Cập nhật nội dung chi tiết về Tìm Hiểu Về Một Số Thuật Ngữ Cơ Bản Trong Xây Dựng mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Lần đầu tiên xây nhà, nếu chưa từng học qua bất kì trường lớp nào về xây dựng bạn có thể không hiểu được những thuật ngữ mà nhà thiết kế cũng như nhà thầu sử dụng. Kinh Nghiệm Làm Nhà sẽ chia sẻ đến các gia chủ các thuật ngữ cơ bản trong xây dựng, khi hiểu được các thuật ngữ này, công việc giao tiếp và quản lý với kĩ sư thiết kế và nhà thầu sẽ dễ dàng hơn.
Mặt bằng: là bản vẽ nhìn xuống không gia bên trong sau khi đã cắt ngang. Mặt phẳng cắt thường lấy cách mặt sàn khoảng 1.5 m. Tương tự như ta nhìn từ trên trần nhà xuống.
Mặt cắt: là bản vẽ thể hiện phần nhìn thấy sau khi đã cắt một không gian theo chiều đứng, tương tự như ta cắt một chiếc bánh kem và nhìn thấy cấu tạo các thành phần của nó.
Mặt đứng: là bản vẽ thể hiện hình dáng bên ngoài của ngôi nhà.
Phối cảnh: là bản vẽ thể hiện căn nhà trong không gian thực tế.
Tỷ lệ: là tỉ số giữa kích thước đo trên bản vẽ và kích thước tương ứng đo trên thực tế.
Cốt ±0.00 : là mặt phẳng chuẩn được dùng để so chiếu các mặt phẳng khác. Các mặt phẳng cao hơn được gọi là dương (+) và các mặt phẳng thấp hơn gọi là cốt âm (-). Các kích thước trên ký hiệu được ghi theo hệ mét, chỉ cao độ của vị trí đó so với cốt ± 0.00.
là một loại đá nhân tạo chịu nén tốt nhưng chịu kéo kém, cho nên người ta đặt cốt thép vào những vùng chịu kéo của kết cấu để khắc phục nhược điểm của bê tông.
Bê tông cốt thép: là loại vật liệu hỗn hợp dưới dạng bê tông liên kết với cốt thép để chúng cùng làm việc với nhau trong một kết cấu.
Cốt thép: là thép được đưa vào bê tông để làm tăng khả năng chịu lực của bê tông, có hai loại;
Cốt mềm: gồm những thanh thép có mặt cắt tròn.
Cốt cứng: gồm các thanh thép hình ( chữ I, chữ U)
Cốt mềm thường được sử dụng hơn cốt cứng. Cốt mềm lại chia ra: cốt trơn và cốt gai.
Tuỳ theo tác dụng của cốt thép trong kết cấu, người ta phân ra:
Cốt thép chịu lực: là thành phần chịu lực chính.
Cốt đai: dùng để giữ các cốt thép chịu lực ở vị trí làm việc, đồng thời cũng tham gia chịu lực.
Cốt cấu tạo: được đặt thêm do yêu cầu cấu tạo, tiết diện của chúng không xét đến trong tính toán,
Các cốt thép thường được liên kết thành khung hay thành lưới, dùng dây thép nhỏ để liên kết hoặc hàn. Các đoạn cốt thép nối cũng liên kết như vậy.
Để tăng cường liên kết trong bê tông, cốt trơn được uốn thành móc ở hai đầu.
là bộ phận công trình nằm ngầm dưới đất, có nhiệm vụ truyền tải trọng công trình xuống dưới nền đất.
Đáy móng: là mặt tiếp xúc nằm ngang giữa móng là đáy.
Đỉnh móng: là mặt tiếp xúc giữa móng và công trình.
Chiều sâu chôn móng: là khoảng cách từ đáy móng đến mặt đất.
Nền thiên nhiên: là lớp đất đá tự nhiên nằm dưới đáy móng, chịu tác dụng trực tiếp của tải trọng do công trình truyền xuống.
Nền nhân tạo: là đất được đầm nén kỹ hoặc được gia cố bằng các phương pháp thích hợp.
Khung chịu lực: Cột và dầm hợp thành khung, chịu lực, đỡ trọng lượng của công trình với tất cả tải trọng đặt nên nó và qua đó, các tải trọng được truyền xuống móng.
