Cập nhật nội dung chi tiết về Tìm Hiểu Lịch Sử Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20 mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Lịch sử ngày lễ hiến chương nhà giáo Việt Nam
Tháng 7 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris đã lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (tiếng Pháp: Fédération Internationale Syndicale des Enseignants – FISE).
Năm 1949, tại một hội nghị ở Warszawa (thủ đô của Ba Lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục đã ra bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng nền giáo dục trong đó bảo vệ những quyền lợi của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học và nhà giáo.
Công đoàn giáo dục Việt Nam, là thành viên của FISE từ năm 1953, đã quyết định, trong cuộc họp của FISE từ 26 đến 30 tháng 8 năm 1957 tại Warszawa, lấy ngày 20 tháng 11 năm 1958 là ngày “Quốc tế hiến chương các nhà giáo”. Ngày này lần đầu tiên được tổ chức trên toàn miền Bắc Việt Nam năm 1958.
Những năm sau đó, ngày lễ này được tổ chức ở các vùng ở miền Nam Việt Nam. Hàng năm vào dịp kỷ niệm 20 tháng 11 cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo giới trong vùng tạm chiếm, động viên tinh thần giáo viên kháng chiến.
Khi Việt Nam thống nhất, ngày này đã trở thành ngày truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam. Vào ngày 28 tháng 9 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20 tháng 11.
Ngày 20/11/1982, là lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên được tiến hành trọng thể trong cả nước ta. Từ đó đến nay, đây là ngày truyền thống của ngành giáo dục để tôn vinh những người làm công tác trồng người.
2. Ý nghĩa Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
Ngày nhà giáo Việt Nam (hay ngày lễ Hiến chương nhà giáo Việt Nam) là một ngày kỷ niệm được tổ chức hằng năm vào ngày 20 tháng 11 tại Việt Nam.
Đây là ngày lễ hội của ngành giáo dục và là Ngày Nhà giáo, ngày “tôn sư trọng đạo” nhằm mục đích tôn vinh những người hoạt động trong ngành này.
Ngày này là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn với những người thầy cô giáo. Trong ngày này, các học sinh thường đến tặng hoa cho các thầy cô giáo. Ngành giáo dục cũng thường nhân dịp này đánh giá lại hoạt động giáo dục và lập phương hướng nâng cao chất lượng giáo dục.
Việc tổ chức ngày Nhà giáo Việt nam 20/11 hằng năm đã sớm trở thành ngày hội truyền thống của giáo giới Việt Nam. Điều này hoàn toàn phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, một dân tộc có mấy nghìn năm văn hiến và có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo.
Ngày 20-11 là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những người thầy, để mọi ngành, mọi nghề và toàn xã hội chia sẻ niềm vui, tri ân với những người đã góp bao công sức và tâm huyết cho sự nghiệp trồng người cao cả, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Lịch Sử, Ý Nghĩa Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20
Phạm Văn Quyến
Chủ tịch Công đoàn ngành GD&ĐT tỉnh Nam Định
1. Lịch sử ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 có một lịch sử rất đặc biệt, vừa có tính quốc tế, tính dân tộc, vừa mang đặc trưng của nhà giáo, của ngành giáo dục và cũng là ngày hội của toàn dân.
Tháng 7/1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris đã lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (tiếng Pháp: Fédération Internationale Syndicale des Enseignants – FISE).
Năm 1949 tại hội nghị ở Vác-xa-va thủ đô Ba Lan, Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục xây dựng một bản Hiến chương các nhà giáo.
Tháng 7/1953 Công đoàn giáo dục Việt Nam được gia nhập tổ chức giáo giới quốc tế này.
Tháng 8/1954 tổ chức công đoàn của các nhà giáo tiến bộ và cách mạng trên thế giới đã nhất trí thông qua bản “Hiến chương các nhà giáo”, gồm 15 chương trong đó có một số nội dung chủ yếu là:
– Đấu tranh chống lại các quan điểm và phương pháp giáo dục lạc hậu, phản động, phản dân chủ, phản khoa học nhằm xây dựng nền giáo dục tiến bộ, dân chủ và khoa học.
– Đấu tranh thủ tiêu chế độ bạc đãi, coi khinh nghề dạy học, bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của các nhà giáo.
– Quy định một số điều đối với các nhà giáo, đặc biệt nêu cao nghề dạy học.
Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Vác-xa-va thủ đô Ba Lan, hội nghị quốc tế các nhà giáo lần thứ 2 đã quyết định lấy ngày 20/11 hằng năm là ngày “Hiến chương các nhà giáo”
Ở Việt Nam, ngày 20/11/1958, lần đầu tiên ngày “Quốc tế Hiến chương các nhà giáo” được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta. Đất nước thống nhất, ngày 20/11 đã được tổ chức rộng rãi trong cả nước và dần dần trở thành ngày truyền thống của giáo giới Việt Nam.
Để thể hiện đầy đủ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với đội ngũ giáo viên, cũng như nêu rõ vị trí, vai trò quan trọng của đội ngũ giáo viên trong sự nghiệp đào tạo lớp người mới xây dựng CNXH và phát huy truyền thống của nhân dân ta luôn tôn trọng, quý mến thầy giáo và cô giáo; theo đề nghị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng bộ trưởng đã ra quyết định số 167-HĐBT ngày 28/9/1982 nêu rõ: “hàng năm sẽ lấy ngày 20 tháng 11 là ngày Nhà giáo Việt Nam”.
Như vậy, ngày 20/11/1982 là ngày lễ kỷ niệm Nhà giáo Việt Nam được tổ chức trọng thể đầu tiên của cả nước ta.
2. Vị trí Nhà giáo xưa và nay
Mỗi người dân Việt Nam từ khi cắp sách tới trường mấy ai không thuộc, không khắc ghi lời dạy “không thầy đố mày làm nên”. Người thầy có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong đời sống nói chung và trong mỗi con người nói riêng.
Từ xưa đến nay, nhân dân ta luôn luôn tôn vinh người thầy giáo và trọng nghề dạy học. Không phải ai cũng có thể làm được công việc đó bởi nó yêu cầu cao không chỉ về nhận thức mà còn cả đạo đức, phẩm hạnh. Thầy không chỉ dạy chữ mà còn dạy “Đạo”- Đạo làm người; thông qua dạy kiến thức để giáo dục đạo đức cho con người.
Sau cách mạng tháng Tám, trước bốn bề khó khăn, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định 3 loại giặc cần phải loại bỏ: giặc ngoại xâm, giặc đói, giặc dốt. Vì lẽ đó, mà Người rất mực quan tâm đến giáo dục bởi “Vì lợi ích năm trồng cây,Vì lợi ích trăm năm trồng người”. Để thực hiện thành công sự nghiệp tròng người thì vai trò của thầy, cô giáo là vô cùng quan trọng. Người khăng định: Người thấy giáo tốt – thầy xứng đáng là thầy giáo – là người vẻ vang nhất…Những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Người nói: Bây giờ, nhiệm vụ của giáo dục khác trước. Các cô các chú có nhiệm vụ rất quan trọng: Bồi dưỡng thế hệ công dân, cán bộ sau này. Làm tốt thì thế hệ sau này có ảnh hưởng tốt. Làm không tốt sẽ có ảnh hưởng không tốt đến thế hệ sau. Mục đích giáo dục bây giờ là phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, đào tạo lớp người, lớp cán bộ mới.
Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng ta luôn coi trọng giáo dục và đào tạo, coi đây là “quốc sách hàng đầu” là chìa khóa để hội nhập và phát triển. Giáo dục và đào tạo và người hoạt động trong lĩnh vực này được xã hội tôn vinh coi trọng với quan điểm “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt”.
