Cập nhật nội dung chi tiết về So Sánh Sql Và Nosql – Hai Loại Hình Cơ Sở Dữ Liệu Phổ Biến Nhất mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tổng quan về SQL và NoSQL
SQL là gì?
SQL (viết tắt của Structured Query Language) là ngôn ngữ truy vấn cấu trúc. Nó được dùng để xử lý cơ sở dữ liệu quan hệ. SQL được chia thành các mệnh đề, biểu thức, toán tử, truy vấn và truy vấn con.
Lập trình SQL có thể được sử dụng hiệu quả để chèn, tìm kiếm, xóa bản ghi, cập nhật cơ sở dữ liệu. SQL có thể làm được rất nhiều thứ, không giới hạn các việc như tối ưu hóa và duy trì cơ sở dữ liệu. Các cơ sở dữ liệu quan hệ như cơ sở dữ iệu MysSQL, Oracle, MS SQL, Sybase,…
NoSQL là gì?
NoSQL (viết tắt của Non-Relationla SQL) được sử dụng với mục đích gần giống với SQL. Nhưng nó là đối với cơ sở dữ liệu không quan hệ, không yêu cầu một lược đồ cố định và dễ dàng mở rộng. Cơ sở dữ liệu NoSQL được sử dụng cho các kho dữ liệu phân tán với nhu cầu lưu trữ dữ liệu khổng lồ. NoSQL được sử dụng cho Big Data và các ứng dụng web thời gian thực.
Một hệ thống cơ sở dữ liệu NoSQL bao gồm một loạt các công nghệ cơ sở dữ liệu có thể lưu trữ dữ liệu có cấu trúc, bán cấu trúc, không có cấu trúc và đa hình.
So sánh sự khác nhau giữa SQL và NoSQL
Loại hình
SQL databases là cơ sở dữ liệu dựa trên bảng và các bảng này có quan hệ với nhau. Chẳng hạn thông tin books trong bảng được đặt tên books. Mỗi một row ứng với một record, mỗi column ứng với mỗi field dữ liệu.
NoSQL databases có thể dựa trên cặp tài liệu, cặp khóa giá trị từng cặp một, cơ sở dữ liệu biểu đồ.
Ngôn ngữ Query
SQL: Structured Query Language.
NoSQL: Không có ngôn ngữ Query.
Khả năng mở rộng
SQL: Có thể mở rộng theo chiều dọc. Trong SQL databases, bạn có thể thêm dữ liệu nếu tạo bảng và field types tương ứng được gọi là schema. Schema chứa những thông tin về database mà bạn đang sử dụng như: indexes, primary keys, relationships,… Do đó schema phải được design và implements đầu tiên. Tuy nhiên nó cũng có thể update sau nhưng những thay đổi lớn sẽ trở nên phức tạp hơn khi nhìn vào file schema.
NoSQL: Có thể mở rộng theo chiều ngang. Dữ liệu có thể được add mọi nơi và bất kỳ lúc nào. Chính vì vậy mà nó phù hợp hơn cho các dự án mà yêu cầu dữ liệu ban đầu rất khó xác định.
Lưu trữ dữ liệu phân cấp
SQL: Không thích hợp cho việc lưu trữ dữ liệu phân cấp.
NoSQL: Phù hợp cho kho lưu trữ dữ liệu phân cấp vì nó hỗ trợ phương thức cặp khóa – giá trị.
Mục đích sử dụng
SQL: Được thiết kế dành cho các ứng dụng xử lý giao dịch trực tuyến, trong giao dịch có độ ổn định cao và thích hợp để xử lý phân tích trực tuyến.
NoSQL: Được thiết kế phục vụ cho việc phân tích dữ liệu có cấu trúc chưa hoàn chỉnh.
Lựa chọn sử dụng
SQL: Những dự án đã có yêu cầu dữ liệu rõ ràng xác định quan hệ logic có thể được xác định trước.
