Đề Xuất 3/2023 # So Sánh Khởi Nghiệp Và Lập Nghiệp Khác Nhau Như Thế Nào # Top 7 Like | Cuocthitainang2010.com

Đề Xuất 3/2023 # So Sánh Khởi Nghiệp Và Lập Nghiệp Khác Nhau Như Thế Nào # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về So Sánh Khởi Nghiệp Và Lập Nghiệp Khác Nhau Như Thế Nào mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

561

Views

4.7

/

5

(

8

bình chọn

)

Cần phân biệt giữa Khởi nghiệp và Lập nghiệp vì hiện nay đại đa số các bạn trẻ đều hiểu nhầm 2 khái niệm cơ bản này trong kinh doanh. Trước hết mình phải hiểu bản chất của nó như thế nào thì mới làm đúng được.

Theo ông Hồ Cung – Chuyên gia Digital Marketing Thực Chiến chia sẻ : việc nhầm lẫn giữa khái niệm này kiểu như ” tôi bán phụ kiện ô tô, ông cũng bán phụ kiện ô tô thì đâu khác gì nhau “.

Nói đến khởi nghiệp là nói đến những đỉnh cao của công nghệ, điều mà trên thế giới chưa ai từng làm đến.

Khởi nghiệp là gì

Khởi nghiệp hay Startup là thuật ngữ chuyên ngành dùng để nói về những công ty giai đoạn bắt đầu kinh doanh, nó thường được dùng theo nghĩa hẹp cho các công ty trong giai đoạn lập nghiệp. Hay để nôm na cho dễ hiểu thì

Khởi nghiệp hay là Startup có nghĩa bạn muốn tự mình đứng ra kinh doanh riêng, muốn tự mình làm chủ và quản lý được thu nhập của mình. Bạn có thể làm dịch vụ hoặc nhà sản xuất cung cấp các sản phẩm mà thị trường đang có nhu cầu hiện nay.

Khởi nghiệp ( Startup ) đòi hỏi cái tìm tòi sáng tạo mới hoàn toàn mà có thể chưa ai nghĩ ra, chưa ai làm hoặc là tạo ra được sự đột biến và sáng tạo nhằm tăng năng suất hoặc giá trị mới cho mô hình đã có sẵn, đặc biệt trong thời đại 4.0 hiện nay thì các công nghệ độc đáo mới sẽ đưa bạn đến với những ngôi nhà của vĩ nhân trên thế giới.

Ví dụ như trường hợp của Apple công ty khởi nghiệp hàng đầu trên thế giới, tạo ra được hệ điều hành IOS cũng như các phiên bản điện thoại Iphone lừng danh hiện nay.

Hay là Uber và Grab nền tảng gọi xe mà không cần sở hữu bất cứ 1 chiếc xe nào cho công ty mình, đây thực sự là những Startup xuất chúng, nghĩ ra những điều mà chưa ai từng làm.

Khái niệm lập nghiệp là gì

Lập nghiệp ( Entrepreneur ) là xây dựng sự nghiệp riêng của bạn nhưng dựa vào các mô hình kinh doanh có sẵn đang có hiện nay, giống như các cửa hàng bán cafe, bất động sản, điện thoại di động…

Một ví dụ cụ thể cho khái niệm này : tôi đang bán Thú cưng và bạn cũng mua về bán giống tôi thì đó chính là lập nghiệp.Vậy nên muốn lập nghiệp để có cơ ngơi riêng cũng không mấy quá khó khăn đúng không nào.

Nếu biết cách làm tốt thì bạn cũng sẽ trở thành một doanh nghiệp cực kỳ lớn trên thị trường đang có.

Chúng ta nên chọn lập nghiệp hay khởi nghiệp

Thời buổi hiện nay thì khởi nghiệp kinh doanh tìm kiếm ra 1 ngành nghề mới hoàn toàn, công nghệ siêu đặc biệt thực sự rất là khó chứ không đơn giản, vì hầu như mọi thứ đã được phát minh và sáng tạo cách đây hàng chục thế kỷ.

Theo thống kê trên thế giới hiện này thì cứ 10 dự án khởi nghiệp thì chỉ có 1 dự án thành công, còn lại là thất bại.

Qua đó cho chúng ta thấy rằng, để khởi nghiệp thành công trong thời buổi hiện nay bạn không nên quá vội vàng một sớm một chiều được.

Cần tích lũy kiến thức cho bản thân, huy động được dòng vốn của nhà đầu tư và đặc biệt có được những ý tưởng kinh doanh xuất chúng.

Ngoài ra chúng ta cần phải chuẩn bị cho tâm lý vững vàng trong trường hợp khởi nghiệp thất bại, bạn có đủ ý chí để vượt qua nó và vững tin bước tiếp làm lại hay không.

Khởi nghiệp và lập nghiệp là 2 khái niệm mà 1 nhà kinh doanh cần phải nắm vững để lựa chọn lối đi đúng đắn phù hợp với bản thân mình.

