Đề Xuất 5/2023 # Tìm Hiểu Về Bệnh Ung Thư Phổi # Top 13 Like | Cuocthitainang2010.com

Đề Xuất 5/2023 # Tìm Hiểu Về Bệnh Ung Thư Phổi # Top 13 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Tìm Hiểu Về Bệnh Ung Thư Phổi mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi

1.1. Hút thuốc lá

Hút thuốc lá chịu trách nhiệm cho 80-90% trường hợp ung thư phổi, và gây ra khoảng 160.000 ca tử vong ung thư mỗi năm tại Hoa Kỳ. Trong số đó, hơn 1 nửa trường hợp mắc ung thư phổi là những người trước đây từng hút thuốc và đã bỏ.

1.2. Chất hóa học

Tiếp xúc với khí radon trong nhà là nguyên nhân ung thư phổi đứng thứ 2 ở người hút thuốc và là nguyên nhân số 1 ở người không hút thuốc. Radon chịu trách nhiệm cho 21.000 trường hợp tử vong ung thư phổi mỗi năm.

Radon là kết quả từ sự phân rã tự nhiên trong uranium dưới ngôi nhà mà chúng ta đang sinh sống. Khí radon có thể vào nhà thông qua các vết nứt trong ở nền nhà, tường, cống, vv… Cách duy nhất để biết nhà mình có mức độ radon cao hay không là mua bộ thử khí radon và kiểm tra.

1.3. Hít phải khói thuốc

Nguyên nhân ung thư phổi đứng hàng thứ 3 là khói thuốc lá, chịu trách nhiệm cho hơn 3.000 ca tử vong mỗi năm ở những người chưa bao giờ hút thuốc. Sống chung với người hút thuốc lá làm tăng nguy cơ phát triển ung thư phổi 20-30%.

1.4. Phơi nhiễm nghề nghiệp

Tiếp xúc với các chất gây ung thư tại môi trường làm việc chịu trách nhiệm 6-17% trường hợp ung thư phổi ở nam giới ở Hoa Kỳ. Một số chất gây ung thư bao gồm khói diesel, dung môi hữu cơ như benzen, hóa chất như vinyl chloride, amiăng, và các kim loại như crom và asen cũng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư phổi, đặc biệt là nếu bạn là người hút thuốc.

Những người sử dụng lao động cần có biện pháp bảo vệ cho người lao động như khẩu trang, găng tay, quần áo bảo hộ lao động, vv…

1.5. Ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí do giao thông, quá trình đốt cháy nhiên liệu diesel, than đá, gỗ chịu trách nhiệm cho khoảng 5% trường hợp bệnh ung thư phổi ở nam giới và 3% ở phụ nữ ở Hoa Kỳ. Trong một số khu vực của thế giới, những con số này cao hơn đáng kể.

1.6. Tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư phổi

Ung thư phổi có khuynh hướng di truyền (khoảng 5 – 10%). Những người có cha mẹ, anh chị em hoặc con cái bị ung thư phổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác. Để phòng tránh bệnh, những người có một hay nhiều người thân gần gũi mắc bệnh nên xem xét tầm soát ung thư phổi ở độ tuổi trên 40, nhất là bản thân người đó có hút thuốc lá.

2. Triệu chứng bệnh ung thư phổi

Ung thư phổi có biểu hiện như thế nào phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như giai đoạn bệnh, thể trạng từng bệnh nhân… Đa số bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn sớm có ít biểu hiện, các triệu chứng bệnh khá mơ hồ. Đến khi triệu chứng rõ ràng thì ung thư đã ở giai đoạn tiến triển.