Mã nguồn
SQL: Kết hợp của các mã nguồn mở như Postgres & MySQL và thương mại như Oracle Database.
NoSQL: Open-source.
Hiệu suất
Để hệ thống SQL hoạt động tốt và nhanh thì việc design tốt là cực kỳ quan trọng và ngược lại.
Transactions
SQL: Hai hoặc nhiều record update có thể được thực hiện trong một transaction. Đảm bảo tất cả update thành công hoặc nếu 1 record update fails thì sẽ rollback lại toàn bộ các record khác. Điều này đảm bảo tính đồng nhất cho dữ liệu.
NoSQL: Việc sửa đổi document là riêng lẻ. Nếu bạn đang cập nhật ba giá trị trong một document, cả ba đều được cập nhật thành công hoặc nó vẫn không thay đổi. Tuy nhiên, không có transaction tương dương để update cho nhiều document. Có những option tương tự như transaction nhưng chúng phải được xử lý thủ công trong khi viết code.
Lý do sử dụng SQL?
Khi nhắc đến công nghệ cơ sở dữ liệu, không có một lựa chọn phù hợp với tất cả các giải pháp. Đó là lý do tại sao nhiều doanh nghiệp dựa lựa chọn cơ sở dữ liệu quan hệ và không quan hệ cho các nhiệm vụ khác nhau. Ngay cả khi cơ sở dữ liệu NoSQL vốn nổi tiếng về tốc độ và khả năng mở rộng quan hệ thì vẫn có những tình huống mà cơ sở dữ liệu SQL có cấu trúc cao có thể thích hợp hơn.
Dữ liệu của bạn được cấu trúc và không thay đổi. Nếu doanh nghiệp của bạn không trải qua sự tăng trưởng to lớn đòi hỏi nhiều máy chủ hơn và bạn chỉ làm việc với dữ liệu phù hợp thì có thể không có lý do gì để sử dụng một hệ thống được thiết kế để hỗ trợ nhiều loại dữ liệu khác nhau và lưu lượng truy cập cao.
Lý do sử dụng NoSQL?
Khi tất cả các thành phần khác của ứng dụng máy chủ của bạn được thiết kế nhanh chóng, liền mạch, cơ sở dữ liệu NoSQL ngăn chặn dữ liệu khỏi bị nút cổ chai. Dữ liệu lớn là động lực NoSQL thực sự ở đây, làm những việc mà cơ sở dữ liệu quan hệ truyền thống không thể. Nó thúc đẩy sự phổ biến của các cơ sở dữ liệu NoSQL như MongoDB, CouchDB, Cassandra và Hbase.
Bạn có thể chọn sử dụng NoSQL khi lưu trữ khối lượng lớn dữ liệu có ít hoặc không có cấu trúc. Cơ sở dữ liệu NoSQL không giới hạn các loại dữ liệu khi bạn có thể lưu trữ với nhau và cho phép bạn thêm các loại mới khác nhau khi nhu cầu thay đổi. Với cơ sở dữ liệu dựa trên tài liệu, bạn có thể lưu trữ dữ liệu ở một nơi mà không cần định nghĩa loại dữ liệu nào trước.
Tận dụng tối đa điện toán đám mây và lưu trữ. Lưu trữ cloud là giải pháp tiết kiệm chi phí tuyệt vời, nhưng yêu cầu dữ liệu được dễ dàng lây lan trên nhiều máy chủ để mở rộng quy mô. Cơ sở dữ liệu NoSQL như Cassandra được thiết kế mở rộng trên nhiều trung tâm dữ liệu mà không phải suy nghĩ nhiều.
