Đề Xuất 6/2023 # Tết Xưa Và Nay Có Sự Khác Nhau Lớn Như Thế Nào? # Top 15 Like | Cuocthitainang2010.com

Đề Xuất 6/2023 # Tết Xưa Và Nay Có Sự Khác Nhau Lớn Như Thế Nào? # Top 15 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Tết Xưa Và Nay Có Sự Khác Nhau Lớn Như Thế Nào? mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Đốt pháo trong tết xưa và nay có gì khác?

“Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ, cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh” đã trở thành nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam mỗi dịp Tết đến xuân về. Nếu như Tết xưa nhà nhà có tràng pháo giấy treo trước cửa để đốt; thì ngày nay pháo hoa được thay thế trong đêm giao thừa. Pháo hoa sẽ được bắn ở các địa điểm lớn; người dân háo hức đi chơi sớm, tìm những địa điểm đẹp nhất để ngắm pháo hoa.

Dọn nhà đón tết có gì khác nhau giữa Tết xưa và nay?

Người Việt ta luôn quan niệm rằng, mọi thứ trước Tết phải thật hoàn hảo và sạch sẽ; có vậy thì một năm mới mọi điều mới tốt đẹp và hạnh phúc được. Nhờ đó mà phong tục dọn nhà đón Tết của người Việt ta ra đời; đây cũng là một trong những tục lệ tốt đẹp mà nhiều thế hệ vẫn gìn giữ được tới ngày nay.

Thời điểm dọn dẹp nhà thường sẽ vào những ngày cuối cùng của năm; mọi người trong gia đình cùng nhau tụ tập phân chia mỗi người một việc; cùng nhau dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ để đón năm mới. Đây cũng là dịp giúp mọi người trong gia đình gắn kết và hạnh phúc qua các công việc bình dị hằng ngày.

Tuy nhiên, ngày nay ở các khu vực thành phố, đô thị, không ít gia đình thường chọn các dịch vụ dọn dẹp nhà cửa thay vì tự mình “chỉnh trang” cho ngôi nhà của mình như trước.

Bánh chưng ngày Tết

Tết xưa cả gia đình thường quây quần gói bánh chưng, hàn thuyên đủ thứ bên bếp lửa hồng chờ bánh chín. Gói bánh chưng ngày Tết đã trở thành một nét văn hóa đẹp truyền thống của người Việt Nam.

Nhưng ngày nay thì khác, nhiều người vì bận công việc, nhà cửa nên không còn nhiều thời gian để cùng nhau gói bánh chưng như trước nữa. Hơn nữa, các cơ sở làm bánh chưng, các siêu thị lớn nhỏ ngày nay đều có bán bánh chưng, vừa đẹp lại vừa tiện nên nhiều gia đình đã chọn lựa mua bánh chưng thay vì tự gói như Tết xưa.

Du xuân

Đầu xuân năm mới, mọi người thường lựa chọn các địa điểm tâm linh cho chuyến xuất hành đầu năm của mình như đi lễ tại các đền, chùa với mong muốn một năm mới được thuận hòa, may mắn và ngập tràn những điều hạnh phúc.

Tuy nhiên, đó là phong tục của tết xưa; với tết của thời nay, giới trẻ lại lựa chọn chuyến du xuân của mình tới các vùng đất mới; để khám phá những văn hóa hay có những trải nghiệm mới và dịp đầu năm. Thậm chí, nhiều gia đình hiện nay, còn lựa chọn đi du lịch thay vì ở nhà đón tết như trước; đây cũng là một cách đón Tết khá mới lạ và thú vị.

Quà biếu Tết xưa và nay

Những món quà đậm chất truyền thống với mứt dừa, rượu quê, bánh chưng… đã và đang trở thành điều xa lạ với nhiều người Việt; đặc biệt là những người sống tại thành phố. Hình ảnh lũ trẻ ríu rít nhau cùng gia đình tay cầm bánh chưng tay cầm gói mứt sang thăm nhà họ hàng dường như đã không còn nhiều nữa.

Ngày nay, nhiều người thường chọn những món quà tết đắt tiền và sang trọng như bia ngoại; rượu ngoại; bánh mứt ngoại… Người ta cho rằng quà càng sang, càng độc đáo và cầu kỳ sẽ càng thể hiện được “tâm ý” của người biếu quà. 

Lời kết

Có thể bạn sẽ quan tâm:

THAM KHẢO THÔNG TIN ĐẦU TƯ TẠI ĐÂY NHÉ!