Lập nghiệp có khó hay không

Với thời đại công nghệ thông tin hiện nay nếu bạn chỉ cần nắm vững về Digital Marketing và có đam mê một lĩnh vực nào đó theo tôi bạn nên mạnh dạn Lập Nghiệp và chỉ cần làm tốt những cái mà doanh nghiệp hiện nay chưa đạt được bạn sẽ có một công ty vững mạnh trong ngành nghề mà bạn đang nhắm tới.

Tham khảo : Thảm lót sàn ô tô 3d 4d 5d 6d carbon cao cấp TPHCM Hà Nội

Sau khi đọc bài về khởi nghiệp và lập nghiệp thì bạn có thể tự tin lựa chọn lối đi riêng cho mình rồi chứ.

Làm chưa chắc đã thành công nhưng không làm thì chắc chắn sẽ không thành công

Hồ Cung – Chia sẻ kinh nghiệm khơi dậy đam mê

Bạn Có Biết Khời Nghiệp, Startup, Lập Nghiệp, Kinh Doanh Khác Nhau Như Thế Nào Không

Thế nhưng có lẽ việc hiểu chính xác bản chất của các khái niệm “khởi nghiệp”, “startup”, “entrepreneur” vẫn còn cần thêm nhiều tranh biện để làm sáng tỏ.

1. Trước hết, cá nhân tôi cho rằng việc so sánh “khởi nghiệp” và “startup” là một sự so sánh khập khiễng.

“Khởi nghiệp” hiểu nôm na là bắt đầu (khởi) một nghề nghiệp, sự nghiệp (nghiệp). Nếu chịu khó tra Google thì các bạn có thể thấy từ này đã được dùng nhiều chục năm nay, trước cả khi khái niệm “startup” hình thành ở Thung lũng Silicon bên Hoa Kỳ.

Ngày tôi còn nhỏ (tức cách đây vài chục năm) đã được nghe người lớn nói về việc “khởi nghiệp”. Thậm chí cách đây cả 2500 năm Khổng Tử đã nói “tam thập nhi lập” để khuyên người ta bắt đầu khởi nghiệp, lập nghiệp ở tuổi 30.

Trong khi đó với “startup”, ngay cả trong tiếng Anh cũng chưa có một định nghĩa được chấp nhận chính thức như chuẩn mực chung, nhưng các ý kiến còn khác biệt vẫn chia sẻ một điểm chung đó là “Startup là một danh từ chỉ một nhóm người, một tổ chức con người cùng nhau làm một điều không chắc chắn thành công”.

Theo Neil Blumenthal, Đồng Giám đốc điều hành của Warby Parky được trích dẫn trên tạp chí Forbes thì : “A startup is a company working to solve a problem where the solution is not obvious and success is not guaranteed.” (tạm dịch: Startup là một công ty hoạt động nhằm giải quyết một vấn đề mà giải pháp (đối với vấn đề đó) chưa rõ ràng và sự thành công không được đảm bảo).

Còn Eric Ries, tác giả cuốn sách “The Lean Startup: How Constant Innovation Creates Radically Successful Businesses” – một cuốn sách được coi là “cẩm nang gối đầu giường” của mọi công ty startup, thì: A startup is “a human institution designed to create new products and services under conditions of extreme uncertainty” (tạm dịch: startup “là một định chế/tổ chức con người được thiết kế nhằm mục đích tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới trong các điều kiện cực kỳ không chắc chắn”) .

Các từ khóa ở định nghĩa trên bao gồm “human institution”, “new”, “extreme uncertainty”. Như vậy, “startup” trước hết là một tổ chức con người (có nơi dịch “tổ chức của con người”, theo tôi là thiếu chính xác bởi “human institution” phải được hiểu đó chính là con người) và những con người này tập hợp lại với nhau để sáng tạo ra những sản phẩm mới, dịch vụ mới mà chưa hề biết chắc liệu có tạo ra được những sản phẩm mới, dịch vụ mới đó hay không.

Nói đến đây, xin được tách ra để nói thêm, là nhiều người vẫn nhầm lẫn sản phẩm (product) của “startup” với bản thân “startup”. “Startup” là một tổ chức con người, do đó Nguyễn Hà Đông và cộng sự của anh là một “startup” còn Flappy Bird không phải là một “startup” mà là một sản phẩm của “startup” Nguyễn Hà Đông.

Ngoài ra, về mặt câu chữ, bản thân “khởi nghiệp” là một động từ (“khởi” là ngoại động từ + “nghiệp” là tân từ bổ nghĩa cho ngoại động từ), trong khi đó “startup” (lưu ý: “startup” chứ ko phải “start up”) là một danh từ. So sánh động từ với danh từ cũng như so sánh ki-lô-gam với ki-lô-mét vậy.

Tóm lại, trong khi “khởi nghiệp” là khái niệm chỉ việc bắt đầu tạo dựng công việc, sự nghiệp riêng thì “startup” là một trong những loại hình, cách thức mà người ta có thể lựa chọn để “khởi nghiệp”.

Nói cách khác, chúng ta hoàn toàn có thể nói, ví dụ, “một số bạn trẻ thay vì nộp đơn đầu quân cho các tập đoàn sau khi tốt nghiệp đã quyết định khởi nghiệp bằng cách thành lập startup trong lĩnh vực nông nghiệp”.

