Cập nhật nội dung chi tiết về Sự Khác Nhau Cơ Bản Giữa Quản Lý Và Lãnh Đạo mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Lãnh đạo và quản lý phải đi cùng nhau nhưng chúng lại không giống nhau. Tuy nhiên giữa hai vị trí này lại có mối liên hệ thiết yếu và bổ sung cho nhau. Việc tách hai từ này đã ra gây nhiều tranh cãi.Lãnh đạo và quản lý phải đi cùng nhau nhưng chúng lại không giống nhau. Tuy nhiên giữa hai vị trí này lại có mối liên hệ thiết yếu và bổ sung cho nhau. Việc tách hai từ này đã ra gây nhiều tranh cãi.
Có một số tài liệu phân biệt sự khác nhau giữa hai vị trí này. Công việc của nhà quản lý là làm kế hoạch, tổ chức và điều phối. Công việc của lãnh đạo là làm tư tưởng và tạo động cơ hoạt động. Năm 1989, trong một cuốn sách của Warren Bennis có tiêu đề: “On Becoming a Leader,” đã đưa ra một số sự phân biệt giữa hai từ Quản lý (Management) và Lãnh đạo (Leadership):
– Manager làm việc trông nom, giám sát còn Leader là người cải tiến, cách tân.
– Manager là một người copy; Leader là người tạo ra bản gốc để copy.
– Manager là người duy trì còn Leader là người phát triển.
– Manager điều chỉnh tâm điểm của hệ thống và cấu trúc; Leader điều chỉnh mọi người.
– Manager dựa vào quyền điều hành; Leader truyền cảm hứng cho mọi người bằng sự tin tưởng.
– Manager có tầm nhìn ngắn hạn; Leader có tầm nhìn chiến lược.
– Manager hỏi câu: Như thế nào và Khi nào; Leader hỏi câu: Cái gì và Tại sao.
– Manager luôn giữ mắt dõi theo đường hướng chính; Leader nhìn tới tận chân trời.
– Manager mô phỏng; Leader khởi đầu.
– Manager thừa nhận hiện trạng; Leader tìm cách thay đổi nó.
– Manager là một mẫu người quản lý kinh điển; Leader là chính bản thân người ấy.
– Manager làm đúng mọi thứ; Leader làm mọi thứ đúng.
Có thể vẫn còn nhiều tranh luận về sự khác nhau của hai vị trí này nhưng trong nền kinh tế hiện đại, giá trị tăng lên từ vốn hiểu biết của mọi người. Trong những môi trường làm việc thì việc phân biệt không dễ dàng.
Theo Người lãnh đạo
Sự Khác Nhau Giữa Lãnh Đạo Và Quản Lý 2022
Những cuộc tranh luận về đề tài lãnh đạo và quản lý đã trở thành đầu đề bàn tán sôi nổi nhiều năm nay. Tôi thấy việc phân biệt giữa quản lý và lãnh đạo là khá hữu ích, giúp chúng ta thấu hiểu rõ ràng hơn về nghệ thuật lãnh đạo và điều chỉnh cách hành xử của chính chúng ta khi tự hỏi “Liệu ta có đang thực sự lãnh đạo?”. Vậy sự khác nhau giữa quản lý và lãnh đạo là gì?
“Có một sự khác biệt rất rõ nét giữa quản lý và lãnh đạo, và cả hai đều quan trọng. Quản lý nghĩa là dẫn dắt, hoàn thành công việc, chịu trách nhiệm và tiến hành. Lãnh đạo là tạo ảnh hưởng, là dẫn dắt định hướng về cách thức, tiến trình, hành động và quan điểm. Sự khác biệt này rất quan trọng” – Theo Warren Bennis.
