Đề Xuất 6/2023 # Tìm Hiểu Sự Khác Nhau Giữa Đền Và Chùa Ở Nhật Bản|Kênh Du Lịch Locobee # Top 9 Like | Cuocthitainang2010.com

Đề Xuất 6/2023 # Tìm Hiểu Sự Khác Nhau Giữa Đền Và Chùa Ở Nhật Bản|Kênh Du Lịch Locobee # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Tìm Hiểu Sự Khác Nhau Giữa Đền Và Chùa Ở Nhật Bản|Kênh Du Lịch Locobee mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Đền chùa là hình ảnh thường bắt gặp ở các địa phương trên mọi miền của Nhật Bản. Dù không có quá nhiều dịp để vãn cảnh đền chùa nhưng tới thăm đền chùa vào những ngày như đầu năm mới cùng với người thân, bạn bè là văn hoá của người Nhật.

Đền và chùa đều là những nơi vô cùng thiêng liêng, thần thánh. Vậy đối với người Nhật người ta phân biệt giữa đền và chùa như thế nào?

Cách nhìn độc đáo về tôn giáo của người Nhật

Ở Nhật Giáng sinh, lễ Tình nhân, gần đây còn có ngày lễ hoá trang Halloween… đều là những dịp mà mọi người vô cùng hân hoan đón chào. Tuy nhiên cũng không thể không kể đến Tết Dương lịch, ngày hội ném đậu Setsubun… những ngày mang tính chất truyền thống được truyền từ đời này sang đời khác.

Cảm nhận bốn mùa Nhật Bản: Ngày hội ném đậu Setsubun (3/2)

Có khá nhiều các trường mẫu giáo, trường học theo đạo Thiên Chúa giáo, Phật giáo ở Nhật. Nhiều người Nhật theo học những trường học khác với tôn giáo của chính mình. Ngoài ra, việc tổ chức hôn lễ theo phong cách Thiên Chúa giáo ở các nhà thờ là điều không hề hiếm.

Nghi thức tại nhà thờ ở lễ cưới Nhật Bản

Tuy có người rất sùng bái tôn giáo của mình nhưng cũng có người không quá câu nệ trong vấn đề tôn giáo. Họ chỉ đơn giản là muốn tham gia một cách vui vẻ vào các nghi thức. Không những thế còn có người tin vào những tôn giáo khác nhau và hành xử một cách linh hoạt theo từng tôn giáo.

Đền ở Nhật

Đền được dựa trên đạo Shinto là một tín ngưỡng của dân tộc Nhật Bản. Người ta tin rằng đền là nơi có sự tồn tại của thần thánh. Theo đạo Shinto thì vạn vật trên thế gian đều có một vị thần tương ứng. Thần thánh thì không tồn tại ở hình dạng như các tượng mà là đối tượng không nhìn thấy được. Người Nhật ý thức mạnh mẽ rằng các vị thần sẽ bảo vệ cho bộ tộc, xóm làng và vô cùng thân thiết đối với cuộc sống hàng ngày của con người.

Điểm đặc trưng có thể nhìn thấy ở các đền là sự có mặt của Linh Mục (神主 – Kannushi), Miko (巫女 – thiếu nữ phục vụ trong đền), cổng Torii (鳥居 – các cánh cổng được sơn đỏ), thánh điện (社殿 – shaden), sando (参道 – con đường dẫn đến miếu).

Chùa ở Nhật

Cũng giống với chùa ở Việt Nam, chùa ở Nhật cũng là nơi thuộc về Phật giáo. Trước đây nó được bắt đầu là nơi tiến hành các nghi thức của các tăng lữ. Sau đó với sự có mặt của các tượng Phật người ta xây dựng nên các Phật đường và là nơi dành cho những người tin vào Phật giáo.

Ở chùa thường có các tăng lữ, nữ tu. Đây là nơi tiến hành đọc Kinh thánh của Phật giáo, tổ chức tang lễ. Trong khuôn viên của chùa có hình thức mua bán và quản lí đất để xây mộ cho người đã mất.

Ngày Tết nên đi vãn cảnh đền hay chùa?

