Cập nhật nội dung chi tiết về Tiếp Cận Chẩn Đoán U Lympho (Hodgkin Và Không Hodgkin) – Ung Thư Học mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Triệu chứng lâm sàng 1.1. Cơ năng – Sờ thấy hạch ngoại vi: có thể gặp ở mọi vị trí trên cơ thể (cổ, nách, bẹn), hạch thường không đau, đây là triệu chứng khiến người bệnh đến khám phát hiện bệnh thường gặp nhất. – Đau: + Đau vùng nổi hạch sau khi uống bia, rượu không phải là một biểu hiện thường gặp, nhưng điển hình cho u lymphô Hodgkin (HL – Hodgkin Lymphoma). + Đau, cảm giác căng tức bụng do lách to, rối loạn chức năng ruột do hạch mạc treo hoặc biểu hiện tại mô bạch huyết thành ruột, hoặc do hạch sau phúc mạc chèn ép gây ứ nước thận. + Đau xương: có thể phản ánh tình trạng và vị trí xâm lấn hay thâm nhiễm tuỷ xương. + Đau thần kinh (neurogenic pain): biểu hiện thâm nhiễm tại tuỷ sống gây chèn ép hoặc thâm nhiễm các rễ dây thần kinh và đám rối hoặc thâm nhiễm màng não. + Đau lưng: gợi ý khối hạch lớn sau phúc mạc, thường kèm theo xâm lấn cơ thắt lưng chậu. 1.2. Toàn thân: + Hội chứng B: Sốt, vã mồ hôi ban đêm, và sụt cân (trên 10% cân nặng trong 6 tháng gần nhất) là những biểu hiện đặc trưng của u lymphô Hodgkin (HL) và không Hodgkin (NHL) thể tiến triển nhanh (Aggressive NHL), tuy nhiên, có thể bắt gặp với mọi thể mô bệnh học của u lymphô ở mọi giai đoạn bệnh. + Biểu hiện mệt mỏi, suy nhược có thể được ghi nhận, có thể không hoàn toàn tương ứng với mức độ thiếu máu. + Ngứa: đôi khi rất trầm trọng, có thể là dấu hiệu gợi ý chẩn đoán quan trọng của HL, đặc biệt với thể xơ nốt, có thể xuất hiện từ trước vài tháng đến vài năm cho đến khi được chẩn đoán bệnh. + Sốt Pel-Ebstein: sốt có tính chất chu kỳ 1-2 tuần, hiếm gặp nhưng đặc trưng cho HL.
Biểu hiện trên da trong u lymphô (NHL dòng tế bào T)
1.3. Thực thể: Thăm khám người bệnh nghi ngờ u lymphô cần được thực hiện đầy đủ và tỷ mỷ một cách hệ thống: – Khám hạch ngoại vi: + Thăm khám đầy đủ các vị trí: cổ, nách, ống cánh tay, bẹn đùi, khoeo. + Mô tả các đặc điểm của hạch sờ thấy về vị trí, kích thước, số lượng, mật độ, đau khi sờ nắn hạch. Hạch trong u lymphô đặc trưng bởi tính chất mật độ căng, đàn hồi (như hòn cao su), khác với hạch cứng chắc như “đá” trong ung thư biểu mô di căn hạch. + Hệ thống bạch huyết (mô lymphô) ngoài hạch ở vùng đầu mặt cổ (vòng bạch huyết Waldeyer) cũng không thể bỏ sót. Thăm khám kỹ lưỡng hơn vùng vòm mũi họng, họng miệng và hạ họng qua nội soi có thể được chỉ định khi cần thiết. – Cần khảo sát tình trạng lách to, tràn dịch (màng phổi, màng tim, màng bụng, màng tinh hoàn), các triệu chứng chèn ép (đau thần kinh, dấu hiệu chèn ép tuỷ sống, phù tay/chân, hội chứng tĩnh mạch chủ trên, rối loạn lưu thông tiêu hoá…). 2. Chẩn đoán phân biệt 2.1. HL và NHL:
Bảng 1. So sánh u lymphô Hodgkin và không Hodgkin
Đặc điểm Hodgkin Không Hodgkin
Thể tiến triển chậm Các thể khác
Vị trí khởi phát Hạch Ngoài hạch (xấp xỉ 10%) Ngoài hạch (xấp xỉ 35%)
Phân bố vị trí hạch Trục cơ thể (đường giữa) Xa trục cơ thể Xa trục cơ thể
Lan tràn qua các chặng hạch Liên tục Không liên tục Không liên tục
Thâm nhiễm thần kinh trung ương Hiếm (<1%) Hiếm (<1%) Ít gặp (<10%)
Thâm nhiễm gan Ít gặp Ít gặp
Thâm nhiễm tuỷ xương Ít gặp (<10%) Ít gặp (<20%)
Ảnh hưởng tiêu cực của thâm nhiễm tuỷ xương đến tiên lượng Có Không Có
Điều trị triệt căn với hoá trị Có Không Có
2.2. Với các nguyên nhân gây hạch to khác – Nhiễm trùng: tình trạng nhiễm virus (EBV, CMV, HIV, virus viêm gan) hoặc một số nhiễm trùng khác (giang mai, mycobacteria, Toxoplasma, Brucella, Rochalimaea hay nhiễm nấm) có thể giải thích cho hiện tượng nổi hạch ở một số bệnh nhân, đặc biệt với trẻ em. Tuy nhiên, những trường hợp này cần được thận trọng theo dõi sự thay đổi của triệu chứng tại hạch trong và sau khi tình trạng nhiễm trùng được giải quyết. Chỉ định sinh thiết hạch có thể cần thiết cho một số trường hợp. – Một số tình trạng bệnh lý có rối loạn miễn dịch hệ thống như viêm khớp dạng thấp, hội chứng Sjögren và lupus ban đỏ hệ thống, có thể kèm theo biểu hiện nổi hạch lành tính hoặc cũng có thể là u lymphô. Hạch không đối xứng, tăng kích thước nhanh, đòi hỏi chỉ định sinh thiết hạch chẩn đoán. – Nổi hạch toàn thân, dai dẳng có thể là một hình thái của hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) ở những người nhiễm HIV. Tuy nhiên, cần chú ý loại trừ các nguyên nhân khác dẫn đến biểu hiện này như các nhiễm trùng cơ hội, sarcoma Kaposi hoặc u lymphô. – Những vị trí nổi hạch thường lành tính gồm: + Vùng chẩm: chú ý nhiễm trùng tại da đầu. + Sau tai: nhiễm trùng da đầu hoặc nhiễm virus. + Hạch nhỏ vùng bẹn: thường không phát hiện nguyên nhân đặc biệt, tuy nhiên có thể gợi ý đến nhiễm trùng vùng sinh dục ngoài hoặc chi dưới. – Di căn hạch cổ: những trường hợp nổi hạch khu trú ở nhóm II, III cần loại trừ hạch di căn từ ung thư biểu mô vùng đầu cổ. (Xem bài Ung thư không rõ nguyên phát) 2.3. Khối trên đường giữa – U sau phúc mạc – Khối trung thất có thể xuất hiện trong nhiều bệnh cảnh lành tính cũng như ác tính (nguyên phát và thứ phát). 