Cập nhật nội dung chi tiết về Sự Khác Nhau Giữa Tết Trung Thu Xưa Và Nay mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hoàn cảnh thay đổi, con người thay đổi, những giá trị cũ cũng thay đổi, niềm vui cũng chẳng còn giống nhau, hoài niệm bao nhiêu cũng chẳng thể nào khiến mọi thứ quay trở lại…
Tết Trung thu thực chất là lễ hội đón trăng rằm được tổ chức tại một số quốc gia Đông Á, trong đó có Việt Nam. Vào thời điểm rằm tháng tám hàng năm, nhà nhà thường tổ chức bày cỗ trông trăng. Và khi trăng lên cao, trẻ con sẽ múa hát và phá cỗ. Ở một số nơi còn có tổ chức múa lân, múa sư tử và rước đèn.
Nhắc đến trung thu, hẳn là ai cũng có những cảm xúc và kỷ niệm của riêng mình về ngày tết này. Vậy Trung thu trong bạn là gì? Là chiếc đèn ông sao xanh đỏ, là bánh nướng bánh dẻo là phá cỗ, đón trăng rằm hay những phố lồng đèn tấp nập người xúng xính chụp ảnh, mua hàng?
Dù là gì, thì chắc chắn bây giờ ai cũng nhận ra một điều rằng, trung thu bây giờ so với trung thu ngày trước khác nhau nhiều lắm. Khác trong từng món quà bánh, từng món đồ chơi, trong cả cách đón trung thu lẫn trong từng con người.
Ngày xưa, trung thu đơn thuần chỉ là ngày tết của trẻ con. Ông bà bố mẹ thì bày cỗ, lũ trẻ háo hức rước đèn ngắm trăng, chơi các trò chơi dân gian, đuổi mắt bắt dê, rồng rắn lên mây, múa lân múa sư, hát các bài đồng dao. Chờ trăng lên đến đúng đỉnh đầu mới phá cỗ để được ăn cơ man nào là bánh nướng bánh dẻo hình con lợn con cá, mâm ngũ quả. Nhà nào tỉ mỉ hơn thì có thêm con chó lông xù được làm từ tép bưởi.
Quà bánh trung thu ngày xưa đơn giản mà ngon đến kỳ lạ. Đường phố lúc đó chưa nhiều đèn điện như bây giờ, nên mặt trăng dường như cũng sáng hơn, không khí trong lành và ấm áp hơn. Đèn ông sao năm cánh hai màu xanh đỏ lúc đó là linh hồn của ngày trung thu vì nhà nào, dù nghèo hay giàu có đến mấy đều treo nó trước cửa nhà.
Trung thu xưa còn là dịp để cả nhà tụ tập, ngắm trăng vui chơi, ông bà bố mẹ kể cho con trẻ những câu chuyện dân gian về chị Hằng chú Cuội, về truyền thống đón trung thu quý báu của dân tộc, là ngày mà lũ trẻ háo hức và đáng mong chờ chẳng kém gì ngày tết âm lịch.
Khi tiếng trống múa lân giòn giã thúc dục từ xa, lũ trẻ túa ra đường, đứa cầm đèn ông sao, đứa cầm đèn kéo quân, có đứa nhà nghèo không có tiền mua đèn thì làm lồng đèn từ lon sữa bò, thắp nến ở trông đẩy đi lách cách, đứa đeo mặt nạ chú cuội, mặt nạ hề kéo theo đám múa lân đi khắp phố phường.
Mùi hương khói, mùi xâu hạt bưởi cháy tí tách, mùi ngọt ngào từ những chiếc bánh nướng bánh dẻo, ánh đèn cầy lấp lánh, trung thu ngày xưa giản dị mà đầm ấm và tràn ngập niềm vui.
Trung thu bây giờ thì chẳng còn như xưa nữa. Đèn ông sao năm cánh biến mất dần, thay vào đó là hàng trăm mẫu đèn với màu sắc và hình thù khác nhau, đa phần chạy bằng pin và điện, còn có thể phát ra các bài nhạc vui tai. Bánh trung thu cũng chẳng đơn thuần chỉ còn là bánh nướng nhân thập cẩm hình con lợn con cá, bánh dẻo nhân đậu xanh, mà là cơ man biết bao nhiêu hương vị hấp dẫn khác nhau, như bánh trà xanh, bánh hạt sen, bánh trứng muối, bánh than tre… với hàng chục thương hiệu lớn nhỏ.
