Đề Xuất 6/2023 # Tính Cách Con Người Qua Văn Hóa Làng Bắc Bộ Và Làng Nam Bộ # Top 7 Like | Cuocthitainang2010.com

Đề Xuất 6/2023 # Tính Cách Con Người Qua Văn Hóa Làng Bắc Bộ Và Làng Nam Bộ # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Tính Cách Con Người Qua Văn Hóa Làng Bắc Bộ Và Làng Nam Bộ mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Để làm nổi bật tính cách người miền Trung nói riêng và miền Bắc nói chung, mình sẽ lấy văn hóa LÀNG BẮC BỘ so sánh với LÀNG NAM BỘ.

Bài viết này khám phá đặc điểm nổi bật của làng Bắc Bộ và làng Nam bộ và tư duy lại tính cách từ nguồn gốc văn hóa và biến cố lịch sử dựa trên nhiều nguồn tư liệu nên không có số liệu tỉ mỉ, chỉ để tham khảo. Mong các bạn hiểu tại sao có sự khác nhau trong tính cách của người dân các vùng miền, hy vọng các bạn hiểu được do đâu người Trung – Bắc bộ lại có tính cách như vậy, để có cái nhìn hàn lâm hơn trong cư xử, và những bạn người Trung – Bắc bộ. Cần hiểu rằng, chúng ta không thay đổi được nơi mình sinh ra nhưng có thể thay đổi tư duy của mình và tính cách của mình bằng học thức và con đường, như 500 năm trước, Nguyễn Hoàng đã chọn Nam Tiến là con đường dung thân, tránh sự tranh giành nội bộ và tồn tại được 9 đời chúa, 13 đời vua.

“Cam đất Việt ngọt nhưng đưa qua Ngô trồng thì chua, ấy là do thổ nhưỡng chứ đâu do giống”.

Bạn đang xem: Tính cách con người qua văn hóa LÀNG BẮC BỘ và LÀNG NAM BỘ

Làng bắc bộ

Bắc bộ là vùng đất rừng núi chiếm phần lớn diện tích, có ranh giới với Trung Quốc nên trong phần lớn lịch sử đều chịu nạn Bắc xâm, địa hình và tính chính trị buộc họ phải sống gom lại thành từng làng để tự bảo vệ, đoàn kết chống giặc và thuận lợi cho việc tập trung người, lương thảo, meeting…

Có câu “Luật vua thua lệ làng” bởi lẽ vua thì xa, luật vua khó mà đến được ngóc ngách cuộc sống, trong làng các trưởng làng và người già đặt các điều lệ để thưởng phạt chế định khi có việc cần dùng tới, nổi tiếng như “cạo đầu bôi vôi”,”bỏ rọ heo thả trôi sông”,”phạt vạ”… tính quan liêu, quan quyền phát sinh một phần từ đó khi ai cũng muốn làm quan để oai, đi có kiệu đứng có lọng, để được quyền thưởng phạt, họ hàng vinh hiển và đặc biệt là không “đói”.

Làng Bắc Bộ

Làng Nam Bộ

Gần như tương phản với Bắc Bộ, Nam bộ là vùng đất mới được dung dưỡng bởi phù sa sông nước, đồi núi rất hiếm, cây ăn trái, lúa nước và sản phẩm tự nhiên dồi dào nên trong lịch sử, Nam Bộ chưa từng bị nạn đói nào. Làng Nam Bộ hình thành dàn trải, không tập trung, mỗi gia đình một cánh đồng mênh mông, đi lại chủ yếu bằng đường thủy nên khó khăn trong việc tụ họp, chỉ có dịp chợ hay đám mới gặp nhau trọn vẹn, ngày thường ít khi nghe tiếng hàng xóm nên khao khát gặp gỡ, bởi thế mà chuyện trộm vặt ít khi xảy ra, thay vào đó là họ hay biếu quà nhà và hễ có người đến chơi thì thường “đãi sạch ruột”.

Nam Bộ là nơi hòa hợp của nhiều tộc dân, Chăm, Khome, Hoa… nên tính cách rộng rãi, đồng cảm với dân tứ xứ bởi bản thân họ cũng là di dân, tị nạn…

Đang hot: 3 điều nhất định bạn phải biết trước khi chọn mua Sofa da nhập khẩu từ Malaysia

Chế lệ trong làng Nam Bộ không có gì nặng nề, tự làm tự ăn, Chúng ta hay xem phim Nam Bộ thấy cảnh ông bà Hội Đồng xưa gian ác, thực sự rất hiếm những người như vậy trong thực tế, do thời thế và nhu cầu chính trị nên những người thân Pháp bị tuyên truyền là chống dân… bởi Hội Đồng cũng từ những người nông dân quanh năm tay lấm, qua tích lũy mà nên, rồi họ cho mướn đất mướn ruộng lấy chút thóc làm lãi. Cũng bởi lẽ luật lệ họ không hà khắc nên mới ít nội loạn, đói khát, tính quan quyền thấp…

Làng Nam Bộ

Tính tích lũy và bạo lực

Do thường xuyên phải đối mặt với ngoại xâm và thiên tai nên sự rủi ro bất ngờ là điều ăn sâu vào tiềm thức người Bắc bộ, họ sợ ngoại bang, luôn tiết kiệm và chịu khó. Từ khi chúa Nguyễn mở về phía Nam, hình thành nên sự phân tranh Trịnh-Nguyễn, thuế má dân Bắc bộ tương đối nặng nề vì đóng cho triều đình, đến thời Tây Sơn nổi dậy thì càng nặng hơn, nhất là việc đi lính, khiến cho lực lượng lao động chính thiếu hụt…

Sau khi Nguyễn Ánh thống nhất và trở lại Kinh đô Phú Xuân tái thiết đât nước, nguồn cung ứng đều lấy chủ yếu từ Vùng Miền Trung bởi vì lúc bấy giờ giao thông chưa mạnh, chủ yếu đi đường biển nhưng tàu thuyền thời Nguyễn để vận chuyện từ Nam bộ đến kinh thành mất hàng tháng trời, không đáp ứng kịp thời nhu cầu,hơn nữa quãng đường xa thường đối mặt với cướp biển và thủy lưu, gió, sóng… Mật độ quan lại tập trung miền trung và bắc cao.