2.4. Lách to – Bình thường: có thể sờ thấy lách ở những người khoẻ mạnh, có thể hình mỏng, gầy. – Nhiễm trùng: hầu hết các bệnh nguyên vi khuẩn, ký sinh trùng được nhắc đến ở phần trên đều có thể gây ra tình trạng lách to, bên cạnh đó, phải kể đến những nguyên nhân như viêm nội tâm mạc, sốt rét, nhiễm khuẩn toàn thân hoặc nhiễm khuẩn sâu (áp xe). – Tăng áp lực tĩnh mạch cửa (lách to sung huyết). – Bệnh lý tăng lắng đọng tại lách: bệnh Gaucher, lách to là triệu chứng nổi bật, tế bào điển hình thường được tìm thấy ở tuỷ xương trong hầu hết các trường hợp. – Ung thư hệ tạo máu, bao gồm bệnh bạch cầu và u lymphô. Di căn đến lách từ ung thư hắc tố và ung thư vú hoặc sarcoma nguyên phát tại lách cũng có thể gặp. – Rối loạn sinh tuỷ. – Bệnh tự miễn: viêm khớp dạng thấp (hội chứng Felty), lupus ban đỏ hệ thống, thiếu máu tan máu tự miễn có thể gây biểu hiện lách to, thường được chẩn đoán dựa trên bệnh sử cùng với các xét nghiệm đặc hiệu. – Những nguyên nhân khác: nang lách, nhiễm độc giáp, sarcoidosis, tan máu mạn tính (không do tự miễn) và bệnh amyloidosis là những nguyên nhân ít gặp có thể dẫn đến lách to. 3. Sinh thiết 3.1. Vị trí và phương pháp sinh thiết trong chẩn đoán u lymphô: – Mọi cơ quan, vùng mô nghi ngờ thâm nhiễm bởi tổn thương u lymphô đều có thể là lựa chọn cho vị trí sinh thiết chẩn đoán. Sinh thiết mở là phương pháp được khuyến cáo thực hiện, trong khi, xét nghiệm tế bào chọc hút kim nhỏ được sử dụng chủ yếu với ý nghĩa trong thăm dò đánh giá giai đoạn bệnh hoặc xác định bằng chứng tái phát. – Sinh thiết hạch ngoại vi: ưu tiên lựa chọn hạch lớn nhất, có thể tiếp cận được thuận lợi và an toàn nhất. Những hạch nghi ngờ có kích thước nhỏ hoặc hạch bẹn (rất thường gặp do nguyên nhân viêm mạn tính ở vùng sinh dục ngoài hoặc chi dưới) chỉ được lựa chọn khi không còn vị trí nào khả dĩ khác hoặc có đặc điểm gợi ý rõ rằng trên lâm sàng. – Sinh thiết tuỷ xương: thường sử dụng trong bilan đánh giá giai đoạn bệnh, tuy nhiên, cũng có thể mang lại thông tin có giá trị cho chẩn đoán xác định bệnh, đặc biệt trong những tình huống có biến đổi bất thường trong công thức máu ngoại vi. – Nội soi trung thất hoặc nội soi ngực (thủ thuật Chamberlain) với những bệnh nhân biểu hiện tại trung thất. – Nội soi ổ bụng: tiếp cận hạch ổ bụng, tổn thương gan, phúc mạc. – Nội soi dạ dày sinh thiết cũng với xét nghiệm Helicobacter Pylori rất giá trị trong chẩn đoán u MALT tại dạ dày. Trước những tổn thương đại thể dạng thâm nhiễm, việc lặp lại sinh thiết với mảnh bệnh phẩm được bấm sâu hơn và tiêu bản nhuộm immunoperoxidase (với kháng nguyên chung của bạch cầu và sợi keratin trung gian) có thể cần thiết để có thể phân biệt giữa chẩn đoán u lymphô với ung thư biểu mô dạ dày. Những tổn thương nghi ngờ u lymphô biểu hiện tại ruột non (dưới đoạn tá tràng) thường đòi hỏi phải sinh thiết mở, mặc dù, mẫu sinh thiết qua nội soi capsule cũng có thể gợi ý chẩn đoán u lymphô trong một số trường hợp. – Sinh thiết kim hoặc chọc hút kim nhỏ là một lựa chọn ít xâm nhập có thể đặt ra với những khối tổn thương sau phúc mạc và mạc treo, bên cạnh sinh thiết qua nội soi hoặc mổ mở. 3.2. Những thăm dò trên mẫu bệnh phẩm sinh thiết: – Mẫu mô sau khi sinh thiết cần được chuyển tới trung tâm giải phẫu bệnh trong thời hạn nhanh nhất có thể nhằm hạn chế việc phải bảo quản bằng dung dịch cố định. Mẫu mô còn “tươi” sẽ là điều kiện thuận lợi nhất với nhà giải phẫu bệnh, sẵn sàng cho các xét nghiệm cần thiết. – Một số nội dung chính trong tiến trình đánh giá bệnh phẩm sinh thiết tại trung tâm giải phẫu bệnh trong tình huống lâm sàng định hướng chẩn đoán u lymphô gồm: + Định týp miễn dịch với các kháng thể đơn dòng sử dụng kỹ thuật phân tích tế bào theo dòng chảy (flow cytometry). Những dấu ấn cần khảo sát đối với NHL gồm CD2 hoặc CD3, CD5, CD19 hoặc CD20 và CD23. Tế bào Reed-Sternberg (RS) kinh điển thường bộc lộ CD15 và CD30. Khi chưa thể đi đến kết luận sau khi tầm soát các dấu ấn trên, những dấu ấn bề mặt khác được cân nhắc lựa chọn phân tích bổ sung, đặc biệt với các thể hiếm gặp (ví dụ: tế bào diệt tự nhiên NK hoặc trong bệnh bạch cầu cấp tế bào tóc). + Những thăm dò phức tạp hơn như phân tích gen-phân tử, kính hiển vi điện tử… được sử dụng khi vấp phải những khó khăn trong chẩn đoán. + Nuôi cấy vi khuẩn một phần bệnh phẩm khi lâm sàng hoặc hình ảnh vi thể trên mẫu mô gợi ý nguyên nhân nhiễm khuẩn. 