Ở Nhật vào những ngày thường, họ ít khi đến đền hoặc chùa. Tuy nhiên dịp đầu năm mới cũng giống người Việt Nam người Nhật thường tới những chốn linh thiêng này.

Vậy thì vào những ngày đầu năm mới, đi thăm đền hay chùa mới là đúng? Câu trả lời là cả 2 đều được. Theo thông lệ người ta có thể đến chùa để thăm mộ của tổ tiên hoặc tới tế lễ vị thần ở gần nơi mình đang sinh sống. Đó là tục lệ từ ngày xưa. Tuy nhiên gần đây người Nhật có thể đi tới ngôi đền, chùa nào mà mình muốn đi không quan trọng phải gần nơi mình ở.

Nami (LOCOBEE)

* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.

Văn Hóa Nhật Bản: 3 Điểm Khác Nhau Giữa Đền Và Chùa

Đền và chùa là một phần quan trọng trong văn hóa Nhật Bản. Đây cũng được xem là một trong những địa điểm hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Có đến 80,000 ngôi đền và 75,000 ngôi chùa trên toàn nước Nhật. Cùng Sông Hàn Tourist khám phá Nhật Bản qua sự khác nhau giữa đền và chùa qua diện mạo và phương thức thờ cúng.

Sự khác nhau giữa đền và chùa trong văn hóa Nhật Bản (Nguồn: Shutterstock)

1. Tôn Giáo

Trong tiếng Nhật, ngôi đền được gọi là jinja. Trong Thần đạo, người dân Nhật Bản tin rằng có linh hồn và thần linh tồn tại ở Shinrabansho (tất cả mọi thứ về vũ trụ). Họ tôn thờ núi rừng, đá, cây cối và tất cả những thứ khác trong tự nhiên tựa như các vị thần.

Đền thờ là biểu tượng của Thần đạo – nơi cất giữ những giá trị xưa cũ và là địa điểm dừng chân của những ai theo đạo. 

Mặc khác, trong truyền thống nước Nhật chùa được gọi là tera – khởi sinh từ Ấn Độ và Trung Quốc. Phật Giáo thường được thờ cúng tại các ngôi chùa – nơi các nhà sư sinh sống và thờ Phật. Những tượng Phật quan trọng thường được đặt tại trung tâm ngôi chùa. 

Chùa ở Nhật được đặt tại những nơi có vị thế tuyệt vời (Nguồn: Shutterstock)

2. Diện Mạo

Diện mạo là thứ dễ dàng nhận biết và phân biệt giữa đền và chùa. 

Đền thường gắn liền với cổng Torii – biểu tượng quan trọng trong văn hóa Nhật Bản – được đặt ngay tại cổng vào và được sơn màu đỏ nổi bật. Đó là cách nhanh nhất bạn có thể nhận ra những ngôi đền truyền thống. Một số ngôi đền khác xây dựng cổng vào bằng những nguyên vật liệu cùng bề ngoài đồ sộ hơn cổng Torii. Ngoài ra, một số chùa khác có một nghĩa trang đặt cạnh.

Diện mạo là điểm dễ phân biệt nhất giữa đền và chùa (Nguồn: Shutterstock)

Khi du lịch Nhật, bạn có thể nhìn thấy đền thờ chó (Komainu) – nơi thờ hình tượng chó, một số khác thờ những động vật khác như Cáo. Trong khi đó, tượng Niō tại các chùa được đặt với ý nghĩa bảo vệ các vị Phật. Đây là điểm đặc trưng giúp bạn dễ dàng phân biệt đền chùa khi đến Nhật.

*Tượng Niō thường đứng hai bên cổng chùa thể hiện tướng phẫn nộ trên khuôn mặt. Sở dĩ có tạo hình như vầy là do việc tính cách hóa thần bảo hộ các tượng Phật bên trong chùa.

3. Hình Thức Thờ Cúng

Nếu bạn viếng thăm các đền chùa tại Nhật, hãy hiểu rằng hình thức thờ cúng có đôi chút khác biệt. Dẫu thế, người dân Nhật Bản không nhận ra sự khác biệt và thờ phụng theo cách của đền tại các ngôi chùa. Tuy nhiên đền và chùa cũng có một số điểm chung, nổi bật nhất chính là nghi thức cúi lạy hay còn gọi là Ojigi.

