Cập nhật nội dung chi tiết về Tác Phong Làm Việc Của Người Nhật Khác Người Việt Như Thế Nào? mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Do văn hóa khác nên cách làm việc của người Nhật và người Việt khác nhau. Sự khác nhau trong phong cách làm việc chắc hẳn nhiều người biết nhưng không phải người nào cũng hiểu tường tận để áp dụng cũng như phòng tránh khi rơi vào các trường hợp khó xử. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ sự khác nhau trong cách làm việc của người Nhật Bản và người Việt ta. Qua đó, đưa ra những thông tin hữu ích dành cho những bạn đang có dự định làm việc trong các công ty Nhật Bản tham khảo.
Sự khác nhau giữa người Nhật và người Việt
Cá nhân và tập thể
Trong khi người Nhật có tính tập thể cao thì người Việt lại thấp, ngược lại tính cá nhân của người Việt lại cao hơn người Nhật.
Người làm sếp / quản lý
Trong khi người Nhật có tính tập thể cao thì người Việt thì không phải lúc nào cũng tôn trọng cấp trên của mình, hiện tượng nói xấu quản lý là chuyện thường xuyên. Tỷ lệ nữ quản lý của Nhật thấp trong khi người Việt cao hơn.
Văn hóa doanh nghiệp
Người Nhật luôn luôn đúng giờ, không bao giờ trễ hẹn trong khi người Việt chỉ xem thời gian quy định chỉ là quy định. Người Nhật luôn hoàn thành trước công việc được giao, ít để đến hạn mới làm còn người Việt cứ phải chờ đến deadline mới “vắt chân lên cổ” mà “chạy”.
Ngoài ra, người Nhật luôn tôn trọng cấp trên, đồng nghiệp. Hiếm khi nào thấy người Nhật nói chuyện trong giờ làm việc, thì người Việt hay nói chuyện trong giờ làm việc là chuyện thường xuyên. Không chuyên tâm vào công việc.
Mỗi văn hóa làm việc của mỗi nước là khác nhau. Chúng ta không thể phủ nhận hoàn toàn cách làm việc của người Việt và sùng bái cách làm việc của người Nhật. Cách làm việc nào cũng có ưu nhược điểm nhất định. Ví dụ như nói thẳng và nói vòng trong làm việc. Nói vòng vo để tránh mất lòng thì tốt nhưng điều này sẽ gây ra hiện tượng tâm lý cả nể, không dám chỉ ra lỗi sai của sếp để giúp công ty phát triển.
Trong khi đó, người Việt chúng ta không giỏi về ăn nói vòng vo dễ mất lòng, nhưng chính sự thẳng thắn giúp công việc được giải quyết nhanh hơn, giúp đồng nghiệp, sếp phát triển hơn.
Cách người Việt thích nghi với lối sống Nhật
Tìm hiểu văn hóa trước khi sang Nhật
Nếu bạn có dự định sinh sống và làm việc tại Nhật Bản thì chắc chắn tìm hiểu về văn hóa trước khi sang bên Nhật là chuyện phải làm. Không cần hiểu quá sâu nhưng cũng nên tìm hiểu qua về văn hóa Nhật, đặc biệt là văn hóa làm việc tại cơ quan. Các kiến thức về văn hóa sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình hòa nhập trong một môi trường làm việc được coi là áp lực nhất trên thế giới, hiểu trước để tránh “sốc văn hóa”, bởi những gì mình nghĩ, mình nghe không có nghĩa là thực tế.
Bạn có thể tự tìm hiểu trên internet thông qua các trang báo, tạp chí, youtube,… để hiểu về phong tục tập quán, cách hành xử nơi làm việc, các quy định phổ biến nơi công sở cũng như cách giao tiếp với người Nhật. Hiểu về tính cách, phong tục tập quán của họ sẽ khiến bạn tự tin cũng như đảm nhiệm các công việc mới một cách tốt hơn.
Luôn luôn quan sát
Một trong những đặc điểm nổi bật của cấp lãnh đạo, quản lý người Nhật mà người Việt Nam mình rất cần học hỏi đó chính là “cầm tay chỉ việc”. Người Nhật sẽ hướng dẫn tận tình khi người mới vào làm việc. Đây chính là văn hóa làm việc của họ. Sẽ không có chuyện “ma mới bắt nạt ma cũ” trong công ty như chúng ta thường thấy ở các công ty Việt Nam.