Một số biểu hiện ung thư phổi thường gặp là:

Ho kéo dài dai dẳng không rõ nguyên nhân

Đau tức ngực liên tục, kèm theo biểu hiện khó thở

Ho ra máu

Thở khò khè

Xẹp phổi, viêm phổi sau tắc nghẽn

Mệt mỏi, sút cân không rõ nguyên nhân…

Ở giai đoạn ung thư tiến triển muộn hơn, bệnh nhân có thể gặp phải nhiều triệu chứng khác như sư bàn chân, bàn tay, đau xương khi ung thư di căn xương, đau đầu khi ung thư di căn não…

3. Chẩn đoán bệnh ung thư phổi

Khi có triệu chứng bất thường cảnh báo bệnh ung thư phổi, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh như:

X quang phổi thường là phương pháp được chỉ định trước tiên khi có bất kì nghi ngờ nào ở phổi

CT lồng ngực, đặc biệt khi có bơm cản quang cho giá trị chẩn đoán chính xác cao

MRI có giá trị đánh giá tình trạng ung thư xâm lấn tim, màng tim và các mạch máu lớn

PET

Nội soi phế quản

Sinh thiết qua da dưới sự hướng dẫn của siêu âm…

4. Ung thư phổi sống được bao lâu?

Tỷ lệ sống sau năm năm là tỷ lệ phần trăm của bệnh nhân còn sống sau 5 năm chẩn đoán ung thư. Tỷ lệ sống 5 năm không có nghĩa là bệnh nhân chỉ sống được 5 sau chẩn đoán, mà đó là tỷ lệ sống ít nhất 5 năm.

Các số liệu thống kê ung thư phổi gần đây nhất cho thấy tỷ lệ sống sau năm năm chung cho bệnh ung thư phổi là 16 phần trăm, có nghĩa là, 16 trong số 100 người được chẩn đoán với căn bệnh này sẽ sống ít nhất 5 năm sau khi chẩn đoán.

Tỷ lệ sống 5 năm được ước tính dựa trên giai đoạn của ung thư phổi khi được chẩn đoán.

Khoảng 52% người bệnh được chẩn đoán ở giai đoạn khu trú sống được trên 5 năm.

Khoảng 25% người bệnh được chẩn đoán ung thư đã lan tới các hạch bạch huyết lân cận sống được trên 5 năm.

Khoảng 4% người bệnh có di căn xa sống được trên 5 năm

5. Phương pháp điều trị ung thư phổi

Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh, thể trạng của từng bệnh nhân, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất.

Các phương pháp điều trị ung thư phổi thường là:

Phẫu thuật: phẫu thuật là phương pháp phổ biến trong điều trị ung thư phổi (đặc biệt là ung thư phổi không tế bào nhỏ), thường được áp dụng cho những giai đoạn sớm, khi ung thư chưa lan ra ngoài phổi.

Xạ trị: xạ trị sử dụng tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư.

Hóa trị: là một biện pháp điều trị toàn thân, sử dụng thuốc chống ung thư (gây độc tế bào) để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc ngăn chặn chúng phân chia.

Phương pháp điều trị nhắm mục tiêu: hướng tới các protein trên tế bào ung thư hoặc nhắm tới các tế bào bình thường đã bị ung thư tấn công.

Chiếu xạ sọ dự phòng (PCI): sử dụng bức xạ để diệt tế bào ung thư có thể đã lây lan đến não nhưng không thể hiện trên hình ảnh.

Tìm Hiểu Về Bệnh Ung Thư Phổi Giai Đoạn 2

Tiên lượng sống của người bệnh ung thư phổi giai đoạn 2 có thể khác nhau đáng kể tùy từng người. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng này bao gồm:

Loại và vị trí ung thư phổi cụ thể: ung thư phổi giai đoạn 2 bao gồm ung thư ở phổi và các tế bào ung thư nhỏ đã lan đến hạch bạch huyết, hay các tế bào ung thư lớn hơn nhưng chưa lan rộng.

Tuổi tác: những người trẻ tuổi mắc ung thư phổi có cơ hội sống kéo dài hơn so với người bệnh đã lớn tuổi.

Giới tính: tuổi thọ của phụ nữ bị ung thư phổi ở mỗi giai đoạn ung thư phổi cao hơn so với đàn ông.