Nghi lễ tôn giáo đặc biệt của người Nhật (Nguồn: Unsplash)

Tại chùa:

1. Cúi đầu ngay trước cổng chùa

2. Đi dọc theo bên đường khi đi ngang qua cổng chùa

3. Rửa tay và miệng theo nghi thức dưới ảnh

Đầu tiên, bạn rửa sạch tay trái với chiếc gáo nước rồi đến tay phải sau đó súc miệng bằng nước này. Cuối cùng kết thúc bằng việc rửa lại tay cầm của gáo với một ít nước. 

4. Chạm vào khói hương

Theo quan niệm của văn hóa Nhật Bản, khói hương là một phần của cơ thể. Vì thế khi đến chùa hãy dùng tay để vẫy khói từ lư hương về phía mình. 

5. Cầu nguyện

Trước tiên hãy xếp hàng và chờ đến lượt mình khi số lượng khách quá đông. Khi đến lượt của mình, bạn hãy cúi lạy và cho một ít tiền tùy hỷ vào thùng trước khi chắp tay cầu nguyện.

Tại đền:

Nghi thức tôn giáo của đền cũng tương tự như tại các ngôi chùa. Tuy nhiên cách thức cầu nguyện có đôi chút khác biệt. Trước hết, cúi lạy và cho tiền vào thùng tiền cúng điếu sau đó làm theo những bước cụ thể sau:

1. Lạy 2 lần

2. Vỗ tay nhẹ 2 lần

3. Gập người để cúi lạy

Địa Điểm Du Lịch Nhật Tham Quan Đền Chùa

Kiến trúc đặc biệt của đền Meiji (Nguồn: Shutterstock)

Tại Tokyo, chùa Sensoji ở Asakusa là một trong những địa danh nổi bật với chiếc cổng đỏ khổng lồ mang tên Kaminarimon. Kyoto cũng là một nơi thật tuyệt để cầu nguyện ở những ngôi chùa như Kiyomizudera hay chùa Vàng Kinkakuji – 2 ngôi chùa nổi tiếng nhất đất nước. 

Chùa Vàng Kinkakujin tuyệt đẹp (Nguồn: Shutterstock)

Sông Hàn Tourist với nhiều tour du lịch Nhật hấp dẫn: https://songhantourist.com/tour-du-lich/tour-nhat-ban

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Công ty TNHH TM Du lịch và Dịch vụ Sông Hàn – Chi nhánh TP.HCM

Địa chỉ: Lửng 01, tầng lửng, Tòa nhà Trung tâm Tài chính Bảo Việt, 233 Đồng Khởi, P.Bến Nghé, Q.1

Hotline: 02873012939

Email: [email protected]

Tìm Hiểu Du Học Nhật Bản Ngành Du Lịch

Tại Nhật Bản, ngành du lịch đặc biệt phát triển và mang lại nguồn lợi nhuận to lớn cho đất nước. Du học Nhật Bản ngành du lịch đang rất được ưa chuộng và được rất nhiều bạn trẻ săn đón. Vậy tại sao du học Nhật Bản ngành du lịch lại hấp dẫn mọi người đến như vậy?

-Nền giáo dục và đào tạo thuộc top đầu thế giới

Mục tiêu của các chương trình đào tạo của Nhật Bản đều không chỉ chú trọng đến việc trang bị cho học sinh kiến thức. Mà còn chú trọng đến việc tạo ra những thế hệ tương lai có trình độ chuyên môn và kỹ năng thực.

-Nhật Bản là điểm đến du lịch hàng đầu thế giới

Không chỉ nền giáo dục nổi tiếng. Mà các danh lam thắng cảnh, các điểm đến du lịch ở Nhật Bản cũng thu hút được rất nhiều du khách. Với môi trường du lịch phát triển mạnh mẽ. Du học sinh sẽ tích lũy được những kỹ năng cần thiết cho công việc. Hơn thế các bạn du học sinh ngành du lịch sẽ học được cách giữ gìn giá trị truyền thống. Biết phát huy và thúc đẩy sự phát triển văn hóa dân tộc tới với bạn bè thế giới.