Nguồn: Cẩm nang giúp bạn xây nhà
Một Số Thuật Ngữ Y Khoa Về Bệnh Tim Mạch
Góc anh ngữ chuyên ngành
Medical English
MEDICAL TERMS FOR HEART FAILURE
Heart failure: suy tim
1/ Giải phẫu tim mạch:
Trong hình gồm có:
Aortic arch: cung động mạch chủ
Branches of left/right pulmonary arteries: các nhánh của động mạch phổi trái/ phải
Pulmonary trunk: thân động mạch phổi(các bạn lưu ý nha: động mạch phổi tuy gọi là động mạch nhưng lại chuyên chở máu “đen”- máu nghèo oxy lên phổi nên vai trò cũng giống như các tĩnh mạch)
Pulmonary veins: các tĩnh mạch phổi
Left atrium/ ventricle: nhĩ/ thất trái
Bicuspid valve= mitral valve: van 2 lá(hay gọi là mũ ni)
Interventricular septum: vách liên thất
Inferior/ anterior vena cava: tĩnh mạch chủ dưới/ trên
Right atrium/ ventricle: nhĩ/ thất phải
Papillary muscle: cơ nhú
Semilunar valve: van bán nguyệt(còn gọi là van tổ chim)
2/ Triệu chứng:
Nguồn: https://za.pinterest.com/explore/chf-symptoms/
Exertional dyspnea: khó thở khi gắng sức
Orthopnea: khó thở khi nằm
Paroxysmal nocturnal dyspnea: khó thở kịch phát về đêm
Acute pulmonary edema: phù phổi cấp
Chest pain: đau ngực
Palpitations: đánh trống ngực
Tachycardia: nhịp tim nhanh
Weakness-Fatigue: yếu- mệt mỏi
Anorexia: chán ăn
Distension of neck vein: tĩnh mạch cổ nổi
Rales: ran phổi
S3 gallop: gallop T3(khám tim nghe được tiếng T3 và nhịp tim trên 100 lần/ phút- còn gọi là nhịp ngựa phi )
Increased intensity of P2 sound: tiếng T2 mạnh
Hepatojugular reflux: phản hồi gan- tĩnh mạch cảnh(khám: dùng bàn tay đè sâu dần vào vùng mạn sườn phải của bệnh nhân, duy trì trong 10-15 giây, chú ý tĩnh mạch cảnh nổi phồng lên thấy rõ ở bệnh nhân suy tim nặng)
Ascites: cổ trướng
Hepatomegaly: gan to
Cyanosis: tím
Pallor: tái
3/ Nguyên nhân:
Có các nhóm nguyên nhân thường gặp sau:
Coronary artery disease: bệnh mạch vành(gồm có: infarction-nhồi máu và ischemia: thiếu máu)
Hypertension: tăng huyết áp
Valvular heart disease: bệnh van tim
Diabetes mellitus: đái tháo đường
Cor pulmonale: bệnh tâm phế
Myocarditis: viêm cơ tim
Congenital heart disease: bệnh tim bẩm sinh
Hypertrophic cardiomyopathy: bệnh cơ tim phì đại
Restrictive cardiomyopathy: bệnh cơ tim hạn chế
Constrictive pericarditis: viêm màng ngoài tim co thắt
Arrhythmia: loạn nhịp tim
Drugs, toxins: thuốc, độc chất
Hyperthyroidism: cường giáp
Anemia: thiếu máu
Beri beri disease: bệnh tê phù beri- beri
Pregnancy: thai kì
Multiple myeloma: đa u tủy
Polycythemia vera: đa hồng cầu
Neuromuscular disease: bệnh cơ thần kinh
Pulmonary embolism: thuyên tắc phổi
…..
4/ Phân giai đoạn suy tim:
Theo phân loại của NYHA(The New York Heart Association: Hiệp hội Tim mạch New York)
Class I: patients have no limitation of physical activity: không giới hạn hoạt động thể lực
Class II: patients have slight limitation of physical activity: giới hạn nhẹ hoạt động thể lực
Class III: patients have marked limitation of physical activity: giới hạn đáng kể hoạt động thể lực
Class IV: patients have symptoms even at rest and are unable to carry on any physical activity without discomfort: có triệu chứng cả khi nghỉ ngơi, bất kì hoạt động thể lực nào cũng gây mệt.
Theo ACC/AHA
Quá trình tiến triển suy tim trải qua 4 giai đoạn:
Stage A: patients are at high risk for heart failure but have no structural heart disease or symptoms of heart failure: có yêu tố nguy cơ cao của suy tim nhưng không có bệnh tim cấu trúc hoặc triệu chứng suy tim
Stage B: patients have structural heart disease but have no symptoms of heart failure: có bệnh tim cấu trúc nhưng không có triệu chứng suy tim
Stage C: patients have structural heart disease and have symptoms of heart failure: có bệnh tim cấu trúc và có triệu chứng suy tim
Stage D: patients have refractory heart failure requiring specialized interventions: có suy tim trơ đòi hỏi can thiệp đặc hiệu.