4. Chỉ định cận lâm sàng trong chẩn đoán u lymphô Bilan khảo sát giai đoạn bệnh được lựa chọn dựa trên bệnh cảnh lâm sàng, kết quả mô bệnh học và ý nghĩa của giai đoạn bệnh đối với kế hoạch điều trị. – Một số biến đổi bất thường huyết học, các rối loạn chuyển hoá cần được chú ý phát hiện, tránh bỏ sót trong bệnh cảnh u lymphô. 4.1. Khảo sát vùng đầu-cổ: – Siêu âm là phương tiện thông dụng và hữu ích trong đánh giá tình trạng hạch cổ. – Các thăm dò hình ảnh cắt lớp vùng đầu cổ (Cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ) được chỉ định cho những trường hợp hạch cổ phức tạp (nhiều hạch, kích thước lớn) hoặc nghi ngờ u lymphô biểu hiện tại hốc mũi, xoang cạnh mũi, ổ mắt hay vòng bạch huyết Waldeyer. – Nội soi tai mũi họng giúp thăm khám vùng hốc mũi, vòng Waldeyer, kết hợp sinh thiết chẩn đoán, theo dõi đáp ứng trong quá trình điều trị. 4.2. Khảo sát lồng ngực: – X-quang ngực: dấu hiệu hạch trung thất, rốn phổi, tràn dịch màng phổi, tổn thương nhu mô phổi. Một tổn thương dạng hang định hướng nhiều hơn đến nguyên nhân viêm so với u lymphô. – Cắt lớp vi tính ngực: được sử dụng rộng rãi trên thực hành lâm sàng, thay thế phim X-quang, cho phép đánh giá chi tiết hơn tổn thương nhu mô phổi và trung thất. – Nội soi, sinh thiết màng phổi giúp xác định tình trạng lan tràn màng phổi của u lymphô. 4.3. Khảo sát ổ bụng: – Siêu âm ổ bụng: có độ nhạy quá thấp để có thể sử dụng thường quy trong đánh giá hạch ổ bụng. Tuy nhiên, siêu âm cũng có thể hữu ích trong một số trường hợp tổn thương gan hoặc lách (phân biệt dạng nang, dạng đặc), và loại trừ nguyên nhân suy thận hoặc vàng da do tắc nghẽn. – Cắt lớp vi tính: có giá trị trong việc xác định tổn thương hạch lớn bất thường ở sau phúc mạc, mạc treo, rốn gan và những vị trí hạch khác. Cắt lớp vi tính với thuốc cản quang đường tĩnh mạch cũng có thể giúp phát hiện các tổn thương gan, lách hay thận. – Chụp mạch bạch huyết hiện nay không còn được sử dụng rộng rãi, được thay thế bởi nhiều phương tiện chẩn đoán hình ảnh thông dụng hơn (cắt lớp vi tính). – Chụp cộng hưởng từ với thuốc đối quang mang lại những thông tin hữu ích giúp phân biệt tổn thương lành tính và ác tính ở gan. 4.4. Khảo sát ống tiêu hoá: – Thâm nhiễm mô bạch huyết của ống tiêu hoá ít gặp ở HL, ngược lại, phổ biến ở NHL. Những bệnh nhân u lymphô biểu hiện tại vòng Waldeyer, có triệu chứng tiêu hoá gợi ý, nhiều hạch lớn ổ bụng, thiếu máu thiếu sắt không có lý giải phù hợp, hoặc xuất huyết tiêu hoá, cần được thực hiện các thăm dò kiểm tra cẩn trọng toàn bộ ống tiêu hoá bằng nội soi (ống mềm, capsule) hoặc cắt lớp vi tính… – Một số trung tâm thực hiện khảo sát ống tiêu hóa thường quy cho những bệnh nhân u lymphô tế bào mantle. 4.5. Khảo sát hệ thần kinh trung ương: – Xét nghiệm dịch não tuỷ để loại trừ thâm nhiễm u lymphô màng não, được thực hiện một cách hệ thống đối với các bệnh nhân u lymphô Burkitt hoặc u nguyên bào lymphô và một số thể có độ ác tính trung gian và cao biểu hiện tại tinh hoàn hoặc xoang cạnh mũi (thể lymphô B), kèm theo thâm nhiễm tuỷ xương, hoặc biểu hiện tại nhiều vị trí ngoài hạch kèm theo tăng LDH. Trong những trường hợp kể trên, thâm nhiễm thần kinh trung ương được xác định với tỷ lệ gặp khoảng 5%. – Những trường hợp u lymphô trên bệnh nhân AIDS cần được khảo sát thêm với CT hoặc MRI não. Thăm dò chẩn đoán cần được tiến hành khẩn trương khi người bệnh có các dấu hiệu báo động như tăng áp lực nội sọ hoặc chèn ép tuỷ sống. 4.6. PET-CT (cắt lớp phát xạ positron) sử dụng chỉ điểm 18FDG, thay thế cho xạ hình kinh điển với Gallium (Ga 67), với độ nhạy tốt hơn trong việc phát hiện các tổn thương bị bỏ sót bởi các thăm dò hình ảnh khác và phân biệt hạch ác tính/lành tính với giá trị chẩn đoán xấp xỉ 95%. Tuy nhiên, giống với xạ hình Gallium, mức độ tin cậy của PET-CT thấp hơn với các thể u lymphô tiến triển chậm (indolent lymphoma). Kết quả dương tính giả có thể gây ra bởi tình trạng viêm, tình trạng tăng sinh niêm mạc ruột hay tuỷ xương phục hồi sau hoá trị cần được chú ý phân biệt. PET-CT hiện nay được xem như một tiêu chuẩn vàng trong đánh giá giai đoạn và theo dõi bệnh nhân u lymphô (Hệ thống đánh giá đáp ứng Lugano). 