-Ngành du lịch ở Nhật Bản đa dạng, giúp du học sinh có nhiều lựa chọn công việc

Khi lựa chọn ngành du lịch các du học sinh không chỉ được đào tạo chỉ riêng ngành này. Các bạn trẻ sẽ có cơ hội học tập và nghiên cứu nhiều lĩnh vực khác. Như quản trị du lịch khách sạn, tổ chức sự kiện, quản lý khách sạn, lễ tân, lữ hành, marketing…

Đất nước Việt Nam với lợi thế “Rừng vàng biển bạc” nên ngành du lịch rất phát triển. Ra nước ngoài và học hỏi sau đó trở lại phục vụ cho đất nước là vô cùng cần thiết. Nhật Bản mang văn hóa Châu Á và cũng có phần tương đồng với Việt Nam. Điều đó mà các du học sinh học tập ở Nhật Bản hoàn toàn có thể áp dụng ở Việt Nam.

2.Điều kiện để đi du học Nhật Bản ngành du lịch

-Các bạn trẻ đã tốt nghiệp THPT hoặc cao đẳng, đại học

-Kết quả học tập từ loại khá trở lên

-Có chứng chỉ tiếng Nhật N2 trở lên. Trường hợp chưa đạt yêu cầu về ngoại ngữ, các bạn trẻ có thể đăng ký học tiếng Nhật trước khi học chuyên ngành.

-Thi đỗ kỳ thi tuyển sinh đại học cho học sinh quốc tế của Nhật Bản.

3.Tìm hiểu trường đại học chuyên môn du lịch Tokyo

Nằm ngay trung tâm khu vực Tokyo. Trường thường xuyên tổ chức các buổi thực tập tại các khách sạn, nhà hàng nổi tiếng để sinh viên có cơ hội được trải nghiệm thực tế.

Các chuyên ngành đào tạo của trường du lịch Tokyo

-Quản lý khách sạn

-Lữ hành

-Lễ tân

-Tổ chức sự kiện

-Quản trị du lịch khách sạn

-Quản lý khách sạn

Mọi thắc mắc về chương trình du học Nhật Bản bạn có thể liên hệ

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ JVB

Địa chỉ: Tầng 7 – Tòa nhà 148 Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội

☎ Tel: 04.3755 8480

Hotline: 091 572 4758 (Ms. Ngân)

Tags: du học nhật bản

Du Lịch Nhật Bản Tìm Hiểu Sự Thật Về Geisha Thời Hiện Đại

Các geisha thường hiện ra với hình ảnh những phụ nữ Nhật tinh tế có khuôn mặt trắng sứ, môi đỏ, đi guốc gỗ và mặc những bộ kimono còn đắt hơn cả một chiếc Lexus.

Du lịch Nhật Bản tìm hiểu sự thật về geisha thời hiện đại

Ngày nay, cuộc sống và công việc của những geisha vẫn quyến rũ và phức tạp như khi nghề này mới hình thành vào 400 năm trước ở cố đô Kyoto (Nhật Bản).

Theo Hiệp hội Du lịch quốc gia của Nhật Bản, khoảng 273 geisha (hay còn gọi là geiko) và maiko (geisha học nghề) đang làm việc ở quận Gion của Kyoto. Du khách đến đây có cảm giác như được trở về thời Edo (1603-1868).

“Geisha” là ai?

Khi hỏi một geisha hay maiko “Cô là gì? Cô làm gì?” bạn sẽ không nhận được câu trả lời. Điều đó giống như việc hỏi họ có phải là người không vậy. Việc làm geisha thỏa mãn những đam mê tự nhiên nội tại, một phong cách sống không có gì để ngờ vực.

Một maiko 16 tuổi ở Hiroshiama, một quán trà quận Gion, cho biết: “Năm 12 tuổi, tôi nhìn thấy một geisha và biết rằng đó là người tôi muốn trở thành”. Khi được hỏi cô đã thấy điều gì ở một geisha mà lại muốn làm nghề này, maiko trẻ tuổi đáp: “Tôi thấy vẻ đẹp”.

Hành trình trở thành geisha

Thông thường, khi muốn trở thành geisha, một cô gái phải dành tới bốn năm làm maiko học việc. Họ thường không về nhà dù không có luật cấm gặp gia đình. Đơn giản, việc học hỏi để trở thành geisha đã chiếm mất 18 tiếng một ngày, đam mê và lòng quyết tâm khiến họ dành toàn tâm toàn ý vào công việc.

