Đề Xuất 3/2023 # Cơ Bản Về Xe Ô Tô # Top 8 Like | Cuocthitainang2010.com

Đề Xuất 3/2023 # Thông Tin Cơ Bản Về Xe Ô Tô # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cơ Bản Về Xe Ô Tô mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Khi tìm hiểu về những chiếc xe ô tô, chúng ta sẽ được nghe tới các thuật ngữ CKD, CBU, SKD vv… Vậy chúng là gì?

CKD (Completely Knocked Down): Nghĩa là xe lắp ráp trong nước với 100% linh kiện được nhập khẩu (completely). Ở trường hợp này, hãng xe (có nhà máy ở VN) đã nhập khẩu toàn bộ linh kiện sau đó gia công, lắp ráp thành chiếc xe hoàn chỉnh.

SKD (Semi-Knocked Down): Xe lắp ráp trong nước có một số linh kiện đã được nội địa hoá .

CBU (Completely Built-Up): Xe được sản xuất hoàn toàn ở nước ngoài và nhập khẩu nguyên chiếc về VN. Ví dụ BMW, Audi không có nhà máy ở VN nên chỉ kinh doanh xe nhập khẩu nguyên chiếc.

FBU (Fully Built Up): Giống nghĩa với CBU nhưng rất hiếm khi thấy sử dụng từ này.

Xét về lợi ích, chính phủ luôn áp thuế nhập khẩu cao đối với xe CBU và khuyến khích ngành công nghiệp xe CKD. Các nhà hoạch định cho điều này là hợp lý vì CBU không tạo ra nhiều lợi ích và cơ hội việc làm cho quốc gia tiêu thụ. Trong khi đó, xe CKD lắp ráp trong nước sẽ khuyến khích phát triển công nghiệp phụ trợ, làm tăng tỷ lệ nội địa hóa, cộng thêm các cơ hội kinh doanh và việc làm được mở ra… nên phát triển xe CKD đặc biệt được chính phủ khuyến khích.

Thật không may, các nhà sản xuất hiếm khi cùng một lúc tung ra thị trường một mẫu xe ở cả hai phiên bản CBU và CKD. Ví dụ, dòng xe CKD Toyota Altis chỉ xuất hiện ở Việt Nam một năm sau khi phiên bản chính thức được phát hành tại nước sản xuất. Trong khi đó, chỉ có khoảng một nửa trong số các sản phẩm của BMW ở Việt Nam là CKD, trong khi phần còn lại là các dòng xe CBU có xuất xứ từ Đức.

Sự khác biệt lớn nhất và rõ ràng nhất giữa CBU và CKD là giá cả. Do chịu thuế nhập khẩu cao hơn nên xe nhập theo hình thức CBU sẽ có giá cao hơn so với xe CKD. Mức thuế suất nhập khẩu áp cho xe CBU từ 70-80% so với 10% thuế nhập khẩu linh kiện của xe CKD. Ngoài thuế nhập khẩu, xe nhập khẩu nguyên chiếc còn bị áp thuế thuế tiêu thụ đặc biệt (từ 45-60%). Xe nhập có công suất máy (dung tích xi-lanh) lớn hơn sẽ phải chịu mức thuế suất cao hơn. Với 2 biểu thuế chênh lệch như vậy, nếu bạn chọn mua dòng CBU thì ngân sách mua xe của bạn sẽ bị đội lên đáng kể.

Trên thực tế, không phải tất cả các xe CBU đều bị áp mức thuế giống nhau. Nếu chiếc xe CBU có xuất xứ tại ASEAN, mức thuế suất sẽ được ưu đãi hơn so với xe nhập từ các nước WTO. Bởi vì thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc không được áp dụng với chiếc xe được sản xuất nguyên chiếc tại một nước ASEAN (hiệp định AFTA và ATIGA). Việt Nam đang là một ngoại lệ vì là nước đang trong giai đoạn chuyển đổi nên vẫn được áp thuế đối với xe có xuất xứ ASEAN (50%).