Phan Văn Trung

Bức Tranh Toàn Cảnh Về Văn Hóa Làng Vùng Đồng Bằng Bắc Bộ

2. Khái niệm văn hóa làng vùng đông băng Bắc Bộ

Nói đến văn hóa là nói đến những “nét riêng biệt” có tính đặc trưng, tức là cái hồn, cái chất của một người, một vùng miền hay một dân tộc. Văn hóa bộc lộ tư duy, tình cảm của con người và biểu hiện ở quan niệm sống, hành vi ứng xử của họ. Với Việt Nam nói chung, đồng bằng Bắc bộ nói riêng, cái hồn này thể hiện trong văn hóa làng.

Làng vốn là một từ thuần Việt, dùng để chỉ một cộng đồng dân cư được hình thành trên cơ sở liên hiệp tự nguyện giữa những người nông dân lao động trên con đường chinh phục tự nhiên từ mấy thiên niên kỷ trước, quá trình hàng nghìn năm đấu tranh chống xâm lược để giữ gìn môi trường sản xuất và sinh hoạt của con người nơi đây. Vậy điều gì đã làm cho làng có sức mạnh bền vững và dẻo dai như thế? Đó là văn hóa làng. Văn hóa làng chính là hằng số đồng hành cùng người dân qua những thăng trầm của đất nước. Khẳng định vị trí của làng trong việc hình thành nền văn hóa Việt Nam, nhà nghiên cứu Nguyễn Từ Chi viết: “Làng là tế bào sống của xã hội Việt Nam. Xã hội Việt Nam là sản phẩm tự nhiên tiết ra từ quá trình định cư và cộng cư của người Việt trồng trọt. Hiểu được làng Việt là có trong tay cơ sở tối thiểu và cần thiết để tiến lên tìm hiểu xã hội Việt nói riêng và xã hội Việt Nam nói chung, trong sức năng động lịch sử của nó, trong ứng xử cộng đồng và tâm lý tập thể của nó, trong các biểu hiện văn hóa, cả trong những phản ứng của nó trước những hình thái mà lịch sử đương đại đặt vào nó” [4, tr.177].

Đồng bằng Bắc Bộ là vùng đất nằm giữa lưu vực sông Hồng, sông Thái Bình và sông Mã, nơi tụ cư lâu đời nhất của người Việt (Kinh). Trong quá trình chinh phục tự nhiên và chống xâm lược, người dân ở đây đã sống quần tụ thành làng. Xét về hình thức, làng là một điểm tụ cư, nhưng thực chất nó là một hình thức tổ chức xã hội nông nghiệp. Một mặt, nó được hình thành trên cơ sở nền sản xuất nông nghiệp tiểu nông tự cấp, tự túc, mặt khác, nó là mẫu hình xã hội phù hợp đảm bảo sự cân bằng và bền vững của xã hội nông nghiệp ấy [10, tr.108].

Văn hóa làng là bầu không khí quen thuộc mang sinh khí mạnh mẽ mà người nông dân hít thở hàng ngày. Văn hóa làng vùng đồng bằng Bắc Bộ là hệ thống những quan niệm, chuẩn mực đạo đức, hành vi được hình thành trong quá trình tổ chức, giữ gìn cuộc sống của người nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ, được bộc lộ trong lối sống, phong tục, tâm tính con người, trong kho tàng văn hóa dân gian, tín ngưỡng – tôn giáo, hương ước… Nó thể hiện ra ở đình, chùa, miếu, lũy tre, cây đa, bến nước,… Những yếu tố vật thể và phi vật thể trên không đứng đơn lập mà hòa quyện vào nhau, tích hợp lại thành bản chất, đặc trưng văn hóa làng, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, tạo ra những ảnh hưởng không chỉ trong xã hội truyền thống mà còn ở xã hội hiện đại, không chỉ ở nơi thôn quê mà tràn ra cả đô thị.

Văn hóa làng ở vùng đồng bằng Bắc Bộ khác biệt so với văn hóa làng các vùng khác trong cả nước vì hai lý do sau: Thứ nhất, đây là vùng văn hóa hình thành đầu tiên của cả nước. Ngay từ thuở sơ khai, đây là vùng đất đai trù phú, từng là cái nôi của Văn hóa Đông Sơn thời thượng cổ, Văn hóa Đại Việt thời trung cổ với những thành tựu rất phong phú về mọi mặt. Cùng với lịch sử mở cõi của dân tộc, nó cũng là cội nguồn của văn hóa Việt ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ sau này. Thứ hai, văn hóa làng vùng đồng bằng Bắc Bộ là tế bào cơ bản, là tấm gương phản chiếu nền văn hóa dân tộc. Văn hóa dân tộc chỉ là sự mở rộng và nâng cao của nền văn hóa xóm làng của vùng. Điều kiện sinh thái và dân số là một lý do cơ bản làm cho làng đồng bằng Bắc Bộ chặt chẽ hơn những nơi khác. Do đó, bản chất văn hóa làng được hình thành, bộc lộ cũng đậm nét hơn các vùng còn lại của Việt Nam.