5/ Chẩn đoán:
Dựa vào tiêu chuẩn Framingham:
Chẩn đoán suy tim khi có ít nhất 2 tiêu chuẩn chính hoặc 1 tiêu chuẩn chính cộng với 2 tiêu chuẩn phụ:
Major criteria:
Paroxysmal nocturnal dyspnea:
Neck vein distention
Rales
Radiographic cardiomegaly (increasing heart size on chest radiography)
Acute pulmonary edema
S3 gallop
Hepatojugular reflux
Minor criteria:
Bilateral ankle edema: phù mắt cá 2 bên
Nocturnal cough: ho về đêm
Dyspnea on ordinary exertion: khó thở khi gắng sức bình thường
Hepatomegaly: gan to
Pleural effusion: tràn dịch màng phổi
Decrease in vital capacity by one third from maximum recorded
6/ Các xét nghiệm cận lâm sàng:
Complete blood count: đếm tế bào máu toàn phần
Chest radiography: x quang
2-dimensionals echocardiography: siêu âm tim 2 chiều
B-type natriuretic paptide(BNP): peptid lợi niệu natri
N-terminal pro BNP
ECG= electrocardiography: điện tâm đồ
Chest CT can
7/ Điều trị:
Thuốc:
Beta blockers: thuốc chẹn beta
Angiotensin- converting enzyme inhibitors(ACEI): thuốc ức chế men chuyển
Angiotensin II receptors blockers: thuốc chẹn thụ thể angiotensin II
Diuretics: lợi tiểu
Aldosterone antagonists: thuốc đối vận aldosterone
Digoxine….
Phẫu thuật:
CABG: coronary artery bypass graft: bắc cầu mạch vành
Heart valve repair- replacement: phẫu thuật sửa hoặc thay van
ICDs: implantable cardioverter defibllators: máy khử rung tim, máy tạo nhịp
Heart transplant: ghép tim…
Một số hình ảnh:
Đặt máy tạo nhịp ở một bệnh nhân suy tim
Hình ảnh bắc cầu mạch vành: trong hình này, các “cầu nối” được chọn là động mạch vú trong, tĩnh mạch hiển
Sưu tầm _ GV: Tô Thị Liên
nguồn: TINANPHA LEARNING
Tìm Hiểu Về Một Số Khái Niệm Trong Git
Giới thiệu
Đối với các lập trình viên, việc sử dụng công cụ quản lý phiên bản git là điều không thể thiểu trong công việc hằng ngày và là một trong những kĩ năng cơ bản nhất mà ai cũng cần có được. Git có rất nhiều các khái niệm khác nhau nên nếu bạn chỉ là người mới làm quen với git thì đây chính là bài viết dành cho bạn. Bài viết sẽ giải thích tại sao chúng ta nên sử dụng git cũng như một số khái niệm thường gặp khi sử dụng git.
Tại sao cần sử dụng git?
Thử tưởng tượng khi làm một project và bạn muốn bổ sung hoặc làm thêm tính năng mới cho project của mình. Tuy nhiên để đảm bảo rằng bạn có thể quay lại sử dụng phần code trước đó bạn đã code trong trường hợp tính năng mới gây lỗi và bạn không nhớ phải xóa những gì để khổi phục lại trạng thái code trước đó thì bạn cần phải thực hiện copy toàn bộ project đó và paste ra đâu đó để lưu trữ rồi mới bắt đầu thực hiện code tính năng mới. Như vậy mỗi lần muốn làm tính năng mới, bạn phải lặp đi lặp lại thao tác trên và rất mất thời gian. Sử dụng Git có thể giải quyết vấn đề này chỉ trong 1 vài dòng lệnh
Nếu project bạn đang làm có 2 thành viên cùng làm, mỗi lần một người hoàn thành một tính năng lại phải gửi toàn bộ source code đó thông qua usb, google driver hoặc công cụ lưu trữ online nào đó cho thành viên còn lại có thể download về và paste đè lại lên phần code của người đó. Công việc này cũng mất rất nhiều thời gian và tồn tại nhiều rủi rõ khi paste code chồng lên nhau. Để giải quyết vấn đề này, ta cũng có thể sử dụng git và một remote repository
Các khái niệm cơ bản trong git
1. Repository là gì?
Khi sử dụng git, lệnh đầu tiên mà chúng ta thường gõ:
Lệnh này sẽ tạo ra một thư mục ẩn có tên .git và đây chính là repository (hay kho chứa). Còn phần code hay hay thư mục của project nằm cùng với thư mục .git được gọi là Working Directory. Git sử dụng repository này để lưu trữ, giám sát toàn bộ thông tin về các trạng thái của và bất cứ thay đổi nào với project lúc này sẽ được git lưu trữ lại.