Tuy nhiên, từ năm 2018, khi cộng đồng kinh tế Asean (ACE) chính thức được thực hiện thì mức thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc sẽ trở về mức 0%. Như vậy, với mức thuế 0% đối với xe nguyên chiếc nhập từ các nước ASEAN thì một chiếc xe nhập khẩu CBU từ ASEAN sẽ rẻ hơn chiếc xe CKD lắp ráp tại Việt Nam, mặc dù điều này không phải lúc nào cũng đúng. Do đó, bạn đừng quên hỏi đại lý bán xe về xuất xứ của nó (nơi lắp ráp) trước khi quyết định mua hàng.

Đã có những cuộc tranh luận về sự khác biệt về chất lượng giữa xe nhập khẩu nguyên chiếc CBU và lắp ráp trong nước CKD. Hẳn là có sự khác biệt về thông số kỹ thuật giữa hai loại xe, chẳng hạn như vật liệu sử dụng, tay nghề, công nghệ hoàn thiện, tiêu chuẩn áp dụng… nhưng thường là rất nhỏ. Tuy nhiên, một số người mua xe sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để mua một chiếc xe CBU vì tin rằng có sự khác biệt rõ rệt về chất lượng so với loại CKD.

Do trung tâm nghiên cứu phát triển (R&D) của các hãng xe lớn đều nằm ở nước ngoài nên các phiên bản CBU thường xuất hiện đầu tiên trên thị trường nước ngoài, sau đó được nhập khẩu về Việt Nam. Các phiên bản xe CKD sẽ xuất hiện trên thị trường Việt Nam muộn hơn, thông thường sau khoảng một năm so với các phiên bản CBU.

Đối với người Việt, xe ô tô không chỉ là là một phương tiện đi lại mà còn là một tài sản quan trọng. Do đó, dù giá xe nhập khẩu nguyên chiếc thường rất đắt do bị áp thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt cao, nhu cầu đối với loại xe này vẫn rất lớn.

Các loại bằng lái xe ô tô ở Việt Nam

Các loại bằng lái xe ô tô ở Việt Nam:

1.Hạng B1 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

Bằng lái B1 có 2 loại là B11 và B12

B11 được cấp cho người không hành nghề lái xe và được áp dụng với xe số tự động với những điều kiện sau:

– Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe.

– Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

– Ô tô dùng cho người khuyết tật.

B12 được cấp cho người không hành nghề lái xe với các điều kiện sau:

– Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe.

– Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

– Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

2.Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

– Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

– Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.

3.Hạng C cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

– Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên.

– Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên.

– Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.

4.Hạng D cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

– Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe.

– Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.

5.Hạng E cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

– Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi;

– Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.

. Người có giấy phép lái xe các hạng B1, B2, C, D và E khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 kg.

6.Hạng F cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa, được quy định cụ thể như sau:

– Hạng FB2 cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng B2 có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và hạng B2;

– Hạng FC cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2;

– Hạng FD cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2;

– Hạng FE cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD.

Thời hạn của giấy phép các loại bằng lái xe ô tô ở Việt Nam:

Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

Giấy phép lái xe hạng B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.

Điều kiện để nâng hạng bằng lái xe ô tô:

Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.

Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định.

Người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn như sau:

Hạng B1 số tự động lên B1: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;

Hạng B1 lên B2: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;

Hạng B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng; các hạng D, E lên FC: thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên;

Hạng B2 lên D, C lên E: thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.

Người học để nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.

Thực tế là hiện nay các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa giữa các khu vực xa xôi hẻo lãnh thì tình trạng phương tiện giao thông đường bộ hết niên hạn sử dụng xe ô tô, đặc biệt là xe ô tô chở hàng và xe ô tô chở người vẫn tham gia giao thông đang còn là vấn nạn và tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường.