3. Những đặc trưng của văn hoá làng vùng đồng bằng Bắc Bộ

Đồng bằng Bắc Bộ chính là cái nôi hình thành văn hoá Việt Nam và hiện nay vẫn là nơi mà văn hóa Việt Nam bảo lưu nhiều giá trị truyền thống. Văn hóa làng vùng đồng bằng Bắc Bộ có nhiều đặc trưng, trong đó theo chúng tôi có 3 đặc trưng nổi bật là tính cộng đồng, tính tự trị và tính dung hợp trong tư duy.

Đây là đặc trưng cơ bản nhất của của văn hóa làng đồng bằng Bắc Bộ. Cộng đồng là một tổ chức của nhiều cá thể. Tính cộng đồng có thể hiểu là sự liên kết các thành viên trong làng với nhau; trong sự liên kết đó mỗi người đều hướng tới những người khác trong tập thể, ứng xử của mỗi người thường theo các tiêu chuẩn mà cộng đồng đó quy định.

Chế độ ruộng công là cơ sở kinh tế cho tính cộng đồng của văn hóa làng vùng đồng bằng Bắc Bộ. Biểu tượng truyền thống của tính cộng đồng là sân đình, bến nước, cây đa. Ở các làng vùng đồng bằng Bắc Bộ hầu như làng nào cũng có ít nhất một trong ba biểu tượng này. Đình là biểu tượng tập trung nhất của làng về mọi phương diện: hành chính, hội họp; văn hóa, tôn giáo và tình cảm. Bến nước (giếng nước) là chỗ hàng ngày mọi người gặp nhau, vừa làm việc vừa chuyện trò. Cây đa hoặc cây si, cây gạo ở đầu làng, bên cạnh là quán nước của các cụ già là nơi tập trung sự giao lưu của dân làng với khách thập phương [15, tr.98]…

Tính cộng đồng của văn hóa làng vùng đồng bằng Bắc Bộ thể hiện trong cơ cấu tổ chức xã hội nông thôn theo nhiều nguyên tắc, cơ sở khác nhau: cơ sở huyết thống (gia đình, dòng họ); địa bàn cư trú (xóm, làng), trong đó có theo nghề nghiệp, sở thích (phường, hội), theo truyền thống nam giới (giáp);… Trong các mối quan hệ đó, mỗi người đều tìm thấy vị trí của mình trong cộng đồng.

Tinh thần cộng đồng thể hiện tiêu biểu trong quan hệ huyết thống là gia đình và dòng họ. Người Việt, đặc biệt ở đồng bằng Bắc Bộ, rất coi trọng gia đình. Mỗi người trong gia đình trước hết sống vì nghĩa vụ và trách nhiệm với những thành viên, đồng thời, họ lấy gia đình làm nòng cốt để tạo lập kỷ cương xã hội. Với ý nghĩa đó, gia đình Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ vừa là đơn vị sinh hoạt, đơn vị kinh tế, cũng là đơn vị giáo dục và là tế bào của xã hội.

Nếu gia đình tái sản xuất đời sống con người và góp phần tái sản xuất đời sống xã hội thì dòng họ là một tổ chức xã hội có tính huyết thống xuất hiện sớm, tồn tại phổ biến trong các làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ. Những Nghiên cứu khoa học cho thấy, dòng họ là một kiểu quan hệ khá độc đáo của vùng này. Tính cộng đồng dòng họ của người Việt thể hiện ở chức năng của dòng họ đối với mỗi thành viên và đối với xã hội. Với quan niệm “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”, người trong họ tự coi mình có trách nhiệm cưu mang nhau về mặt vật chất (sẩy cha còn chú,…); hỗ trợ nhau về mặt trí tuệ (nó lú nhưng chú nó khôn). Đồng thời, dòng họ còn có chức năng tôn giáo với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Vào những ngày chuẩn bị giỗ, tết,… mọi người “góp giỗ” và tập trung lại bàn bạc việc cúng tế tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên. Như vậy, sức mạnh của dòng họ thể hiện trước hết ở tinh thần đùm bọc, đoàn kết, yêu thương nhau giữa các thành viên, giữa các thế hệ.

Tính cộng đồng của văn hóa làng vùng đồng bằng Bắc Bộ thể hiện trong quan hệ theo địa bàn cư trú (xóm, làng). Những người sống gần nhau có xu hướng liên kết chặt chẽ với nhau, sản phẩm của lối liên kết này tạo ra xóm, làng. Cộng đồng xóm, làng bổ sung hữu hiệu và kịp thời cho người nông dân trong việc đồng áng, trong đời sống vật chất và tinh thần. Do vậy, bên cạnh quan hệ huyết thống, người dân cũng sống theo quan niệm “bán anh em xa, mua láng giềng gần”.

Tính cộng đồng của văn hóa làng vùng đồng bằng Bắc Bộ thể hiện tiêu biểu qua việc thờ Thành hoàng làng và tổ chức lễ hội hàng năm. Đối với dân làng, “Thành hoàng là biểu hiện của lịch sử, phong tục, đạo đức, pháp lệ cùng hi vọng chung của cả làng, lại cũng là một thứ quyền uy siêu việt, một mối liên lạc vô hình, khiến cho làng thành một đoàn thể có tổ chức và hệ thống chặt chẽ” [1, tr.248]. Ngày giỗ Thành hoàng, người làng dù ở đâu cũng muốn tìm đường về chịu lễ. Như vậy, qua việc thờ vị thần chung, cả cộng đồng làng cố kết lại trên cơ sở cái thiêng vô hình.

