Đề Xuất 3/2023 # Sự Khác Nhau Giữa Linkedlist Và Arraylist Trong Java? # Top 11 Like | Cuocthitainang2010.com

Đề Xuất 3/2023 # Sự Khác Nhau Giữa Linkedlist Và Arraylist Trong Java? # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Sự Khác Nhau Giữa Linkedlist Và Arraylist Trong Java? mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

ArrayList và LinkedList là 2 implementations phổ biến nhất của interface List. Chúng đều là một phần của Java Collections Framework. Bài viết này sẽ nói về các điểm giống và khác nhau của 2 lớp này.

1. Điểm chung giữa ArrayList và LinkedList

Trước khi đi vào so sánh sự khác nhau giữa ArrayList và LinkedList, chúng ta sẽ cùng xem xét điểm giống nhau giữa 2 lớp này:

Cả ArrayList và LinkedList đều implements từ interface List.

Cả ArrayList và LinkedList đều cho phép các giá trị trùng lặp và null.

Cả ArrayList và LinkedList đều duy trì thứ tự insertion các phần tử. Tức là, phần tử đầu tiên sẽ được thêm vào vị trí đầu tiên.

Cả ArrayList và LinkedList đều không thread-safe. Tức là, bạn không thể share chúng giữa nhiều luồng (thread) mà không được đồng bộ hóa.

2. Sự khác nhau giữa ArrayList và LinkedList

Khác nhau về cấu trúc dữ liệu cơ sở: ArrayList dựa trên cấu trúc dữ liệu Array (mảng), trong khi LinkedList dựa trên cấu trúc dữ liệu Doubly Linked List (danh sách liên kết đôi). Điều này dẫn đến sự khác biệt về performance giữa 2 thằng.

LinkedList cài đặt interface Deque: Ngoài việc implements interface List, thì LinkedList còn implements interface Deque, điều này giúp LinkedList có thể được cài đặt như một queue (hàng đợi) và có thêm nhiều tính năng hơn ArrayList.

Về bộ nhớ tiêu thụ: LinkedList tiêu thụ nhiều bộ nhớ hơn ArrayList. Vì mỗi phần tử của nó cần lưu trữ các tham chiếu tới các phần tử trước và sau.

Thời gian để duyệt phần tử: Chỉ mất thời gian O(1) để truy cập 1 phần tử trong ArrayList. Nhưng phải mất thời gian O(n) để truy cập 1 phần tử trong LinkedList.

Việc thêm/xóa phần tử: Việc thêm hoặc xóa phần tử trong ArrayList thì chậm hơn trong LinkedList. Điều này bởi vì các phần tử trong ArrayList cần phải dịch chuyển nếu có một phần tử mới được thêm vào giữa ArrayList. ArrayList cũng có thể phải thay đổi kích thước để chứa phần tử mới. Tương tự với trường hợp xóa bỏ phần tử khỏi ArrayList.

Sự Khác Nhau Giữa Wait Và Sleep Trong Java

Cả 2 method wait() và sleep() đều được dùng trong lập trình đa luồng mà chúng thường hay sử dụng vào mục đích đồng bộ hoá. Vậy đâu là điểm khác biệt giữa chúng? chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài viết này.

Điểm khác nhau giữa wait() và sleep()

là một instance method được sử dụng để đồng bộ hoá. Nó có thể được gọi bởi bất kỳ object nào vì nó đã được định nghĩa sẵn trong Object class. Tuy nhiên chú ý rằng wait() method chỉ được gọi trong synchronized block. Khi wait() method được gọi, thread hiện tại sẽ rơi vào trạng thái chờ cho đến khi một thread khác đánh thức nó, hoặc tự đánh thức sau một khoảng thời gian được chỉ định.

Mặc khác, Thread.sleep() là một static method có thể gọi ở bất cứ đâu. Thread.sleep() sẽ tạm dừng thread hiện tại cho đến khi nó được đánh thức bởi khoảng thời gian được chỉ định.

public class Example { private static Object LOCK = new Object(); public static void sleepWaitExamples() throws InterruptedException { Thread.sleep(1000); System.out.println( "Thread '" + Thread.currentThread().getName() + "' is woken after sleeping for 1 second"); synchronized (LOCK) { LOCK.wait(1000); System.out.println("Object '" + LOCK + "' is woken after" + " waiting for 1 second"); } } }

Output:

Thread ‘main’ is woken after sleeping for 1 secondObject ‘[email protected] ‘ is woken after waiting for 1 second

Đánh thức wait() và sleep()

Khi sử dụng Thread.sleep() method nó sẽ tự động đánh thức sau một khoảng thời gian được chỉ định nếu không bị gián đoạn.