Ngày nay, quan hệ thầy, trò có nhiều thay đổi. Vị thế, vai trò của nhà giáo trong xã hội cũng có sự thay đổi. Điều đó bị tác động của những mặt trái kinh tế thị trường và cả những áp lực xã hội lên giáo dục trước yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển. Một số chính sách mới như BHXH, tăng tuổi nghỉ hưu, sắp xếp lại biên chế…Trong ngành giai đoạn vừa qua có nhiều văn bản ban hành chưa phù hợp với thực tế gây khó khăn cho nhà giáo, các cấp quản lý vô hình tạo cho xã hội nhìn nhận, đánh giá chưa đúng về giáo dục nói chung và nhà giáo nói riêng. Nhưng sự thay đổi ở đây chỉ là hình thức. Nhà giáo trong xã hội hiện đại không còn là người thấy duy nhất trong cuộc đời mỗi con người như thầy xưa mà là những người thầy được đào tạo chuyên sâu một lĩnh vực, là thầy cô giáo bộ môn. Cũng vì thế mà vị thế, vai trò của nhà giáo bị mất dần đi và tình cảm thầy – trò bị ảnh hưởng. Trong bối cảnh như hiện nay, mỗi nhà giáo cần nhận thức được rằng, ngoài việc dạy cho học sinh kiến thức, kỹ năng, người thầy còn phải là một tấm gương về đạo đức, phẩm chất, lý tưởng cách mạng và nếp sống văn hóa để cho mỗi học sinh mãi mãi mang theo cả cuộc đời hình ảnh đẹp đẽ của người thầy. Ngày nay, cả xã hội quan tâm đến giáo dục, bên cạnh những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước thì vấn đề người dạy học luôn được đề cập đến khi người ta nhắc đến giáo dục. Đó là minh chứng cho vị thế, vai trò của nhà giáo trong xã hội từ xưa đến nay.
3. Ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 201-11
Từ xưa đến nay, nghề dạy học luôn được nhân dân quý trọng và yêu mến. Với truyền thống trọng thầy, hiếu học của dân tộc và dưới sự lãnh đạo của Đảng, giáo dục và đào tạo nước ta đã từng bước được khẳng định, phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân, phát triển đất nước. Những thành tựu mà ngành giáo dục và đào tạo đạt được chính là nhờ lớp lớp thầy giáo, cô giáo của bao thế hệ đã tận tình, tâm huyết với nghề, tạo nên những truyền thống tốt đẹp của Nhà giáo Việt Nam để chúng ta học tập và phát huy như: Nhà giáo Việt Nam luôn gắn bó và liên hệ mật thiết với quần chúng nhân dân; những nhà giáo chân chính Việt Nam giàu lòng nhân ái, vị tha, tận tụy với sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ của đất nước; những nhà giáo chân chính Việt Nam bao giờ cũng là người yêu nước, những chiến sĩ cách mạng kiên cường, luôn có cuộc sống giản dị, trong sáng, mẫu mực; những nhà giáo chân chính Việt Nam luôn cần cù, sáng tạo trong lao động dạy học…
Lịch sử nền giáo dục cách mạng Việt Nam đã ghi nhận lớp lớp nhà giáo ngày đêm tận tụy với nghề, lao động sáng tạo, quên mình và nhiều thầy giáo đã hy sinh tuổi thanh xuân đem ánh sáng văn hóa cho đồng bào vùng cao, vùng xa. Họ là những anh hùng vô danh.
Tìm hiểu và học tập những truyền thống tốt đẹp của Nhà giáo Việt Nam, nhằm giúp cho đội ngũ thầy cô giáo tiếp tục phát huy những truyền thống của Nhà giáo, không ngừng nâng cao phẩm chất, năng lực, để mỗi thầy cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng và nhân dân, tiếp tục đóng góp công sức và trí tuệ cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo, phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ CNH, HĐH đất nước.