4.7. Các xét nghiệm huyết học và sinh hoá máu: – Những bất thường về công thức máu: thiếu máu, giảm tiểu cầu, tăng hoặc giảm số lượng bạch cầu… – Huyết đồ phát hiện các tế bào lymphô bất thường lưu hành trong máu ngoại vi hoặc tăng bạch cầu lymphô ở một số bệnh nhân NHL thể tiến triển chậm cũng như thể tiến triển nhanh. – Tốc độ máu lắng, fibrinogen và một số chất phản ứng viêm cấp khác (acute phase reactant) tăng, phản ánh tình trạng diễn biến của bệnh, đặc biệt trong HL. – Men gan: không đáng tin cậy với ý nghĩa định hướng đến tình trạng thâm nhiễm u lymphô tại gan. Đáng lưu ý, tình trạng tăng phosphatase kiềm đi kèm với vàng da tắc mật điển hình đôi khi xuất hiện trong bệnh cảnh HL như một hội chứng cận u khi không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào của thâm nhiễm gan. Bên cạnh đó, tắc mật ngoài gan cũng có thể xuất hiện do khối cạnh rốn gan chèn ép. – Chức năng thận: Tăng nồng độ Creatinine và ure máu gợi ý tình trạng tắc nghẽn niệu quản hoặc, ít gặp hơn, u lymphô thâm nhiễm thận. Hội chứng thận hư điển hình có thể xuất hiện như một bệnh lý cận u trong HL và cả các thể NHL khác. – Acid uric huyết thanh: tăng uric máu là một biểu hiện phổ biến của NHL thể tiến triển nhanh và cũng có thể gặp với bệnh cảnh lan tràn của các thể u lymphô độ ác tính thấp. Đây là dấu hiệu cảnh báo tình trạng ly giải u, có thể diễn biến nặng khó lường trong quá trình điều trị nếu không được quan tâm, dự phòng tốt. – Nồng độ LDH (Lactate dehydrogenase) phản ảnh khối lượng và tốc độ phát triển của tế bào u, đặc biệt trong NHL các thể tiến triển nhanh, được xem là một yếu tố tiên lượng độc lập. – Globulin miễn dịch (Serum immunoglobulin): Tăng đa dòng gammaglobulin trong máu thường gặp ở cả HL và NHL. Đặc biệt, hạ gammaglobulin xuất hiện trong u lymphô tế bào nhỏ (SLLs) ở giai đoạn muộn của bệnh.
Biên soạn với sự tham khảo các tài liệu cập nhật đến tháng 3 – 2018: NCCN, Cẩm nang lâm sàng ung thư học UICC (Ver 9th), Cẩm nang lâm sàng Ung thư học (LIPPINCOTT WILLIAMS & WILKINS) phiên bản 7.
BSNT. Trần Trung Bách
Sự Khác Biệt Giữa Ung Thư Hạch Hodgkin Và Không Hodgkin
Hodgkin vs Ung thư hạch không Hodgkin
Hodgkin và Non-Hodgkin là hai loại phụ quan trọng của ung thư tế bào lympho. Có nhiều sự khác biệt giữa hai điều kiện trong khi một số tính năng trình bày, điều tra và nguyên tắc điều trị chung là giống nhau cho cả u lympho Hodgkin và không Hodgkin. Bài viết này mô tả các đặc điểm lâm sàng, triệu chứng, nguyên nhân, điều tra và chẩn đoán, phương pháp điều trị và tiên lượng của bệnh ung thư hạch Hodgkin và không Hodgkin và phác thảo sự khác biệt giữa cả hai.
Ung thư hạch Hodgkin
Ung thư hạch Hodgkin là một loại tăng sinh ác tính của tế bào lympho. Điều này phổ biến gấp đôi ở nữ giới so với nam giới. Cả người trẻ và người già đều có thể mắc ung thư hạch Hodgkin vì có hai độ tuổi cao nhất. Có năm loại ung thư hạch Hodgkin. Chúng là u lympho Hodgkin cổ điển, xơ cứng hạch, tế bào hỗn hợp, giàu tế bào lympho và tế bào lympho suy giảm tế bào lympho Hodgkin. Khiếu nại phổ biến nhất của các u lympho là mở rộng hạch. 25% bệnh nhân cũng phàn nàn về sự thờ ơ, sốt, đổ mồ hôi đêm và giảm cân. Rượu có thể gây đau ở bệnh nhân Hodgkin. Sốt là đặc trưng nhưng hiếm. Nó được gọi là sốt Pel-Ebstein và nó thay đổi giữa sốt và thời gian dài của nhiệt độ bình thường / thấp.
Khi kiểm tra vị trí hạch bạch huyết, kích thước, tính nhất quán, tính di động và sự dịu dàng cần được đánh giá. Điều tra bao gồm sinh thiết hạch, công thức máu toàn phần, ESR, xét nghiệm chức năng gan và thận, CT, MRI, X-quang ngực. Thiếu máu và tăng ESR cho thấy tiên lượng xấu. Ung thư hạch Hodgkin được tổ chức theo phương pháp Ann Arbor có tương quan tốt với tiên lượng.
Giai đoạn 1 – Giới hạn trong một vùng hạch bạch huyết
Giai đoạn 2 – Sự tham gia của hai hoặc nhiều vùng hạch bạch huyết ở cùng một phía của cơ hoành
Giai đoạn 3 – Sự tham gia của các nút ở cả hai bên của cơ hoành
Giai đoạn 4 – Lan rộng ra khỏi các nút
Xạ trị là lựa chọn điều trị cho giai đoạn 1 và 2. Hóa trị liệu với chế độ ABVD (Adriamycin, bleomycin, vinblastine, dacarbazine) là lựa chọn điều trị cho giai đoạn 2a trở lên. Điều trị chính nó có thể gây ra suy giáp, xơ phổi, buồn nôn, rụng tóc và vô sinh ở nam giới. Tỷ lệ sống sót% năm là trên 90% trong bệnh chiếm ưu thế tế bào lympho 1A và dưới 40% trong bệnh suy giảm tế bào lympho 4A.
Non-Hodgkin lymphoma
Các cuộc điều tra là những điều tương tự được thực hiện đối với bệnh Hodgkin. Tiên lượng xấu hơn nếu bệnh nhân là người già, có triệu chứng, với các hạch bạch huyết lớn hơn 10cm hoặc thiếu máu khi trình bày. Bệnh không triệu chứng cấp thấp có thể không cần điều trị. Clorambucil, chất tương tự purine, xạ trị cực kỳ hiệu quả.
Sự khác biệt giữa ung thư hạch Hodgkin và không Hodgkin là gì?
* Bệnh Hodgkin có tế bào Reed Sternberg trong khi bệnh Non-Hodgkin thì không.