Cùng với lễ là hội. Người Việt có câu, “tháng Giêng là tháng ăn chơi”, tức là tháng của hội hè. Hàng năm ở đồng bằng Bắc Bộ có hàng trăm lễ và hội khác nhau. Lễ, hội là dịp để dân làng tập trung lại tổ chức biểu diễn văn nghệ và thể thao dân gian. Cùng với lễ, hội thì tết, hiếu, hỉ,… được tổ chức liên miên đã làm cho dân làng luôn bận rộn, cuốn hút, hòa vào cộng đồng, dù tốn kém cũng phải chịu. Do vậy, các loại lễ hội cũng góp phần tăng cường mối đoàn kết tương thân. Có thể nói, đặc trưng tính cộng đồng của văn hóa làng vùng đồng bằng Bắc Bộ không chỉ tìm thấy trong đời sống kinh tế, xã hội mà còn thể hiện rõ trong đời sống tinh thần. Tuy vậy, tính cộng đồng của văn hóa làng vùng đồng bằng Bắc Bộ được hình thành trên cơ sở nền kinh tế tiểu nông, khép kín, không khoa học, nên cũng có những hạn chế nhất định. Hạn chế lớn nhất là sự thủ tiêu ý thức về con người cá nhân, con người bị hòa tan vào cộng đồng, thậm chí lệ thuộc vào cộng đồng theo kiểu “cùng hội cùng thuyền”. Khi giải quyết công việc thì “dĩ hòa vi quý”. Do đó, nó tạo ra tâm lý ỷ lại “cha chung không ai khóc”, không phát huy được năng lực sáng tạo của mỗi người. Đồng thời nó sinh ra tâm lý sống an toàn “nước nổi thì thuyền nổi” và thói cào bằng, đố kỵ “trâu buộc ghét trâu ăn”. Mặt khác, trong một cộng đồng mọi người đều nghèo khổ, cùng chịu cảnh “thấp cổ bé họng” từ đời này qua đời khác dẫn đến quan niệm xem thường lao động chân tay, khát vọng đổi đời, háo danh, khôn vặt, xu hướng sùng bái cá nhân, óc tôn ti gia trưởng khá nặng nề.

Nói đến văn hóa làng vùng đồng bằng Bắc Bộ không thể không nói đến tính tự trị, tự quản, tức là “tự điều chỉnh – tự điều khiển của làng trong quá trình vận động của kinh tế – xã hội, ít chịu sự can thiệp trực tiếp của các cấp chính quyền bên trên” [6, tr.87]. Điều đó có nghĩa là, làng nào biết làng ấy, các làng tồn tại khá biệt lập với nhau và phần nào độc lập với triều đình phong kiến.

Khẳng định tính tự trị của làng Việt truyền thống, Phạm Văn Đồng nhận định: “trong lịch sử lâu đời của dân tộc, làng. có tính đẳng cấp phong kiến”. Hay Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer cũng cho rằng: “mỗi làng xã. là một nước cộng hoà nhỏ, độc lập trong giới hạn những quyền lợi địa phương” [15, tr.97]. Có thể nói, làng ở đồng bằng Bắc Bộ có tính tự quản cao, nhìn chung, mỗi làng là một đơn vị hành chính tương đối độc lập được quản lý chặt chẽ trong một kết cấu xã hội phân tầng theo chức tước, theo khoa mục, theo tuổi tác, theo trật tự thân tộc.

Biểu tượng truyền thống của tính tự trị là lũy tre và cổng làng. Mỗi làng ở đồng bằng Bắc Bộ xưa thường có lũy tre bao bọc khiến làng như một thứ thành lũy kiên cố. Cùng với lũy tre là cổng làng. Trước đây vào làng rất khó, nhiều khi chỉ có một lối đi vào duy nhất là qua cổng làng, cổng được làm chắc chắn, bên trên có mảnh chai làm vũ khí tự vệ, hai bên đường có ao. Từ xa xưa, làng Việt đã được bảo vệ một cách có ý thức. Ngày nay, tình hình an ninh đảm bảo hơn, lũy tre đã dần vắng bóng, nhiều cổng làng đã biến mất nhưng ý thức tự trị trong tư duy con người thì vẫn còn lưu lại.

Tính tự trị của làng Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ đã có từ xa xưa. Trong lịch sử lâu dài của các triều đại phong kiến Việt Nam cũng như thời Pháp thuộc, bộ máy cai trị luôn tìm cách xoá bỏ đặc trưng này của làng, tuy nhiên họ luôn phải lùi bước. Tính tự trị của làng thể hiện ở việc: mỗi làng có một luật pháp riêng (thể hiện qua hương ước), có một tiểu triều đình riêng, trong đó hội đồng kì mục là cơ quan lập pháp, lí dịch là cơ quan hành pháp.

Tính tự trị của làng được biểu hiện ở lệ làng. Lệ làng là những quy tắc ứng xử trong đời sống xã hội và tín ngưỡng đòi hỏi dân làng phải tuân theo. Lệ làng có thể được chép thành văn bản, được gọi là hương ước.

Hương ước là công cụ tự quản. Sở dĩ như vậy bởi chức năng của hương ước là tạo ra sự cưỡng chế cộng đồng. Hương ước như một bộ luật của làng, quy định chuẩn mực ứng xử, nghĩa vụ của mỗi thành viên đối với làng và đối với nhau. Hương ước do những người có trách nhiệm (hay được ủy nhiệm) trong làng thảo ra, được dân chúng nhất trí. Ở đồng bằng Bắc Bộ trước đây, hương ước khá phổ biến. Theo thống kê của sách Thư mục hương ước Việt Nam thời kỳ cận đại (1991) thì các tỉnh miền Bắc đều có hương ước, có tỉnh có tới vài trăm hương ước.