Trung thu bây giờ cũng chẳng còn mấy nhà phá cỗ ngắm trăng, mà mọi người chủ yếu tụ tập với nhau để ăn uống hay ra các phố đèn lồng để chụp ảnh, đến các trung tâm thương mại, trò chuyện với nhau qua mạng xã hội, chia sẻ niềm vui qua những bức ảnh chụp được vào mùa trung thu. Tiếng trống bồi, trống múa lân, múa sư cũng chẳng còn nhiều như xưa, thi thoảng lắm mới có thể nghe được ở các các miền quê.
Trẻ con cũng chẳng còn chơi các trò chơi dân gian hay chạy theo các đám rước đèn, đám múa lân nữa. Trẻ con bây giờ sẽ theo bố mẹ đi đến các quán xá cùng với các món quà hiện đại được mua ở các hàng lưu niệm, chứ không còn đơn giản là cái trống bồi hay cái lồng đèn tự làm nữa.
Cũng chẳng còn đứa nào háo hức ăn bánh trung thu như xưa. Bánh trung thu bây giờ là để người lớn biếu tặng lẫn nhau. Chẳng ai trông ngóng như ngày trước, chẳng cần đếm ngược từng ngày. Trung thu bây giờ đến rồi đi như một ngày lễ bình thường trong năm.
Hoàn cảnh thay đổi, con người thay đổi, những giá trị cũ cũng thay đổi, niềm vui cũng chẳng còn giống nhau. Hoài niệm bao nhiêu cũng chẳng thể nào khiến mọi thứ quay trở lại. Cứ mỗi lần đến mùa trung thu lại bao nhiêu xúc cảm lẫn lộn.
Thi thoảng, trong những lần tụ tập bạn bè đêm trung thu ở những quán xá sáng choang, bỗng nôn nao đến lạ vì tiếng trống múa lân vọng lại từ phố bên, tự nhiên thèm cái cảm giác bị sáp nến đèn ông sao chảy xuống tay nóng hổi, bên mâm cỗ ngày rằm, có lũ trẻ ngêu ngao hát:
“Ông giẳng ông giăng Xuống chơi với tôi Có nồi cơm nếp Có nệp bánh chưng
Có lưng hũ rượu Có khiếu đánh đu Thằng cu vỗ chài Bắt chai bỏ giỏ…”
Theo Hoa Anh Phạm (vtc.vn)
Sự Khác Nhau Giữa Tết Trung Thu Trung Quốc Và Việt Nam
Tết Trung Thu hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu. Không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà cái tết này diễn ra nhiều nước ở Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản hay Hàn Quốc…với nhiều nghi lễ khác biệt nhau.
Tết Trung Thu hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu. Không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà cái tết này diễn ra nhiều nước ở Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản hay Hàn Quốc…với nhiều nghi lễ khác biệt nhau.
Tương truyền, tết trung thu có nguồn gốc từ Trung Quốc sau đó du nhập vào Việt Nam. Chuyện kể rằng, từ thời vua Đường Minh Hoàng (713-741 Tây Lịch) đi dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng 8 âm lịch. Ngày rằm trăng tròn vành vạnh, sáng trong, tiết trời mát mẻ. Đang thưởng thức cảnh đẹp bất ngờ nhà vua gặp đạo sĩ La Công Viễn còn được gọi là Diệp Pháp Thiện. Đạo sĩ đã hóa phép đưa nhà vua lên cung trăng. Ở đấy, cảnh còn đẹp hơn cả trần thế, nhà vùa vui chơi hưởng lạc cùng các nàng tiên xinh đẹp múa hát đến lúc quên cả về. Sau khi trở lại dân gian thì vua vẫn còn luyến tiếc.
Sau đó, để nhớ đến ngày được lên cung trăng, nhà vua lệnh cho ra đời Khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến đêm rằm tháng 8 hàng năm khắp mọi nơi lại tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng trong khi nhà vua cùng với Dương Quí Phi uống rượu dưới trăng ngắm đoàn cung nữ múa hát để kỷ niệm.
Bất đầu từ đây thì tết trung thu hay tết nguyên tiêu ra đời và được tổ chức hàng ngày vào ngày 15.8 (Âm lịch). Trong tiếng Trung, “Nguyên” có nghĩa là đầu tiên, “Tiêu” có nghĩa là mặt trăng, “tết Nguyên Tiêu” nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới.
Trung thu Trung Quốc và Việt Nam đều là lễ hội lớn và có tổ chức rước đèn trong đêm rằm.