Họ và tên

Số điện thoại

Nội dung câu hỏi của bạn

Sự Khác Nhau Giữa Tết Trung Thu Xưa Và Nay

Hoàn cảnh thay đổi, con người thay đổi, những giá trị cũ cũng thay đổi, niềm vui cũng chẳng còn giống nhau, hoài niệm bao nhiêu cũng chẳng thể nào khiến mọi thứ quay trở lại…

Tết Trung thu thực chất là lễ hội đón trăng rằm được tổ chức tại một số quốc gia Đông Á, trong đó có Việt Nam. Vào thời điểm rằm tháng tám hàng năm, nhà nhà thường tổ chức bày cỗ trông trăng. Và khi trăng lên cao, trẻ con sẽ múa hát và phá cỗ. Ở một số nơi còn có tổ chức múa lân, múa sư tử và rước đèn.

Nhắc đến trung thu, hẳn là ai cũng có những cảm xúc và kỷ niệm của riêng mình về ngày tết này. Vậy Trung thu trong bạn là gì? Là chiếc đèn ông sao xanh đỏ, là bánh nướng bánh dẻo là phá cỗ, đón trăng rằm hay những phố lồng đèn tấp nập người xúng xính chụp ảnh, mua hàng?

Dù là gì, thì chắc chắn bây giờ ai cũng nhận ra một điều rằng, trung thu bây giờ so với trung thu ngày trước khác nhau nhiều lắm. Khác trong từng món quà bánh, từng món đồ chơi, trong cả cách đón trung thu lẫn trong từng con người.

Ngày xưa, trung thu đơn thuần chỉ là ngày tết của trẻ con. Ông bà bố mẹ thì bày cỗ, lũ trẻ háo hức rước đèn ngắm trăng, chơi các trò chơi dân gian, đuổi mắt bắt dê, rồng rắn lên mây, múa lân múa sư, hát các bài đồng dao. Chờ trăng lên đến đúng đỉnh đầu mới phá cỗ để được ăn cơ man nào là bánh nướng bánh dẻo hình con lợn con cá, mâm ngũ quả. Nhà nào tỉ mỉ hơn thì có thêm con chó lông xù được làm từ tép bưởi.

Quà bánh trung thu ngày xưa đơn giản mà ngon đến kỳ lạ. Đường phố lúc đó chưa nhiều đèn điện như bây giờ, nên mặt trăng dường như cũng sáng hơn, không khí trong lành và ấm áp hơn. Đèn ông sao năm cánh hai màu xanh đỏ lúc đó là linh hồn của ngày trung thu vì nhà nào, dù nghèo hay giàu có đến mấy đều treo nó trước cửa nhà.

Trung thu xưa còn là dịp để cả nhà tụ tập, ngắm trăng vui chơi, ông bà bố mẹ kể cho con trẻ những câu chuyện dân gian về chị Hằng chú Cuội, về truyền thống đón trung thu quý báu của dân tộc, là ngày mà lũ trẻ háo hức và đáng mong chờ chẳng kém gì ngày tết âm lịch.

Khi tiếng trống múa lân giòn giã thúc dục từ xa, lũ trẻ túa ra đường, đứa cầm đèn ông sao, đứa cầm đèn kéo quân, có đứa nhà nghèo không có tiền mua đèn thì làm lồng đèn từ lon sữa bò, thắp nến ở trông đẩy đi lách cách, đứa đeo mặt nạ chú cuội, mặt nạ hề kéo theo đám múa lân đi khắp phố phường.

Mùi hương khói, mùi xâu hạt bưởi cháy tí tách, mùi ngọt ngào từ những chiếc bánh nướng bánh dẻo, ánh đèn cầy lấp lánh, trung thu ngày xưa giản dị mà đầm ấm và tràn ngập niềm vui.

Trung thu bây giờ thì chẳng còn như xưa nữa. Đèn ông sao năm cánh biến mất dần, thay vào đó là hàng trăm mẫu đèn với màu sắc và hình thù khác nhau, đa phần chạy bằng pin và điện, còn có thể phát ra các bài nhạc vui tai. Bánh trung thu cũng chẳng đơn thuần chỉ còn là bánh nướng nhân thập cẩm hình con lợn con cá, bánh dẻo nhân đậu xanh, mà là cơ man biết bao nhiêu hương vị hấp dẫn khác nhau, như bánh trà xanh, bánh hạt sen, bánh trứng muối, bánh than tre… với hàng chục thương hiệu lớn nhỏ.