Tôi thích quan điểm của Warren Bennis. Trong cuốn sách “Chân dung nhà lãnh đạo” (On becoming a Leader), ông mô tả cách nhìn nhận của mình về sự khác biệt giữa quản lý và lãnh đạo như sau:
Quản lý điều hành; lãnh đạo đổi mớiQuản lý là bản sao; lãnh đạo là bản gốcQuản lý duy trì; lãnh đạo phát triểnQuản lý tập trung vào hệ thống và cấu trúc; lãnh đạo tập trung vào con ngườiQuản lý dựa vào sự kiểm soát; lãnh đạo khơi gợi sự tin tưởngQuản lý chấp nhận thực tế; lãnh đạo điều tra thực tếQuản lý có tầm nhìn hẹp; lãnh đạo có tầm nhìn rộngQuản lý hỏi như thế nào và khi nào; lãnh đạo hỏi cái gì và tại saoQuản lý tập trung kết quả cuối cùng; lãnh đạo quan tâm tới phạm vi rộng lớn bên ngoàiQuản lý làm theo; lãnh đạo khởi nguồnQuản lý chấp nhận hiện trạng; lãnh đạo thách thức nóQuản lý là một chiến sĩ giỏi; lãnh đạo là người của chính họQuản lý làm đúng việc; lãnh đạo làm việc đúng
Đây là một danh sách khá tuyệt và luôn khiến tôi luôn phải dừng lại suy ngẫm cách hành xử của mình và tự hỏi ” Tôi đang dùng hầu hết thời gian của mình ở đâu? Làm công việc tay trái hay công việc tay phải? “
Một chuyên gia khác cũng có tầm ảnh hưởng lớn về sự khác biệt giữa quản lý và lãnh đạo là của John Kotter, tác giả của cuốn sách “John P. Kotter về những gì lãnh đạo thực sự làm” (John P. Kotter on What Leaders Really Do). Trong cuốn sách này, John đã đưa ra các nhận xét sau:
“Lãnh đạo và quản lý là hai hệ thống hành động khác biệt và tương hỗ…Cả hai đều cần thiết cho sự thành công trong môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp và không ổn định””Hầu hết các công ty ở Mỹ ngày nay được quản lý quá mức và chưa được lãnh đạo đúng mức””Lãnh đạo mạnh với quản lý yếu thì không hề tốt hơn, và đôi khi thực sự tồi tệ hơn là lãnh đạo yếu với quản lý mạnh””Quản lý là đối mặt với sự phức tạp…Không có quản lý giỏi, các doanh nghiệp phức tạp sẽ trở nên hỗn loạn…Quản lý giỏi đem lại trật tự và sự thống nhất…””Lãnh đạo, ngược lại, là đối mặt với sự thay đổi…Nhiều thay đổi hơn luôn đòi hỏi nhiều sự lãnh đạo hơn.””Các công ty quản lý sự phức tạp bằng cách hoạch định và dự thảo ngân sách, bằng cách tổ chức và bố trí nhân viên, bằng việc kiểm soát và giải quyết vấn đề. Ngược lại, lãnh đạo một tổ chức đối với sự thay đổi là việc định hướng (phát triển tầm nhìn tương lai và chiến lược để đạt tầm nhìn ấy), liên kết mọi người, cùng với khích lệ và tạo động lực cho họ tiếp tục đi theo định hướng đúng
Tôi thích nhận xét của John Kotter khi ông nhận định “Lãnh đạo và quản lý là hai hệ thống hành động khác biệt và tương hỗ… Cả hai đều cần thiết cho sự thành công trong môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp và không ổn định” Sự thật là cả lãnh đạo và quản lý đều quan trọng, chúng là hai hệ thống hành động khác biệt, đều cần thiết, mỗi bên thực hiện những công việc khác nhau.
“Sự khác biệt giữa quản lý và lãnh đạo nằm ở các khái niệm mà họ nắm giữ, sâu trong tinh thần, về sự lộn xộn và tính trật tự. Quản lý nắm giữ quy trình, tìm kiếm sự ổn định và kiểm soát, và theo bản năng cố gắng giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng – đôi khi trước khi họ hiểu rõ ý nghĩa của một vấn đề. Lãnh đạo thì ngược lại, chịu đựng sự lộn xộn và thiếu cấu trúc và sẵn sàng trì hoãn việc kết thúc để thực sự hiểu các vấn đề một cách đầy đủ hơn. Lãnh đạo doanh nghiệp có nhiều việc để làm như các nghệ sĩ, nhà khoa học và những người có tư duy sáng tạo khác, hơn cả những gì họ làm với các quản lý. Các tổ chức cần cả quản lý và lãnh đạo để thành công, nhưng để doanh nghiệp phát triển thì đòi hỏi cần giảm sự tập trung vào chiến lược, lý luận đồng thời nuôi dưỡng một môi trường cho phép sự sáng tạo và trí tưởng tượng có thể bung nở”.
Cuối cùng, chúng ta cần giỏi lãnh đạo trước và giỏi quản lý sau, “cái gì và tại sao”… rồi mới đến… “như thế nào và khi nào”!
Hãy ngẫm nghĩ về cách hành xử của bạn trong những tháng qua và tự hỏi:
Bạn thấy mình dùng hầu hết thời gian của mình ở đâu? Quản lý hay lãnh đạo?
Hai công việc quản lý nào có thể giao phó trong tuần này? Bạn cần tập trung cải thiện hai hành vi ứng xử nào để nâng cao tính lãnh đạo trong tuần này?