Ý nghĩa tết trung thu Trung Quốc và Việt Nam
Ngày hội tết trung thu Trung Quốc
Dù bất cứ truyền thuyết nào đi chăng nữa thì ở Trung Quốc từ “trung thu” được xuất hiện lần đầu tiên trong nghi thức của người Chu tức Chu Nguyên Chương (1328-1398). Trong những ngày lễ hội các gia đình sẽ bày tiệc ngắm trăng, trẻ em được tham gia chơi nhiều trò chơi như rước đèn cá chép, đèn kéo quân, múa lân, người lớn coi đêm Rằm tháng Tám là đêm của thơ ca, hẹn hò đôi lứa.
Tết trung thu Trung Quốc vào đêm rằm có nhiều hoạt động sôi nổi như:
Người Trung Quốc cổ đại luôn tin rằng, có một sự liên kết mật thiết giữa Mặt trăng và nước. Vốn từ trong một truyền thuyết của người Choang ở Trung Quốc, Mặt trăng và Mặt trời được xem là cặp vợ chồng và các ngôi sao là con cái. Người ta liên tưởng rằng, lúc trăng tròn nhất là lúc mặt trăng đang mang thai, sau khi sinh con xong, Mặt trăng sẽ bị khuyết đi và có hình lưỡi liềm. Và điều đặc biệt từ câu chuyện này mà khiến người Choang tin rằng, phụ nữ có vị trí hết sức quan trọng và phải được tôn vinh vào ngày Rằm tháng 8 – khi Mặt trăng tròn và sáng nhất trong năm.
Vào đêm rằm mọi người thường đi ngắm trăng bởi trong năm ngày rằm tháng 8 trăng tròn vành vạnh, sáng và đẹp nhất.
Người dân Trung Quốc có tục lệ ăn bánh trung thu. Ban đầu những chiếc bánh tạo ra để làm vật cúng tế thần mặt trăng, sau này chúng trở thành một món ăn không thể thiếu trong ngày tết này. Bánh để ăn, biếu người thân trong gia đình, đãi khách….Cũng chính vì thể mà tết trung thu còn gọi tên khác nữa là “tết đoàn viên”.
Đêm rằm những cô nàng thiếu nữ sẽ có lễ cúng trăng với mong muốn mình có vẻ đẹp thanh cao, thuần khiết như Hằng Nga, trắng sáng lung linh vĩnh cửu tựa như mặt trăng tròn.
Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa mà được mọi người mong chờ đặc biệt là thiếu nữ với em nhỏ. Những chiếc đèn hoa đăng lung linh được thả trôi ra ngoài sông được làm từ giấy dầu thiết kế hình hoa sen hay chiếc thuyền…thắp nến ở giữa. Chiếc thuyền trôi ra xa mang theo bao ước nguyện tâm linh, ai cũng mong muốn chiếc đèn của mình bay xa để những điều ước trở thành hiện thực.
Vào lễ tết trung trung thu mọi người còn đi rước đèn, giải câu đố vô cùng thú vị, không khí nô nước, náo nhiệt từ người gia cho tới em nhỏ.
Ngày hội tết trung thu Việt Nam
Có nguồn gốc từ Trung Quốc sau được du nhập vào Việt Nam, không những vậy văn hóa nước ta cũng chịu nhiều ảnh hưởng của Trung Quốc vì thế rằm trung thu khá giống nhau, diễn ra vào ngày 15.8 (Âm Lịch) không khí vui tươi, náo nhiệt trên khắp cả nước.
Theo truyền thuyết kể lại rằng, tết trung thu có từ thời nhà Lý, ban đầu chỉ tổ chức ở kinh thành Thăng Long với hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Người Việt tâm niệm cứ đến ngày này là lúc những người nông dân tạ ơn Rồng đã mang mưa tới cho mùa màng bội thu.
Các hoạt động diễn ra
Khi tết trung thu đến mọi người sẽ làm bánh, biếu người thân những hộp bánh ngon, trẻ em được tổ chức những trò chơi vui rước đèn, bày cỗ, phá cỗ…dưới ánh trăng sáng trong. Người lớn thi nhau bày những mâm cỗ đẹp nhất bày tỏ lòng thành kính dâng lên trời đất.
Lễ rước đèn là hoạt động được yêu thích nhất. Trẻ em sẽ cầm trên tay những chiếc đèn lồng xinh xắn làm từ tre và giấy gió hay bọc vải lụa cùng với những họa tiết như hoa đào, hoa mai, công phượng… dưới thời nhà Lý. Đèn lồng là sự biểu hiện của ấm no, hạnh phúc và tình cảm gia đình ấm áp, quây quần bên nhau.