* Bệnh Hodgkin biểu hiện với sự mở rộng hạch bạch huyết là đặc điểm chính trong khi bệnh Non-Hodgkin chủ yếu là không có triệu chứng.
* Hodgkin xuất hiện sớm và tiên lượng tốt hơn trong khi Non-Hodgkin xuất hiện muộn với bệnh lan rộng.
* Phác đồ ABVD thường được sử dụng để điều trị bệnh Hodgkin trong khi nó không được sử dụng cho bệnh Non-Hodgkin.
* Việc dàn dựng là cần thiết để tiên lượng bệnh Hodgkin trong khi việc dàn dựng hầu như không cần thiết vì bệnh lan rộng.
Reas thêm:
1. Sự khác biệt giữa bệnh bạch cầu và ung thư hạch
2. Sự khác biệt giữa tế bào lympho T và tế bào lympho B
3. Sự khác biệt giữa ung thư biểu mô và khối u ác tính
4. Sự khác biệt giữa bệnh bạch cầu và u tủy
5. Sự khác biệt giữa bệnh bạch cầu cấp tính và mãn tính
Triệu Chứng Và Chẩn Đoán Ung Thư Phổi
Dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi không phải lúc nào cũng rõ ràng hoặc dễ xác định.
Triệu chứng và dấu hiệu ung thư phổi là gì?
Các triệu chứng của ung thư phổi rất đa dạng tùy thuộc vào vị trí và mức độ lan rộng của khối u. Ung thư phổi có thể không gây đau hoặc kèm theo các triệu chứng khác trong một số trường hợp. Một người bị ung thư phổi có thể có các loại triệu chứng sau:
Không có triệu chứng: Có tới 25% số người bị ung thư phổi, ung thư được phát hiện lần đầu tiên bằng chụp X-quang phổi hoặc chụp cắt lớp vi tính CT thông thường như một khối nhỏ đơn độc đôi khi được gọi là tổn thương đồng xu, vì trên phim X-quang hai chiều hoặc phim chụp CT, khối u tròn trông giống như một đồng xu.
Những bệnh nhân có tổn thương khối lượng nhỏ, đơn lẻ thường báo cáo không có triệu chứng tại thời điểm phát hiện ung thư.
Ví dụ, nếu ung thư đã xâm lấn các dây thần kinh, nó có thể gây ra đau vai đi xuống bên ngoài cánh tay (gọi là hội chứng Pancoast) hoặc tê liệt dây thanh âm dẫn đến khàn giọng. Sự xâm lấn vào thực quản có thể dẫn đến khó nuốt (chứng khó nuốt).
Nếu có sự tắc nghẽn đường thở lớn, sự sụp đổ của một phần phổi có thể xảy ra và gây nhiễm trùng (áp xe, viêm phổi) ở khu vực bị tắc nghẽn.
Ung thư đã di căn lên não có thể gây ra một số triệu chứng thần kinh có thể bao gồm mờ mắt, nhức đầu, co giật hoặc các triệu chứng đột quỵ như yếu hoặc mất cảm giác ở các bộ phận của cơ thể.
Các triệu chứng paraneoplastic (cận ung thư): Các triệu chứng nảy sinh do sản xuất các chất giống như hormone của các tế bào khối u thường đi kèm với ung thư phổi.
Các hội chứng cận ung thư paraneoplastic này xảy ra phổ biến nhất với ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) nhưng có thể xảy ra với bất kỳ loại khối u.
Hội chứng cận ung thư paraneoplastic thường gặp nhất với ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC) là sản xuất một chất tương tự như hormone tuyến cận giáp, dẫn đến nồng độ canxi trong máu tăng cao.
Các triệu chứng không đặc hiệu: Các triệu chứng không đặc hiệu được thấy với nhiều bệnh ung thư, bao gồm ung thư phổi, bao gồm giảm cân, yếu và mệt mỏi. Các triệu chứng tâm lý như trầm cảm và thay đổi tâm trạng cũng rất phổ biến.
Các dấu hiệu báo hiệu cần tham khảo ý kiến bác sĩ
Chuyên gia hỗ trợ điều trị ung thư phổi
Việc điều trị ung thư phổi đòi hỏi một cách tiếp cận nhóm. Bác sĩ ung thư phẫu thuật là bác sĩ phẫu thuật chuyên về loại bỏ ung thư. Bác sĩ phẫu thuật lồng ngực hoặc bác sĩ phẫu thuật nói chung cũng có thể phẫu thuật điều trị ung thư phổi.
Quá trình chẩn đoán ung thư phổi
Các bác sĩ sử dụng một loạt các thủ tục chẩn đoán và xét nghiệm để chẩn đoán ung thư phổi. Chúng bao gồm những điều sau đây:
Lịch sử và kiểm tra thể chất có thể tiết lộ sự hiện diện của các triệu chứng hoặc dấu hiệu đáng ngờ cho bệnh ung thư phổi. Ngoài việc hỏi về các triệu chứng và yếu tố nguy cơ phát triển ung thư như hút thuốc, các bác sĩ có thể phát hiện các dấu hiệu khó thở, tắc nghẽn đường thở hoặc nhiễm trùng trong phổi.
Cyanosis (chứng xanh tím), da xanh và màng nhầy do không đủ oxy trong máu, cho thấy chức năng bị tổn thương do bệnh mãn tính của phổi.
Tương tự như vậy, những thay đổi trong mô của móng tay, cũng có thể chỉ ra bệnh phổi mãn tính.
Thay đổi móng tay và ngón tay báo hiệu ung thư phổi:
Các thay đổi ở móng có thể trải qua nhiều giai đoạn:
Ban đầu, chân móng trở nên mềm và da cạnh chân móng bóng hơn.
Sau đó, móng bị cong hơn bình thường khi nhìn từ hai bên, còn gọi là dấu hiệu Scarmouth.
Giai đoạn muộn hơn, phần cuối ngón tay bị bè to ra nên được gọi là ngón tay dùi trống.
Chụp X-quang phổi là bước chẩn đoán đầu tiên phổ biến nhất khi có bất kỳ triệu chứng mới của ung thư phổi.
Giống như bất kỳ thủ tục chụp X-quang nào, quang tuyến tia X làm phơi nhiễm bệnh nhân trong một thời gian ngắn với một lượng nhỏ phóng xạ. X-quang phổi có thể tiết lộ các khu vực đáng ngờ trong phổi nhưng không thể xác định liệu những khu vực này có phải là ung thư hay không.
Cụ thể, các chuyên gia y tế có thể xác định các nốt vôi hóa trong phổi hoặc các khối u lành tính gọi là u mô thừa (hamartomas) trên phim X-quang phổi và những khối u giống ung thư phổi này.