– Không quá 25 năm với ô tô chở hàng; ô tô chở người quá niên hạn sử dụng được chuyển đổi thành ô tô chở hàng; ô tô chở hàng chuyển đổi thành ô tô chuyên dùng; và ô tô chuyên dùng, ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi (kể cả chỗ người lái) chuyển đổi thành ô tô chở hàng.

– Không quá 20 năm với ô tô chở người từ 10 chỗ ngồi trở lên (kể cả chỗ người lái); và ô tô chở người chuyên dùng chuyển đổi thành ô tô chở người dưới 9 chỗ ngồi (kể cả chỗ người lái).

– Không quá 17 năm với ô tô chở người chuyển đổi công năng, ô tô chở hàng đã chuyển đổi thành ô tô chở người trước ngày 1/1/2002.

– Không có niên hạn sử dụng với ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi (kể cả người lái), ô tô chuyên dùng, xe rơ-moóc và sơ-mi rơ-moóc .

Niên hạn sử dụng xe ô tô được tính từ khi nào?

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 95/2009/NĐ-CP được tính theo năm, kể từ năm sản xuất của ô tô và xác định căn cứ theo thứ tự ưu tiên sau:

Số nhận dạng của xe (số VIN); Số khung của xe; Các tài liệu kỹ thuật (bao gồm Catalog, sổ tay thông số kỹ thuật, phần mềm nhận dạng hoặc các thông tin của nhà sản xuất);

Thông tin trên nhãn mác của nhà sản xuất được gắn hoặc đóng trên ô tô;

Hồ sơ lưu trữ như: Giấy chứng nhận chất lượng;

Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với ô tô sản xuất trong nước;

Biên bản kiểm tra hoặc nghiệm thu, Giấy chứng nhận chất lượng phương tiện cơ giới đường bộ cải tạo đối với ô tô cải tạo;

Hồ sơ gốc do cơ quan công an quản lý;

Chứng từ nhập khẩu.

Ô tô không có ít nhất một trong những tài liệu, hồ sơ, cơ sở nêu trên được coi là hết niên hạn sử dụng.

Đối với các loại ôtô cải tạo hoặc chuyển đổi công năng sử dụng, thời điểm áp dụng niên hạn sẽ được tính từ năm sản xuất đến trước khi chuyển đổi. Ngoài ra, còn có một số trường hợp đặc biệt khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép, niên hạn sử dụng được tính từ năm đăng ký xe ô tô lần đầu.

Xử phạt nếu vẫn lưu hành xe quá niên hạn sử dụng như thế nào?

Theo điểm b khoản 5 Điều 16 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, hành vi điều khiển xe quá niên hạn sử dụng tham gia giao thông (đối với loại xe có quy định về niên hạn sử dụng) thì bị phạt tiền từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng.

Các hạng bằng lái xe mới trong Dự thảo Luật Giao thông đường bộ

Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) chia giấy phép lái xe ra thành 17 hạng khác nhau thay vì 13 hạng như hiện nay.

Các hạng bằng lái xe mới trong Dự thảo Luật Giao thông đường bộ

N guoidentubinhduong tổng hợp tại website : chúng tôi

Tìm Hiểu Cơ Bản Về Động Cơ Đốt Trong Xe Ô Tô

Động cơ đốt trong có lịch sử ra đời từ rất lâu và được ứng dụng rất phổ biến. Đây là một bộ phận rất quan trọng của chiếc xe hơi. Trong bài viết hôm nay DPRO sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản, ngắn gọn và đầy đủ nhất về động cơ đốt trong xe ô tô.

Động cơ đốt trong là gì?

Động cơ đốt trong là một loại động cơ nhiệt quá trình đốt cháy nhiên liệu sinh nhiệt và quá trình biến đổi nhiệt năng thành công cơ học dưới dạng moment quay (hay còn gọi là moment xoắn) .