Trung thu bây giờ cũng chẳng còn mấy nhà phá cỗ ngắm trăng, mà mọi người chủ yếu tụ tập với nhau để ăn uống hay ra các phố đèn lồng để chụp ảnh, đến các trung tâm thương mại, trò chuyện với nhau qua mạng xã hội, chia sẻ niềm vui qua những bức ảnh chụp được vào mùa trung thu. Tiếng trống bồi, trống múa lân, múa sư cũng chẳng còn nhiều như xưa, thi thoảng lắm mới có thể nghe được ở các các miền quê.

Trẻ con cũng chẳng còn chơi các trò chơi dân gian hay chạy theo các đám rước đèn, đám múa lân nữa. Trẻ con bây giờ sẽ theo bố mẹ đi đến các quán xá cùng với các món quà hiện đại được mua ở các hàng lưu niệm, chứ không còn đơn giản là cái trống bồi hay cái lồng đèn tự làm nữa.

Cũng chẳng còn đứa nào háo hức ăn bánh trung thu như xưa. Bánh trung thu bây giờ là để người lớn biếu tặng lẫn nhau. Chẳng ai trông ngóng như ngày trước, chẳng cần đếm ngược từng ngày. Trung thu bây giờ đến rồi đi như một ngày lễ bình thường trong năm.

Hoàn cảnh thay đổi, con người thay đổi, những giá trị cũ cũng thay đổi, niềm vui cũng chẳng còn giống nhau. Hoài niệm bao nhiêu cũng chẳng thể nào khiến mọi thứ quay trở lại. Cứ mỗi lần đến mùa trung thu lại bao nhiêu xúc cảm lẫn lộn.

Thi thoảng, trong những lần tụ tập bạn bè đêm trung thu ở những quán xá sáng choang, bỗng nôn nao đến lạ vì tiếng trống múa lân vọng lại từ phố bên, tự nhiên thèm cái cảm giác bị sáp nến đèn ông sao chảy xuống tay nóng hổi, bên mâm cỗ ngày rằm, có lũ trẻ ngêu ngao hát:

“Ông giẳng ông giăng Xuống chơi với tôi Có nồi cơm nếp Có nệp bánh chưng

Có lưng hũ rượu Có khiếu đánh đu Thằng cu vỗ chài Bắt chai bỏ giỏ…”

Theo Hoa Anh Phạm (vtc.vn)

Sự Khác Biệt Thú Vị Giữa Tết Xưa Và Tết Nay

Tết xưa nhà nhà đốt pháo giấy, Tết nay chỉ được bắn pháo hoa. Tết xưa cả gia đình quây quần gói bánh chưng, ngày nay nhiều gia định chọn bánh chưng bán sẵn. Những nét thú vị ấy phần nào thể hiện rõ nét sự khác biệt giữa Tết xưa và Tết nay.

1. Đốt pháo

“Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ, cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh” đã trở thành nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam mỗi dịp Tết đến xuân về. Nếu như Tết xưa nhà nhà có tràng pháo giấy treo trước cửa để đốt, thì ngày nay pháo hoa được thay thế trong đêm giao thừa. Pháo hoa được bắn ở các địa điểm lớn, người dân háo hức đi chơi sớm, tìm những địa điểm đẹp nhất để ngắm pháo hoa.

2. Mứt Tết

Tết xưa dân dã giản dị với những hộp mứt Tết đơn giản, không quá cầu kỳ. Hộp mứt tết bìa các tông được gói gém đơn sơ, bên trong có chút ít mứt bí, mứt dừa, mứt lạc hay quả táo tàu vốn được coi là hàng “sang” thời bao cấp. Tết ngày nay những hộp mứt Tết được cách điệu ngày càng sang trọng, nhiều gia đình còn chọn cách làm mứt Tết tại nhà để đảm bảo an toàn, độ ngon miệng cũng như màu sắc đẹp mắt. Bên cạnh những hộp mứt Tết, thì những giỏ quà Tết sang trọng cũng được nhiều gia đình chọn lựa để làm quà.

3. Bánh chưng ngày Tết

Gói bánh chưng ngày Tết là một nét văn hóa đẹp truyền thống không bao giờ thay đổi được. Nếu như Tết xưa cả gia đình quây quần cùng gói bánh chưng bên nhau, thì ngày nay nhiều gia đình chọn cách mua bánh chưng, bánh tét làm sẵn ngoài hàng để tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều gia đình chọn cách gói bánh chưng tại nhà để mang hơi ấm Tết về với gia đình, cũng như chia sẻ cho con cháu những nét văn hóa độc đáo của dân tộc.