2. Nếu muốn so sánh, thì có lẽ khái niệm nên đem vào so sánh và cũng là khái niệm người ta vẫn hay nhầm lẫn với “startup” nhất chính là “kinh doanh nhỏ” (tiếng Anh là “small business”).

Mặc dù như đã trích dẫn ở một vài cách định nghĩa trên, “startup” không hề có câu chữ nào bắt buộc phải là công ty về công nghệ, nhưng trong thời đại ngày nay, để giải quyết các vấn đề mới, chưa có giải pháp, thì có lẽ ứng dụng công nghệ là hướng đi đa số các startup phải lựa chọn. Do đó, cứ nói đến “startup” người ta lại liên tưởng ngay đến công nghệ (xin nhấn mạnh là công nghệ nói chung chứ không chỉ công nghệ thông tin). Đây cũng là lý do mà trong thực tế công việc tư vấn, như một quy ước không chính thức, chúng tôi vẫn hay dùng “small business startup” để phân biệt với “startup” vốn được hiểu rộng rãi là những công ty, dự án công nghệ.

An lại chọn hướng khác, cô rủ bạn của mình là Pha đi ra chợ cây và mua về nhà một cây nhỏ. Ai cũng nghĩ An bị khùng, và quả đúng là cô ấy có tí khùng thật, vì sau khi trồng vào sân sau, bóng mát của cây chỉ đủ cho vài con kiến! Đã vậy, trong khi Bình ung dung ngồi cà phê chém gió dưới bóng mát của dù thì ngày nào An cũng phải đằm mình trong nắng gắt để tưới cây, nhỏ cỏ. Thế mà cũng chẳng ăn thua. Được vài tuần cây chết, vì không hợp thổ nhưỡng.

An không bỏ cuộc, cô lại cùng Pha tiếp tục chọn các loại cây khác để trồng. Cuối cùng một trong số cây họ hú họa chọn về đã bám rễ và phát triển rất nhanh. Dù vậy, nó vẫn chưa tạo được bóng mát cũng không cho quả, trái lại còn hút rất nhiều nước, và tiêu tốn vố số công sức thời gian và tiền bạc của An và Pha.

Nhưng rồi mấy năm sau cây của An cũng lớn. Nó tỏa bóng mát không chỉ cho sân sau nhà An mà còn cho mấy nhà lân cận hưởng sái. Cây còn cho quả và nhiều lợi ích khác nữa. Trong khi đó cái dù của Bình mua thì vẫn vậy. Không lớn hơn, không cho quả, thậm chí còn bị xập xệ đi.

An và Pha trồng cây là là ví dụ về một “startup”, còn Bình mua dù là ví dụ về “small business”.

3. Cuối cùng, xin nói một chút về “entrepreneur” (chưa tạm dịch vội vì nó phụ thuộc vào hiểu từ này thế nào).

Có người dịch “startup” là “khởi nghiệp” và “entrepreneur” là “lập nghiệp”. “Startup” và “khởi nghiệp” thì như đã trình bày ở trên, còn “entrepreneur” thì nên hiểu thế nào đây?

Theo Từ điển Oxford, “entrepreneur” là “a person who makes money by starting or running businesses, especially when this involves taking financial risks” (tạm dịch: một người kiếm tiền bằng cách bắt đầu công việc kinh doanh hoặc vận hành công việc kinh doanh, đặc biệt là khi việc này bao gồm sự chấp nhận rủi ro về tài chính).

Như vậy rõ ràng “entrepreneur” là một danh từ chỉ một kiểu người yêu thích rủi ro, chọn việc kinh doanh để kiếm tiền. Và theo Eric Ries, “entrepreneurship is management” – quản trị trong các “startup” cần phải được thực hiện bằng tinh thần, kỹ năng của “entrepreneur”, nghĩa là “startup”, vốn là một tổ chức con người chứ ko phải một sản phẩm, đòi hỏi một kiểu quản trị mới để đáp ứng được “các điều kiện cực kỳ không chắc chắn” như nói ở trên. Eric Ries thậm chí còn cho rằng, “entrepreneur” cần được coi là một chức danh công việc (job title) trong các công ty hiện đại – những công ty mà dựa vào “innovation” để phát triển trong tương lai. Nói cách khác, những người tham gia “startup” chính là những “entrepreneur” (nhưng ngược lại, “entrepreneur” không nhất thiết phải làm “startup” mà họ có thể làm “small business” như đã phân tích ở trên.)

Như vậy nói “entrepreneur” là “lập nghiệp” là không chính xác. Chưa kể là, tương tự như “khởi nghiệp”, “lập nghiệp” cũng là một động từ chỉ việc thành lập, tạo dựng (lập) một công việc, nghề nghiệp, sự nghiệp (nghiệp). Bạn có thể “lập nghiệp” bằng cách cùng cộng sự thành lập một “startup”. Bạn cũng có thể mở một tiệm cà phê nhỏ (small business) và tự hào mình là một “entrepreneur” thực sự. Nhưng liệu có từ tiếng Việt nào khả dĩ để sử dụng tương đương cho “entrepreneur” hay không? Câu trả lời xin dành cho các bạn.