Đối với wait(), khi wait() method được gọi, thread hiện tại sẽ rơi vào trạng thái chờ cho đến khi một thread khác gọi notify() hay notifyAll() trên cùng một object. Vì thế wait() method phải được đặt trong monitor object (là một khối code truy cập vào các object được sử dụng bởi nhiều thread, chúng được bảo vệ bởi synchronized để đảm bảo rằng chỉ có 1 thread truy cập vào object tại cùng một thời điểm).

Ví dụ về wait() method

class Sum implements Runnable{ public int sum = 0; @Override public void run() { synchronized (this) { int i = 0; while (i < 100000) { sum += i; i++; } notifyAll(); } } } class Main { public static void main(String[] agrs) throws InterruptedException { Sum sum = new Sum(); sum.run(); synchronized (sum) { while (sum.sum == 0) { System.out.println("Waiting for ThreadB to complete..."); sum.wait(); } System.out.println("ThreadB has completed. " + "Sum from that thread is: " + sum.sum); } } }

Output: ThreadB has completed. Sum from that thread is: 704982704

wait() và sleep() method có cách sử dụng khác nhau trong khi sleep() sử dụng để quản lý thời gian thực thi của 1 thread thì wait được dùng để đồng bộ hóa các thread.

Nguồn tham khảo

Difference Between Wait and Sleep in Java

Sự Khác Nhau Giữa Java Và C#

Chắc hẳn bạn đọc nghe nói Java nhiều hơn là C# vì có rất nhiều ứng dụng, phần mềm đều mang tên thương hiệu nổi tiếng này. Chúng ta thường nghe nói đến các loại Game Java rất phổ biến, thời mà chưa xuất hiện các hệ điều hành thông mình thì Java là bá chú lúc bấy giờ. Còn với C# được biết đến là một loại ngôn ngữ lập trình phổ biến và đa phần chỉ có dân lập trình là hiểu về loại ngôn ngữ này mà thôi.

So sánh Java và C#. Các kiểu dữ liệu

Trong Java Các Primitive Datatype vi phạm nghiêm trọng việc thuần Hướng đối tượng. Do nó không kế thừa từ lớp Object như trong tất cả các đối tượng khác nên việc xử lý sẽ phức tạp.Trong C# Các kiểu int là bí danh của Int32 nên không xảy ra trường hợp trên.

Khai báo là tương đối giống nhau.Đều dùng final static = const hoặc read only trong C# :Các hằng số sẽ được biên dịch trước khi gọi nên sẽ nhanh hơn.

Các cấu trúc điều khiền

Cả 2 đều có đầy đủ if/then/else và switch .Tuy nhiên trong Java mỗi câu lệnh thực hiện trong mỗi case không cần break thì trong C# là bắt buộc.

Các vòng lặp

Có đầy đủ while/do while /for nhưng còn có thêm foreach. Chỉ làm việc với các đối tượng trong mảng list.

So sánh cú pháp của C# và Java Các kiểu nguyên gốc (primitive) và kiểu đơn giản (simple)

Java sở hữu một vài kiểu primitive như: byte, char, int, long, float, double. Những kiểu primitive là những khối được xây dựng cơ bản của Java, chúng là những “đơn vị” nhỏ nhất. Tất cả các đối tượng trong Java đều kế thừa từ java.lang.Object, các kiểu primitive thì không như vậy. Điều này có nghĩa là bất kỳ một lớp nào khi tính toán trên các đối tượng sẽ không làm việc với các kiểu primitive. Các kiểu primitive sẽ phải được ánh xạ thành mô hình đối tượng theo quy định để có thể sử dụng chúng.

Trong C# thì điêu này không bao giờ xảy ra. C# sử dụng hệ thống kiểu đối tượng trong .NET mà ở đó, các chương trình C# có thể giao tiếp với nhiều ngôn ngữ khác trong .NET và không gặp rắc rối nào. Như vậy các kiểu primitive, hay kiểu simple trong hàm C# cũng giống như bất kỳ các đối tượng khác

Khai báo (declarations)

Các biến được định nghĩa trong C# cũng giống như trong Java

Java sử dụng từ khóa “static final” để tạo các biến hằng; trong Java 1 biến “static final” là một biến lớp thay vì là một biến đối tượng, và trình biên dịch sẽ ngăn bất kỳ các đối tượng khác thay đổi giá trị của biến.Còn C#, theo quy định, có hai cách công bố một biến hằng. Điều này sẽ làm cho chương trình đã được biên dịch sẽ chạy nhanh hơn bởi nó không phải tìm kiếm giá trị của hằng trong suốt thời gian chạy.