4. Mua hàng Tết

Thói quen mua sắm Tết vẫn được giữ gìn từ Tết xưa đến Tết nay. Ngày xưa, vào những ngày giáp Tết các gia đình đều đi chợ quê sắm sửa quần áo, đồ dùng, thực phẩm. Nếu ở Hà Nội, những con phố cổ như hàng Ngang, hàng Đào luôn luôn tấp nập người qua lại. Ngày nay, người dân chọn cách mua sắm Tết tại các trung tâm thương mại, siêu thị để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, giá cả cũng phải chăng.

5. Du xuân

Một trong những điểm khác biệt khác giữa Tết xưa và nay là xu hướng đi chơi Tết xa thay vì nghỉ Tết gần. Nhiều gia đình chọn đi du lịch vào dịp Tết như một cách nghỉ ngơi, xả stress sau một năm làm việc vất vả.

6. Chúc Tết

Sự lên ngôi của mạng xã hội khiến nhiều thói quen, nếp sống của con người thay đổi. Trong dịp Tết, người ta không cần đến tận nhà, gặp tận mặt mới có thể chúc Tết, mà chỉ cần một chiếc smartphone là đã có thể gửi lời chúc năm mới tốt lành đi khắp nơi.

7. Giải trí ngày Tết

Tối 30, nhiều gia đình vẫn giữ thói quen quây quần bên nhau, mở tivi xem Táo quân và nhiều chương trình chào xuân. Trong khi đó, không ít người chọn giải trí cách cày phim, đọc truyện hay ngủ nướng suốt những ngày nghỉ Tết.

8. Quà biếu Tết

Giỏ quà biếu Tết xưa thường không quá cầu kỳ với hộp mứt tết bìa các tông được gói đơn sơ, chai rượu nếp hay vài loại hoa quả quen thuộc. Trong dịp Tết ngày nay, giỏ quà mang đi biếu ngày càng sang trọng với đủ loại rượu ngoại, bánh mứt cao cấp và trái cây khắc chữ, in hình độc đáo.

9. Cây chưng nhà dịp Tết

Ngày xưa, người ta chỉ cần cành đào, cành mai hay chậu quất nhỏ để chưng nhà dịp Tết. Còn ngày nay, đủ loại cây trái độc, lạ như bưởi thỏi vàng, đào bonsai, xoài in chữ, dưa hấu vuông… được lựa chọn để bày trong nhà.

10. Dọn nhà ngày Tết

Năm hết Tết đến, dọn dẹp và trang hoàng nhà cửa đón Tết là một trong những công việc gia đình Việt không thể bỏ qua. Ngày xưa, các thành viên trong gia đình thường giúp nhau dọn dẹp. Còn ngày nay, không ít người bỏ tiền ra thuê người làm dịch vụ dọn nhà theo nhu cầu chỉ với một vài thao tác nhanh gọn trên điện thoại.

11. Làm đẹp

Tết xưa vào ngày cuối cùng của năm cũ, các chị em thường tắm rửa sạch sẽ với bồ kết, hoặc xông hơi với các loại lá cây để tẩy sạch bụi bẩn, xui rủi của năm cũ, còn giờ đây, cách Tết hàng tháng trời các chị em đã ra tiệm làm tóc, sấy, uốn, duỗi nhuộm để chưng diện ngày Tết.

12. Chụp ảnh

Tết xưa, khi đi chơi chúng ta thường thấy những bác, chú chụp ảnh dạo thường. Nếu ai thích thì chụp, sau đó phải chờ mấy ngày sau mới lấy được hình. Còn giờ đây, ai cũng lăm lăm điện thoại trong tay để chụp ảnh sống ảo, đôi khi thời gian chụp ảnh còn nhiều hơn là vui chơi, ngắm cảnh nữa.

