dung bài viết So Sánh Giữa Hàng Hóa Hữu Hình Và Hàng Hóa Vô Hình? trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!