Với những chia sẻ cá nhân như trên, tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp, phản biện của mọi người để chúng ta cùng nhau có cách nhìn nhận đúng đắn hơn về “khởi nghiệp” từ đó tăng thêm phần tự tin (tôi cho rằng, không ít các bạn không có kiến thức hay kỹ năng công nghệ ít nhiều bị chùn bước hoặc cảm thấy hoang mang khi thấy những người thành đạt khẳng định “khởi nghiệp” phải là về công nghệ), và quyết tâm để khởi nghiệp thành công, vì một “Việt Nam – Quốc gia khởi nghiệp”.

Sự Khác Nhau Giữa Khởi Nghiệp Và Doanh Nghiệp Nhỏ 2022

Trên thực tế còn khá nhiều người nhầm lẫn nhưng sự khác biệt giữa hai con đường khởi nghiệp và doanh nghiệp nhỏ rất quan trọng. Vì nó phụ thuộc vào tham vọng tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng, vai trò của doanh nghiệp trong tương lai, bạn sẽ phải phát triển một chiến lược cụ thể. Và chiến lược đấy không phải là một chiến lược thông thường có thể tìm thấy trong sách vở hay internet

Ngày nay, hai từ Khởi nghiệp (Startup) luôn mang đến cảm giác kiêu hãnh và tự hào. Bên cạnh những câu chuyện truyền cảm hứng đều có cùng khuôn mẫu như một sinh viên dũng cảm rời bỏ giảng đường đại học, “ẩn cư” trong một nhà kho hay gara xe nào đấy trong vài năm. Rồi một ngày nọ, anh ta phát minh ra những công nghệ cách tân thay đổi cả thế giới.

Cũng cần phải cảm kích những show truyền hình như “SharkTank” và “Silicon Valley”, cũng như những cuốn phim như “The Social Network” (Mạng xã hội) và “Jobs” (cuộc đời của Steve Jobs), càng ngày có nhiều người rời bỏ công việc 9-5 (đây là cách nói vui của dân công nghệ, ám chỉ những công việc văn phòng nhàm chán từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều), và mua vé một chiều bay đến vùng đất mơ ước: “Vương quốc Khởi Nghiệp” để viết nên những câu chuyện đi vào lịch sử nhân loại.

Khởi nghiệp có thể bị lầm lẫn

Thực tế, sự khác biệt giữa hai con đường khởi nghiệp và doanh nghiệp nhỏ rất quan trọng. Vì nó phụ thuộc vào tham vọng tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng, vai trò của doanh nghiệp trong tương lai, bạn sẽ phải phát triển một chiến lược cụ thể. Và chiến lược đấy không phải là một chiến lược thông thường có thể tìm thấy trong sách vở hay internet.

Đầu tiên, tôi sẽ phải cần làm rõ: trong một số lĩnh vực, thuật ngữ “startup” không dùng để thông báo loại hình của doanh nghiệp, mà chủ yếu dùng để miêu tả trạng thái phát triển của doanh nghiệp (Ví dụ: tất cả các tập đoàn lớn hiện nay đều đã từng là startup). Tuy nhiên, trong bài viết này, tôi tập trung vào một quan điểm duy nhất: Thuật ngữ” Khởi nghiệp (Startup) dùng để miêu tả một loại hình doanh nghiệp, vì nó khác hoàn toàn với những doanh nghiệp nhỏ (Small Business).

Lý do tôi cần phải nhấn mạnh sự khác biệt trên vì theo kinh nghiệm kinh doanh của tôi, dường như sẽ có sự khác biệt về mặt định hướng trong bản thân người doanh nhân khởi nghiệp. Ví dụ, người sáng lập một công ty khởi nghiệp (Startup), sẽ muốn ra mắt sản phẩm càng nhanh càng tốt, càng lớn càng tốt. Trong khi đó, người sáng lập một doanh nghiệp nhỏ (Small Business) sẽ có xu hướng phát triển doanh nghiệp với một quy mô tăng trưởng giới hạn (trong tầm tay kiểm soát của người sáng lập).

Thật đáng tiếc, điều duy nhất mà tôi thấy được rằng Khởi nghiệp (Startup) không phải dành cho tất cả mọi người.

10 khác biệt lớn giữa “Khởi nghiệp” và “Doanh nghiệp nhỏ” 1. Tính đột phá (Innovation): Bạn tạo ra một điều hoàn toán mới lạ?

* DN nhỏ: sẽ có vô số ví dụ về những doanh nhân đã và đang làm cùng mô hình kinh doanh giống bạn. Ví dụ: nhà hàng, văn phòng Luật sư, tiệm hớt tóc. Bạn thậm chí có thể nhắc tới kinh nghiệm của họ làm nền tảng cho ý tưởng kinh doanh của bạn.

* Khởi nghiệp (startup): Tính đột phá là điều bắt buộc. Là một startup, bạn có thể tạo ra một điều gì đấy chưa hề có trên thị trường hoặc tạo ra một giá trị tốt hơn so với những thứ đang có sẵn. Ví dụ, bạn có thể tạo ra một phân khúc mới trong sản xuất (như thiết bị thông minh đo lường sức khoẻ cá nhân), một mô hình kinh doanh hoàn toàn mới (như AirBnb), hoặc một loại công nghệ độc đáo, chưa hề thấy (như công nghệ in 3D).