Các hằng thường được sử dụng cho BUFFERSIZE hoặc TIMEOUT, điều này sẽ không gây ra sự chuyển đổi trong đoạn mã. Nếu 1 field được đánh dấu là const, khi đó bất kỳ đoạn mã nào biên dịch nó một lần nữa sẽ không thể chuyển đổi và sẽ cần được biên dịch lại theo quy định. Và Nếu một hằng được đánh dấu là readonly, khi đó ứng dụng được thực thi sé có trạng thái thay đổi và đoạn mã được kiểm tra giá trị của field readonly, trong khi trình biên dịch vẫn bảo vệ nó.

Cấu trúc điều kiện (Conditionals structure)

Có hai cấu trúc điều kiện là “if-then-else” và “switch”, cả hai đều có sẵn trong C# và Java. Tuy nhiên cú pháp “switch” có đôi chút khác biệt

Java cho phép dòng điều khiển phải rơi vào chính xác trong các trường hợp khác nhau của phát biểu switch, trong khi trình biên dịch C# tuyệt đối không cho phép điều này

Các phát biểu nhảy (Jumps)

Hầu hết các phát biểu nhảy trong Java đều ánh xạ trong C#: continue, break, goto, return. Các phát biểu này đều sử dụng giống như cách mà chúng được sử dụng trong Java: thoát khỏi các vòng lặp hoặc trả dòng điều khiển cho một khối lệnh khác.

Các phương thức (methods)Tại mức độ cơ bản, Java và C# đều giống nhau, mỗi phương thức đều đặt vào các tham số và có kiểu trả về. Tuy nhiên, C# có 1 số phương thức mà chúng ta không thể làm với Java như Params, ref và out.

Các thuộc tính (properties)

Các thuộc tính là các khởi dựng của C# thường được dùng với mô hình (pattern) getter/setter trong nhiều lớp của Java. Java có một phương thức set đặt vào một tham số và phương thức get nhận về những gì tham số đã được đặt vào trước đó.

Có thể dễ dàng sử dụng bên trong một chương trình C#

int currentValue = Property;Property = new Value;

Đằng sau ngữ cảnh này, C# thật sự biên dịch property thành hai phương thức trong framework ngôn ngữ trực tiếp .NET (Intermediate Language) có tên là get_Property và set_Property. Các phương thức này không thể gọi trực tiếp từ C#, nhưng những ngôn ngữ khác sử dụng MSIL có thể truy cập các getters/setters này.

Từ chỉ định truy cập (Accessbility Modifiers)

Access modifier giới hạn khả năng thay đổi một vùng của đoạn mã. Các modifier mà chúng ta sử dụng là private, protected, default, public. C# lại có năm modifier:

public – cũng giống như trong Java. Bạn có thể nhận được những gì bên trong đối tượng, bất cứ gì đều có thể truy cập tự do đến thành viên này.protected – cũng giống như trong Java. Việc truy cập chỉ dành cho những lớp kế thừa lớp chứa từ khóa này.internal – đây là một từ mới với những lập trình viên Java. Tất cả những đối tượng bạn định nghĩa bên trong một file .cs (bạn có thể định nghĩa nhiều hơn một đối tượng bên trong file .cs, không giống như trong Java bạn thường định nghĩa chỉ một đối tượng) có một bộ xử lý cho các thành viên bên trong.protected internal – từ khóa này xem như là một sự kết hợp giữa protected và internal. Thành phần này có thể được truy cập từ assembly hoặc bên trong những đối tượng kế thừa từ lớp này.private – cũng giống như trong Java. Không có bất kỳ gì có thể truy cập vào lớp ngoại trừ bên trong lớp

Các đối tượng, các lớp và các cấu trúc

Tất cả các lập trình viên Java đều đã thân thuộc với các khái niệm về lớp, đối tượng, kế thừa. Vì thế việc học những phần tương tự trong C# chỉ là đề cập đến sự khác nhau của ngữ nghĩa. .

Tất cả các lớp sẽ được truyền theo tham biến cho các phương thức gọi. Điều này có nghĩa là biến được định nghĩa và được truyền thật sự là một tham biến cho vùng nhớ chứa đối tượng thật sự. Mọi thứ trong Java, ngoại trừ kiểu primitive, đều được truyền theo tham biến – không có cách nào để định nghĩa mọi thứ để có thể truyền theo tham trị.