Có hai loại repository gồm local repository – là repository nằm trên chính máy tính của chúng ta và remote repository – là repository nằm trên một máy chủ từ xa được cung cấp bởi các nhà phân phối như Github, Gitlab hay Bitbucket, …
2. Branch là gì?
Như đã nói ở trên về vấn đề khi ta muốn thêm một tính năng mới mà đảm bảo vẫn có thể dễ dàng khôi phục lại trạng thái trước đó thì ta có thể sử tạo 1 branch mới nhau sau:
hoặc
Branch mặc định là master
Branch mới được tạo ra sẽ chứa toàn bộ trạng thái và những thay đổi đã thực hiện trên project trước khi được tạo
Với mỗi repository ta có thể tạo nhiều branch khác nhau và các nhánh này là độc lập với nhau nên khi ta có thay đổi đối với project trên branch này sẽ không ảnh hưởng đến các branch khác
Khi tính năng được ta thử nghiệm trên nhánh mới hoàn thiện và đã được kiểm tra đầy đủ, ta có thể tiến hành hợp nhất (đưa những thay đổi của nhánh này gộp vào với nhánh khác) 2 nhánh với nhau bằng
Có hai loại branch là local branch – là branch nằm trên máy tính của chúng ta và remote branch – là branch nằm trên máy chủ từ xa
3. Làm thế nào để xóa một branch?
Trong trường hợp branch chúng ta tạo ra trước đó không còn cần thiết nữa, ta có thể tiến hành xóa chúng đi bằng cách sử dụng các lệnh như sau:
Với cách xóa trên, nếu branch cần xóa chưa được gộp thay đổi với branch khác sẽ lập tức báo lỗi vào yêu cầu gộp với branch khác trước khi thực hiện xóa bằng lệnh này
Với cách xóa này thì branch được chỉ định sẽ lập tức bị xóa kể cả trong trường hợp nó chưa được gộp với branch khác
hoặc
Lưu ý: đối với cả loca branch và remote branch ta có thể tiến hành xóa đồng thời nhiều branch bằng cách liệt kê tên các branch cần xóa liền nối tiếp nhau và cách nhau một khoảng trắng
4. Push local branch lên remote server với một tên khác
Thông thường khi chúng ta tiến hành push một local branch lên remote server thì tên branch mặc định của remote branch lúc này sẽ là tên của local branch, lệnh push như sau:
Nhưng nếu ta muốn đổi tên của remote branch đó trên server thì ta cần sử dụng lệnh như sau:
5. Phân biệt rebase và merge
Khi muốn tiến hành gộp 2 branch lại với nhau, ta có thể sử dụng một trong hai lệnh sau:
hoặc
Sẽ tiến hành gộp branch hiện tại với branch mà ta lựa chọn. Tuy có cùng chức năng là gộp nhánh nhưng cách hoạt động của merge và rebase lại khác với nhau, ta có thể so sánh sự khác biệt thông đó như sau:
Giả sử ta có 2 branch cần gộp với nhau như hình sau:
Đối với sử dụng merge kết quả thu được sẽ như sau:merge sẽ tạo ra một commit mới là kết hợp từ 2 commit cuối cùng của 2 nhánh cần gộp vào với nhau Log commit sẽ không bị thay đổi và thứ tự các commit sẽ được sắp xếp theo thời gian tạo commit
Đối với sử dụng rebase kết quả thu được sẽ như sau:Rebase sẽ đưa toàn bộ branch Feature lên trên ‘đầu’ branch master Làm thay đổi lịch sử commit
6. Khác nhau giữa fetch và pull
Khi muốn cập nhật các thay đổi từ trên remote server về local repository ta cũng có hai cách để thực hiện điều này như sau:
Lệnh này sẽ tiến hành kéo các thay đổi từ trên remote server về local của chúng ta đồng thời tiến hành merge các thay đổi đó ngay
Đối với lệnh fetch, các thay đổi từ remote server sẽ được kéo về máy nhưng không tự động merge vào source code của chúng ta mà chúng ta có thể thực hiện việc này sau khi đã review lại các thay đổi đó trước khi tiến hành merge. Các thay đổi này được đẩy sang một branch khác và ta có thể sử dụng lệnh:
Để xem được các branch sau khi fetch đồng thời cũng có thể checkout sang branch đó để xem các thay đổi.