Sức khỏe chung tại thời điểm chẩn đoán: nếu bạn khỏe mạnh toàn diện tại thời điểm chẩn đoán sẽ giúp kéo dài thời gian sống cũng như khả năng chịu đựng các phương pháp điều trị.

Khả năng đáp ứng điều trị: tác dụng phụ của các phương pháp điều trị như phẫu thuật, hóa trị, liệu pháp nhắm mục tiêu và xạ trị khác nhau giữa những người khác nhau và có thể hạn chế khả năng chịu đựng điều trị của bạn.

Các tình trạng sức khỏe khác: các tình trạng bệnh khác như khí phế thũng hoặc bệnh tim có thể làm giảm tuổi thọ ở người ung thư phổi giai đoạn 2.

Biến chứng của ung thư phổi: các biến chứng như cục máu đông có thể làm giảm thời gian sống của người bệnh.

Hút thuốc: tiếp tục hút thuốc sau khi chẩn đoán ung thư phổi giai đoạn 2 dường như sẽ làm giảm tỷ lệ sống.

Khả năng sống của người ung thư phổi giai đoạn 2

Tỷ lệ sống sót trung bình (tỷ lệ người bệnh dự kiến sống được khoảng 5 năm sau khi được chẩn đoán mắc bệnh) khi ung thư phổi giai đoạn 2 là khoảng 30%. Đối với những người bệnh có khối u lớn và chưa lan đến bất kỳ hạch bạch huyết nào, tỷ lệ sống sót có thể cao hơn.

Tuy nhiên, thống kê trên chỉ đánh giá dựa trên các số liệu trong quá khứ. Hiện nay, nhiều phương pháp điều trị ung thư phổi đã được phê duyệt trong giai đoạn 2011-2015 mang đến cho người bệnh nhiều cơ hội hơn rất nhiều.

Cải thiện chất lượng cuộc sống cho người ung thư phổi giai đoạn 2

Thông thường, khi nhìn thấy sự tiến triển của bệnh ung thư phổi, mọi người sẽ nghĩ liệu ung thư phổi giai đoạn 2 sống được bao lâu. Tuy nhiên, những tiến bộ y khoa cũng giúp cải thiện chất lượng cuộc sống đáng kể cho những người mắc bệnh ung thư phổi.

Phẫu thuật với hỗ trợ quay video, bác sĩ chỉ tạo một vết mổ nhỏ ở thành ngực. Sau đó, phần ung thư của phổi (hoặc thùy) được loại bỏ bằng cách sử dụng các thiết bị y tế đặc biệt.

Những người trải qua phẫu thuật với hỗ trợ quay video sẽ nhập viện trong thời gian ngắn hơn và ít có khả năng phát triển hội chứng đau sau phẫu thuật như khi phẫu thuật lồng ngực.

Đối với những người tiến hành xạ trị sau phẫu thuật, việc điều trị cũng được cải thiện hơn. Các kỹ thuật bức xạ mới cũng ít gây tổn thương mô hơn bình thường.

Tìm Hiểu Tổng Quan Về Ung Thư Phổi

1. Ung thư phổi là gì

Ung thư phổi là loại ung thư ác tính nguyên phát thường gặp nhất, hầu hết ung thư phổi bắt nguồn từ biểu mô trên niêm mạc của phế quản, nên còn gọi là ung thư phế quản phổi.

2. Phân loại ung thư phổi

Ung thư phổi bao gồm một nhóm các loại khác nhau của các khối u. Việc phân chia thành các nhóm dựa vào loại tế bào tạo nên các bệnh ung thư.

Trong đó, có 2 loại ung thư phổi cơ bản được đặc trưng bởi kích thước tế bào của khối u khi xem dưới kính hiển vi. Chúng được gọi là ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) và ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC).

Ngoài ra, ung thư phổi còn được phân loại theo lâm sàng gồm:

Ung thư dạng biểu bì

Ung thư chưa biệt hóa

Ung thư tuyến phế quản

Ung thư tế bào lá phổi.