Nội dung hương ước đề cập đến đầy đủ các mặt đời sống của người nông dân (như: tế tự, xác định tôn ti, tổ chức quản lý làng, bảo vệ trị an, bảo vệ sản xuất, khuyến khích học hành, giữ gìn nếp sống…) với những quy định về khen thưởng, trừng phạt khá chặt chẽ. Hương ước nhằm ràng buộc con người để duy trì trật tự chung của làng. Nó tạo ra thế mạnh của của cộng đồng bằng hai con đường: vừa kiểm soát hành vi ứng xử của mỗi thành viên trong cộng đồng, vừa quy định trách nhiệm cho cộng đồng kiểm soát các thành viên. Như vậy, hương ước đã giúp cho bộ máy quản lý làng xã có cơ sở để quản lý cộng đồng cư dân.

Hương ước chỉ là một mặt của tính tự trị, có khi không phải là mặt chủ yếu. Mặt chủ yếu là ở kết cấu chính quyền. Từ thời nhà Lý, kết cấu chính quyền làng xã bắt đầu được nhà nước phong kiến quan tâm với việc đặt ra các chức quan cai trị. Nhưng cuối cùng nhà nước phải lùi bước, vừa đặt chức quan của mình, vừa công nhận quyền lực của những người được dân làng tự bầu ra. Đến thời Pháp thuộc, kết cấu chính quyền làng tiếp tục được thừa nhận và mang tính hệ thống hơn.

Từ thời Pháp thuộc, dân chính cư trong làng được chia thành 5 hạng: chức sắc (người đỗ đạt hoặc có phẩm hàm), chức dịch (người đang làm việc trong làng, xã), lão (người già), đinh (trai tráng), ti ấu (trẻ con). Hai hạng trên cùng và một phần hạng thứ ba tạo thành một bộ phận gọi là quan viên hàng xã. Quan viên hàng xã thường lại chia thành ba nhóm: kì mục (hội đồng kì mục), kì dịch (lí dịch) và kì lão. Kì lão là những người cao tuổi trong làng, tuy không phải là quan nhưng lại có quyền tư vấn cho hội đồng kì mục. Hội đồng kì mục do tiên thứ chỉ đứng đầu có trách nhiệm bàn bạc tập thể và quyết định các công việc của xã. Lí dịch thường do hội đồng kì mục cử ra, có nhiệm vụ thi hành mọi quyết định của Hội đồng kì mục [15, tr.95]. Trực tiếp làm việc với dân, với quan trên là lí dịch. Lí dịch quản lí ba hạng dân bên dưới, đó là lão, đinh và ti ấu. Đứng đầu ban lí dịch là lí trưởng (hay xã trưởng); dưới là phó lí (giúp việc), hương trưởng (lo việc công ích) và trương tuần (hay xã tuần, lo việc an ninh). Phương tiện quản lí chủ yếu của lí dịch qua hai loại sổ: sổ đinh quản lý về nhân lực (trai đinh) và sổ điền quản lý về kinh tế (ruộng đất).

Cách thức tổ chức bộ máy hành chính làng ở đồng bằng Bắc Bộ như trên đã được hình thành dần dần như một sản phẩm lịch sử của quá trình phát triển văn hóa dân tộc. Chỉ sau Cách mạng tháng Tám, phong trào cải cách ruộng đất và hợp tác hóa thì việc quản lý làng ở đồng bằng Bắc Bộ mới có sự thay đổi căn bản.

Như vậy, làng vùng đồng bằng Bắc Bộ trong truyền thống là một đơn vị xã hội (có nơi là đơn vị hành chính) mà người nông dân và các thành phần khác tập hợp lại tạo thành sức mạnh cộng đồng có tính tự quản khá sâu đậm. Trong đó, nếu tính cộng đồng nhấn mạnh đến sự đồng nhất thì tính tự trị chú trọng sự khác biệt. Tính tự trị là cơ sở để tạo nên tinh thần tự lập trong cộng đồng. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong duy trì cuộc sống, giữ gìn bản sắc văn hóa, trong chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc. Tuy vậy, nó cũng có những hạn chế nhất định: Một là, “nếp làng” tạo ra tâm lý khép kín, cộng với thói nhòm ngó đã hình thành óc tư hữu, ích kỷ “ai có thân người nấy lo”. Hạn chế này dẫn đến việc nảy sinh tư tưởng địa phương chủ nghĩa khá nặng nề “trống làng nào làng nấy đánh”. Hai là, thói quen điều khiển đời sống xã hội bằng tục lệ và dư luận khiến cho việc tổ chức xã hội theo pháp luật rất khó khăn, tệ “đi cửa sau”, hay “một người làm quan cả họ được nhờ”… Hậu quả là, phép nước không được nghiêm minh, hiệu lực pháp luật bị giảm nhẹ.

3.3. Tính dung hợp trong tư duy

Cùng với tính cộng đồng, tính tự trị, người dân ở đồng bằng Bắc Bộ còn mang tính dung hòa, dung hợp trong tư duy. Nhà văn hóa Đào Duy Anh từng nhận xét: về tính chất tinh thần thì người Việt Nam đại khái thông minh, nhưng xưa nay ít người có trí tuệ lỗi lạc phi thường (…) não sáng tác thì ít, nhưng mà bắt chước, thích ứng và dung hóa thì rất tài” [1, tr.23].

Vì sao người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ mang trong mình tư duy dung hợp? Vấn đề này có thể được giải thích ở khía cạnh xã hội và nhận thức. Do nghề trồng lúa nước trong điều kiện khoa học chưa phát triển nên để thu hoạch được sản phẩm, cùng một lúc con người phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Từ đó về mặt nhận thức, họ hình thành lối tư duy tổng hợp, coi trọng các mối quan hệ hơn các yếu tố riêng rẽ. Về mặt xã hội, đồng bằng Bắc Bộ là vùng có kết cấu xã hội đa dạng, đã từng trải qua nhiều thăng trầm lịch sử… Điều đó làm cho con người ở đây có khả năng thích nghi cao với mọi biến động. Từ những năm 40 của thế kỷ XX, P.Gourou đã nhận xét rằng: tất cả những ai quan sát cách làm ăn của người nông dân đồng bằng Bắc Bộ “đều phải thán phục sự thích nghi mềm dẻo và sự quan sát của người nông dân” [12, tr.50].