7. Thế nào là git stash?
Trong quá trình chúng làm việc, có những lúc chúng ta đang code dở một chức năng nào đó nhưng bất ngờ ở một chức năng trên branch khác đang có lỗi cần phải sửa gấp và chúng ta muốn lưu lại thay đổi đã làm trên nhánh hiện tại nhưng không muốn thực hiện commit dư thừa thì git stash là lệnh mà chúng ta có thể dùng để giải quyết vấn đề này.
git stash cho bạn khả năng lưu lại trạng những thay đổi mà bạn đã tạo ra mà không cần thiết phải commit nó giúp bạn có thể dễ dàng chuyển sang nhánh khác làm việc và sau đó quay lại và tiếp tục những gì bạn đang làm ở nhánh đó.
Để lưu được những thay đổi mà không cần commit nó, ta cần thực hiện những lệnh sau:
Để đưa toàn bộ các thay đổi đó vào trạng tháy staged, sau đó sử dụng lệnh sau để lưu thay đổi đó mà không cần commit:
$ git stash # hoặc "git stash save"Để xem lại các thay đổi đã lưu, ta có thể dùng các lệnh sau:
Để xem lại danh sách các lần đã lưu, trong trường hợp muốn xem nội dung thay đổi thì ta gõ lệnh sau:
$ git stash list -pHoặc nếu muốn xem cụ thể nội dung thay đổi của một lần lưu cụ thể, ta dùng lệnh:
$ git stash show "[email protected]{n}" # với n là lần lưu tương ứng trong danh sách # Lưu ý phần[email protected]{n} phải nằm trong cặp ngoặc đôiĐể lấy lại thay đổi được lưu trong danh sách trên ta dùng lệnh:
$ git stash apply "[email protected]{n}"Hoặc lấy thay đổi gần nhất và xóa lần lưu đó
$ git stash popĐể xóa danh sách các thay đổi đã lưu, ta dùng lệnh:
$ git stash drop '[email protected]{n}'Để drop một lần lưu chỉ định hoặc
$ git stash clearĐể xóa toàn bộ những lần đã lưu
8. Làm thể nào để xóa bỏ trạng thài vài commit gần đây?
Để thưc hiện công việc này chúng ta có thể sử dụng 1 trong 2 lệnh sau:
Lệnh này sẽ tạo ra một commit mới đảo ngược lại những thay đổi trong commit được chỉ định.
Keehnh này sẽ xóa toàn bộ các commit trước đó và đưa branch hiện tại trở về trạng thái của commit-hash-code đã chọn
9. Gộp một vài commit thành một commit duy nhất?
Đôi khi trong lúc làm việc, ta thường tạo ra một số commit dư thừa và sau đó muốn gộp chung số commit đó lại với một message rõ ràng hơn về mục đích chung của toàn bộ các commit đó. Để làm được điểu này, ta có thể sử dụng những lệnh sau:
Với commit-hash-code là hash code của commit cuối cùng của nhóm cần gộp hoặc:
Với commit-hash-code là mã hash của commit trước đó mà ta muốn gộp lại từ commit cuối cùng đến commit chỉ định.
10. Phân biệt giữa git reset, reset –soft, reset –hard
Sẽ di chuyển HEAD về phía commit được chỉ định nhưng vẫn giữ nguyên trạng thái thay đổi của các file và đồng thời loại bỏ các file đó khỏi trạng thái staged
Tương tư như git reset nhưng toàn bộ các fle vẫn giữ được trạng thái staged.
Tương tự như 2 lệnh trên nhưng toàn bộ sự thay đổi của các file sẽ bị loại bỏ hoàn toàn nên hãy chú ý khi dùng lệnh này để tránh rơi vào trường hợp bao nhiêu công sức đổ xuống sông xuống biển
Thế nào là cherry-pick?
Bạn có thể hiểu cherry-pick cũng có một số điểm tương đồng với merge và rebase là lấy thay đổi từ một branch này và gộp vào branch khác. Nhưng điểm khác nhau lớn nhất giữa cherry-pick và merge, rebase là cherry-pick chỉ gộp một commit được chỉ định từ một nhánh khác vào nhánh hiện tại trong khi merge và rebase sẽ gộp toàn bộ các commit lại. Để sử dụng cherry-pick, ta cần xem lại log các commit sau đó lấy mã hash của commit cần được cherry-pick và checkout sang nhánh cần được gộp commit của mã hash kia và thực hiện lệnh:
Giả sử ta muốn lấy commit C từ branch master và gộp vào branch cherry-pick
Sau khi thực hiện lệnh cherry-pick như đề cập ở trên, đây sẽ là kết quả ta thu được
Như ta có thể thấy commit C từ branch master được gộp vào với branch cherry–pick dưới tên commit là C’
Git flow là gì?