2. Tính tăng trưởng: Công ty của bạn có thể tăng trưởng đến mức nào?

* DN nhỏ: Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB) sẽ được vận hành trong một phạm vi nhất định được giới hạn bởi người sáng lập. Nói cách khác, bản thân người chủ doanh nghiệp sẽ chủ động giới hạn sự tăng trưởng và tập trung phục vụ một phân khúc khách hàng nhất định.

* Startup: Một công ty khởi nghiệp (Startup) sẽ không đặt ra giới hạn cho sự tăng trưởng, và họ có tham vọng phát triển đến mức lớn nhất có thể. Họ tạo ra sự ảnh hưởng cực lớn, có thể được xem là người khai phá thị trường

3. Tốc độ Tăng trưởng: Công ty của bạn có thể tăng trưởng nhanh đến mức nào?

* DN nhỏ: Dĩ nhiên, bạn sẽ muốn doanh nghiệp của mình phát triển càng nhanh càng tốt, nhưng điều quan tâm đầu tiên của bạn sẽ là tạo ra lợi nhuận. Một khi đạt được điều này, bạn mới nghĩ đến việc mở rộng doanh nghiệp.

* Startup: Bạn sẽ đam mê tăng trưởng công ty càng nhanh càng tốt, và tạo ra một mô hình kinh doanh có tính tăng trưởng. Bạn sẽ muốn nhân bản mô hình kinh doanh thành công của mình ra khắp thế giới.

4. Lợi nhuận: Bạn cần thời gian bao lâu để tạo ra lợi nhuận, và giá trị lợi nhuận như thế nào?

* DN nhỏ: Người sáng lập sẽ muốn có doanh thu từ ngay ngày đầu tiên doanh nghiệp đi vào hoạt động, và tốt hơn nữa là có luôn lợi nhuận. Giá trị lợi nhuận sẽ phụ thuộc vào số tiền mà bản thân người sáng lập muốn kiếm được (cho chính bản thân họ), cũng như sẽ phụ thuộc vào kế hoạch mở rộng doanh nghiệp.

* Startup: Có thể cần đến nhiều tháng, thậm chí nhiều năm để có được doanh thu (dù rất nhỏ). Bạn sẽ tập trung vào phát triển một sản phẩm thật sự hữu ích cho người dùng, nhằm có được một lượng khách hàng đông đảo. Nếu kế hoạch thành công, lợi nhuận tài chính có thể rất khổng lồ. (Uber hiện được định giá tầm năm mươi tỉ đôla Mỹ)

5. Tài chính: Bạn cần chuẩn bị vốn như thế nào?

* DN nhỏ: Khi khởi đầu, ngoài tiền túi của mình, bạn sẽ cần dựa vào đóng góp từ gia đình, bạn bè, vay ngân hàng, hoặc vốn góp từ nhà đầu tư. Tuy nhiên, vì mục tiêu là “sống sót”, bạn sẽ phải quản lý chặt chẽ số tiền mình đang vay, nên nhớ là số tiền này sẽ phải được hoàn trả cùng với lãi suất.

* Startup: Nhiều startups bắt đầu từ chính tiền túi của người sáng lập, hoặc đóng góp từ gia đình và bạn bè. Một số trường hợp thì gọi vốn từ cộng đồng (crowdfunding). Tuy nhiên, phần lớn các startup đều phải gọn vốn từ các Nhà đầu tư thiên thần (angel investors) và Quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture Capital).

Là một startup, bạn sẽ phải hi vọng tăng trưởng cực nhanh và cần một lượng vốn đủ mạnh để đạt được tham vọng này. Sẽ cần một thời gian dài để bạn có thể tạo ra doanh thu và có lợi nhuận. Cũng nên nhớ rằng những nhà đầu tư cho startup sẽ trông đợi nguồn lợi nhuận khổng lồ, do đó sẽ có những áp lực bắt buộc cho những nhà sáng lập. (Cũng cần lưu ý rằng có nhiều ý kiến cho rằng startup không phải lúc nào cũng cần dựa vào các Quỹ đầu tư)

6. Công nghệ: Bạn có cần áp dụng công nghệ

* DN nhỏ: Không bắt buộc, nhưng sẽ có nhiều công cụ kĩ thuật giúp ích cho việc điều hành công ty (như kế toán, marketing..).

* Startup: Công nghệ thường là đặc tính tiêu biểu của sản phẩm từ một startup. Dù vậy, ngay cả khi sản phẩm không dựa nhiều vào công nghệ, thì startup cũng cần áp dụng công nghệ để đạt được mục tiêu kinh doanh cũng như tham vọng tăng trưởng.

7. Vòng đời Công ty: Công ty của bạn có thể tồn tại trong bao lâu?

* DN nhỏ: 32% sẽ thất bại trong ba năm đầu. Tuy nhiên, tỉ lệ này vẫn còn nhiều tích cực so với startup.