Phân loại động cơ đốt trong dùng cho ô tô

Động cơ Xăng

Động cơ Diezen

Động cơ 4 kì hay còn được gọi là động cơ Otto (để tưởng nhớ cha đẻ của công nghệ này Nikolaus Otto)

Động cơ 2 kì (loại này hầu như không được còn sử dụng)

Động cơ pít tông đẩy (hay kết hợp với tay biên và trục khuỷu)

Động cơ Wankel (Động cơ pít tông tròn)

Động cơ pít tông quay

Động cơ pít tông tự do

Tạo hỗn hợp bên ngoài

Tạo hỗn hợp bên trong

Ngoài ra còn có rất nhiều cách phân loại khác nữa

Động cơ đốt trong có rất nhiều chi tiết, nhưng cấu tạo chung bao gồm 2 cơ cấu và 4 hệ thống:

Thanh truyền (tay biên): Có nhiệm vụ truyền lực giữa piston và trục khuỷu.

Trục khuỷu: Có tác dụng biến đổi chuyển động tịnh tiến của píttông thành chuyển động quay giống như trục ở bộ bánh vít – trục vít.

Nhận lực từ thanh truyền tạo ra momen quay để kéo máy công tác, nhận năng lượng từ bánh đà truyền lại cho piston để thực hiện các quá trình hút, nén và xả.

Cơ cấu này có nhiệm vụ đóng mở các cửa nạp thải đúng lúc để động cơ thực hiện quá trình nạp khí mới vào xy lanh cũng như thải khí đã cháy trong xy lanh ra bên ngoài.

Đưa dầu bôi trơn để làm giảm ma sát các bề mặt của các chi tiết. Như vậy các chi tiết sẽ hoạt động tốt và tăng tuổi thọ.

Giúp làm mát, giải nhiệt cho động cơ, giúp động cơ không vượt quá giới hạn nhiệt độ cho phép khi hoạt động.

Làm quay trục khuỷu động cơ đến 1 tốc độ nhất định để giúp hệ thống khởi động, động cơ đốt trong.

Ngoài ra động cơ xăng còn có thêm hệ thống đánh lửa.

Nguyên lý hoạt động của động cơ đốt trong 4 kỳ

Kì 1 là kỳ nạp : nạp – xupap nạp mở xupap thải đóng

Lúc này piston được trục khuỷu dẫn độ đi xuống, áp suất trong xi lanh giảm, lanh nhờ sự chênh lệch áp suất không khí trong đường nạp sẽ qua cửa nạp đi vào xi

Piston đi từ điểm chết dưới lên điểm chết trên, lúc này cả 2 van xupap đều đóng.

Piston chuyển động đi lên làm thể tích trong xi lanh giảm áp suất nhiệt độ khí trong xi lanh tăng.

Ở cuối thì thứ hai (piston ở tại điểm chết trên) ,vòi phun phun một lượng nhiên liệu điêzen với áp suất cao vào trong buồng cháy để đốt cháy nhiên liệu.

Trong kỳ 3 sẽ tạo công – các van vẫn tiếp tục được đóng. Pitton đi từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới, giống như kỳ 2, cả 2 xupap đều đóng.

Nhiên liệu sẽ được phun tơi vào buồng cháy trộn với khí nóng để tạo hòa khí và được đốt cháy.

Áp suất và nhiệt độ trong xi lanh, hòa khí tự bốc cháy và đẩy pitton đi xuống qua thanh truyền đến trục khuỷu và được biến đổi thành chuyển động quay và sinh công.

Đây là kì duy nhất sinh công trong cả 4 kỳ.

Piston đi từ điểm chết dưới lên điểm chết trên, van xupap nạp đóng, van xupap thải mở.

Pittông được trục khuỷu dẫn động đi lên, đẩy khí thải trong xi lanh qua đường ống thải, thải ra ngoài.