3. Yếu tố nguy cơ gây ung thư phổi

Hút thuốc lá (là nguyên nhân gây ra 87% trường hợp ung thư phổi)

Hít khói thuốc lá thụ động

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

Bệnh phổi sẵn có (xơ phổi)

Môi trường, phơi nhiễm nghề nghiệp:

Phơi nhiễm amiant, fibro ciment, chất cách nhiệt (asbestos)

Tia phóng xạ

Ô nhiễm không khí

Các loại khí: Ether halogen, radon, khí mù tạc, hydrocarbon nhân thơm

Kim loại: thạch tín vô cơ, crôm, nickel

Có thể do nhiễm HIV (đối với carcinôm tuyến)

4. Cách nhận biết ung thư phổi

Đa phần các trường hợp ung thư phổi thường rất khó phát hiện được sớm,vì thời gian đầu chưa có dấu hiệu gì.

Nhiều bệnh nhân được phát hiện tình cờ khi kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc được chụp X-quang phổi khi khám một bệnh khác.

Đến khi khối u đã khá lớn, người bệnh mới thấy các dấu hiệu như đau ngực kéo dài nhiều tháng, ho, gầy do sút cân nhanh chóng. Đôi khi có hiện tượng ho khạc ra máu.

Muộn hơn sau vài tháng, người bệnh bắt đầu thấy khó thở, sờ thấy hạch nổi ở cổ, nách, bẹn. Điều này có nghĩa là ung thư phổi đã lan ra các hạch và cơ quan nội tạng khác.

5. Chẩn đoán và điều trị ung thư phổi

Việc chẩn đoán ung thư phổi cần có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa khám lâm sàng và các biện pháp cận lâm sàng chuyên sâu gồm:

Xét nghiệm (công thức máu, men gan, phosphatase kiềm, calcium máu kèm theo các xét nghiệm đặc biệt như: Đo chức năng hô hấp, đánh giá chất lượng sống, chọc hút tủy xương)

Chẩn đoán hình ảnh (siêu âm, Xquang, CT scan, MRI, PET scan, xạ hình xương)

Hoặc các thủ thuật chẩn đoán chuyên sâu khác như: Sinh thiết xuyên phế quản (bằng kim Wang); Nội soi phế quản…

Sau quá trình chẩn đoán, chẩn đoán phân biệt và kết luận tình trạng bệnh, dựa trên bệnh cảnh của từng trường hợp bệnh nhân cụ thể cũng như giai đoạn và mức độ bệnh mà các bác sỹ chuyên khoa sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất cho người bệnh.

Đối với các trường hợp khối u khu trú sẽ được chỉ định phẫu thuật.

Với trường hợp di căn, hóa trị là biện pháp được lựa chọn trong đa số các ca bệnh.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần được áp dụng xạ trị nhằm kiểm soát tốt khối u tại chỗ. Tuy nhiên, việc này không chứng tỏ tăng độ sống còn khi cắt bỏ toàn bộ khối u và chưa có bằng chứng di căn hạch. Đa phần bệnh nhân ung thư phổi cần kết hợp điều trị giữa xạ trị phối hợp với hóa trị có thể đem lại đáp ứng tốt và cải thiện tiên lượng bệnh.

Hiểu Đúng Về Ung Thư Phổi

Hiểu đúng về ung thư phổi

BVK - Tại Việt Nam ung thư phổi đứng hàng thứ nhất trong 10 loại ung thư thường gặp trên cả hai giới và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Nhưng nếu phát hiện sớm thì bạn có thể có phương pháp điều trị hiệu quả hơn rất nhiều. Ung thư phổi là loại ung thư thường gặp và ngày càng có xu hướng gia tăng. Gần đây, bệnh xuất hiện ở những người trẻ tuổi nhiều hơn, chiếm tỷ lệ khoảng 12% tổng số ung thư các loại tính chung trên toàn thế giới.