Git flow là một quy trình làm việc với git được thiết kế bởi Vincent Driessen. Git flow đưa ra một mô hình phân nhánh giúp hỗ trợ việc quản lý các dự án lớn dễ dàng hơn. Sơ đồ tổng quan:
Các branch trong gitflow:
Master branch: là branch dùng cho sản phẩm chính thức. Đây luôn là branch ổn định nhất và nó chưa lịch sử các lần release của dự án
Develop branch: là nhánh dùng cho sản phẩm trong quá trình phát triển
Feature: mỗi tính năng mới cho sẩn phẩm sẽ được tạo và phát triển trên một branch mới với tên quy ước feature/tên_branch. Các feature này sẽ tạo ra từ develop branch và khi được hoàn thiện sẽ được gộp trở lại với develop branch (Lưu ý: các Feature không được phép gộp trực tiếp với master branch)
Release: khi develop branch đã có đủ số tính năng cần thiết để có thể release, ta có thể tạo branch mới với tên quy ước release/tên_version. Branch này sau khi được tạo xong sẽ tiến hành merge nó với đồng thời cả master branch và develop branch
Hotfix branch: khi sản phẩm trên master branch của chúng ta gặp phải trục trặc và cần có bản vá ngay lập tức thì ta sẽ tạo ra hotfix branch. Branch này tương tự như release branch nhưng nó được tạo ra từ master branch thay vì từ develop branch như release (*Chú ý hotfix branch cũng cần được gộp lại với master branch với develop branch)
Các lệnh trong gitflow
Để khởi tạo một git-flow cho một project, ta dùng lệnh sau $ git flow init
Lệnh này sẽ tạo ra hai branch ban đầu là master và develop
Để bắt đầu một feature ta dùng lệnh
Sau khi feature đó được thực hiện xong, ta có thể công bố feature đó lên remote server để mọi người cùng có thể cập nhật bằng cách gõ lệnh:
Để tạo một bản release ta dùng lệnh:
Kết luận
Bài viết ở trên chủ yếu giới thiệu cho mọi người về các khái niệm trong git cũng như cách sử dụng nó trong công việc thường ngày của mình một cách hiệu quả hơn. Cám ơn bạn đã theo dõi.
All Rights Reserved
Tất Tần Tật Về Xây Dựng Pc Gaming (P.1): Kiến Thức Cơ Bản
1. Giá cả
Không phải bất cứ linh kiện gì mà điều đầu tiên bạn nên nghĩ đến khi định xây dựng một PC cho riêng mình là ngân sách bạn sẽ bỏ ra cho nó. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào từng cá nhân bởi mỗi người khi build đều sẽ có những mục đích và sở thích khác nhau. Nếu bạn chỉ cần chơi game với những yêu cầu đồ hoạ “thường thường” không cần cao siêu như Dota 2, LoL, Hearthstone hay Overwatch thì một chiếc máy tính với tầm giá từ 10-15 triệu là đủ nhưng nếu bạn muốn chơi Ultra settings thì đó là một câu chuyện hoàn toàn khác.
Thêm nữa, việc cân bằng ngân sách khi chọn và mua các linh kiện cũng là một vấn đề quan trọng cần phải để ý. Bạn không thể bỏ quá nhiều tiền vào VGA nhưng quên mất rằng còn đó những mainboard hay bộ nguồn được.
2. CPU
Với CPU, sẽ có vài thông tin quan trọng luôn luôn phải để ý đến, và cũng một trong những thước đo đánh giá xem máy tính của bạn chạy có mạnh và hiệu quả hay không:
Core: CPU hiện nay trên thị trường có thể tạm chia ra làm 4 loại phổ biến: 2 nhân, 4 nhân, 6 nhân, 8 nhân. Tất nhiên là số nhân càng cao thì CPU càng mạnh nhưng điều đó chỉ đúng khi bạn so sánh các CPU cùng dòng. Ví dụ như chip i7 6 nhân của Intel vẫn mạnh hơn FX 8 nhân của AMD như thường. Thêm một điều quan trọng nữa là với số nhân càng cao hiệu suất làm việc đạt được cũng theo đó mà tăng, nhưng liệu bạn có cần dùng đến hiệu năng cao tới vậy không? Theo mình, với Intel (chip phổ biến và khuyên dùng) thì chỉ cần chip 4 nhân là có thể học hành, giải trí thoải mái không lo nghĩ rồi.