Chụp CT (chụp cắt lớp vi tính) có thể được thực hiện trên ngực, hoặc não để kiểm tra cả khối u di căn và phổi.
Quét CT là kỹ thuật dùng nhiều tia X quét lên một khu vực của cơ thể theo lát cắt ngang, phối hợp với xử lý bằng máy vi tính để cho ra hình ảnh 2 chiều hoặc 3 chiều của bộ phận cần chụp.
Một lợi thế của chụp cắt lớp vi tính CT là chúng nhạy hơn chụp X-quang trong việc phát hiện các nốt phổi, nghĩa là chúng sẽ hiển thị được nhiều nốt sần hơn. Đôi khi các chuyên gia y tế sử dụng chất cản quan để tiêm trước khi chụp nhằm giúp phân định các cơ quan và vị trí của chúng.
Tác dụng phụ phổ biến nhất của tiêm chất cản quang là có thể gây ngứa, phát ban hoặc nổi mề đay nhưng chúng thường biến mất khá nhanh. Phản ứng sốc phản vệ nghiêm trọng (phản ứng dị ứng đe dọa tính mạng do làm khó thở) với chất cản quang rất hiếm gặp.
Chụp CT bụng có thể xác định ung thư di căn ở gan hoặc tuyến thượng thận, và bác sĩ có thể yêu cầu chụp CT đầu để phát hiện sự hiện diện và mức độ ung thư di căn trong não.
USPSTF khuyến nghị một kỹ thuật gọi là chụp cắt lớp vi tính phối liều thấp (hay CT scan xoắn ốc) hàng năm cho những người hút thuốc hiện tại và trước đây trong độ tuổi từ 55 đến 80 với ít nhất 30 năm ngửi khói thuốc lá hoặc hút thuốc trong vòng 15 năm qua năm.
Kỹ thuật sàng lọc ung thư phổi dường như làm tăng khả năng phát hiện nhưng khối u ung thư phổi nhỏ hơn, sớm hơn và có thể chữa được. Ba năm quét CT liều thấp trong nhóm này giúp giảm 20% nguy cơ tử vong do ung thư phổi.
Việc sử dụng các mô hình và quy tắc để phân tích kết quả của các xét nghiệm này đang làm giảm nhu cầu sinh thiết để đánh giá các nốt được phát hiện khi khả năng cao là các nốt này không phải là ung thư.
Quét cộng hưởng từ (MRI) có thể phù hợp khi cần chi tiết chính xác về vị trí của khối u. Kỹ thuật MRI sử dụng từ tính, sóng radio và máy tính để tạo ra hình ảnh của các cấu trúc cơ thể. Giống như chụp CT, bệnh nhân được đặt trên giường có thể di chuyển được đưa vào máy quét MRI.
Chụp MRI không có tác dụng phụ và không có tiếp xúc với bức xạ. Hình ảnh và độ phân giải do MRI tạo ra khá chi tiết và có thể phát hiện những thay đổi nhỏ của cấu trúc bên trong cơ thể.
Những người có máy tạo nhịp tim, cấy ghép kim loại, van tim nhân tạo và các cấu trúc cấy ghép phẫu thuật khác không thể chụp MRI vì nguy cơ nam châm có thể di chuyển các bộ phận kim loại của các máy hỗ trợ này.
Chụp cắt lớp phát xạ Positron (PET) là một kỹ thuật hình ảnh chuyên dụng sử dụng các loại thuốc phóng xạ có thời gian tồn tại ngắn để tạo ra hình ảnh ba chiều của các loại thuốc đó trong các mô trong cơ thể. Trong khi chụp CT và chụp MRI xem xét cấu trúc giải phẫu, chụp PET đo hoạt động trao đổi chất và chức năng của các mô.
Chụp PET có thể xác định liệu một mô khối u đang phát triển tích cực và có thể giúp xác định loại tế bào trong một khối u cụ thể.
Khi chụp PET, bệnh nhân nhận được tiêm hợp chất đánh dấu phóng xạ, nhận được lượng phơi nhiễm xấp xỉ bằng hai lần chụp X-quang. Thuốc tích lũy trong một số mô nhất định nhiều hơn các loại mô khác, tùy thuộc vào loại thuốc được tiêm.
Khi vào trong cơ thể, nó sẽ đi đến các mô mà ở đó chất dẫn được dùng để tạo thành năng lượng. Thuốc bị phá vỡ trong cơ thể sẽ thải ra các hạt được gọi là positron.
Khi các positron gặp các electron trong cơ thể, phản ứng tạo ra tia gamma. Một máy quét ghi lại các tia gamma này và lập bản đồ khu vực tích tụ thuốc phóng xạ.
Ví dụ: kết hợp glucose (một nguồn năng lượng phổ biến trong cơ thể) với chất phóng xạ sẽ cho thấy nơi glucose được sử dụng nhanh chóng, ví dụ, trong một khối u đang phát triển. Chụp PET cũng có thể được tích hợp với chụp CT trong một kỹ thuật được gọi là chụp PET-CT. PET-CT tích hợp đã được chứng minh là cải thiện độ chính xác của việc chỉ chụp PET.
Xạ hình xương được sử dụng để tạo hình ảnh của xương trên màn hình máy tính hoặc trên phim. Các bác sĩ có thể yêu cầu chụp xương để xác định xem ung thư phổi có di căn vào xương hay không.
Khi xạ hình xương, một lượng nhỏ chất phóng xạ được tiêm vào máu và thu thập trong xương, đặc biệt là ở những khu vực bất thường như những khối u di căn.
Chất phóng xạ được phát hiện bởi một máy quét và hình ảnh của xương được ghi lại trên một bộ phim đặc biệt để xem vĩnh viễn.
Xét nghiệm tế bào đờm: Chẩn đoán ung thư phổi luôn đòi hỏi phải xác nhận các tế bào ác tính bởi một nhà nghiên cứu bệnh học, ngay cả khi có các triệu chứng và chụp X-quang nghi ngờ bị ung thư phổi. Phương pháp đơn giản nhất để xác định chẩn đoán là kiểm tra đờm dưới kính hiển vi.
Nếu một khối u nằm ở vị trí trung tâm và đã xâm lấn đường thở, thủ tục này, được gọi là xét nghiệm tế bào đờm, có thể cho phép hình dung các tế bào khối u để chẩn đoán.