Tuy nhiên, không phải lúc nào họ cũng “cầm tay chỉ việc” cho bạn được. Người Nhật có tinh thần trách nhiệm rất lớn, hàng ngày họ phải giải quyết khối lượng công việc rất nhiều. Chính bởi vậy để hòa nhập, tiếp thu kỹ năng công việc của mình một cách tốt nhất bạn phải phát huy khả năng quan sát của mình.
Quan sát ở đây là bạn quan sát cách làm việc của những người Nhật trong công ty mà bạn đang làm. Xem xem họ giải quyết công việc như thế nào. Trong trường hợp bạn cần trợ giúp thì hỏi ai, cần xưng hô, chào hỏi với cấp trên, đồng nghiệp ra sao,… Việc quan sát đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình học hỏi. Vậy nên bạn cần phát huy khả năng này để phòng trường hợp họ làm việc quá nhiều “quên” mất cần chỉ dạy người mới như bạn.
Hạ thấp cái tôi để thay đổi và thích nghi
Lời khuyên chân thành của chúng tôi rằng bạn tuyệt đối không thể hiện cái tôi trong môi trường làm việc tại Nhật Bản. Như đã nói ở trên, người Nhật có tính tập thể rất lớn, đó cũng là hạn chế nhưng cũng là ưu điểm của họ. Người Nhật luôn tiếp thu ý kiến của người khác, đó là sự tôn trọng của họ đối với bạn. Tuy nhiên việc thể hiện cái tôi “không đúng nơi đúng chỗ” hay “theo cảm tính cá nhân” thì không thể nào chấp nhận được tại nơi làm việc, đặc biệt tại các công ty Nhật Bản.
Trong mọi trường hợp, bạn nên tỏ ra mình là người lắng nghe và chịu khó học hỏi, nhất là trong giai đoạn đầu thích nghi và làm việc. Để lắng nghe và tiếp thu các kiến thức, thông tin cũng như thực hành các kỹ năng tốt nhất, bạn cần biết hạ thấp cái tôi của mình xuống.
Phong cách làm việc của mỗi người là khác nhau nhưng văn hóa làm việc của công ty, cao hơn là văn hóa của cả quốc gia là chung. Bạn “nhập gia” thì phải “tùy tục”. Tránh có những hành động, lời nói quá khích khiến ảnh hưởng đến quyền lợi cũng như gặp nhiều trở ngại trên bước đường thăng tiến trong sự nghiệp của bạn sau này.
Phong Tục Đón Tết Của Người Nhật
Chỉ còn vài ngày nữa thôi là đến tết dương rồi. Không biết các bạn du học sinh đang đi du học Nhật Bản chuẩn bị tết đến đâu rồi? Mặc dù không được đón tết cùng với người thân trong gia đình. Nhưng đây cũng chính là dịp để cho các bạn có cơ hội được tìm hiểu về phong tục đón Tết tại Nhật Bản khi đi du học Nhật Bản.
Tết là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Nhật. Theo tập quán cũ, người Nhật đón tết theo lịch âm như Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên, ngày nay, người Nhật đã chuyển sang đón năm mới theo lịch dương như các nước Châu Âu. Mặc dù đón tết theo lịch dương nhưng nghi thức đón tết truyền thống vẫn được người Nhật bảo lưu.
Trang trí nhà đón năm mới
Trước khi Tết đến, mọi nhà đều trang trí cây Tùng trước cửa. Ngày trước, người ta thường dựng cây Tùng vào ngày 13/12. Được xem là ngày bắt đầu các công việc chuẩn bị đón tết. Còn gần đây là ngày 27/12 hoặc 28/12 nhưng người ta tránh không dựng cây Tùng vào ngày 29 và đêm giao thừa. Bởi theo quan niệm của người Nhật, số 9 trong tiếng Nhật cùng âm đọc với chữ khổ. Mà ngày 29 có số 9, nên được hiểu là chỉ nghênh đón thần trong một đêm nên bị cho là thất lễ.
Ngoài ra trên khung cửa của không ít gia đình Nhật còn trang trí các vật phẩm như quả quýt, dải giấy trắng, đồ đan bằng lá màu trắng, thừng bện bằng cỏ,…Tùng tượng trưng cho trẻ mãi không già. Thừng bện bằng cỏ được treo ở nơi thờ cũng hay điện thờ. Qủa quýt màu da cam có âm đọc trong tiếng Nhật giống như “đời đời”, tượng trưng cho muôn đời thịnh vượng. Dải giấy màu trắng mang ý nghĩa tẩy sạch vết bẩn và xua đuổi tà ma. Còn lá cây màu trắng nói lên sự trinh bạch không tỳ vết.