Những câu thơ dí dỏm để thể hiện sự khác biệt giữa Tết xưa và Tết nay: Tết này chẳng giống Tết xưa Chẳng ai còn nhớ Tết xưa thế nào Tết xưa cảm xúc nao nao Tết nay cảm xúc cho vào hư vô Tết xưa sếp thưởng tiền đô Tết nay sếp thưởng hàng lô về dùng Tết xưa chẳng muốn trôi qua Tết nay chỉ muốn ở nhà cho xong Tết xưa dạo bộ lòng vòng Tết nay đánh võng uốn cong vỉa hè Tết xưa bánh kẹo nước chè Tết nay thanh niên chỉ nhăm nhe hút cần Tết xưa nhọ nồi tình thân Tết nay “sát phạt” mới gần nhau hơn Tết xưa mọi thứ giản đơn Tết nay vay mượn để hơn mọi người Tết xưa xong Tết vui cười Tết nay xong Tết nhiều người bi oan Tết xưa được nhận phong bao Tết nay con cháu nhao nhao đòi quà Tết xưa tụ họp gần xa Tết nay chỉ thấy lên bar, vũ trường Tết xưa đốt pháo đầy đường Tết này đốt pháo lên phường nha bây Tết xưa đi hội ngắm cây Tết nay đi hội bẻ cây bẻ cành Tết xưa con trẻ hiền lành Tết nay tí tuổi đã thành “dân chơi” Cho dù thay đổi nhiều rồi Nhưng đừng quên Tết ai ơi nhớ về!

Còn rất nhiều những nét đẹp văn hóa cũng như phong tục truyền thống được giữ gìn từ Tết xưa đến Tết nay như xin lộc đầu xuân, lỳ xì, du xuân hay xin chữ… Mặc dù có nhiều thay đổi, song Tết vẫn là dịp quan trọng để cả nhà sum vầy, cùng nhau chúc Tết, cùng nhau cầu mong một năm mới an lành, hạnh phúc.

Những Khác Biệt Thú Vị Giữa Tết Xưa Và Tết Nay.

Liệu Tết ngày nay có còn giữ nguyên được giá trị vốn có hay chỉ là một kì nghỉ dưỡng dài ngày ?

1. Pháo

Từ xưa chúng ta thường có câu “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ, cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”. Nó đã trở thành một trong những nét văn hóa đặc trưng mỗi dịp Tết đến xuân về của người Việt mình. Ngày xưa nhà nhà treo pháo trước cổng đốt đêm 30, tiếng pháo nổ giòn giã cứ thế vang khắp xóm làng. Ngày nay không cho đốt pháo nữa mà thay vào đó là tổ chức bắn pháo hoa tập trung tại các địa điểm lớn.

2. Bánh mứt Tết

Vào những ngày Tết xưa, những hộp mứt tết được thiết kế và đóng gói đơn giản, không quá cầu kỳ. Chiếc hộp màu đỏ, hình ngũ giác, được gói trong chiếc túi bóng kính rồi buộc thắc nút một đầu bằng chiếc nơ màu đỏ rực. Tết ngày nay thì khỏi phải bàn, bánh kẹo mứt tết đa dạng, màu mè và ngon hơn hẳn. Hộp bánh mứt ngày nay cũng vì thế mà cầu kỳ, thiết kế sang trọng từ màu sắc cho đến chất liệu.

3. Bánh chưng Tết

Những ngày sát Tết xưa, các bà các mẹ tranh thủ ra chợ mua thịt mua nếp. Rồi cả nhà quây quần cùng nhau, phụ cha ông gói từng chiếc bánh chưng, đó như là một nét đẹp văn hóa không phai trong mỗi người con Việt. Còn ngày nay, để tiết kiệm thời gian và công sức thì đa số mọi người chọn cách mua bánh chưng làm sẵn tại các cửa hàng. Chỉ còn một số ít vẫn còn tự gói bánh chưng tại nhà để giữ vững truyến thống và nét đẹp dân tộc ta cho con cháu sau này.

4. Mua sắm đồ Tết

Thói quen mua sắm đồ Tết từ xưa đến nay thì vẫn vậy, vẫn đông đúc, nhộn nhịp và hối hả. Tuy nhiên vào ngày xưa, khi mỗi dịp sát Tết mọi người đổ xô ra chợ để sắm sửa quần áo, đồ dùng, thực phẩm. Thì ngày nay mọi người thường mua sắm tại các trung tâm thương mại, siêu thị lớn đảm bảo an toàn thực phẩm hơn và cũng tránh tình trạng bị chặt chém giá cả.

5. Cây cảnh chưng nhà ngày Tết

Ngày xưa, nhà nhà chỉ cần cành đào, cành mai đính thêm vài quả bóng bay hay chậu quất nhỏ để chưng trước cửa là đã tràn ngập hình ảnh Tết rồi. Ngày nay, có nhiều cây cảnh nhập khẩu, nhiều loại độc đáo như đào bonsai, bưởi thỏi vàng,..vv.. rồi còn được trang trí thêm đèn led màu mè.