Tham khảo viblo.asia
So Sánh Cơ Sở Dữ Liệu Phân Tán Và Cơ Sở Dữ Liệu Tập Trung
So sánh cơ sở dữ liệu phân tán và cơ sở dữ liệu tập trung
CSDL phân tán không đơn giản là những sự thực hiện phân tán của CSDL tập trung, bởi vì chúng cho phép thiết kế các đặc trưng khác với CSDL tập trung truyền thống. Các đặc điểm tiêu biểu của CSDL truyền thống gồm: Điều khiển tập trung, độc lập dữ liệu, giảm dư thừa dữ liệu, biệt lập và bảo mật dữ liệu 1.Điều khiển tập trung Trong CSDL tập trung: Khả năng điều khiển tập trung trên toàn nguồn tài nguyên thông tin của tổ chức, được xem là động cơ mạnh nhất cho việc ra đời CSDL. Chúng được phát triển như là sự tiến hoá của hệ thống thông tin mà trong đó mỗi ứng dụng có các tập tin riêng của nó. Trong CSDL phân tán: Ý niệm về điều khiển tập trung ít được nhấn mạnh hơn, điều này phụ thuộc vào kiến trúc của CSDL phân tán. 2.Độc lập dữ liệu Trong CSDL phân tán, độc lập dữ liệu cũng quan trọng giống như trong CSDL truyền thống. Tuy nhiên, một khía cạnh mới được thêm vào trong ý niệm của độc lập dữ liệu là trong suốt phân tán. Với trong suốt phân tán chúng ta hiểu rằng các chương trình ứng dụng có thể sử dụng CSDL như là nó không được tổ chức phân tán. Vì thế sự chính xác của chương trình không bị ảnh hưởng bởi việc dịch chuyển dữ liệu từ trạm này đến trạm khác, tuy nhiên tốc độ thực hiện của chúng bị ảnh hưởng. 3. Giảm dư thừa dữ liệu Trong CSDL truyền thống, dữ liệu dư thừa được giảm đến mức tối thiểu bởi hai lý do: Sự không tương thích giữa nhiều bản sao của cùng một tập dữ liệu. Tiết kiệm không gian lưu trữ bằng cách loại bỏ các dư thừa. Việc giảm dư thừa dữ liệu có thể đạt được bằng cách chia sẻ dữ liệu cho phép nhiều ứng dụng truy cập cùng các bản tin và bản ghi. Trong CSDL phân tán, việc giảm dư thừa phức tạp hơn vì ngoài hai lý do trên còn nhiều lý do để giảm dư thừa như: Hoạt động của các trình ứng dụng có thể bị tăng lên khi dữ liệu được sao lại tất cả các vị trí nơi trình ứng dụng cần nó. Tính thường trực của hệ thống sẽ tăng lên bởi vì khi có lỗi xảy ra ở một trạm nào đó sẽ không dừng việc thực hiện các ứng dụng của trạm khác nếu dữ liệu đã được sao chép lại. 4. Bảo mật Trong CSDL truyền thống, hệ quản trị cơ sở dữ liệu tập trung có thể bảo đảm chỉ truy cập đến dữ liệu đã được uỷ quyền. Trong CSDL phân tán, hệ quản trị dữ liệu địa phương thực chất phải đương đầu với các vấn đề giống như hệ quản trị cơ sở dữ liệu trong CSDL truyền thống. Tuy nhiên, hai khía cạnh đặc biệt sau đây của CSDL phân tán cần phải được xem xét: Trong CSDL phân tán với một mức độ tự trị rất cao của các địa phương, người chủ dữ liệu địa phương cảm giác được bảo vệ tốt hơn vì họ có thể tự chủ thực hiện bảo vệ thay vì phụ thuộc vào người quản trị CSDL trung tâm. Vấn đề bảo mật là bản chất trong hệ phân tán nói chung, vì các mạng truyền thông diện rộng cho phép nhiều người cập nhật và khai thác dữ liệu nên cần được bảo vệ.
Các Hệ Quản Trị Cơ Sở Dữ Liệu Phổ Biến
Database là gì? Một Database (Cơ sở dữ liệu) là một tập hợp dữ liệu đã được tổ chức sắp xếp. Mục đích chính của Database là để tổ chức một lượng lớn thông tin bằng việc lưu trữ, thu thập, và quản lý.