Có thể nói, người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ có sự dung hợp trong tiếp nhận, mềm dẻo, hiếu hòa trong đối phó; họ rất linh hoạt, uyển chuyển, luôn biến báo cho thích hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Với người nông dân, triết lý sống của họ là: ở bầu thì tròn, ở ống thì dài; đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy.

Do vậy, trong ứng xử với tự nhiên, người dân quan niệm “mùa nào thức nấy”, sống hài hòa với tự nhiên. Trong ứng xử xã hội, người dân đồng bằng Bắc bộ từ xa xưa thường phải đối phó với các cuộc chiến tranh xâm lược nhưng họ luôn hiếu hòa. Ngay cả lúc phải chiến đấu, mỗi khi thế thắng cha ông ta thường dừng lại, “trải chiếu hoa” cho giặc về, mở đường cho chúng rút lui trong danh dự.

Tính dung hợp trong tư duy đời sống tinh thần được thể hiện ở tinh thần khoan dung tôn giáo, tinh thần hoà nhập, học tập tiếp thu những giá trị văn hoá bên ngoài trên cơ sở những giá trị văn hoá bản địa.

Tinh thần khoan dung tôn giáo của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ được thể hiện đậm đặc trong việc tiếp nhận Phật giáo. Phật giáo là một tôn giáo nước ngoài được du nhập vào đồng bằng Bắc Bộ khá sớm và được người dân tiếp nhận một cách dễ dàng. Tư tưởng từ bi, bác ái, ở hiền gặp lành của Phật giáo đã cuốn hút các tầng lớp nhân dân. Đa phần các làng ở đồng bằng Bắc Bộ đều có chùa thờ Phật. Dân làng nào cũng tin Phật, họ thường đi trẩy hội chùa ở nơi khác hoặc đi lễ ở chùa gần nhất.

Tính bao dung tôn giáo thể hiện ngay trong một ngôi chùa ở đồng bằng Bắc Bộ. Ở nhiều nơi, tín ngưỡng Phật với tín ngưỡng dân gian bản địa được thờ hỗn hợp trong chùa (tiền Phật hậu thần, hay ngược lại). Hiện tượng tín ngưỡng dung hợp này phản ánh tư duy bao dung của người Việt.

Bên cạnh đình và chùa, làng quê Bắc Bộ còn có miếu, quán, nhà thờ… Tuy vậy, các tôn giáo, tín ngưỡng này ở đồng bằng Bắc Bộ cùng song song tồn tại, nhiều khi bổ sung, hỗ trợ nhau. Trong lịch sử, người ngoại quốc khi đến Việt Nam thường chê dân ta có tín ngưỡng hỗn độn. Thực chất, người dân đồng bằng Bắc Bộ chấp nhận một cách khoan dung bất cứ tín ngưỡng, tôn giáo nào mà giáo điều không đi ngược lại căn bản đạo đức dân tộc. Trong những trường hợp cụ thể, giáo lý của những tôn giáo này lại phải thay đổi cho phù hợp với truyền thống dân tộc. Trong điều kiện hội nhập hiện nay, tinh thần khoan dung là rất đáng quý. Đó là cơ sở để thực hiện một trong mục tiêu “cùng chung sống” trong xã hội hiện đại.

Tuy nhiên, tính dung hòa trong tư duy của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ cũng có hạn chế nhất định: tác phong ăn xổi, tùy tiện, phong cách làm việc không kế hoạch, tật co giãn giờ giấc, thiếu tác phong công nghiệp. Văn hóa làng Việt vốn mang tính mềm dẻo, nhưng nhiều khi có xu hướng thái quá: “một trăm cái lý không bằng một tí cái tình”. Nhìn ra thế giới, chúng ta dễ nhận thấy hậu quả của hạn chế này đối với cuộc sống cá nhân và sự phát triển của xã hội.

4.Kết luận

Trong lịch sử phát triển lâu dài, vùng đồng bằng Bắc Bộ đã hình thành nhiều đặc trưng văn hóa làng độc đáo. Văn hóa làng vùng đồng bằng Bắc Bộ có vai trò đặc biệt không chỉ với quá khứ mà với cả hiện tại. Trong sự nhận thức mới về vai trò của nông nghiệp và nông thôn, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định nông thôn sẽ chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong đời sống văn hóa của con người. Làng quê Việt Nam hiện đại trong viễn cảnh là nơi nuôi dưỡng tinh thần và làm phong phú đời sống tâm hồn người Việt. Tuy nhiên, văn hóa làng vùng đồng bằng Bắc Bộ cũng mang trong mình những nét tiêu cực nhất định cần phải khắc phục. Trong điều kiện hiện nay, khi sự phân biệt giữa các dân tộc dần được đo bằng sự phát triển của văn hóa, thì việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam, trong đó có văn hóa làng, cần được quan tâm hơn nữa từ nhiều phía. Điều đó không chỉ có tác dụng trong hiện tại, mà còn có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững vì tương lai.