Đây là thủ tục chẩn đoán mô không có rủi ro và không tốn kém nhất, nhưng giá trị của nó bị hạn chế do các tế bào khối u sẽ không luôn luôn có trong đờm ngay cả khi có ung thư.
Ngoài ra, các tế bào không phải ung thư đôi khi có thể trải qua những thay đổi trong phản ứng với viêm hoặc chấn thương làm cho chúng trông giống như các tế bào ung thư.
Nội soi phế quản: Kiểm tra đường thở bằng nội soi phế quản (hình ảnh đường thở thông qua đầu dò sợi mỏng được đưa qua mũi hoặc miệng) có thể cho thấy các khu vực của khối u có thể được lấy mẫu (sinh thiết) để chẩn đoán bởi bác sĩ giải phẫu bệnh.
Tiến hành nội soi phế quản để chẩn đoán ung thư phổi.
Một khối u ở khu vực trung tâm của phổi hoặc phát sinh từ đường thở lớn hơn có thể được lấy mẫu bằng kỹ thuật này. Nội soi phế quản có thể không thoải mái, và nó đòi hỏi phải gây tê hoặc gây mê.
Trong khi nội soi phế quản tương đối an toàn, nó phải được thực hiện bởi một chuyên gia phổi (bác sĩ phổi hoặc bác sĩ phẫu thuật) có kinh nghiệm. Khi một khối u được hình dung và lấy mẫu đầy đủ, thường có thể chẩn đoán ung thư chính xác.
Một số bệnh nhân có thể ho ra máu màu nâu sẫm trong một đến hai ngày sau khi làm thủ thuật. Các biến chứng nghiêm trọng hơn nhưng hiếm gặp bao gồm chảy máu nhiều hơn, giảm lượng oxy trong máu và rối loạn nhịp tim cũng như các biến chứng từ thuốc an thần và gây mê.
Sinh thiết kim: Chọc hút kim mịn (FNA) qua da, thường được thực hiện với hình ảnh X quang để được hướng dẫn, có thể hữu ích trong việc lấy tế bào để chẩn đoán các khối u trong phổi. Sinh thiết kim đặc biệt hữu ích khi khối u phổi nằm ở ngoại vi trong phổi và không thể lấy mẫu bằng nội soi phế quản.
Các chuyên gia y tế sử dungj một lượng nhỏ thuốc gây tê cục bộ trước khi đưa một cây kim mỏng xuyên qua thành ngực vào khu vực bất thường trong phổi. Các tế bào được hút vào ống tiêm và được kiểm tra dưới kính hiển vi.
Thủ tục này nói chung là chính xác khi mô từ khu vực bị ảnh hưởng được lấy mẫu đầy đủ, nhưng trong một số trường hợp, các khu vực lân cận hoặc không được xử lý của phổi có thể bị lấy mẫu nhầm.
Một rủi ro nhỏ (3% -5%) của rò rỉ không khí từ phổi (được gọi là tràn khí màng phổi, có thể dễ dàng điều trị) đi kèm với thủ thuật.
Chọc hút dịch từ màng phổi bằng kim mỏng có thể tiết lộ các tế bào ung thư và thiết lập chẩn đoán. Như với sinh thiết kim, thủ tục này có thể gây ra một nguy cơ nhỏ về tràn khí màng phổi.
Các thủ tục phẫu thuật lớn: Nếu không có phương pháp nào nói trên mang lại chẩn đoán, hãy sử dụng các phương pháp phẫu thuật để lấy mô khối u để chẩn đoán.
Chúng có thể bao gồm nội soi trung thất (kiểm tra khoang ngực giữa phổi thông qua đầu dò được phẫu thuật bằng sinh thiết khối u hoặc hạch bạch huyết có thể chứa di căn) hoặc phẫu thuật lồng ngực (phẫu thuật mở thành ngực để cắt bỏ hoặc sinh thiết khối u).
Với phẫu thuật cắt bỏ u, loại bỏ hoàn toàn ung thư phổi là rất hiếm, và cả nội soi trung thất và phẫu thuật lồng ngực đều có rủi ro của các thủ tục phẫu thuật lớn (biến chứng như chảy máu, nhiễm trùng và rủi ro từ gây mê và thuốc). Các bác sĩ thực hiện các thủ tục này trong phòng phẫu thuật, và bệnh nhân phải nhập viện.
Xét nghiệm máu: Mặc dù các xét nghiệm máu thông thường không thể chẩn đoán ung thư phổi, nhưng chúng có thể cho thấy các bất thường về sinh hóa hoặc chuyển hóa trong cơ thể đi kèm với ung thư.
Ví dụ, nồng độ canxi hoặc enzyme phosphatase kiềm tăng có thể đi kèm với ung thư di căn đến xương. Tương tự, nồng độ của một số enzyme nhất định thường có trong các tế bào gan, bao gồm aspartate aminotransferase (AST hoặc SGOT) và alanine aminotransferase (ALT hoặc SGPT), báo hiệu tổn thương gan, có thể thông qua sự hiện diện của khối u di căn đến gan.
Một trọng tâm nghiên cứu hiện nay trong lĩnh vực ung thư phổi là phát triển xét nghiệm máu để hỗ trợ chẩn đoán ung thư phổi.
Xét nghiệm phân tử: Đối với các NSCLC tiến triển, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe thực hiện xét nghiệm di truyền phân tử để tìm kiếm các đột biến gen trong khối u. Đột biến chịu trách nhiệm thúc đẩy sự phát triển khối u.
Ví dụ, xét nghiệm có thể được thực hiện để tìm kiếm các đột biến hoặc bất thường trong thụ thể của yếu tố tăng trưởng biểu mô (EGFR) và gen anaplastic lymphoma kinase (ALK). Các gen khác có thể đột biến bao gồm MAPK và PIK3.
Các phương pháp điều trị cụ thể có sẵn có thể được sử dụng cho những bệnh nhân có khối u có những thay đổi trong gen của họ.
Làm thế nào để các chuyên gia chăm sóc sức khỏe xác định giai đoạn ung thư phổi?
Giai đoạn của bệnh ung thư là thước đo mức độ ung thư đã lan rộng trong cơ thể. Giai đoạn bao gồm đánh giá kích thước của ung thư và sự xâm nhập của nó vào mô xung quanh cũng như sự hiện diện hoặc vắng mặt của di căn trong các hạch bạch huyết hoặc các cơ quan khác.
Xác định đoạn rất quan trọng để xác định điều trị một loại ung thư cụ thể, vì các liệu pháp điều trị ung thư phổi được hướng đến các giai đoạn cụ thể.