Ngày này, só nhiều Dynamic Website trên thế giới đang được xử lý thông qua Database. Ví dụ, một mô hình để kiểm tra các phòng khả dụng trong một khách sạn. Có nhiều loại Database có sẵn như MySQL, Sybase, Oracle, Mongo DB, SQL Server, …
Trước khi đi vào giới thiệu ngắn gọn về một số RDBMS phổ biến nhất, chúng ta phân biệt các điểm khác nhau giữa DBMS và RDBMS.
Phân biệt DBMS và RDBMS Mặc dù cả DBMS là RDBMS đều được sử dụng để lưu trữ thông tin trong cơ sở dữ liệu vật lý, nhưng giữa chúng có nhiều điểm khác nhau rõ rệt.
STTDBMSRDBMS 1Các ứng dụng DBMS lưu trữ dữ liệu dưới dạng fileCác ứng dụng RDBMS lưu trữ dữ liệu ở dạng các bảng 2Trong DBMS, nói chung thì dữ liệu được lưu trữ hoặc trong một cấu trúc thứ bậc hoặc một cấu trúc điều hướngTrong RDBMS, các bảng có một id được gọi là Primary Key và các giá trị dữ liệu được lưu trữ trong dạng các bảng 3Normalization (tiêu chuẩn hóa) là không có trong DBMS.Normalization là có trong RDBMS. 4DBMS không áp dụng bất cứ sự bảo vệ nào với việc thao tác dữ liệuRDBMS định nghĩa ràng buộc về toàn vẹn dữ liệu (integrity constraint) với 4 thuộc tính ACID (Atomocity, Consistency, Isolation và Durability) 5DBMS sử dụng hệ thống file để lưu trữ dữ liệu, vì thế sẽ không có mối quan hệ nào giữa các bảngTrong RDBMS, các giá trị dữ liệu được lưu trữ trong các bảng, vì thế sẽ có một mối quan hệ giữa các giá trị dữ liệu này cũng như giữa các bảng 6DBMS phải cung cấp một số phương thức đồng nhất để truy cập thông tin đã lưu trữHệ thống RDBMS hỗ trợ một cấu trúc bảng dữ liệu và một mối quan hệ giữa chúng để truy cập thông tin đã lưu trữ 7DBMS không hỗ trợ distributed databaseRDBMS hỗ trợ distributed database 8DBMS thích hợp cho các hoạt động nhỏ mà xử lý lượng dữ liệu nhỏ. Nó hỗ trợ đơn người dùngRDBMS được thiết kế để xử lý lượng dữ liệu lớn. Nó hỗ trợ đa người dùng 9Các ví dụ của DBMS là file system, xml, …Các ví dụ của RDBMS là mysql, postgre, sql server, oracle …
Sau khi theo dõi các điểm khác nhau giữa DBMS và RDBMS, bạn có thể thấy rằng RDBMS là phần mở rộng của DBMS. Trên thị trường hiện nay, có nhiều sản phẩm phần mềm tương thích cả với DBMS và RDBMS. Nghĩa là, ngày nay một ứng dụng RDBMS là một ứng dụng DBMS và ngược lại.
Giới thiệu về MySQL MySQL là một SQL Database mã nguồn mở, được phát triển bởi Swedish. MySQL hỗ trợ nhiều nền tảng khác nhau, gồm Microsoft WINDOWS, Linux, UNIX và Mac OS X.
MySQL có các phiên bản miễn phí hay phải trả tiền, phụ thuộc vào sự sử dụng của nó (mang tính thương mại hay không thương mại) và các đặc điểm. MySQL đi cùng với một SQL Database Server rất nhanh, đa luồng, đa người dùng và đầy sức mạnh.