This và base

Các đối tượng trong C# có thể tham khảo đến chính nó như trong Java. This mang cùng một nghĩa như thế nhưng C# sử dụng từ khóa base thay vì sử dụng từ khóa super như trong Java. Cả từ khóa this và base đều có thể sử dụng trong các phương thức và các contructor như this và super được sử dụng trong Java.

Chuyển đổi kiểuJava thường chỉ thân thuộc với việc chuyển kiểu giữa các kiểu primitive và khi ép kiểu lên cao hơn cho siêu lớp và thấp hơn cho các lớp con. C# cho phép khả năng định nghĩa chuyển đổi kiểu tự tạo cho hai đối tượng bất kỳ. Hai kiểu chuyển đổi phải như sau:

Chuyển đổi tương đối: kiểu chuyển này yêu cầu kiểu đích phải được xác định trong phát biểu,cũng như việc chuyển đổi này không chắc chắn làm việc hoặc nếu nó làm việc thì kết quả của nó có thể bị mất đi thông tin. Các lập trình viên Java thường thân thuộc với việc chuyển đổi tuyệt đối khi ép một đối tượng thành một một đối tượng của các lớp con của nó.Chuyển đổi tuyệt đối: việc chuyển đổi này không yêu cầu kiểu cha, cũng như việc chuyển đổi này chắc chắn làm việc.

Tải chồng toán tử (Operator overloading)Tải chồng toán tử trong C# rất đơn giản. Lớp FlooredDouble ở trên có thể được thừa kế để chứa một phương thức static

Tổ chức mã nguồn

C# không đặt bất kỳ yêu cầu nào trong việc tổ chức file, bạn có thể sắp xếp toàn bộ chương trình C# bên trong một file .cs (Java thường yêu cầu một file .java chứa một lớp).

C# cũng cung cấp một cách để chia nhỏ các đối tượng của chương trình tương tự như các khối trong Java. Sử dụng namespace, các kiểu có quan hệ có thể được nhóm vào trong một phân cấp.

Tổng kếtTrong article này, không đề cập toàn bộ cú pháp của C# như mã không an toàn, xử lý lại… và các phát biểu khác. Thay vào đó, chúng ta nói đến một danh sách các phát biểu thân thuộc và tương ứng với những gì trong Java mà thôi.

https://thuthuat.taimienphi.vn/so-sanh-java-va-c-6962n.aspx

Sự Khác Nhau Giữa Soap Và Restful Web Service Trong Java

Cả 2 loại SOAP và RESTful đều cho phép phía client gửi request đến server để query, nhưng chúng được thực hiện bằng những cách khác nhau. Sự khác nhau chính giữa SOAP và REST là cách mà client giao tiếp server thông qua SOAP sẽ bị hạn chế bởi nhiều quy tắc và format được thiết kế chính xác, trong khi với REST cho phép việc giao tiếp thông qua giao thức HTTP và ít các quy tắc rườm rà hơn. Từ khi các request HTTP như GET và POST trở nên quen thuộc hơn thì việc sử dụng REST dần trở nên phổ biến, dễ chịu hơn so với thời kỳ SOAP cùng với cấu trúc WSDL đầy quy tắc và luật lệ trước đó. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng xem sự khác biệt giữa SOAP và REST cũng như lợi thế và hạn chế của mỗi loại.

1. Sự khác nhau giữa REST và SOAP trong Java

Viết tắt

REST là viết tắt của REpresentational State Transfer (Chuyển giao trạng thái phản hồi) trong khi SOAP là Simple Object Access Protocol (Giao thức truy cập đối tượng đơn giản).

Kiến trúc và giao thức

REST là một kiểu kiến trúc, từ đó RESTful web service được xây dựng trong khi SOAP là một chuẩn được tạo ra để chuẩn hóa giao tiếp giữa client và server về format, structure và method.

Sử dụng giao thức HTTP

REST thừa hưởng tất cả những lợi ích của giao thức HTTP, bao gồm các method như GET, POST, PUT và DELETE để thực hiện các hành động truy vấn, thêm, sửa, xóa dữ liệu. Trong khi đó SOAP sử dụng các message dạng XML để giao tiếp với server.

Các dạng format được support

RESTful web service có thể trả về dữ liệu dưới dạng JSON, XML hoặc HTML, trong khi nếu sử dụng SOAP web service thì chúng ta chỉ có thể sử dụng XML bởi vì các quy tắc trong một message SOAP đã được định nghĩa sẵn trong định dang XML.

Tốc độ

RESTful nhanh hơn so với SOAP vì các message của SOAP cần parsing nhiều hơn RESTful.