Xung nhịp: Tất nhiên là xung nhịp càng cao thì vòng xoay làm việc của máy tính càng tốt rồi. Nhưng cũng tương tự như số nhân, xung nhịp chỉ nên so sánh bởi các chip cùng dòng. Ví dụ Pentium 4 3,0 GHz đương nhiên kém hơn rất nhiều so với chip i3 1,7 GHz. Lý do là vì chip i3 có số nhân nhiều hơn. Tiện đây cũng lưu ý thêm với các bạn một chút về số nhân, mỗi nhân có thể coi như có riêng 1 xung nhịp, ví dụ chip 2 cores 2 GHz thì mỗi nhân hoạt động đều có xung nhịp là 2 GHz. Nhưng điều này cũng không hoàn toàn có nghĩa là máy có xung nhịp cao và nhiều core thì sẽ chạy tốt các phần mềm. Nhiều phần mềm hiện nay vẫn được thiết kế để chạy đơn luồng (single-threaded) nên nó chỉ tập trung vào 1 core của máy tính, dẫn đến hiệu suất chạy không tốt. Dù sao bạn cũng yên tâm vì ngày nay, các nhà sản xuất phần mềm đều cố gắng update phần mềm của mình chạy đa luồng (multi-threaded) rồi.
Cache (bộ nhớ đệm): Đây là phần thứ 3 nên được quan tâm mỗi khi bạn lựa chọn 1 chip nào đó. Hiện nay, các loại chip đều phổ biến với cache có thể từ 3 MB đến 8 MB. Tính năng chính của cache thực ra chỉ hữu ích khi sử dụng với các tác vụ tiêu tốn nhiều băng thông như encode hay nén video (có lẽ hữu ích nhiều hơn cho các youtuber). Khi mua chip cũng không nên chọn những model có cache quá thấp (dưới 3 MB), chọn tầm 6 MB là ổn rồi.
3. Mainboard
Sau khi chọn được chip ta tiếp tục chọn đến mainboard. Có rất nhiều bài viết hướng dẫn chọn linh kiện đầu tiên là mainboard vì bo mạch chủ như là một nền móng của một ngôi nhà và có móng thì mới xây lên được. Điều này là đúng nhưng cá nhân mình thấy nếu chọn được chip trước thì khi chọn mainboard sẽ dễ để chọn cổng cắm (socket) cho chip hơn, tiện việc nâng cấp máy sau này.
Chipset: Chipset là phần quan trọng bậc nhất trong mainboard (nói vậy chứ phần nào mình cũng thấy quan trọng hết). Giải thích đơn giản thì để CPU, RAM, VGA hay các thiết bị ngoại vi khác truyền dữ liệu thông suốt với nhau thì phải thông qua chipset. Không chỉ vậy, chipset còn hỗ trợ các chức năng khác như tích hợp card đồ hoạ, âm thanh hay cổng USB 3.0,… Và điều quan trọng cuối cùng khi lựa chọn chipset là bạn phải xem xét xem nó có hỗ trợ CPU mà bạn đã lựa chọn không.
Socket: Mỗi mainboard thường sẽ hỗ trợ cho một số loại chip với cổng cắm nhất định. Ví dụ như hiện nay, các chip của Intel đa số chia làm 4 loại socket: LGA2011, LGA1155, LGA1150, LGA1151. Trong 4 loại này thì LGA1150 và LGA1151 là đời mới nhất và sẽ còn được hỗ trợ trong thời gian ít nhất là vài năm tới nên nếu bạn muốn build PC ngay bây giờ thì nên chọn 1 trong 2 loại này, còn nếu bạn muốn giữ cẩm nang này để giành tiền về sau mới mua thì nên lưu ý về các loại socket mới mà Intel cung cấp, công nghệ tiên tiến nên bây giờ lỗi thời nhanh lắm. Còn với AMD thì hiện giờ sử dụng cổng AM3+ và AM4 là tốt nhất.
RAM: Các loại bộ nhớ RAM được sử dụng trên bo mạch chủ hầu hết đã bao gồm chuẩn công nghệ, tốc độ bus hay số khe cắm cho phép rồi. Vấn đề còn lại khi lựa chọn chủ yếu là xem xem tốc độ hỗ trợ của main đến đâu, xung nhịp bao nhiêu. Ví dụ như con MSI B150M Mortar có khe cắm DDR4 2133 MHz là quá ngon và đủ dùng, cũng rất được giới build PC ưa chuộng.
4. PSU
PSU hay Power Supply hay bộ nguồn là trái tim của máy tính. Bộ nguồn vô cùng quan trọng vì công suất hoạt động của nó thừa thì sẽ gây ra tình trạng tốn điện còn thiếu thì lại gây ra tình trạng sập nguồn, đôi khi là cả hư hỏng linh kiện và chắc chắn là trái tim mà không bơm máu đầy đủ cho cơ thể thì sẽ không ổn đâu.