* Startup: 92% các startups sẽ thất bại trong ba năm đầu (thật đáng tiếc, đây lại là sự thật)

8. Kĩ năng Lãnh đạo: Bạn sẽ phải quản lý bao nhiêu nhân sự

* DN nhỏ: Số lượng nhân viên bạn phải quản lý phụ thuộc vào kế hoạch vận hành bạn đã hoạch định từ trước.

* Startup: Bởi vì bạn mong muốn phát triển càng to lớn càng tốt, càng nhanh càng tốt, bạn sẽ cần phải liên tục phát triển kĩ năng lãnh đạo và kĩ năng quản lý. Cùng với sự tăng trưởng của startup, bạn cần phải có sự quản lý hiệu quả với một số lượng “thành viên mới”: nhân viên, nhà đầu tư, ban cố vấn, và các đối tác khác.

9. Cuộc sống cá nhân: Bạn sẽ cân bằng giữa khởi nghiệp và cuộc sống cá nhân ra sao?

* DN nhỏ: Nếu so sánh với startup, mức độ rủi ro sẽ thấp hơn nhiều. Lợi thế này có thể giúp bạn có được sự cân bằng giữa công việc kinh doanh và cuộc sống cá nhân. Tuy nhiên, vì công ty là của bạn, hãy luôn sẵn sàng chào đón những thử thách mà bạn sẽ không thể tìm thấy ở “công việc 9-5″. Sẽ luôn khó khăn và thử thách, nhưng cũng sẽ có đầy hi vọng bạn có thể cân bằng một cách phù hợp với bạn

* Startup: Nếu bạn nhận được vốn từ các nhà đầu tư , bạn sẽ có trách nhiệm giúp công ty tăng trường đến một thời điểm nhà đầu tư có thể tối đa hoá mức độ lợi nhuận. Hãy luôn nhớ rằng sẽ có vô số người trông đợi vào bạn, vào sản phẩm của bạn, vào thành công của bạn. Cân bằng giữa công việc và cuộc sống riêng có thể khái quát nôm na như: Công việc, công việc, công việc, và cuộc sống.

10. Tham vọng: Bạn có thể rời bỏ để theo đuổi dự án mới?

* DN nhỏ: Mục tiêu của bạn có thể là truyền lại công ty cho các thế hệ sau trong gia đình hoặc cũng có thể bán lại cho một tập đoàn khổng lồ.

* Startup: Tham vọng của bạn là một con đường thoái vốn khổng lồ như chào bán cổ phiếu ra công chúng (IPO).

Đọc đến đây, có thể bạn tự hỏi liệu Startup có thể trở thành Small Business hoặc ngược lại. Có, hoàn toàn có thể, nó có thể phụ thuộc vào chính bản thân bạn (như thay đổi kế hoạch, tầm nhìn hay sứ mệnh), hoặc đôi khi phụ thuộc vào yếu tố khách quan như thị trường thay đổi, nhu cầu khách hàng.

Tôi tin rằng thấu hiểu sự khác biệt giữa Khởi nghiệp (Startup) và Doanh nghiệp nhỏ (Small Business), và nhận biết điểm mạnh cá nhân của chính bạn là những yếu tố hết sức quan trọng để có thể đến được đích đến mơ ước.

So Sánh Tv Oled Và Qled Khác Nhau Như Thế Nào?

So sánh TV OLED và QLED

Sự ra đời của OLED và QLED đã tạo nên “một kỷ nguyên mới” cho thị trường TV, dần thay các dòng CRT, LCD hay Plasma. Song song với điều đó là cuộc chiến chưa hồi kết giữa hai dòng sản phẩm này. Vậy Tivi OLED và QLED khác nhau như thế nào?

So sánh công nghệ OLED và QLED

TV OLED và tivi QLED là gì? OLED là viết tắt của từ Organic Light Emitting Diode (điốt phát quang hữu cơ). Tivi OLED sở hữu tấm nền với các điểm là những điốt hữu cơ phát sáng độc lập. Khi nhận tín hiệu hình ảnh, các điốt sẽ phát sáng mà không cần đến đèn nền hay bộ lọc màu sắc.

QLED – Quantum-dot LED – là dòng Tivi được trang bị chấm lượng tử phủ trên đèn nền LED. Các chấm lượng tử có nhiệm vụ tạo ra màu sắc cho từng điểm ảnh với ánh sáng từ nền LED.

Độ đen sâu

Trên màn hình Tivi OLED, mỗi pixel được cấu tạo từ hợp chất hữu cơ cấu trúc phân tử đặc thù, có thể tự phát sáng khi dòng điện chạy qua. Ngược lại, khi không có dòng điện, giá trị RGB bằng 0-0-0, các pixel không được kích hoạt khiến màn hình OLED hiển thị màu đen toàn phần. Nhờ vậy mà TV OLED có độ tương phản cũng như độ sắc nét rất tốt.

Khác với OLED, TV QLED luôn cần dòng điện để kích hoạt đèn nền trong mọi trường hợp. Đó là lý do tại sao độ đen sâu của tivi QLED không thể tuyệt đối như OLED.