6. Du xuân ngày Tết

Dù ai đi ngược về xuôi thì ngày Tết vẫn là dịp hồi hương, đoàn tụ với gia đình. Ngày xưa hay ngày nay nhiều người vẫn chọn việc du xuân tại quê như là một cách giữ gìn mối quan hệ. Tuy nhiên ngày nay có một bộ phận, đặc biệt là người dân ở các thành phố chọn đi du lịch như một kỳ nghỉ xả stress sau một năm làm việc vất vả.

7. Lời chúc Tết

Trong cái thời đại công nghệ 4.0 này, với sự lên ngôi của mạng xã hội thì những lời chúc tết cũng khác đi phần nào. Ngày xưa, sửa soạn ăn mặc tươm tất để đi chúc Tết gia đình, họ hàng và háng xóm. Ngày nay với 1 chiếc smartphone thì chỉ cần ngồi nhà là có thể chúc Tết tới bạn bè, người thân.

8. Giải trí ngày Tết

Ngày xưa, nhà nào có cái tivi màu là cũng thuộc dạng khá giả và giàu có lắm rồi. Ngày nay, hầu như nhà nào cũng có 1 cái tivi to hơn, độ phân giải tốt hơn, nhiều kênh hơn. Hồi trước cứ đêm 30 Tết là cả nhà quây quần ngồi xem Táo quân, Gặp nhau cuối năm. Còn bây giờ có thể xem lại bất cứ lúc nào, chương trình xuân cũng tràn lan đủ thể loại, ba mẹ coi của ba mẹ, con cái thì coi của con cái.

9. Giỏ quà biếu ngày Tết

Ngày xưa, giỏ quà Tết khá đơn giản và mộc mạc, ít mứt, ít hoa quả với chai rượu nếp là vừa đủ. Còn ngày nay, ra tiệm ra hàng là đủ các loại đóng gói sẵn, sang trọng và đẹp mắt. Nào là rượu ngoại, bánh kẹo ngoại luôn, trái cây in khắc chữ hình độc đáo.

10. Chụp ảnh ngày Tết

Những ngày Tết xưa, muốn chụp ảnh gia đình thì phải gọi các bác thợ chụp dạo, rồi đợi mấy ngày sau mới có hình đóng khung đem treo. Còn ngày nay, trong tay của ai cũng có sẵn cái điện thoại chụp hình siêu nét, selfie sống ảo mọi lúc mọi nơi. Nhiều lúc ham chụp ảnh đến mức quên cả việc ngắm cảnh, trò chuyện với nhau.

Đây chỉ là những so sánh thú vị mà Swift247 chúng mình mang đến cho các bạn, mong rằng các bạn sẽ có một dịp Tết năm mới tràn ngập hạnh phúc và nhiều ý nghĩa. Bên cạnh đó Swift chúng mình vẫn luôn sẵn sàng vận chuyển quà Tết một cách nhanh chóng và bảo đảm an toàn, Tết này sẽ trọn vẹn hơn biết bao.

Với dịch vụ vận chuyển siêu hỏa tốc bằng đường hàng không chỉ từ 5 tiếng cùng Vietjet Air, Swift247 cam kết vận chuyển và trao tay tất cả các loại hàng mà bạn yêu thích trong thời gian ngắn nhất dù bạn ở bất cứ đâu.

Đặt hàng ngay trên website hoặc ứng dụng để tận hưởng siêu tiện ích và hệ thống tracking, SMS 24/7 và tính năng chọn thời gian nhận hàng.

SWIFT247 – SHIP NƯỚC RÚT – KỊP TỪNG PHÚT

Hotline: 1900 27 27 47

🌐Website: https://swift247.vn/

Trụ sở chính: Tầng 6 Vietjet Plaza, 60A Trường Sơn, phường 2, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.

💞Tải app ngay hôm nay trải nghiệm ngay dịch vụ tận hưởng siêu tiện ích vận chuyển 4.0:

Android: http://bit.ly/2kkZK2O

IOS: https:https://apple.co/2kDLIK0

Website: https://app.swift247.vn/authorize

📌Địa chỉ bưu cục SWIFT247:

Đà Nẵng: 157-159 Hàm Nghi, quận Thanh Khê.

Hà Nội: 69 Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng.

Hồ Chí Minh:

60A Trường Sơn, quận Tân Bình.

8bis Công Trường Quốc Tế (đối diện Hồ Con Rùa), quận 3.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Tết Xưa Và Nay Có Sự Khác Nhau Lớn Như Thế Nào? trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!