Xác định giai đoạn ung thư cũng rất quan trọng trong việc ước tính tiên lượng của một bệnh nhân nhất định, với các bệnh ung thư ở giai đoạn cao hơn thường có tiên lượng xấu hơn so với ung thư ở giai đoạn thấp hơn.
Các bác sĩ có thể sử dụng một số xét nghiệm để điều trị chính xác ung thư phổi, bao gồm xét nghiệm (hóa học máu), chụp X-quang, chụp CT, xạ hình xương, chụp MRI và chụp PET. Các xét nghiệm hóa học máu bất thường có thể báo hiệu sự hiện diện của di căn trong xương hoặc gan, và các chụp X quang có thể ghi nhận kích thước của ung thư cũng như sự lây lan của nó.
Ung thư phổi là ung thư hay gặp nhất trên toàn cầu, khó phát hiện sớm, kết quả điều trị cũng rất thấp, gây tử vong nhiều nhất trong các loại ung thư. Ảnh: rushradiosurgery
NSCLC được phân chia từ giai đoạn I đến giai đoạn IV theo thứ tự mức độ nghiêm trọng:
Ở giai đoạn I, ung thư bị giới hạn ở phổi.
Ở giai đoạn II và III, ung thư được giới hạn ở ngực (với các khối u lớn hơn và xâm lấn hơn được phân loại là giai đoạn III).
Ung thư giai đoạn IV đã lan từ ngực đến các bộ phận khác của cơ thể.
Hầu hết các bác sĩ sử dụng hệ thống hai tầng để xác định điều trị SCLC:
SCLC ở giai đoạn giới hạn (LS) đề cập đến ung thư được giới hạn trong khu vực xuất phát của nó trong ngực.
Trong SCLC ở giai đoạn rộng (ES), ung thư đã lan ra khỏi ngực đến các bộ phận khác của cơ thể.
Mỹ Hân
(Tổng hợp)
Các Biện Pháp Chẩn Đoán Ung Thư Da
Ung thư da là căn bệnh thường gặp hiện nay, một trong những yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị bệnh là do tiếp xúc nhiều với tia tử ngoại. Có nhiều phương pháp chẩn đoán ung thư da, một trong những cách đó là phương pháp sinh thiết da.
Ung thư da là bệnh mà các tế bào bất thường trên da phát triển một cách không kiểm soát. Có 3 loại ung thư da chính, đó là: ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư các tuyến phụ thuộc da.
Tùy vào từng loại ung thư da mà bệnh sẽ có những dấu hiệu cảnh báo bệnh cụ thể. Các triệu chứng đó có thể là ngứa và đau trên da, hoặc có những thay đổi bất thường trên da, các vết loét lâu lành…
Mặc dù ung thư da là bệnh phổ biến ở người da trắng, thường gặp ở người già, ở nam giới nhiều hơn nhưng bất cứ ai cũng có thể mắc ung thư da, đặc biệt là những người thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và hóa chất độc hại. Lạm dụng mỹ phẩm hoặc có chế độ ăn uống không hợp lý cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Những triệu chứng sau đây có thể báo hiệu giúp chẩn đoán sớm ung thư da:
Ổ loét lâu liền hoặc loét có rớm máu.
Ổ dày sừng có loét, nổi cục, dễ chảy máu.
Ổ loét hoặc khối u trên nền sẹo cũ.
Nốt đỏ mãn tính có dấu hiệu loét.
Nốt ruồi thay đổi kích thước.
Khi soi kính lúp có thể quan sát thấy các mạch máu tân tạo.
Để chẩn đoán ung thư da, trước tiên, bác sĩ tiến hành khám lâm sàng bằng cách sử dụng kính lúp để quan sát vùng da bị tổn thương. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể được chỉ định làm thêm các xét nghiệm để chẩn đoán ung thư da cần thiết như:
Chụp X-quang: giúp phát hiện và đánh giá mức độ xâm lấn của khối u.
Sinh thiết: Biện pháp này được sử dụng để xác minh kết quả chẩn đoán. Đây là một thủ tục nhanh chóng và đơn giản. Bác sĩ tiến hành gây tê tại chỗ và cắt lấy một mẫu nhỏ ở vị trí nghi ngờ mắc ung thư da để tiến hành sinh thiết dưới kính hiển vi. Kết quả sinh thiết sẽ giúp xác định loại ung thư da, tình trạng và giai đoạn bệnh cụ thể.
Dựa vào những dấu hiệu lâm sàng đã nêu ở trên kết hợp với tiền sử bản thân và gia đình cùng kết quả sinh thiết, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về tình trạng bệnh.
Theo kết quả xét nghiệm ung thư da và tình trạng và mức độ bệnh, cũng như giai đoạn mắc bệnh cụ thể của mỗi người, bác sĩ sẽ căn cứ vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của người bệnh để tư vấn và đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp. Các phương pháp điều trị bệnh ung thư da là:
Phẫu thuật: Phương pháp này thường được áp dụng với những trường hợp ung thư da ở giai đoạn đầu, khi khối u chưa xâm lấn sang các vị trí khác.
Nạo và đốt điện: Phương pháp này dùng để loại bỏ phần da bị ung thư.
Phẫu thuật dao lạnh: Phương pháp này sử dụng khí nitơ phun lên bề mặt da có tế bào ung thư và làm cho tế bào ung thư tiêu biến.
Ghép da: Phương pháp này giúp làm đầy da hoặc cấy ghép thay thế cho phần da đã bị cắt bỏ trong quá trình phẫu thuật.
Xạ trị: Phương pháp này thường được chỉ định đối với những trường hợp bị ung thư da giai đoạn cuối.
Hóa trị: Phương pháp này được chỉ định đối với trường hợp ung thư da giai đoạn cuối khi các phương pháp trên không hiệu quả.
Sinh thiết da là một trong những biện pháp được sử dụng để chẩn đoán ung thư da. Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng hiện đang áp dụng kỹ thuật sinh thiết da trong môi trường vô khuẩn. Bác sĩ thực hiện thủ thuật – Bác sĩ Lê Thị Thu Hằng có kinh nghiệm và trình độ cao, đã được đào tạo tại Pháp.
Quý Khách có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin về kỹ thuật sinh thiết da tại Vinmec Hải Phòng có thể liên hệ theo hotline: 0225 7309 888 hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY
XEM THÊM:
Bạn đang đọc nội dung bài viết Tiếp Cận Chẩn Đoán U Lympho (Hodgkin Và Không Hodgkin) – Ung Thư Học trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!