Tivi OLED có độ đen sâu vượt trội

Cơ chế đèn nền ở TV QLED và OLED

Cơ chế đèn nền là một trong những điểm khác biệt lớn nhất giữa QLED và OLED. Tivi QLED sử dụng đèn nền và chấm lượng tử điều khiển các mức độ ánh sáng khác nhau, mang đến độ hiển thị đỉnh cao, hình màu sáng và rực rỡ. Trong khi đó, với Tivi OLED, khi nhận tín hiệu hình ảnh, các điốt phát quang sẽ phát sáng mà không cần đèn nèn hay bộ lọc màu sắc, từ đó giúp tiết kiệm điện hơn.

So sánh kiểu dáng thiết kế màn hình OLED và QLED

Không chỉ công nghệ, màn hình OLED và QLED cũng có nhiều điểm khác biệt. Thường thì màn hình OLED sẽ mỏng và nhỏ gọn hơn, có thể uốn cong (loại màn hình cong). Tuy nhiên, nhiều dòng tivi QLED cao cấp hiện nay cũng sở hữu độ mỏng, gọn và phiên bản màn hình cong vô cùng ấn tượng, đẹp mắt không thua kém gì OLED Tivi.

Độ sáng

So với OLED, tivi QLED có lợi thế hơn về độ sáng bởi vì chúng sử dụng backlight riêng biệt thay vì dựa vào từng pixel để tạo ra ánh sáng riêng. LED blacklight có thể được tạo ra vô cùng sáng. Ngoài ra, các chấm lượng tử của tivi QLED còn có khả năng tối đa hóa ánh sáng đó bằng cách tạo ra những màu sáng hơn trong phổ màu mà không làm mất đi độ bão hòa.

Tivi QLED sở hữu thế mạnh về độ sáng

Không gian màu

Trước đây đã từng có thời kỳ OLED dẫn đều về khía cạnh không gian màu. Nhưng việc sở hữu các chấm lượng tử đã giúp Tivi QLED có độ chính xác, độ sáng và dải màu tốt hơn. Samsung – một thương hiệu sản xuất TV đình đám đã tuyên bố rằng phạm vi rộng hơn của màu sắc bão hòa tốt ở mức độ sáng cực cao là một lợi thế. Nói cách khác, xét về không gian màu, cả OLED và QLED đều có chất lượng ngang nhau.

Cả OLED và QLED đều sở hữu không gian màu đỉnh cao

Khả năng tiết kiệm điện năng

Tivi OLED sử dụng tấm panel OLED cực mỏng và không cần đến blacklight. Nhờ vậy mà chúng thường có trọng lượng nhẹ và mỏng hơn so với Tivi QLED. Điều này đồng nghĩa với việc TV OLED tiết kiệm điện năng hơn.

Giá bán

Do chi phí sản xuất cao nên giá bán Tivi OLED có phần cao hơn so với Tivi QLED. Đây cũng là lý do mà nhiều người tiêu dùng Việt ưu ái các dòng TV QLED hơn.

Nên mua Tivi OLED hay QLED?

Sau khi so sánh Tivi OLED và QLED, chúng ta thấy rằng chúng có nhiều sự khác biệt, mỗi loại đều có ưu nhược điểm riêng. TV QLED tuy không có độ sâu đen tuyệt đối và khả năng tiết kiệm điện tốt như OLED nhưng bù lại nó có giá bán khá rẻ, mẫu mã đa dạng, chất lượng hình ảnh, kiểu dáng thiết kế ngày càng trở nên bắt mắt. Nếu OLED có sự vượt trội trong bóng tối thì TV QLED lại là một thiết bị toàn diện tốt hơn.

Tivi OLED thường sẽ phù hợp với những không gian rộng rãi, sang trọng. Trong khi đó, TV QLED có thể dùng cho bất kỳ không gian nào, từ bình dân đến cao cấp. Tuy nhiên, đây chỉ là những nhận xét mang tính chủ quan của chúng tôi. Để lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất cho mình, bạn nên căn cứ vào điều kiện tài chính, nhu cầu sử dụng cũng như sở thích của bản thân.

Tivi QLED – thiết bị toàn diện tốt hơn

Tivi QLED loại nào tốt nên mua nhất hiện nay?

1. TV Samsung QLED 55 inch Smart 4K UHD QA55Q65RAKXXV

Sở hữu kiểu dáng sang trọng, đẳng cấp với viền màn hình mỏng kích thước 55 inch.

Công nghệ Quantum HDR 32X, độ phân giải 4K cùng khả năng tối ưu hóa dải tương phản HDR theo mỗi phân cảnh giúp Tivi tái hiện tỉ mỉ từng chi tiết nhỏ nhất, tạo nên chất lượng hình ảnh đỉnh cao, sắc nét gấp 4 lần Full HD.

Truyển tải trọn vẹn 100% dải sắc màu nhờ công nghệ chấm lượng tử.

Công nghệ Direct Full Array 4X kiểm soát đèn nền trong từng khung hình trình chiếu, giúp truyền tải ấn tượng các chi tiết hình ảnh phức tạp nhất, nâng cao độ sâu của nội dung hiển thị.

Công nghệ FreeSync (VRR) tích hợp trên QLED TV có tác dụng giảm thiểu tình trạng giật hình, tối ưu tốc độ phản hồi game thời gian thực, mang đến cho người dùng những giây phút thỏa thích đắm chìm trong các màn game đỉnh cao.