4. Truyền thống Nhà giáo ngành GD&ĐT tỉnh Nam Định.
Từ ngàn xưa, Nam Định đã là đất học nổi tiếng với nhiều Trạng nguyên, Bảng nhãn, Tiến sỹ: Theo các sách ghi chép về khoa cử ở nước ta, từ năm 1075 đến năm 1919 các triều đại phong kiến đã tổ chức 185 khoa thi với 2.896 người đỗ đại khoa (từ phó bảng trở lên), trong đó 47 trạng nguyên. Thiên Trường – Nam Định có 88 vị đỗ đại khoa: 5 trạng nguyên (Nguyễn Hiền, Đào Sư tích, Lương Thế Vinh, Vũ Tuấn Chiêu, Trần Văn Bảo), 2 đệ nhất giáp, 2 thám hoa, 2 bảng nhãn, 15 hoàng giáp, 46 tiến sỹ và 16 phó bảng. Các bậc đại khoa, trước khi thành đạt chủ yếu xuất thân từ các gia đình nghèo, ham học, thông minh và có ý chí vươn lên. Quê hương chính là chiếc nôi nuôi dưỡng, vun đắp ước mơ và khát vọng của họ. Những nhà khoa bảng Thiên Trường – Nam Định đều là những tấm gương mẫu mực về nhân cách văn hoá. Khi còn niên thiếu đến khi đỗ đạt làm quan, họ đều có tình cảm đạo đức trong sáng, lối sống thuỷ chung nhất quán vì nghĩa lớn, vì sự hưng thịnh của quê hương đất nước. Nối truyền thống hiếu học của quê hương Thiên Trường xưa, hơn 60 năm qua Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định phát huy lên tầm cao. Các thế hệ nhà giáo tỉnh Nam Định phát huy truyền thống yêu nước, yêu nghề, liên hệ mật thiết với các tấng lớp nhân dân, nhân ái vị tha, tận tụy với sự nghiệp trọng người, cần cù, sáng tạo, gương mẫu hưởng ứng và thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước và các cuộc vận động của ngành. Tiêu biểu thực hiện Phong trào “Bình dân học vụ” để diệt giặc dốt sau Cách mạng Tháng Tám; Phong trào “Vì miền Nam ruột thịt” Trong cuộc kháng chiến Chống Mỹ cứu nước có 304 nhà giáo Hà Nam Ninh tình nguyện vào Nam làm công tác giáo dục chiến trường B và hàng nghìn nhà giáo tỉnh Nam Định tình nguyện lên đường cầm súng bảo vệ Tổ quốc trong đó 173 Nhà giáo đã hy sinh anh dũng trên các chiến trường để bảo vệ nền độc lập tự do cho Tổ quốc; Phong trào “Dạy tốt – Học tốt” ; Phong trào tự học tự rèn; Phong trào Giỏi việc trường, Đảm việc nhà”; Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, Phong trào “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” và các cuộc vận động “Kỷ cương- Tình thương- Trách nhiệm; Cuộc vận động “Xây dựng nhà giáo văn hóa”; Cuộc vận động “Xã hội hóa giáo dục”; Cuộc vận động “Dân chủ hóa nhà trường”; Cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”…Thông qua đó, đội ngũ các thế hệ nhà giáo Nam Định đã có những đóng góp to lớn trong việc phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, nâng cáo dân trí, đào tạo nhân lực, phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho quê hương, đất nước, góp phần qun trọng vào thắng lợi của hai cuộc khắng chiến và sự nghiệp đổi mới. Trong 14 lần xét phong tặng Nhà giáo Ưu tú, ngành GD&ĐT tỉnh Nam Định có 121 Nhà giáo vinh dự được phong tặng Nhà giáo Ưu tú. Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định hơn 20 năm liên tục là “Đơn vị Xuất sắc, tiêu biểu” dẫn đầu toàn quốc. Vinh dự và tự hào, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh đã được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất năm 2010.
Ôn lại truyền thống nhà giáo Việt Nam để giúp mỗi thầy cô giáo tăng cường lòng thiết tha yêu nghề dạy học, thực hiện đúng lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với nhà giáo: Thầy cũng như trò, cán bộ cũng như nhân viên, phải thật thà yêu nghề mình, thật thà yêu trường mình; có gì vẻ vang hơn là đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng CNXH và CNCS. Người thầy giáo tốt – thầy giáo xứng đáng là thầy giáo – là người vẻ vang nhất… Những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh và mãi mãi là niềm tự hào về truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam.
Tiếp nối truyền thống của các thế hệ nhà giáo đi trước, toàn thể đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và người lao động ngành GD&ĐT tỉnh Nam Định hôm nay rất đỗi tự hào về sự phát triển ngành GD&ĐT tỉnh và không ngừng ra sức thi đua lập thành tích vì sự nghiệp trồng cây, trồng người. Kỷ niệm 36 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, cũng là dịp để các nhà trường, các cơ quan quản lý giáo dục ôn lại truyền thống ngày Nhà giáo Việt Nam và vinh danh các nhà giáo được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, nhà giáo Ưu tú…, đồng thời khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân đã có nhiều thành tích xuất sắc trong lao động và giảng dạy…, điều đó càng tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của nhà trường, của cơ quan đơn vị trong ngành GD&ĐT tỉnh, của các thế hệ thầy giáo, cô giáo, góp phần đưa các nhà trường, cơ quan, đơn vị ngày càng phát triển bền vững./.