Cũng giống như phong tục của người Việt Nam, người Nhật Bản thường đi lễ vào đầu năm mới. Theo quan niệm của người Nhật, đến thăm các ngôi đền vào dịp năm mới là để cầu mong cho sự bình yên và mạnh khỏe trong cả năm.
Đặc biệt là trong khoảng 7 ngày đầu tiên năm mới. Người Nhật gọi là Matsunouchi. Họ tin rằng nếu đi thăm đủ cả 7 ngôi đền lớn thờ 7 vị thần may mắn là Daikouten, Ebisu, Bishamonten, Hotei, Jurojin, Benzaiten, Fukurokuju thì sẽ gặp được những điều tốt lành. Đó là Công việc thuận lợi, may mắn, tài vận phát đạt, sức khỏe, trí tuệ thông thái, hạnh phúc và sống lâu.
Ngoài ra, một số người còn đi đến các ngôi đền để cầu nguyện cho những mục đích trực tiếp và thiết thực khác. Ví dụ như các thí sinh và gia đình sẽ cầu mong cho thí sinh đó sẽ thi đỗ. Hay những người độc thân thì cầu mong tìm được người bạn đời mong muốn.
Những món ăn không thể thiếu trong ngày tết của người Nhật
Vào ngày đầu tiên của năm mới (1/1), các gia đình tại Nhật đều làm lễ đón mứng năm mới. Họ uống rượu mừng với ý nghĩa là trừ tà và kéo dài tuổi thọ. Sau đó họ thưởng thức món canh bánh dày Ozoni. Món canh này được làm từ những nguyên liệu được bày cúng trên bàn tổ tiên trong đêm giao thừa như củ cải, khoa và bánh dày,…Ngoài ra, người Nhật thường ăn Osechi. Đây là những đồ ăn nguội đã chuẩn bị sẵn từ trước. Bởi người Nhật quan niệm, nấu nướng trong 3 ngày đầu của năm mới không tốt cho thần bếp nên họ thường chuẩn bị sẵn đồ ăn nguội gọi là Osechi.
Vào ngày 7/1, người Nhật thường ăn cháo chay Nanakusagayu. Đây là loại cháo được nấu từ 7 loại rau quả với ý nghĩa là cầu chúc sức khỏe. Ngày 11/1, người Nhật có tục lệ làm vỡ bánh dày. Bởi bánh dày tượng trưng cho sự may mắn nên họ thường không cắt mà làm vỡ bằng búa. Đi du học Nhật Bản – bạn sẽ có cơ hội hiểu hơn về phong tục tập quán của người Nhật.
Người Nhật Dạy Con Thông Minh Như Thế Nào? (1
Dạy con kiểu Nhật sao ? có khả thi không ?
Giai đoạn trẻ từ 1 – 2 tuổi là giai đoạn quan trọng để mẹ giúp con có thể làm nên những điều mới. Để làm được điều này, chúng ta cần giúp trẻ sử dụng tất cả các mạch thần kinh đã hình thành làm tăng số lượng khớp thần kinh nhiều hơn nữa để bé có thể sử dụng tay, chân, miệng một cách thành thạo.
Bố là người dạy con những kỹ năng xã hội tốt nhất
Bé bắt đầu hoàn thiện các kỹ năng đi đứng, nhận thức về thế giới xung quanh mạnh mẽ nhất ở độ tuổi này. So với các bà mẹ thì các ông bố sẽ làm điều này tốt hơn. Tuy nhiên, mấu chốt của mọi vấn đề là do các ông bố quá bận rộn với công việc, nỗi lo cơm áo gạo tiền mà không dành được nhiều thời gian chăm sóc cũng như dạy dỗ con cái, vô hình đã tự mình ký cái giấy ” ủy thác” công việc này cho các bà vợ cũng không kém phần bận rộn. Chính vì điều đó khiến cho sự phát triển các kỹ năng xã hội giảm sút rất nhiều.
Bố dạy con những kỹ năng sống cơ bản để làm hành trang cho bé phát triển sau này
Bé ở độ tuổi 1 – 2 tuổi rất bướng bỉnh, nên đây lại là giai đoạn quan trọng và hết sức khó khăn của các bậc cha mẹ. Tuy nhiên, hãy kiên nhẫn để giáo dục trẻ từ từ vì chỉ có giáo dục tốt thì tố chất của trẻ mới được phát huy một cách tối đa. Thay vì bố mang việc về nhà thì hãy vì con cố gắng hoàn thiện 8 tiếng làm việc ở công ty, bớt một buổi đi nhậu với hội bạn, bớt vài phút xem ti vi, lướt web là bố đã trở thành một người đàn ông tuyệt vời của con rồi. Hãy dành nhiều hơn thời gian để dạy cho con những kỹ năng sống cần thiết như chào hỏi, chơi cùng với bé những trò chơi thông minh để kích thích các giác quan của trẻ.