[1] Đào Duy Anh (2002), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội. [2] Toan Ánh (1999), Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua nếp cũ gia đình, Nxb Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh. [3] Toan Ánh (2000), Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Lễ – Tết – Hội hè, Nxb Thanh niên, Hà Nội. [4] Nguyễn Từ Chi (1996), Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội. [5] Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên (Đồng chủ biên) (2002), Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [6] Phan Đại Doãn (2004), Mấy vấn đề về văn hóa làng xã Việt Nam trong lịch sử, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [7] Đinh Xuân Dũng (Chủ biên) (2005), Xây dựng làng văn hóa ở đồng bằng Bắc Bộ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [8] Phạm Xuân Đại (2014), “Xóm ở làng quê Bắc Bộ qua các thời kỳ lịch sử”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8 (81). [9] Lê Thị Lan (2015), “Tư tưởng làng xã ở Việt Nam”, Tạp chí khoa học xã hội Việt Nam, số 3 (88). [10] Vũ Tự Lập, Đàm Trung Phường (1991), Văn hóa và cư dân đồng bằng sông Hồng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. [11] Vũ Duy Mền (Chủ biên) (2001), Hương ước làng xã Bắc bộ Việt Nam với luật làng KanTo Nhật Bản (Thế kỷ XVII – XIX), Nxb Viện Sử học, Hà Nội. [12] Nhiều tác giả (2008), Nông dân, nông thôn và nông nghiệp những vấn đề đặt ra, Nxb Tri thức, Hà Nội. [13] Phan Thanh Tá (2012), Văn hóa cổ truyền trong làng xã Việt Nam hiện nay, Nxb Lao động, Hà Nội. [14] Nhất Thanh, Vũ Văn Khiếu (2005), Phong tục làng xóm Việt Nam, Nxb Phương Đông. [15] Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [16] Nguyễn Huy Thông (Chủ nhiệm chương trình) (1991), Thư mục hương ước Việt Nam: Thời kỳ cận đại, Nxb Viện Thông tin khoa học xã hội, Hà Nội. [17] Trần Quốc Vượng (2008), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Theo TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

Tags: Văn hóa Việt, Nông thôn, Đồng bằng sông hồng

Học Ngay Bộ Từ Vựng Tiếng Anh Về Tính Cách Con Người

4.9

(98%)

10

votes

1. Từ vựng tiếng Anh về tính cách tích cực

Charming:

xinh đẹp, duyên dáng

Generous:

rộng lượng

Good:

tốt, giỏi

Gentle:

hiền lành

Friendly:

thân thiện

Discreet:

thận trọng, kín đáo

Efficient:

có năng lực

Diligent:

siêng năng

Courteous:

lịch sự

Conscientious:

chu đáo

Creative:

sáng tạo

Clever:

khéo léo

Courageous:

dũng cảm

Hospitable:

hiếu khách

Humble:

khiêm tốn

Cautious:

thận trọng

Honest:

thật thà, lương thiện

Intelligent:

thông minh

Punctual:

đúng giờ

Responsible:

có trách nhiệm

Humorous:

hài hước

Willing:

có thiện ý, sẵn lòng

Nice:

xinh đẹp, dễ thương

Sensitive:

nhạy cảm

[FREE]

Download Ebook Hack Não Phương Pháp –

Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này. 

2. Từ vựng tiếng Anh về tính cách tiêu cực

Greedy:

tham lam

Freakish:

đồng bóng

Egoistical:

ích kỷ

Dishonest:

không trung thực

Fawning:

xu nịnh, bợ đỡ

Discourteous:

bất lịch sự

Crotchety:

cộc cằn

Cowardly:

hèn nhát

Deceptive:

dối trá, lừa lọc

Bossy:

hống hách, hách dịch

Contemptible:

đáng khinh

Blackguardly:

đê tiện

Crafty:

láu cá, xảo quyệt

Badly-behaved:

thô lỗ

Conceited:

kiêu ngạo

Brash:

hỗn láo

Ignoble:

đê tiện

Bad-tempered:

xấu tính

Mean:

bủn xỉn

Stubborn:

bướng bỉnh

Artful:

xảo quyệt

Mad:

điên, khùng

Silly:

ngớ ngẩn

Tricky:

gian xảo

Selfish:

ích kỷ

Negative:

tiêu cực

3. Một số cụm từ vựng tiếng Anh về tính cách con người

Armchair critic

“Armchair critic” là cụm từ chỉ một người luôn kêu ca, phàn nàn về mọi thứ mặc dù trong thực tế họ lại chẳng hề làm hay giúp ích bất cứ điều gì cả. 

Ví dụ: Mike is a armchair critic, he just complains and doesn’t help.

(Mike là một kẻ luôn phàn nàn, anh ta chỉ phàn nàn và không giúp đỡ.)

Busy body

Đây là “tuýp người bận rôn”. Tuy nhiên họ bận rộn để ý, soi mói cuộc sống của người khác. 

“Busy body” chỉ một người luôn tò mò cuộc sống của người khác. ‘

Ví dụ: My neighbor is a really busy body! She even knows what time my dog gets up!

(Hàng xóm của tôi là một người soi mói thực sự, bà ta thậm chỉ biết cả giờ thức giấc của con chó nhà tớ!)

Cheap skate

Cụm từ  này trong tiếng Anh chỉ một người rất keo kiệt, không muốn bỏ tiền ra kể cả vào những việc hay trường hợp quan trọng nhất.

Ví dụ: Don’t behave like a cheapskate like that! Every time you eat, you let someone else pay.

(Đừng có keo kiệt như vậy! Lần nào ăn bạn cũng bắt người khác trả tiền.)

Worrywart

Worrywart miêu tả mẫu người luôn luôn lo lắng về mọi thứ.

Ví dụ: She likes a worrywart so she usually has trouble.

(Cô ấy là một người hay lo lắng nên cô ấy thường gặp khó khăn.)

Down to Earth

Đây là từ vựng chỉ tính cách của những người thực tế, có ý thức và rất khiêm tốn.

Ví dụ:  Susan is admired because she is a down to earth person. 