Hiệu suất cao
Tính khả dụng cao
Khả năng mở rộng và linh hoạt
Hỗ trợ mạnh mẽ cho transaction
Kho lưu web và dữ liệu mạnh
Bảo vệ dữ liệu cao
Phát triển ứng dụng toàn diện
Quản lý dễ dàng
Hỗ trợ 24/7 và mã nguồn mở
Tổng chi phí sở hữu thấp nhất
Giới thiệu MS SQL Server MS SQL Server là một Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ được phát triển bởi Microsoft Inc. Các ngôn ngữ truy vấn đầu tiên của nó là:
T-SQL.
ANSI SQL.
Hiệu suất cao
Tính khả dụng cao
Giám sát Database
Database snapshot
Tích hợp CRL
Service Broker
DDL trigger
Hàm xếp loại
Mức độ cô lập dựa trên phiên bản hàng
Tích hợp XML
TRY…CATCH
Database Mail
Giới thiệu MS Access
MS Access sử dụng Jet Database engine, mà lợi dụng một phương ngôn ngôn ngữ SQL cụ thể (đôi khi được xem như là Jet SQL).
MS Access đi cùng với MS Office package. MS Access có giao diện dễ dàng để sử dụng.
Người dùng có thể tạo bảng, truy vấn, form, và report và kết nối chúng với nhau với các macro.
Nhập và xuất dữ liệu cho nhiều định dạng khác nhau, bao gồm Excel, Outlook, ASCII, dBase, Paradox, FoxPro, SQL Server, Oracle, ODBC, …
Cũng có định dạng Jet Database (MDB hoặc ACCDB trong Access 2007), mà có thể chứa ưng dụng và dữ liệu trong một file. Điều này làm nó tiện lợi để phân phối toàn bộ ứng dụng tới người dùng khác, người mà có thể chạy nó trong các môi trường bị ngắt kết nối (hoặc rời rạc).
Microsoft Access cung cấp các truy vấn được tham số hóa. Những truy vấn này và Access Table có thể được tham chiếu từ các chương trình khác như VB6 và .NET thông qua DAO hoặc ADO.
Desktop Edition của Microsoft SQL Server có thể được sử dụng với Access như là một thay thế cho Jet Database engine.
Microsoft Access là một File Server-Based Database. Không giống các RDMBS khác, Microsoft Access không triển khai các Database trigger, Stored Procedure hoặc Transaction Log.
Cơ Sở Dữ Liệu Là Gì? Các Mô Hình Cơ Sở Dữ Liệu Thông Dụng
Cơ sở dữ liệu là hình thức tổ chức các dữ liệu theo một cấu trúc với mục đích dễ dàng trong việc đọc, thêm hay xóa dữ liệu. Cụ thể cơ sở dữ liệu là gì?
Cơ sở dữ liệu là gì?
Cơ sở dữ liệu là hệ thống bao gồm rất nhiều thông tin, dữ liệu được xây dựng theo một cấu trúc nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng của nhiều người hay chạy nhiều chương trình ứng dụng cùng một lúc.
Khi áp dụng hình thức lưu trữ này, nó sẽ giúp khắc phục được những điểm yếu của việc lưu file thông thường trên máy tính. Các thông tin lưu trữ sẽ đảm bảo được nhất quán, hạn chế tình trạng trùng lặp thông tin.
Tăng cường khả năng chia sẻ dữ liệu đa dạng nhiều nơi. Chỉ cần có password bạn có thể dễ dàng truy cập vào cơ sở dữ liệu bất kỳ nơi đâu trên thế giới.
Các mô hình cơ sở dữ liệu
Mô hình dữ liệu phân cấp (Hierarchical model)
Đây là dạng mô hình cơ sở dữ liệu được ra đời đầu tiên vào những năm 60. Cấu trúc của nó gồm nhiều nút, mỗi nút biểu diễn cho một thực thể nhất định. Giữa hai nút được liên kết với nhau theo những mối quan hệ.
+ Default Gateway là gì? Cách kiểm tra Default Gateway
+ Data mining là gì? Các công cụ khai phá dữ liệu phổ biến nhất hiện nay
Ưu điểm của loại mô hình này là khá dễ xây dựng và thao tác, phù hợp với các tổ chức phân cấp như tổ chức nhân sự trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên, nó lại thường xảy ra tình trạng lặp lại các bản ghi dư thừa, không nhất quán.