Cho bé khám phá mọi thứ mà bé thích
Thích khám phá là đặc điểm của trẻ giai đoạn này
Theo nghiên cứu mới nhất của viện nghiên cứu giáo dục trẻ nhi thuộc đại học Havard – Mỹ thì trẻ em trong giai đoạn từ 1 – 2 tuổi trẻ đã bắt đầu lớn lên trong môi trường có nhiều va chạm, thích vận động và lớn lên trong môi trường ngôn ngữ, trẻ thích làm thử mọi thứ. Vì thế, bố mẹ hãy cho trẻ trải nghiệm tối đa niềm thích thú này, nếu trẻ có đánh vỡ cốc do kéo khăn trải bàn thì cũng không nên mắng trẻ vì khi đó trẻ đang thử những điều mới lạ mà trẻ chưa bao giờ làm. Khi chiếc cốc vỡ chính là lúc bé hiểu ra được rằng vật ở xa có thể kéo lại gần được, trải nghiệm được đồ vật rơi tự do từ trên cao xuống, và sự đổ vỡ đồ vật,… Nhưng tuyệt nhiên không được mắng trẻ dù trẻ có đánh vỡ món đồ quý giá đến mức nào vì bé làm vỡ không phải vì bé hư hỏng, đổ đốn hay có ác ý gì nên thay vì mắng bé thì bố mẹ nên cất đồ quý giá ở chỗ cẩn thận thì hơn.
Dạy con kiểu Nhật là không cấm đoán
Hãy nói không khi trẻ nghịch đồ nguy hiểm
” Không thể được” bạn chỉ được phép dùng trong những trường hợp khiến bé nguy hiểm hoặc có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành tính cách của trẻ. Khi muốn cấm trẻ hãy rủ trẻ chơi trò chơi khác để trẻ thấy thoải mái mà không bị gượng ép.
Kích thích phát triển ngôn ngữ
Ở giai đoạn này các cơ quan vùng phát âm đã phát triển vượt trội, bé đã bắt đầu phân biệt và sử dụng được các âm tiết khác nhau một cách chính xác. Những câu nói dài khoảng 2 đến 3 từ liền nhau cũng được bé sử dụng tốt trong giai đoạn này.
1 – 2 tuổi vẫn chưa cai sữa hoặc ngậm ty giả sẽ làm chậm khả năng phát triển ngôn ngữ
Giải thích rõ hơn tại sao bé cai sữa muộn hay 1 – 2 tuổi rồi mà vẫn ngậm giả ty sẽ làm giảm khả năng phát triển ngôn ngữ, điều này sẽ làm cho các cơ quan vùng vòm họng với chức năng điều khiển âm tiếng không phát triển, chậm nói. Vì thế bố mẹ cần hết sức lưu ý về vấn đề này, nên cho bé cai sữa từ 8 – 1 năm tuổi.
Cuối giai đoạn này, khoảng 1 tuổi rưỡi bố mẹ sẽ nhận thấy sự phát triển rõ rệt về khả năng ngôn ngữ của trẻ. Lúc này, bé mới nói được khoảng 4,5 từ đơn, đến 2 tuổi sẽ rơi vào khoảng 300 từ. Tất nhiên, điều này sẽ làm cho bé hiểu lời nói của mọi người xung quanh hơn và sự trợ giúp của mẹ càng lớn hơn. Mỗi lần tắm, ăn cơm, đi chơi hay thay quần áo cho con mẹ đều phải nói chuyện với con.
Nói cho bé biết tên từng loại con vật đồ chơi trong khi bé tắm
Ngoài ra, mẹ nên chuẩn bị đồ chơi con vật và nói cho bé biết tên của từng loại con vật, bé sẽ bắt đầu ghi nhớ sâu sắc những gì mẹ truyền đạt. Có thể thả vào bồn tắm để bé vừa tắm vừa chơi, đều đặn đến 2 tuổi vốn từ vựng của bé cực kỳ phong phú.