Tết trung thu Trung Quốc và Việt Nam khá giống nhau nhưng mỗi nơi đều có giá trị khác nhau phù hợp với thuần phong mỹ tục của đất nước, hướng tới những điều tốt đẹp. Bài viết phần nào giúp mọi người có cái nhìn cơ bản về sự khác nhau giữa tết trung thu ở Trung Quốc và ở Việt Nam.
Điểm Khác Biệt Giữa Trung Thu Xưa Và Nay
Bánh Trung Thu
Nếu như ngày Tết cổ truyền phải có bánh Chưng, vậy thì bánh Trung Thu chính là món ăn không thể thiếu trong mỗi dịp tết Trung Thu đến. Chiếc bánh vừa chín bay mùi thơm phức từ nhân thịt, dẻo kẹo ngọt dễ ăn, tất cả đã làm cho ngày tết Trung Thu trở nên vô cùng đặc biệt.
Vậy bánh Trung Thu xưa và nay có gì khác biệt?
1. Bánh nướng – Bánh dẻo
Bánh nướng – Bánh dẻo có lẽ là loại bánh lâu đời nhất. Đây chính là đại diện tiêu biểu nhất trong hàng loạt các loại bánh được sử dụng trong dịp tết Trung Thu.
Nhắc đến bánh nướng, chúng ta thường nhớ ngay đến chiếc bánh được nướng vàng ruộm màu cánh gián. Bánh dẻo nhân mứt ngọt hòa quyện tạo nên hương vị đậm đà. Bánh dẻo thì có màu trắng sữa, thường là nhân ngọt được làm chủ yếu từ các loại mứt hoa quả thơm ngon bổ dưỡng
Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay ngoài các loại bánh nướng – Bánh dẻo truyền thống thì nhân bánh nướng cũng được biến tấu thành nhiều loại để phù hợp với sở thích của từng người.
Nhân mặn thì được biến tấu thành các loại nhân thịt gà, thịt cua, tôm càng, hải sâm, vi cá, yến sào, bào ngư, trứng muối,… Trên thị trường hiện nay còn bày bán các loại bánh nhân ngọt làm từ đậu xanh, đậu đỏ, mè đen, khoai môn, hạt sen, matcha, bí đỏ, phomai, tinh thần trẻ, long nhãn,…
2. Bánh Trung Thu thạch rau câu
Một biến tấu đột phá tưởng lạ mà quen của bánh Trung Thu truyền thống. Loại bánh Trung Thu thạch rau câu tuy mới được ra thị trường nhưng lại được đông đảo người tiêu dùng chọn lựa.
Với hình dáng vô cùng bắt mắt, ngoài các khuôn in bánh truyền thống, bánh Trung Thu thạch rau câu còn được sáng chế trang trí với nhiều hình mẫu hiện đại, sáng tạo. Không chỉ vô cùng bắt mắt thu hút các em nhỏ, mà những chiếc bánh thạch rau câu còn vô cùng phù hợp để đi biếu, làm quà tặng.
Không chỉ vẻ ngoài đẹp mắt, nhân bánh Trung Thu thạch rau câu còn vô cùng đa dạng. Hãy thử nghĩ xem, một chiếc bánh Trung Thu ngọt dịu, thanh mát, khác hẳn với vị bánh Trung Thu truyền thống sẽ mang lại những phút giây sảng khoái cho gia đình.
Địa điểm vui chơi Trung Thu
cũng là điều đáng để nhắc tới. Ngày xưa, nơi vui chơi các ngày lễ tết sẽ là ở sân đa giếng nước đình làng. Thế nhưng trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa như hiện nay, thường trong ngày tết thiếu nhi chúng ta sẽ tổ chức tại trường học, hay đến các khu vui chơi giải trí.
Thế nhưng nếu như các bạn muốn dành những giây phút vui vẻ nhất đến gia đình có thể lựa chọn các trung tâm tổ chức sự kiện. Tại đây, bạn sẽ có một không gian rộng để liên hoan vui chơi, được phục vụ tận tình chu đáo.
Trò chơi Trung Thu xưa và nay
không thể thiếu trong ngày tết Trung Thu chính là múa lân, rước đèn, phá cỗ, ngắm trăng rằm. Dù trải qua bao nhiêu năm thì các trò chơi vẫn được lưu truyền đến ngày nay. Và đây cũng là những nét đẹp truyền thống, là điểm đặc sắc của tết Trung Thu.
Ngoài những trò chơi truyền thống, hiện nay các trò chơi ở khu vui chơi cũng rất được ưa chuộng. Ví dụ: nhà bóng, nhà phao, nhà ma, trượt tuyết… Tất cả sẽ đem đến những phút giây thư giãn nhất cho gia đình.