Sự Khác Biệt Giữa Quản Lý Và Lãnh Đạo
Lâu nay, nhiều người vẫn hay nhầm lẫn về vai trò, chức năng của người quản lý và nhà lãnh đạo. Ở một số công ty người lãnh đạo thường kiêm luôn vị trí quản lý nên thường công việc bị chồng chéo hay không có môt sự phân công công việc rõ ràng
Một công ty muốn thành công và lâu dài thì nên có sự phân công vị trí rõ ràng và cụ thể. Hầu hết những vai trò khác đều dễ dàng xác định. Tuy nhiên với vị trí quản lý và lãnh đạo thật sự rất khó phân biệt
Khi doanh nghiệp phát triển đến một quy mô tương đối : tạo dựng được thương hiệu, phân tầng quản lý và dần hình thành văn hoá công sở thì việc ý thức được vai trò của nhà lãnh đạo và người quản lý càng trở nên quan trọng
3 điểm khác biệt rõ nét giữa nhà lãnh đạo và quản lý
Lãnh đạo là người đưa ra ý tưởng và quản lý là người thực thi ý tưởng
Người lãnh đạo có nhiệm vụ nghĩ ra ý tưởng mới và đưa và kế hoạch của công ty trong giai đoạn tiếp theo. yêu cầu bắt buộc một nhà lãnh đạo cần phải có đó là tầm nhìn và chiến lược, xây dựng kế hoạch thực hiện nó.Do đó họ cần phải có hiểu rõ về xu hướng thị trường mới nhất
Người quản lý có nhiệm vụ duy trì và giúp vận hành những gì đã thiết lập đúng kế hoạch. Người quản lý phải để ý, quan sát hiệu suất làm việc của nhân viên cấp dưới để đảm bảo công việc thực hiện đúng kế hoạch. Người quản lý chính là người làm việc trực tiếp với nhân viên cấp dưới cho nên họ hiểu rõ năng lực và sở trường của từng người qua đó giao công việc phù hợp với năng lực cũng như sở trường của nhân viên đó để họ phát huy hết năng lực của họ
Người quản lý là người hỏi “Bao giờ? Như Thế Nào?” trong khi người lãnh đạo sẽ hỏi “Tại Sao?Cái Gì?”
Điểm khác biệt thứ 2 của người quản lý và nhà lãnh đạo chính là cách tiếp cận và xử lý vấn đề . Nhà lãnh đạo sẽ thường đặt câu hỏi cái gì và tại sao điều đó lại xảy ra. Nếu chẳng may công ty gặp phải một sai lầm trong kinh doanh thì nhà lãnh đạo sẽ hỏi “chúng ta học được gì sau những sai lầm này?” và “Làm sao để thực hiện tốt hơn những mục tiêu của chúng ta”. Còn đối với người quản lý họ sẽ tiếp cận và xử lý theo một hướng khác, khi gặp sai lầm thì họ thường không quan tâm đến những sai lầm đã xảy ra mà chỉ quan tâm đến thời gian và cách làm việc như thế nào để đáp ứng đúng yêu cầu và mục tiêu của công ty đề ra
3 . Lãnh đạo cũng cố niềm tin – Quản lý dựa và kiểm soát
Nhà lãnh đạo chính là người truyền cảm hứng cho nhân viên để họ biết làm thế nào là tốt nhất và cách đẩy nhanh tiến độ làm việc. Lãnh đạo không phải là những gì bạn làm mà là những gì người khác làm cho bạn. Nếu kế hoạch của bạn không ai thực hiện thì bạn không phải là một nhà lãnh đạo
Nếu mọi người, nhân viên hào hứng với ý tưởng kinh doanh của bạn thì chính là lúc bạn truyền được cảm hứng cho họ. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn đã tạo được niềm tin, sự tin tưởng của nhân viên dành cho mình. Điều này thật sự cần thiết với một người lãnh đạo trong thời đại nền kinh tế thị trường như thế này nhằm sốc lại tinh thần và niềm tin của nhân viên đối với sứ mệnh của công ty
Người quản lý chính là người duy trì việc kiểm soát với nhân viên, nhằm giúp nhân viên phát huy được khả năng và năng lực làm việc tốt nhất nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận cho công ty, doanh nghiệp mình.Để làm được điều này thì người quản lý phải hiểu được rõ tâm tư nguyện vọng của nhân viên cấp dưới như lương bổng, chế độ…
Sự Khác Biệt Giữa Người Lãnh Đạo Và Người Quản Lý
Luôn có một tiếng vang khi chúng ta nói về một nhà lãnh đạo và người quản lý. Lãnh đạo là một kỹ năng và người sở hữu khả năng này được gọi là LÃNH ĐẠO . Mặt khác, Quản lý là một ngành học, và người thực hành kỷ luật này được gọi là QUẢN LÝ .
Đoạn trích bài viết này có thể giúp bạn hiểu được sự khác biệt giữa người lãnh đạo và người quản lý, hãy đọc.
Biểu đồ so sánh
Người lãnh đạo là người có ảnh hưởng đến cấp dưới của mình để đạt được mục tiêu đã định.