Mô hình dữ liệu mạng (Network model)
Được cho ra đời không lâu sau mô hình phân cấp. Mô hình dữ liệu mạng hay còn gọi là mô hình mạng có cấu trúc dữ liệu tổ chức thành một đồ thị hướng. Tại đây, các các đỉnh là các thực thể, các cung là quan hệ giữa hai đỉnh, một kiểu bản ghi có thể liên kết với nhiều kiểu bản ghi khác.
Một thực thể con có thể có nhiều thực thể cha và có nhiều đường dẫn truy nhập đến một dữ liệu theo cấu trúc của mô hình dữ liệu mạng đã được định sẵn từ trước.
Khi sử dụng mô hình này, người dùng sẽ có thể biểu diễn đa dạng các ngữ nghĩa theo kiểu bản ghi hay móc nối và truy vấn nhanh chóng thông qua phép duyệt đồ thị Navigation. Mặc dù vậy, trên mô hình dữ liệu mạng vẫn còn tồn tại những hạn chế như số lượng con trỏ lớn, hạn chế trong việc biểu diễn ngữ nghĩa và móc nối giữa các bản ghi với nhau.
Mô hình dữ liệu quan hệ (Relational model)
Đây là mô hình dựa trên lý thuyết tập hợp và đại số quan hệ. Nhờ áp dụng điều này mà mô hình dữ liệu quan hệ có tính chặt chẽ khá cao, mô tả dữ liệu một cách rõ ràng. Nó được đánh giá là mô hình với nhiều ưu điểm, được sử dụng thông dụng nhất hiện nay.
Mô hình quan hệ được tổ chức dưới dạng bảng các phép toán thao tác trên dữ liệu dựa trên lý thuyết tập hợp của toán học. Sử dụng các phép toán như hợp, giao, tích đề các, chia, trừ, chiếu, chọn, kết nối,..để xây dựng mô hình.
Ưu điểm cần được nhắc đến của loại mô hình này là khả năng tối ưu hóa đa dạng các xử lý nhờ dựa trên lý thuyết tập hợp và đại số quan hệ. Còn về phần nhược điểm thì cấu trúc này vẫn chưa linh hoạt và hạn chế trong việc biểu diễn ngữ nghĩa phức tạp của các quan hệ thực tế.
Mô hình dữ liệu hướng đối tượng (Object Oriented model)
Mô hình dữ liệu hướng đối tượng được cho ra đời muộn hơn các mô hình kể trên. Nó ra đời vào khoảng đầu những năm 90, trong đó các thuộc tính dữ liệu và các phương thức thao tác trên các thuộc tính đó đều được đóng gói trong các cấu trúc nhất định.
Mô hình này cho phép định nghĩa được các kiểu đối tượng phức tạp. Có nhiều tính chất khác nhau như: bao đóng (encapsulation), kế thừa (heritage), đa hình (polymorphism).
Nhược điểm còn tồn tại là cấu trúc lưu trữ còn phức tạp, có thể cần sử dụng đến nhiều con trỏ. Khả năng tối ưu hóa chưa tốt, còn bị hạn chế trong một vài trường hợp.
Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về khái niệm Cơ sở dữ liệu là gì? và Các mô hình cơ sở dữ liệu thông dụng. Mong rằng trong khuôn khổ bài viết có thể giúp bạn phần nào về những khái niệm này.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
+ VP TPHCM: Tòa nhà Long Vân, 37/2/6 Ðường 12, P. Bình An, Q. 2, TP. HCM
+ Điện thoại: 028 7303 9168
Tác giả: Hoàng Nam
Bạn đang đọc nội dung bài viết So Sánh Sql Và Nosql – Hai Loại Hình Cơ Sở Dữ Liệu Phổ Biến Nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!