Trước đây, geisha bắt đầu được đào tạo từ 3-4 tuổi. Ngày nay, các cô gái phải đi học cho tới lúc ít nhất 15 tuổi và tốt nghiệp cấp hai rồi mới được trở thành maiko. Phần lớn bắt đầu vào nghề sau khi học hết cấp ba hoặc thậm chí là đại học.

Một phụ nữ bước vào cộng đồng geisha không nhất thiết phải trở thành maiko, nhưng vẫn phải qua ít nhất một năm đào tạo. Phụ nữ trên 21 tuổi được cho là quá tuổi để trở thành maiko và sẽ bước vào nghề này với vai trò geisha.

Ông Ishihatsu, chủ quán trà Hiroshiama cho biết: “Maiko có vẻ là một nghề hào nhoáng, vì họ được mặc những bộ kimono tuyệt đẹp, có cơ hội gặp người nổi tiếng và được chú ý, xin chụp ảnh cùng khi ra ngoài.

Tuy nhiên, những ai chỉ nhìn thấy mặt này sẽ gặp khó khăn do khoảng cách giữa lợi ích và thực tế. Họ thường không thể tiếp tục làm maiko. Thực tế là họ sống trong một cộng đồng với tôn ti trật tự hà khắc. Họ phải tuyệt đối tuân theo kỷ luật, cũng như nghiêm túc trong việc học các nghệ thuật truyền thống và phát triển kỹ năng mỗi ngày”.

Nghệ thuật giải trí geisha/maiko

Trong một buổi tiếp đón, geisha hay maiko sẽ cùng khách trò chuyện trước khi chơi một nhạc cụ ba dây có tên shamisen. Cô Tanefumi, một geisha ở trà quán Ishihatsu, cho biết: “Trình độ chơi nhạc cụ (đàn, sáo) là điều quyết định một geisha được mời đi dự tiệc thường xuyên hay không. Nói chung, càng nhiều tuổi, một geisha càng điêu luyện trong nghệ thuật biểu diễn các bộ môn truyền thống”.

Ở trà quán Hiroshiama, trong một bữa tối tám món, các geisha và maiko trò chuyện với khách trước khi chuyển sang chơi nhạc cụ và múa. Họ chuyển từ khách này sang khách khác, đứng lên ngồi xuống một cách duyên dáng, không chút gượng gạo.

Các maiko và geisha có thể kết hôn, nhưng thường phải bỏ nghề. Việc đào tạo một geisha trong bốn năm tiêu tốn khoảng 500.000 USD. Điều đó khiến họ phải gắn bó với công việc này nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ, trước khi được tự do.

Họ có một khoản lương hàng tháng để chi tiêu cho quần áo, ăn uống, chỗ ở và các sinh hoạt phí khác. Ngoài làm việc trong các trà quán, geisha có thể làm việc tự do. Như thế, họ không có hỗ trợ về tài chính, nhưng ít bị bó buộc hơn và có thể tự lựa chọn trong nhiều mặt.

Nhiều người cảm thấy thật khó hiểu khi ở thời đại này mà vẫn có những phụ nữ muốn làm geisha, thay vì trở thành bác sĩ, luật sư… Với các geisha và maiko ngày nay, lựa chọn nghề nghiệp này là biểu hiện cao nhất của nữ quyền. Bản thân họ chọn nghề này. Như maiko trẻ ở trà quán Hiroshiama, cô có vô số lựa chọn trong cuộc đời, nhưng lại chọn geisha vì nhìn thấy vẻ đẹp ở họ. Các geisha được cho là sống trong một thế giới riêng của sự thanh lịch và văn hóa – karyūkai (thế giới của hoa và liễu). Họ là những nghệ sĩ và được coi là hình thái hoàn hảo nhất của nghệ thuật tại Nhật.

Theo Hoàng Linh/Zing news

***

Bạn đang đọc nội dung bài viết Tìm Hiểu Sự Khác Nhau Giữa Đền Và Chùa Ở Nhật Bản|Kênh Du Lịch Locobee trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!