Đèn lồng có còn giống ngày xưa?
Đèn lồng là một biểu tượng của ngày lễ Trung Thu. Cũng bởi thế mà mới có hoạt động rước đèn vào đêm trăng rằm tháng tám. Chiếc đèn truyền thống được làm từ giấy dầu, được tô những màu sắc khác nhau vô cùng bắt mắt. Về hình dáng thường là đèn cá chép, đèn ngôi sao năm cánh, đèn lồng,…bên trong đèn được thắp các ngọn nến lung linh vô cùng đẹp.
Thế nhưng trước sức mạnh của công nghệ hiện đại, hàng loạt các loại đèn nhựa, đèn giấy bóng kính được thắp đèn điện bên trong ra đời. Màu sắc cũng như kiểu dáng bắt mắt, độ bền độ tiện dụng cao. Hơn nữa các loại đèn điện vô cùng dễ sử dụng, chỉ cần thay pin, ấn mở một cái là xong. Đèn còn thường được tích hợp thêm các loại nhạc nghe rất vui tai.
Cũng bởi vậy mà các loại đèn truyền thống trên thị trường ngày càng ít đi. Các loại đèn truyền thống giờ trở thành đồ thủ công mỹ nghệ, là đặc sản thường được trưng bày chứ không được sử dụng đông đảo như trước nữa.
Mọi thắc mắc cần tư vấn, xin quý khách vui lòng liên hệ:
Công ty Tổ Chức Sự Kiện Xin Chào (Hi – Event) Địa chỉ: 89 – 93 đường B2, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, chúng tôi Hotline: 0932 621 282 – 0909 621 282
Chùm Ảnh Về Sự Khác Biệt Giữa Trung Thu Xưa Và Nay
Sự khác biệt Tết Trung Thu xưa và nay
Ý nghĩa của đêm Trung Thu xưa và nay
Thành phần tham gia lễ Trung Thu xưa và nay
Xưa: chủ yếu là người lớn. Ăn bánh, uống trà, thưởng thức ánh trăng.Nay: dần dà, Tết Trung Thu dành cho con nít. Đi chơi, rước lồng đèn, ngắm cảnh, chơi các trò chơi dân gian (ở miền quê)…
Vai trò người lớn trong đêm Trung Thu xưa và nay
Xưa: Lập bàn thờ cúng thần linh, trời đất đã cho một năm an lành. Mưa gió hòa thuận, tốt lúa được mùa.Nay: Tặng quà, tặng bánh, gửi đến nhau những lời chúc.
Xưa: ” bánh trung thu truyền thống thường gồm có một lớp vỏ mỏng (bề dày không quá 1 cm), làm bằng bột mì, ít hương vị, bao bọc khối nhân rất ngọt và hơi có dầu…. nhân bánh thường là những quả trứng muối tượng trưng cho trăng rằm. ” (trích wiki)
Nay: ” Bánh trung thu đủ các kiểu, đủ mẫu mã, chủng loại, thương hiệu,…Ngày xưa bánh có nhân trứng muối. Ngày nay nhân ngoài trứng muối còn có thêm cả đậu xanh, khoai môn, jambon và các hương liệu khác” – (trích wiki).
Đèn lồng đêm Trung Thu xưa và nay
Đồ chơi Trung Thu xưa và nay
thời xưa khó khăn, con nít thường lấy những lon sữa bò, đục lỗ, xuyên cây để tạo ra chiếc xe lon này.Nay: thời nay hiện đại, sung túc hơn. Chỉ cần bước ra phố, đến cửa hàng là đã có đầy ắp đồ chơi Trung Thu bay biện sẵn.
Tổ chức Tết Trung Thu trọn gói cho thiếu nhi
Nếu các bậc ba mẹ, công ty hay trường học không có thời gian nhưng vẫn muốn tổ chức một buổi lễ Tết Trung chu con em thiếu nhi của mình, đội ngũ chuyện nghiệp của AZParty sẽ hiện thực hóa điều đó giúp các ba mẹ.
Chúng tôi có 3 gói để phù hợp với nhiều nhu cầu và mức kinh phí của khách hàng.
Bên chúng tôi có nhiều và đa dạng các gói tổ chức các sự kiện Trung Thu dành cho các chung cư, công ty hoặc trường học. Hãy liên hệ ngay Hotline: 0909 007 237 – 0909 38 68 31 để được tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Sự Khác Nhau Giữa Tết Trung Thu Xưa Và Nay trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!