Piston đi đến điểm chết dưới lên điểm chết trên, xupap thải động, xupap nạp mở, và trong xi lanh lại diễn ra một chu trình mới.

Xe Kia Morning – Thông Tin Chi Tiết Về Dòng Xe Ô Tô Kia Morning

Tổng quan về xe Kia Morning

Kia Morning (hay còn được gọi là Kia Picanto), là mẫu xe đô thị cỡ nhỏ, dòng xe được ra đời vào năm 2003 và đã trải qua hai thế hệ. Trong đó thế hệ Kia Morning thứ ba được chính thức giới thiệu tại Hàn Quốc. Đến năm 2017, Kia Morning thế hệ mới được chính thức được ra mắt tại các thị trường khác và sẽ dự kiến về Việt Nam vào năm 2019.

Hình ảnh chiếc xe Kia Morning

Các thông số kỹ thuật của xe Kia Morning

KIA MORNING THÔNG SỐ

Kích thước tổng thể (DxRxC) 3.595 x 1.595 x 1.490 mm

Chiều dài cơ sở 2.385 mm

Khoảng sáng gầm xe 152 mm

Bán kính quay vòng 4.900 mm

Động cơ Xăng, Kappa 1,25 lít, loại 4 xilanh thẳng hàng

Momen xoắn cực đại 120 Nm/4000 rpm

Hộp số sàn 5 cấp, tự động 4 cấp

Trọng lượng không tải 940 kg (Si MT) 960 kg (Si AT)

Trọng lượng toàn tải 1.340 kg (Si MT) 1.370 kg (Si AT)

Dung tích thùng nhiên liệu 35 L

Số chỗ ngồi 05 chỗ

Lốp xe và mâm xe 175/50R15 mâm đúc hợp kim nhôm

Nội thất của xe Kia Morning có đặc điểm gì nổi trội?

Bảng táp lô dạng bán đối xứng với bảng điều khiển trung tâm cỡ lớn, chia làm hai mảng riêng biệt âm thanh/ điều hòa, hốc gió tạo hình khác biệt và các nút bấm hình tròn.

Ghế da màu đen viền đỏ được trang bị cho bản cao cấp nhất, bàn đạp ga – phanh – ly bằng thép, giúp cho xe không bị gỉ.

Tay nắm cửa crom, cửa sổ trời điều chỉnh điện, hệ thống sưởi ở hàng ghế trước và vô lăng, điều hòa tự động và màn hình giải trí trung tâm,…

Hình ảnh nội thất của xe Kia Morning

Đồng hồ chính dạng optiron sáng đẹp, màn hình DVD với chức năng dẫn đường GPS, các đèn chức năng trong xe tỏa ánh sáng cam rực rỡ và sang trọng, giúp người lái dễ nhận ra và điều khiển trong đêm.

Hàng ghế sau cho phép gập 60:40 linh hoạt khi cần mở rộng không gian khoang chứa đồ.

Tóm lại, Kia Morning đem đến cho người sử dụng nhiều chi tiết thiết kế bắt mắt, thu hút với đầy đủ các tính năng tiện nghi.

Điểm đáng chú ý về ngoại thất của xe Kia Morning

Xe Kia Morning cũng được thiết kế lại với cản trước thể thao, hốc gió lớn và lưới tản nhiệt sở hữu những chi tiết màu đỏ thu hút.

Xe Kia Morning được trang bị hệ thống ống xả kép cùng bộ mâm hợp kim 16 inch và thiết kế cản sau hầm hố hơn.

Cụm đèn trước halogen dạng bóng chiếu tròn trịa, kích thước lớn ấn tượng thì hốc gió cũng được tạo hình rất lạ mắt, đặc biệt là đèn sương mù tròn giúp xe nổi bật hơn cả.

Điểm nhấn ấn tượng nhất cho thiết kế xe Kia Morning đó là đôi mắt lớn, cái mà được tạo hình cuốn hút cùng dải đèn LED chạy ban ngày hiện đại, cản trước và cản sau với thiết kế thể thao.