Công suất: Xem đến bộ nguồn thì đầu tiên là phải ngó qua xem nó chạy được công suất bao nhiêu đã. Công suất phải đáp ứng đủ hiệu suất chạy của các linh kiện, ngốn nhất là card đồ hoạ và ngốn tiếp theo là chip. Khi chọn chip và vga thì bạn nên xem hiệu năng cần dùng đến là bao nhiêu, càng tiết kiệm điện thì giá cả mà bạn phải bỏ vào PSU cũng càng rẻ thôi. Hiện nay xu hướng các card đồ hoạ và cpu đều tận dụng tối đa khả năng tiết kiệm điện nên việc chọn công suất nguồn, mình gợi ý là tầm 500W trở lên với các máy build chơi game dùng card đồ hoạ tầm trung, và tầm 600W trở lên nếu sử dụng các dòng card cao cấp, hoạt động nhiều.
5. RAM
Cái này thì cũng dễ xem thôi. Thường thì khi build PC chơi game chúng ta có thể lựa chọn giữa 8GB và 16GB. Thực ra vì RAM cũng dễ nâng cấp thôi nên lúc đầu cứ cắm 1 thanh 8 GB là được. Điều quan trọng là bạn phải xem xét xem DDR của Ram và hỗ trợ trên mainboard có tương thích với nhau không (ví dụ phải cùng là DDR4 và tần số hoạt động của RAM nhỏ hơn hoặc bằng tần số hỗ trợ trên main). Hiện nay DDR4 là tốt nhất và mới nhất, thậm chí còn rẻ hơn cả DDR3 nữa nên mình rất rất khuyên dùng loại này.
6. VGA
7. Một số chi tiết khác
Case: Vỏ máy, phần ít quan trọng nhất nhưng là phần đẹp đẽ nhất vì người ngoài nhìn vào đương nhiên là nhìn cái vỏ của nó đầu tiên rồi. Nhiều người thích mod led thì sẽ chọn những loại case có vỏ thân trong suốt, rồi đi dây và sắp xếp linh kiện sao cho gọn gàng và đẹp nhất. Trong khuôn khổ bài cho người mới ra nhập và tìm hiểu cách build PC thì mình sẽ chỉ nói sơ qua một số tiêu chí khi chọn vỏ case thôi.
Đầu tiên là kích cỡ, có 5 loại kích cỡ cho vỏ case tuỳ thuộc vào các linh kiện, kích cỡ main, chiều dài card đồ hoạ mà tuỳ bạn chọn sao cho phù hợp. Đơn giản nhất là bạn nhờ người bán hàng tư vấn để phù hợp với mục đích cá nhân. Dù sao mình cũng không quá quan trọng vấn đề xâu đẹp mà chỉ vừa vặn với các phần cứng bên trong và giá cả phải chăng là ổn.
Thứ hai, quan trọng không kém là chọn vỏ case sao cho khả năng thoát nhiệt cùng không gian để lắp quạt tản nhiệt “gầm cao máy thoáng” là nuột. Những điều cần chú ý về vấn đề thoát nhiệt cho case là vị trí cắm quạt tản nhiệt, ở phía trên, phía sau, phía trước và cũng đừng để những vị trí này bị vướng với các đồ khác.
Ổ lưu trữ (HDD/SSD): Chọn lựa ổ cứng (HDD) hay ổ quang (SSD) luôn là mỗi bận tâm hàng đầu mỗi khi bước đến phần này. Mỗi loại ổ đều có ưu nhược điểm riêng của nó. SSD sử dụng bộ nhớ flash với tốc độ đọc ghi nhanh hơn HDD rất nhiều, bù lại giá cả của SSD cũng không phải thuộc loại “mềm dẻo” gì. HDD tuy tốc độ không sánh bằng với HDD nhưng bộ nhớ của nó chứa nhiều dung lượng hơn và giá thành thì cũng vừa túi nữa. Nếu bây giờ mua 1 ổ SSD thì thường người ta cũng sẽ mua thêm 1 ổ cứng rời để lưu trữ được nhiều dữ liệu hơn. Vì vậy mà ổ cứng nên được cân nhắc sao cho vừa túi tiền và phù hợp với mục đích sử dụng.
Kết
Cùng Series
Bạn đang đọc nội dung bài viết Tìm Hiểu Về Một Số Thuật Ngữ Cơ Bản Trong Xây Dựng trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!