Ung thư phổi là gì?

Ung thư phổi xảy ra khi các tế bào bình thường ở phổi biến đổi thành tế bào bất thường và không tuân theo sự kiểm soát của cơ thể (hình 1). Ung thư phổi được chia ra thành hai loại chính là ung thư phổi không tế bào nhỏ (khoảng 80%) và ung thư phổi tế bào nhỏ (khoảng 20 %), trong đó ung thư phổi tế bào nhỏ tiến triển nhanh hơn. Ở Việt Nam, ung thư phổi là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở cả hai giới.

Triệu chứng của ung thư phổi là gì?

Ở giai đoạn sớm, bệnh thường không có triệu chứng. Ở giai đoạn muộn hơn, bạn có thể có các triệu chứng sau:

Ho khan, ho máu, hay ho có đờm

Đau ngực

Khó thở

Khàn tiếng

Đau đầu (khi di căn não) hoặc phù mặt, cổ và tay (khi tĩnh mạch lớn ở ngực bị chèn ép)

Nếu khối u ở đỉnh phổi, bạn có thể có các triệu chứng sau:

Đau ở tay, vai, hoặc cổ

Sụp mí mắt, nhìn mờ, nửa mặt bị đỏ

Yếu hoặc liệt tay

Tất cả các triệu chứng trên có thể do các nguyên nhân khác ngoài ung thư phổi. Nhưng khi bạn có các triệu chứng trên, hãy đi khám tại các cơ sở chuyên khoa để được bác sỹ khám, tư vấn bệnh. 

Có xét nghiệm để chẩn đoán ung thư phổi không?

Nếu các bác sĩ nghi ngờ bạn mắc ung thư phổi, bạn sẽ phải chụp phim XQuang ngực.

Nếu trên XQuang có hình ảnh gợi ý ung thư phổi, bạn cần làm thêm một số xét nghiệm sau:

Xét nghiệm máu

Chụp cắt lớp vi tính ngực – phương pháp tạo lại các hình ảnh cơ quan bên trong lồng ngực để nhận định tổn thương

Sinh thiết – Bác sĩ sẽ lấy một vài mảnh nhỏ của khối u qua nội soi phế quản hoặc xuyên qua thành ngực, sau đó sẽ quan sát mẫu bệnh phẩm qua kính hiển vi để chẩn đoán

Bệnh ung thư phổi của bạn đang ở giai đoạn nào?

Chẩn đoán giai đoạn là cách mà các bác sĩ xem tế bào ung thư lan tới đâu trong cơ thể bạn. Quyết định chọn lựa phương pháp điều trị phụ thuộc chủ yếu vào giai đoạn bệnh, loại ung thư, tuổi và tình trạng sức khỏe khác của bạn.

Ung thư phổi được chia ra hai loại chính là ung thư phổi không tế bào nhỏ và ung thư phổi tế bào nhỏ. Mỗi loại được chẩn đoán giai đoạn hoàn toàn khác nhau.

Đối với ung thư phổi không tế bào nhỏ, có 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1 – u nhỏ dưới 5 cm chỉ ở một bên phổi, chưa lan ra ngoài phổi và hạch bạch huyết (hạch bạch huyết bao gồm các hạch hình bầu dục có chức năng bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng)

Giai đoạn 2 – ung thư đã lan ra hạch bạch huyết cùng bên với tổn thương hoặc u đã có kích thước từ 5 đến 7 cm

Giai đoạn 3 – ung thư đã lan ra hạch bạch huyết ở trung thất (giữa hai lá phổi) hoặc kích thước u trên 7 cm

Giai đoạn 4 – ung thư đã lan ra các cơ quan khác ngoài nhu mô phổi như não, xương, gan, màng phổi gây tích tụ dịch trong lồng ngực (tràn dịch màng phổi).