Tìm Hiểu Về Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
Tìm Hiểu Về Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam Nhân dịp kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-02-1930 – 3-02-2020), thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 18-01-2018 của Ban Bí thư Trung…
Giới thiệu Tìm Hiểu Về Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
Tìm Hiểu Về Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nhân dịp kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-02-1930 – 3-02-2020), thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 18-01-2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền giáo dục lịch sử Đảng nhằm giáo dục truyền thống cách mạng, bồi đắp tinh thần yêu nước và nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.Chúng tôi gồm các giảng viên Khoa Lịch sử Đảng – Học viện Báo chí và Tuyên truyền thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh biên soạn cuốn sách Tìm hiểu về Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử Đảng cho các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, nhà trường và cán bộ, đảng viên trong cả nước.Cuốn sách trình bày một cách có hệ thống dưới dạng Hỏi – Đáp về những sự kiện và vấn đề cơ bản, quan trọng trong quá trình phát triển lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ban biên soạn đã sắp xếp hệ thống câu hỏi bám sát các chương trình giảng dạy lịch sử Đảng. Phần đáp án trình bày những kiến thức cơ bản của lịch sử Đảng phù hợp với đối tượng muốn tìm hiểu. Tập thể tác giả hy vọng cuốn sách sẽ giúp ích cho bạn đọc, đáp ứng yêu cầu nâng cao kiến thức và nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.Trong quá trình biên soạn, các tác giả đã cố gắng, có kế thừa những kết quả của giới giảng dạy và nghiên cứu, song không tránh khỏi những thiếu sót, mong nhận được ý kiến đóng góp để lần tái bản được hoàn thiện hơn.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …
Sách Tìm Hiểu Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam 1930
Giới thiệu Sách Tìm Hiểu Lịch Sử Đảng cộng sản việt nam 1930 – 2020 qua các kỳ đại hội cuốn sách này sẽ giúp cho bạn đọc có nhiều thông tin bổ ích để tham khảo, nghiên cứu Sách Tìm Hiểu Lịch Sử Đảng 90 Năm Lịch Sử Vẻ Vang Của Đảng Nhân kỉ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2020) và chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng
Đảng Cộng sản Việt Nam là hệ thống tổ chức chặt chẽ từ Trung ương đến cơ sở, trong đó Đại hội đại biểu toàn quốc là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, do Ban Chấp hành Trung ương triệu tập, thường lệ 5 năm một lần. Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng ngoài nhiệm vụ đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết của nhiệm kỳ đã qua; quyết định đường lối, chính sách của Đảng; bổ sung, sửa đổi Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng khi cần thiết,…
Còn có nhiệm vụ bầu ra Ban Chấp hành Trung ương. Giữa hai nhiệm kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc, Ban Chấp hành Trung ương là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, thông qua hình thức tổ chức và hoạt động chủ yếu của Ban Chấp hành là các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương. Hội nghị có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các Nghị quyết của Đại hội và Hội nghị đại biểu toàn quốc; quyết định những vấn đề quan trọng về công tác đối nội, đối ngoại, công tác quần chúng và công tác xây dựng Đảng; quan hệ với các đảng cộng sản và công nhân, các đảng phái và tổ chức chính trị tiến bộ trên thế giới; quyết định và thực hiện chính sách cán bộ và quản lý cán bộ; lập các ban, đảng đoàn, ban cán sự và chỉ đạo các cơ quan đó hoạt động; chuẩn bị Đại hội đại biểu của nhiệm kỳ tiếp theo.
Mỗi Đại hội đại biểu toàn quốc và Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã in đậm vai trò lãnh đạo của Đảng và đánh dấu sự trưởng thành, phát triển của Đảng và của sự nghiệp cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Nhân kỉ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2016) và chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nhà xuất bản Hồng Đức xuất bản cuốn sách tìm hiểu lịch sử đảng cộng sản việt nam 1930 – 2016 (qua các kỳ đại hội) phục vụ công tác nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là mong muốn và là yêu cầu cần thiết của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Hi vọng cuốn sách này sẽ giúp cho bạn đọc có nhiều thông tin bổ ích để tham khảo, nghiên cứu.
Sách Tìm hiểu lịch sử Đảng 90 Năm Lịch Sử Vẻ Vang Của Đảng
Bạn đang đọc nội dung bài viết Tìm Hiểu Lịch Sử Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20 trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!