Người quản lý là người quản lý tổ chức và chịu trách nhiệm lập kế hoạch, chỉ đạo, điều phối và kiểm soát
Định nghĩa của người lãnh đạo
Một nhà lãnh đạo được yêu cầu ở tất cả các cấp của tổ chức hoạt động như một đại diện của tổ chức. Ông khuyến khích toàn đội làm việc cùng nhau và hỗ trợ họ hoàn thành nhiệm vụ, như một người hướng dẫn hoặc một triết gia.
Định nghĩa của người quản lý
Người quản lý là người quản lý tổ chức sao cho chịu trách nhiệm lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều phối và kiểm soát. Họ là những người có được công việc của họ được thực hiện bởi các nhân viên thông qua một số cách và có thẩm quyền để thuê hoặc sa thải nhân viên. Có nhiều loại người quản lý có mặt trong một tổ chức như người quản lý cấp cao nhất, người quản lý chức năng, người quản lý dự án, người quản lý chung.
Vai trò của những người quản lý này phụ thuộc vào tính chất công việc của họ như người quản lý cấp cao chịu trách nhiệm về tầm nhìn và sứ mệnh của tổ chức, người quản lý chức năng chịu trách nhiệm cho các lĩnh vực khác nhau của công việc như tiếp thị, bán hàng, kế toán, v.v. trách nhiệm hoàn thành một dự án nhất định và vai trò của một tổng giám đốc là sinh động tức là các hoạt động khác nhau được thực hiện trong doanh nghiệp được quản lý bởi anh ta.
Sự khác biệt chính giữa người lãnh đạo và người quản lý
Sự khác biệt giữa người lãnh đạo và người quản lý có thể được rút ra rõ ràng dựa trên các lý do sau:
Một nhà lãnh đạo ảnh hưởng đến cấp dưới của mình để đạt được một mục tiêu xác định, trong khi người quản lý là người quản lý toàn bộ tổ chức.
Một nhà lãnh đạo sở hữu phẩm chất của tầm nhìn xa trong khi một nhà quản lý có trí thông minh.
Một nhà lãnh đạo đặt ra phương hướng, nhưng một người quản lý lên kế hoạch chi tiết.
Một người quản lý đưa ra quyết định trong khi một nhà lãnh đạo tạo điều kiện cho nó.
Người lãnh đạo và người quản lý là người lãnh đạo có người theo dõi trong khi người quản lý có nhân viên.
Một người quản lý tránh xung đột. Ngược lại, một nhà lãnh đạo sử dụng xung đột như một tài sản.
Người quản lý sử dụng phong cách lãnh đạo giao dịch. Để chống lại điều này, phong cách lãnh đạo biến đổi được sử dụng bởi nhà lãnh đạo.
Các nhà lãnh đạo thúc đẩy thay đổi, nhưng các nhà quản lý phản ứng với sự thay đổi.
Một nhà lãnh đạo sắp xếp mọi người, trong khi một nhà quản lý tổ chức mọi người.
Một nhà lãnh đạo phấn đấu để làm những điều đúng đắn. Ngược lại, người quản lý cố gắng làm những điều đúng đắn.
Người lãnh đạo tập trung vào con người trong khi người quản lý tập trung vào Quy trình và Thủ tục.
Một nhà lãnh đạo nhằm mục đích tăng trưởng và phát triển đồng đội của mình trong khi một nhà quản lý nhằm hoàn thành kết quả cuối cùng.
Video: Nhà lãnh đạo Vs Manager
Thí dụ
Trong một tổ chức, chính người quản lý thực hiện năm chức năng chính, đó là lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát và điều phối. Vì vậy, nếu chúng ta nói người quản lý cũng là người lãnh đạo, thì tuyên bố sẽ đúng, nhưng không phải tất cả người quản lý đều là người lãnh đạo vì chỉ những người quản lý mới được coi là người lãnh đạo thực hiện các chức năng như lãnh đạo như khuyến khích, động viên, truyền cảm hứng, v.v . Hơn nữa, người lãnh đạo có thể là bất kỳ người nào có ảnh hưởng đến người khác, chức danh không gắn liền với vị trí quản lý. Mặt khác, người quản lý chỉ có thể là người giữ vị trí quản lý.
Phẩm chất của một người lãnh đạo
Phẩm chất của người quản lý
Phần kết luận
Vai trò của một nhà lãnh đạo là tích cực, trong đó anh ta tìm ra tài năng tiềm ẩn trong những người theo anh ta và cho họ một hướng dẫn đúng đắn để đạt được mục tiêu. Mặc dù vai trò của một người quản lý là một chút tiêu cực, trong đó anh ta chỉ trích nhân viên của mình chỉ để làm cho họ giỏi nhất trong lĩnh vực của họ, nhưng không làm mất tinh thần họ.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Sự Khác Nhau Cơ Bản Giữa Quản Lý Và Lãnh Đạo trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!