Trò chuyện nhiều hơn với bé mỗi ngày để vốn từ vựng của bé phong phú hơn
Trẻ nhỏ sinh ra đã có sẵn một vùng ngôn ngữ bẩm sinh nên việc ghi nhớ và sử dụng kể cả những từ khó bé đều tinh thông, mà điều này người lớn dần mất đi. Nếu trẻ nhỏ có 100% năng lực tiềm tài thì người lớn chỉ có 5% mà thôi, vì thế hãy nạp thật nhiều từ ngữ để nó in sâu vào tiềm thức của bé. Càng dạy nhiều từ thì trí não trẻ càng phát triển, càng trở thành một đứa trẻ thông minh.
Bộ Sách Nghệ Thuật Dạy Con Làm Việc Nhà Của Người Nhật
Giới thiệu Bộ sách Nghệ thuật dạy con làm việc nhà của người Nhật
Nghệ thuật dạy con làm việc nhà của người Nhật tập 1
Thời nay, chúng ta đang bối rối trước quá nhiều phương pháp nuôi dạy con, như phương pháp giáo dục sớm với mục tiêu phải trang bị ngay từ nhỏ cho trẻ những kỹ năng như kỹ năng tư duy, kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp Nhiều bà mẹ cảm thấy hoang mang không biết bắt đầu từ đâu. Nhưng tôi có thể nói chắc chắn một điều: Mục đích cuối cùng khi nuôi dạy con là cha mẹ phải dạy cho con tính tự lập! Đó là điều cần thiết để con vững tin bước vào đời.
Dạy con tự lập nghĩa là dạy con có thể tự chăm sóc bản thân, có thể tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh. Những điều này thì chỉ có cha mẹ, những người trực tiếp nuôi dạy trẻ, mới có thể làm được.
Trẻ có thể tự bước đi, tự ăn cơm, tự mặc áo quần, tự đi vệ sinh thì xem như đã tốt nghiệp thời kỳ em bé, thời kỳ em bé không thể tồn tại được nếu thiếu sự chăm sóc của cha mẹ. Giờ đây trẻ bắt đầu có thể tự chăm sóc được bản thân.
Nhưng trẻ như vậy mới chỉ là tự lập một nửa. Tự lập thực sự là trẻ phải biết tự nấu cơm cho mình, ăn xong thì tự dọn dẹp; phải biết tự giặt áo quần bẩn, rồi sắp xếp gọn gàng; phải biết thay các vật dụng cũ bằng các vật dụng mới; phải biết dọn dẹp nhà vệ sinh nếu thấy dơ và thay giấy nếu hết và phải biết quét dọn để nhà cửa luôn sạch sẽ, thông thoáng.
Trong quá trình lao động, con sẽ dần biết “tạo mối quan hệ tốt với những người xung quanh”, sẽ có một gia đình cần che chở, bắt đầu cuộc sống trên một mảnh đất nào đó, nghĩa là lúc này con không phải chỉ sống cho mình mà phải có trách nhiệm với người bạn đời. Đó là lúc con bạn đã “trở thành người lớn”.
Cuốn sách hướng dẫn các bậc cha mẹ dạy con làm việc nhà, thông qua làm việc nhà, các con sẽ học được cách sống.
Nghệ thuật dạy con làm việc nhà của người Nhật tập 2
Cuốn sách là tuyển tập những công việc dùng đôi tay và sức lực mà trẻ cần phải biết làm từ nhỏ.
Những công việc được nêu trong Chương hai là những công việc sử dụng đến đôi tay và sẽ đi theo con người ta suốt cả cuộc đời. Nếu trẻ học được cách làm những việc này đúng cách, mọi việc sẽ trở nên dễ dàng. Chính vì thế mà chúng ta hãy dạy đi dạy lại cho trẻ cách cầm nắm, cách sử dụng công cụ cho đến khi nào trẻ thành thạo mới thôi. Xét từ khía cạnh phát triển, 73 công việc được liệt kê trong cuốn sách này là tất cả những việc mà một đứa trẻ lên mười đều có thể thực hiện được.
Trong Chương ba và Chương bốn là những công việc mà người ta có thể nói là không có “cách làm đúng”. Tôi trình bày những công việc theo cách mình coi là đúng đắn. Tuy nhiên có thể đâu đó mỗi gia đình có thói quen và phong tục về cách làm khác nhau. Do vậy, bạn đọc hãy nhìn nhận nội dung này là những nội dung tham khảo “cách làm của gia đình tôi” với con cái của bạn.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …
Bạn đang đọc nội dung bài viết Tác Phong Làm Việc Của Người Nhật Khác Người Việt Như Thế Nào? trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!