Băng thông

Các message SOAP thường có độ dài và dung lượng cao hơn so với một request của RESTful, do đó nếu dùng SOAP thì bạn sẽ tốn băng thông nhiều hơn.

Transport Independence

Vì các message của SOAP được đóng gói trong một định dạng đặc biệt nên nó có thể gửi qua bất kỳ cơ chế vận chuyển nào như TCP, FTP, SMTP,… Mặt khác thì RESTful phụ thuộc rất nhiều vào giao thức HTTP. Tuy nhiên trong thực tết chúng ta cũng sử dụng giao thức HTTP nhiều hơn nên lợi thế này của SOAP cũng không mấy được coi trọng.

Tài nguyên

RESTful sử dụng URL để xác định tài nguyên mong muốn được truy cập trong khi SOAP sử dụng các message dạng XML để xác định các thủ tục hay tài nguyên yêu cầu.

Bảo mật

Bảo mật trong RESTful web service có thể được triển khai bằng các giải pháp và tiêu chuẩn truyền thống để các truy cập được phân quyền và xác thực trước khi sử dụng tài nguyên web. Còn đối với SOAP, bạn cần có viết thêm các cơ sở hạ tầng để bảo mật các message và giao thức vận chuyển.

Caching

RESTful web service tận dụng tối đa cơ chế caching vì về cơ bản chúng dựa trên URL. Mặt khác, các dịch vụ web SOAP hoàn toàn bỏ qua caching web.

Tiếp cận

Trong các dịch vụ web dựa trên REST, mọi thực thể đều tập trung vào các tài nguyên, trong khi trong trường hợp dịch vụ web SOAP, mọi thực thể đều tập trung vào các interface và message.

Ví dụ

Ví dụ: giả sử bạn muốn truy xuất thời tiết hôm nay cho một thành phố cụ thể từ một máy chủ cung cấp thông tin thời tiết, URL RESTful của bạn sẽ trông giống như http://weatherdata.org/data/weather/uk/london, rất giống một request HTTP như http://weatherdata.org/data/weather?q=uk,London.

Bên cạnh đó thì để có được cùng một dữ liệu bằng SOAP, bạn cần tạo một thông báo XML có tiêu đề và nội dung và gửi nó http://www.webservicex.net/globalweather.asmx?op=GetWeather.

Tóm lại, RESTfull đơn giản, linh hoạt và dễ chịu hơn nhiều so với SOAP trong Java.

2. Bảng tổng kết

Stt SOAP REST

1 Một giao thức gửi nhận message có dạng XML Một loại kiến trúc bao gồm các quy tắc để thao tác với server

2 Sử dụng WSDL để giao tiếp giữa máy chủ và máy khách Sử dụng XML hoặc JSON để gửi nhận dữ liệu

3 Gọi các service thông qua method RPC Gọi các service qua đường dẫn URL

4 Kết quả trả về không dễ đọc Kết quả trả về dễ đọc vì đơn giản chỉ là text XML hoặc JSON.

5 Có thể truyền qua nhiều giao thức khác nhau như HTTP, SMTP, FTP,… Chỉ có thể truyền qua HTTP

6 JS có thể dùng để gọi SOAP, nhưng rất khó để làm Quá đơn giản nếu dùng JS.

7 Performance không tốt bằng REST Performance tốt hơn SOAP, tốn ít tài nguyên CPU hơn, code ngắn gọn hơn

3. Lý do gì REST tốt hơn SOAP?

REST có thể được sử dụng bởi bất kỳ client nào ví dụ: Java, C ++, Python client và thậm chí là một trình duyệt web với Ajax và JavaScript.

REST nhẹ hơn so với SOAP, nó không yêu cầu phân tích cú pháp XML và nó cũng tiêu tốn ít băng thông hơn vì không giống như SOAP, REST không yêu cầu SOAP header cho mỗi lần request.

REST rất dễ học, nó chỉ cần hiểu danh từ và động từ. Nếu bạn đã biết các phương thức HTTP thì nó thậm chí còn dễ dàng hơn.

Java hỗ trợ tuyệt vời cho RESTFul web service và cũng hỗ trợ tốt cho SOAP web service. Bạn có rất nhiều sự lựa chọn ở đây, ví dụ: Jersey, RESTLet, v.v.

Nguồn

https://javarevisited.blogspot.com/2015/08/difference-between-soap-and-restfull-webservice-java.html

Bạn đang đọc nội dung bài viết Sự Khác Nhau Giữa Linkedlist Và Arraylist Trong Java? trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!