Đối với ung thư phổi tế bào nhỏ, chỉ có 2 giai đoạn:

Giai đoạn bệnh khu trú – khi u chỉ khu trú ở một bên phổi

Giai đoạn bệnh lan tràn – khi ung thư đã lan sang phổi bên đối diện hoặc các cơ quan khác như não, gan, xương…

Ung thư phổi được điều trị như thế nào?

Các phương pháp điều trị bệnh ung thư phổi bao gồm:

Phẫu thuật – cắt một phần hay một thùy phổi. Thậm chí có trường hợp cắt hai thùy hay cả phổi một bên. Thường áp dụng cho bệnh nhân giai đoạn sớm, khối u còn khu trú

Xạ trị –  là phương pháp sử dụng các tia bức xạ ion hóa có năng lượng cao để điều trị

Hóa chất – dùng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Đôi khi, bạn sẽ phải truyền hóa chất trước khi phẫu thuật

Điều trị đích – chỉ tác động đến tế bào ung thư, không diệt các tế bào lành.

Với ung thư phổi không tế bào nhỏ – giai đoạn sớm, thường bạn sẽ được mổ trước, sau đó có thể điều trị hóa chất, xạ trị, hoặc ra viện theo dõi. Giai đoạn muộn hơn, bạn có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau như hóa chất, xạ trị, đích, chăm sóc triệu chứng.

Với ung thư phổi loại tế bào nhỏ –  Giai đoạn sớm, thường bạn sẽ được điều trị bằng hóa chất và tia xạ đồng thời. Giai đoạn muộn hơn, bạn sẽ được điều trị bằng hóa chất đơn thuần. Xạ trị chỉ áp dụng trong một số ít các trường hợp như khi khối u chèn ép lồng ngực gây đau, di căn não.

Ngoài ra, bạn sẽ được điều trị bất cứ triệu chứng gì, ví dụ khó thở do tích tụ dịch trong khoang màng phổi, bác sĩ sẽ dẫn lưu dịch ra bên ngoài.

Bạn sẽ phải làm gì sau khi kết thúc điều trị?

Bạn sẽ phải đến khám 3 tháng/lần trong hai năm đầu, 6 tháng/lần trong những năm kế tiếp để kiểm tra xem bệnh có quay trở lại hay không. Các xét nghiệm bao gồm: khám lâm sàng, chụp x quang ngực, cắt lớp vi tính lồng ngực, siêu âm ổ bụng, xét nghiệm máu.

Bạn nên xem xét kĩ các dấu hiệu của bệnh đã được liệt kê ở trên. Nếu bạn có các triệu chứng đó, có thể bệnh đã quay trở lại. Hãy đến khám lại sớm nhất có thể.

Bạn sẽ được điều trị như thế nào khi bệnh quay lại?

Xạ trị, hóa chất hay điều trị đích, đôi khi có thể phẫu thuật, bác sỹ sẽ đánh giá và tư vấn cho bạn ngay khi phát hiện bệnh tái phát. 

Ung thư phổi có phòng ngừa được không?

Cách tốt nhất để phòng ngừa ung thư phổi là không hút thuốc lá, do người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn rất nhiều (khoàng 20 lần) so với người không hút thuốc lá. Nếu bạn vẫn còn hút thuốc, hãy bỏ thuốc vì chúng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Bạn sẽ phải làm gì sau khi kết thúc điều trị?

Nếu có bất kì tác dụng phụ của thuốc, hãy báo cho bác sĩ sớm nhất có thể. Ngoài ra, quay lại khám đúng hẹn cũng là điều hết sức quan trọng.

Có nhiều phương pháp điều trị, do đó khi bác sĩ tư vấn cho bạn phương pháp điều trị, hãy trao đổi thêm với bác sĩ về:

Lợi ích của phương pháp điều trị này?

Tác dụng phụ?

Có những lựa chọn khác hay không? Lợi ích?

Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi không điều trị bằng phương pháp này?

Bạn đang đọc nội dung bài viết Tìm Hiểu Về Bệnh Ung Thư Phổi trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!