Hình ảnh ngoại thất của xe Kia Morning

Gương chiếu hậu hỗ trợ chỉnh gập điện và tích hợp đèn báo rẽ.

Hông xe tạo điểm nhấn với bộ mâm 4 chấu kép hình cánh quạt cá tính.

Cụm đèn hậu của xe Kia Morning vẫn giữ được kiểu dáng cũ tuy nhiên thì phiên bản mới chúng được tạo hình bắt mắt hơn rất nhiều.

Hiện tại, trên thị trường thì Kia Morning 2019 có 7 màu xe dành cho Kia Morning, đó là màu đỏ, màu trắng, màu xanh, bạc, xám, nâu vàng và màu đen.

Đánh giá về động cơ của xe Kia Morning

Kia Morning phiên bản mới sở hữu động cơ mạnh nhất trong dòng xe hạng A của Kia. Xe ô tô sử dụng động cơ tăng áp T-GDI với dung tích 1.0 L, sản sinh ra công suất 99 mã lực, mô-men xoắn 176 Nm tại 1.500 vòng/phút cùng với hộp số sàn 5 cấp. Bằng việc sử dụng động cơ mới này, Kia Morning thế hệ mới có thể tăng tốc từ 0 đến 100 km/h trong 10,1 giây trước khi xe đạt tốc độ tối đa 180 km/h

Động cơ tăng áp mới của xe Kia Morning được trang bị tính năng phun xăng trực tiếp và vì thế mà chúng đáp ứng được các yêu cầu về quy định khí thải Euro 6D. Kia Morning phiên bản mới hiện nay có tất cả ba phiên bản động cơ, trong đó mạnh nhất là loại máy xăng 1.0 T-GDI tăng áp mới với công suất cực đại 99 mã lực và mô-men xoắn cực đại 172 Nm. Phiên bản mới này đi kèm với hộp số tay năm cấp, thời gian tăng tốc từ 0 đến 100 km/h là 10,1 giây, tốc độ tối đa 180 km/h.

Hình ảnh động cơ của xe Kia Morning

Còn lại, hai phiên bản động cơ thấp hơn của Kia Morning đều là máy xăng hút khí tự nhiên: Một bản với công suất 66 mã lực và một bản với công suất 83 mã lực. Trong đó, cả hai phiên bản thấp này đều sử dụng hộp số tay 5 cấp tiêu chuẩn.

Sự tiện nghi của xe Kia Morning so với các dòng khác

Dòng xe Kia Morning 20119 có cửa sổ trời, giám sát hành trình, điều hòa tự động, gương trang điểm tích hợp đèn và giám sát áp suất lốp cũng được tích hợp.

Vô-lăng 3 chấu thiết kế bắt mắt tích hợp đầy đủ các nút bấm chức năng, hệ thống giải trí với màn hình trung tâm kích thước lớn, tương thích Apple Carplay và Android Auto,các kết nối đa phương tiện, hệ thống điều hoà tự động, khởi động bằng nút bấm…

Đánh giá độ an toàn của xe Kia Morning

Kia Morning được trang bị bộ phanh trước sau dạng Đĩa/ tang trống, kết hợp với các tính năng như Chống bó cứng phanh và phân phối lực phanh điện tử, giúp việc điều khiển xe luôn chính xác và an toàn trong mọi tình huống sử dụng đến phanh.

Ngoài ra, xe Kia morning còn được trang bị một số hệ thống an toàn như:

Hệ thống chống bó cứng phanh ABS

Hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD

Dây đai an toàn các hàng ghế

Khóa cửa điều khiển từ xa

Khóa cửa trung tâm

Túi khí người lái.