Bộ xử lý Quantum 4K dùng thuật toán đặc biệt nhằm xử lý và nâng cao chất lượng hình ảnh, tự động điều chính tối ưu độ ánh sáng, âm thanh tivi sao cho phù hợp với điều kiện phòng và nội dung hiển thị.

Công nghệ trí tuệ thông minh nhân tạo AI có khả năng nâng cấp chất lượng hình ảnh tối ưu, giảm tình trạng nhiễu hạt, tái tạo các chi tiết phức tạp một cách hoàn hảo đồng thời hiển thị sắc nét mọi nội dung hình ảnh.

Smart Hub và điều khiển thông minh One Remote giúp người dùng thoải mái thưởng thức các nội dung yêu thích một cách đơn giản và nhanh chóng.

Trợ lý ảo Bixby với nền tảng AI tiên tiến giúp tối ưu hóa việc tìm kiếm.

TV Samsung QLED 55 inch Smart 4K UHD QA55Q65RAKXXV

Hiện sản phẩm đang được bán với giá: 15.690.000 VND.

2. Smart Tivi QLED Samsung 4K 55 inch QA55Q70TAKXXV

Tiếp theo, chúng tôi muốn giới thiệu tiếp cho bạn một sản phẩm TV QLED nữa đến từ Samsung, đó là chiếc tivi thông minh QLED Samsung 4K 55 inch QA55Q70TAKXXV với những đặc điểm nổi bật:

Chiếc tivi này có phần viền được thiết kế siêu mỏng, hoàn toàn đem đến sự sang trọng, hiện đại cho không gian nhà bạn, lại tiết kiệm diện tích một cách tối đa.

Phần chân đế đỡ dạng chữ V chắc chắn, giúp nó có thể đứng vững trên mọi bề mặt phẳng. Nếu không sử dụng kệ đỡ, tủ đỡ, bạn có thể treo chiếc tivi này lên tường.

Kích thước 55 inch vừa đủ để lắp đặt tại những không gian như phòng khách, phòng ngủ, phòng họp để đáp ứng nhu cầu giải trí và làm việc.

Sở hữu độ phân giải 4K, gấp 4 lần Full HD, mang đến cho bạn trải nghiệm hình ảnh sống động, sắc nét.

Trang bị công nghệ HDR giúp màu sắc hiển thị phong phú, chính xác, độ tương phản sâu hơn, độ sáng được điều chỉnh phù hợp. Đặc biệt, công nghệ này còn tự động cân đối màu sắc và độ tương phản theo từng cảnh để khung hình trở nên chân thực hơn.

Tivi QA55Q70TAKXXV sử dụng hệ điều hành Tizen OS với giao diện thân thiện, dễ sử dụng, bên cạnh đó cũng trang bị kho ứng dụng phong phú.

Điều khiển thông minh One Remote với các nút được tối giản hóa, có chú thích rõ ràng, giúp việc điều khiển tivi diễn ra thật dễ dàng và nhanh chóng.

Smart Tivi QLED Samsung 4K 55 inch QA55Q70TAKXXV

Hiện nay, sản phẩm đang được bán trên chúng tôi với giá: 19.490.000 VND.

3. Smart Tivi QLED Samsung 4K 65 inch QA65Q7FNAKXXV

Giống như nhiều sản phẩm tivi Samsung khác, Samsung QA65Q7FNAKXXV có thiết kế viền siêu mỏng, cùng vỏ và chân đế chữ T bằng kim loại, tổng thể đem lại phong cách tối giản, sang trọng, tinh tế, phù hợp với không gian nhà bạn.

Tivi có độ phân giải 4K, gấp 4 lần Full HD, đi kèm công nghệ HDR 10+ sẽ đem lại những khung hình với độ sắc nét, chân thực, sống động đến từng chi tiết.

Công nghệ hình ảnh Q Color và chip xử lý hình ảnh Q-Engine hỗ trợ việc phản ánh màu sắc, độ tương phản một cách chính xác, trung thực.

Nhờ được trang bị công nghệ Dolby Digital Plus, DTS giả lập âm thanh vòm cùng tổng công suất loa 40W, không chỉ hình ảnh mà phần âm thanh cũng mang đến cho bạn chất lượng đỉnh cao như tại rạp, để bạn đắm chìm trong thế giới điện ảnh đặc sắc hoặc những buổi trình diễn âm nhạc cảm xúc.

Hệ điều hành Tizen OS có giao diện thân thiện, dễ sử dụng cùng nhiều ứng dụng phổ biến có sẵn như Youtube, Netflix,…

Hỗ trợ cổng kết nối đa dạng, gồm: 3 cổng USB, 3 cổng HDMI, 1 cổng HDMI ARC, kết nối Wifi, cáp Truyền hình, cổng LAN, cổng Composite/Component, cổng quang (Optical).

Smart Tivi QLED Samsung 4K 65 inch QA65Q7FNAKXXV

Hiện nay, sản phẩm đang được bán trên chúng tôi với giá: 20.990.000 VND.

Bạn đang đọc nội dung bài viết So Sánh Khởi Nghiệp Và Lập Nghiệp Khác Nhau Như Thế Nào trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!