Hình ảnh điểm nhấn của xe Kia Morning

Điểm nhấn của xe Kia Morning đối với người sử dụng

Điều đặc biệt của Kia Morning so với các đối thủ cạnh tranh đó là: Xe được trang bị hệ thống tự động phanh khẩn cấp, xuất hiện nhiều ở các mẫu xe đắt tiền. Ngoài các trang thiết bị hiện đại mà chúng tôi đã nhắc ở trên thì Kia Morning còn bổ sung Picanto cản trước sau thể thao hơn, vành xe hợp kim 16 inch. Thêm vào đó là một số điểm nhấn trên lưới tản nhiệt, thân xe cũng được điều chỉnh thêm vào nhiều. Vô lăng đáy phẳng thể thao cũng được áp dụng vào Kia Morning GT Line mới nhất hiện nay

Một số các tính năng cao cấp mà chúng ta không thể không nhắc đến ở Kia Morning đó là: Cửa sổ trời, giám sát hành trình, điều hòa tự động, gương trang điểm tích hợp và tích hợp giám sát áp suất lốp. Nhưng điểm nhấn ấn tượng nhất vẫn phải kể đến đó là hệ thống tự động phanh khẩn cấp

Xe Kia Morning có giá thành như thế nào trên thị trường?

BẢNG GIÁ XE KIA MORNING 04/2019 (ĐVT: TRIỆU VNĐ)

Phiên bản 1.0 MT EX-MT Si MT AT Si AT S AT

– Giá công bố 290 299 345 355 379 393

– Khuyến mãi Liên hệ để nhận giá bán tốt nhất

Giá xe Morning lăn bánh tham khảo* (ĐVT: Triệu VNĐ)

– Tp. HCM 332 342 392 403 430 450

– Hà Nội 347 357 408 419 446 466

– Tỉnh 322 332 382 393 420 432

Mua xe Kia Morning trả góp như thế nào?

Khi Mua xe Kia Morning trả góp, khách hàng chỉ cần Trả trước 20%, Thời gian vay lên tới 7 năm, Lãi suất vay dưới 8%/năm, dư nợ giảm dần. Tức là khách hàng chỉ cần trả từ 80 triệu là có thể mua xe Kia Morning trả góp từ 2 – 8 năm (thông thường 5 hoặc 7 năm).

Người dùng ở Việt Nam đánh giá như nào về dòng xe Kia Morning 

Kia Morning sở hữu hệ thống phanh xe an toàn bao gồm: Chống bó cứng phanh ABS kết hợp phân bổ lực phanh điện tử EBD cùng với chìa khóa xe điều khiển từ xa.

Kia Morning sở hữu động cơ 1.25L, công suất 86 mã lực tại vòng tua 6000 vòng/phút và momen xoắn cực đại 120 Nm tại vòng tua 4000 vòng/phút đi cùng hộp số 4 cấp. Với sự hoạt động của cỗ máy trên đã giúp cho Kia Morning có sức mạnh lớn nhất trong dòng xe mini car khi đạt tốc độ tối đa 172km/

Các Thông Số Kỹ Thuật Cơ Bản Cần Quan Tâm Khi Mua Xe Ô Tô

(news.oto-hui.com) – Hiện nay nhu cầu tìm hiểu và mua xe ô tô của người Việt là rất lớn. Nhưng để chọn mua xe ô tô phù hợp, ngoài việc quan tâm đến các thương hiệu, dòng xe, kiểu dáng, các thông số kỹ thuật cơ bản cũng là một vấn đề quan trọng được chú ý hàng đầu. Một chiếc xe về cơ bản có rất nhiều thông số kỹ thuật: kích thước, công suất, động cơ, hộp số, dẫn động, các trang bị an toàn,…

Bài viết lần này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các thông số kỹ thuật cơ bản trên ô tô.

Kích thước tổng thể gồm các chiều dài, rộng và cao. Đây là kích thước từ vị trí đầu xe đến cuối xe, từ nóc xe xuống mép dưới bánh xe và từ mép trái sang mép phải. Kích thước này sẽ cho người mua biết xe này thuộc “típ” nhỏ, gọn hay cao to, bề thế.

– Chiều rộng cơ sở được tính bằng khoảng cách từ tâm lốp bên trái đến tâm lốp bên phải. Chiều rộng cơ sở càng lớn thì độ ổn định của ô tô càng cao và xe dễ điều khiển hơn. Nhưng khi chiều rộng cơ sở lớn sẽ ảnh hưởng khả năng di chuyển ở những con đường hẹp và chật chội.

Chiều dài cơ sở là khoảng cách từ tâm bánh xe trước đến tâm bánh xe sau.

Chiều dài cơ sở càng lớn thì xe càng ổn định khi di chuyển cũng như tăng không gian bên trong tạo cảm giác thỏa mái hơn. Chiều dài cơ sở càng lớn thì khoang hành khách càng rộng rãi.

4. Bán kính quay vòng tối thiểu:

Bán kính quay vòng tối thiểu được tạo bằng cách cho xe quay vòng đánh lái hết cỡ và được tính từ tâm vòng quay đến bánh xe ngoài cùng.

Bán kính quay vòng tối thiểu càng nhỏ thì càng tốt, càng dễ dàng di chuyển trong những con đường nhỏ hẹp.

Khoảng sáng gầm là khoảng cách từ mặt đất đến điểm thấp nhất của gầm xe. Khoảng sáng gầm cho người xem biết về xe phù hợp với kiểu đường nào, khả năng lội nước, khả năng vượt chướng ngại vật,…

Dung tích xi lanh được biết đến như số “chấm” của ô tô (1.0, 1.5, 2.0,…) là phần thể tích xi lanh quét bởi pit-tông khi đi từ điểm chết trên đến điểm chết dưới của động cơ.

Đối với động cơ 1 xi lanh, dung tích động cơ cũng là dung tích xi lanh. Còn đối với động cơ nhiều xi lanh, dung tích động cơ chính là tổng dung tích của các xi lanh.

Thông thường dung tích xi lanh cho ta biết về độ lớn của động cơ. Dung tích xi lanh càng lớn thì xi lanh càng nạp được nhiều hỗn hợp không khí, năng lượng sinh ra trong quá trình cháy càng lớn, công sinh ra càng cao, động cơ càng khỏe và tất nhiên cũng sẽ tốn nhiều nguyên liệu hơn.

Công suất và mô men xoắn là đơn vị biểu đạt sức mạnh của xe ô tô. Công suất càng cao thì sức mạnh của động cơ, của xe càng lớn. Mô men xoắn càng cao thì khả năng chịu tải càng lớn, xe mạnh mẽ, tăng tốc nhanh.

Hộp số là hệ thống gồm nhiều cặp các bộ các bánh răng khớp với nhau, được sử dụng để truyền mô-men xoắn từ động cơ tới các bánh xe chủ động của ôtô. Chức năng của hộp số là thay đổi momen và tốc độ của động cơ, giúp xe chuyển động và hoạt động linh hoạt. Có 4 loại hộp số phổ biến bao gồm: hộp số sàn (MT), hộp số tự động (AT), hộp số vô cấp (CVT), hộp số ly hợp kép (DCT) với các đặc điểm khác nhau, chúng tôi sẽ làm rõ ở những bài tiếp theo để bạn đọc tiện tham khảo.

Đây là hệ thống trong xe kết nối hộp số hoặc hộp số với trục truyền động và được chia thành ba loại chính:

Có thể thấy các thông số kỹ thuật của xe sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc lúc mua xe. Biết được sự khác biệt về loại động cơ, loại truyền động và các tính năng an toàn trong xe có thể đảm bảo rằng bạn có được chiếc xe phù hợp cho mục đích sử dụng cá nhân, kinh doanh hoặc gia đình.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cơ Bản Về Xe Ô Tô trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!