(Susan được mọi người ngưỡng mộ vì cô ấy là một người khiêm tốn)

Behind the time

Bind the time chỉ những người tính cổ hủ, khó tiếp nhận cái mới và không chịu thay đổi. Đây có lẽ là tính cách gây khó chịu đúng không nào?

Cụm từ này chỉ sử dụng trong trường hợp không trang trọng.

Ví dụ: My grandfather is behind the time.

(Ông tôi là người cổ hủ.)

Have a heart of gold

Đây là từ vựng tiếng Anh chỉ tính cách con người tốt bụng và rộng lượng.

Ví dụ:  Thank you for saving the dog. You’ve got a heart of gold!

A cold fish

Đây là tính từ chỉ tính cách của những người lạnh lùng, không mấy thân thiện.

Ví dụ: Although John is a good person, but some people don’t like him because she is a cold fish.

(Mặc dù John là người tốt nhưng một số người không thích anh ấy vì anh ấy không thân thiện lắm.)

A quick study

Nói về những người thông minh, có khả năng học hỏi nhanh. 

Ví dụ: Jenny is a really quick study. He absorbs knowledge very quickly.

(Jenny là người rất thông minh. Anh ấy tiếp thu kiến thức rất nhanh.)

A shady character

Nói về những người không trung thực, đáng ngờ.

Cụm từ này được sử dụng trong trường hợp không trang trọng.

Ví dụ: Tomis a shady character. He acts very strangely

(Tom là kẻ đáng ngờ. Anh ta hành động rất kỳ lạ.)

4. Phương pháp nhớ từ vựng tiếng Anh về tính cách con người

Đoán nghĩa của từ

Thay vì tra từ điển hay hỏi ai đó ngay lập tức khi bắt gặp từ mới, bạn hãy đoán nghĩa của từ trước. Điều này giúp kích thích tư duy não bộ của bạn và nhớ từ lâu hơn. Hãy cố thử đoán chúng dựa trên văn cảnh. 

Nếu như không được hãy tìm kiếm từ vựng Google Image. Bạn sẽ được trả về kết quả bằng hình ảnh cung cấp thêm “gợi ý” về nghĩa của từ. Việc học từ vựng qua hình ảnh giúp nhớ từ hiệu quả hơn 30% so với từ ngữ thông thường.

Tra từ điển và học cách phát âm

Sau khi đã đoán được nghĩa của từ, bạn hãy nhờ tới sự giúp đỡ của từ điển. Hãy tìm kiếm cách phát âm của từ vựng để nói từ chính xác nhất. 

Thực hành từ đó thật nhiều

Trí nhớ con người chỉ là trí nhớ ngắn hạn. Vì vậy đừng lo lắng về việc bạn bị quên từ ngay sau học nó. Giải pháp chính là hãy “lặp lại” thật nhiều. Nói lại nhiều lần, đặt câu với từ vựng cần học sẽ giúp bạn tạo phản xạ với từ. Hãy sử dụng từ đó nhiều nhất có thể, trong các cuộc đàm thoại tiếng Anh , hay thậm chí khi nói với chính mình. 

Nếu như bạn gặp khó khăn với những phương pháp học truyền thống thì hãy “yêu từ vựng” tiếng Anh với sách Hack não 1500 từ vựng đầy sáng tạo – cuốn sách tích hợp nhiều phương pháp học từ tiếng Anh cùng hình ảnh, video sống động giúp bạn có thể học được 50 từ vựng mỗi ngày.

Comments

Tìm Hiểu Về Nước Mỹ Qua Văn Hóa Và Con Người Mỹ

Hợp chủng quốc Hoa Kỳ hay nước Mỹ, là một quốc gia đa sắc tộc và văn hóa do lượng người di cư từ khắp nơi trên thế giới từ vài trăm năm về trước. Với sự đa dạng trong nền văn hóa, sự pha trộn của nhiều màu da khác nhau, sau nhiều năm dần hình thành nên một nước Mỹ với nền văn hóa mới lạ, tuy chưa đủ lâu dài, sâu sắc nhưng cũng đã mang những màu sắc riêng biệt.

Cùng tìm hiểu thêm về những văn hóa đặc trưng của nước Mỹ, mà cụ thể ở đây là văn hóa ứng xử trong cuộc sống giữa người với người.

Người Mỹ luôn đề cao tính tự lập, tự chủ, và dù có những mối quan hệ mật thiết trong gia đình song các cá nhân người Mỹ luôn có những độc lập nhất định từ khi còn bé, và cho đến khi lớn, khả năng tự lập của con người sẽ là phương tiện giúp học đứng vững trong xã hội.

Bên cạnh đó, các thành viên trong gia đình cũng luôn được tôn trọng và đảm bảo quyền bình đẳng, khi được quyền nói lên suy nghĩ của bản thân. Đây là một trong những văn hóa hoàn toàn đi ngược lại với những quan niệm phương Đông, khi trong gia đình con cái, người lớp dưới phải luôn tôn trọng, lắng nghe và tuân theo những gì cha mẹ, người bề trên hướng dẫn.

Bạn có thể dễ dàng nhận thấy, các thanh thiếu niên tại Mỹ, dù kinh tế gia đình có ổn định, khá giả họ vẫn cần được ít nhất một lần tự trải nghiệm cơ hội tìm kiếm đồng tiền. Thậm chí nhiều bạn trẻ còn dành hầu hết thời gian rảnh hoặc những dịp nghỉ hè, nghỉ đông để làm thêm cho kế hoạch học tập ở tương lai. Tại Mỹ, khi bước sang tuổi 18, bạn cần tự đứng vững trên đôi chân của bản thân và không hề có bất kì sự hỗ trợ nào của gia đình.

2. Văn hóa ứng xử giao tiếp của người Mỹ

Là một xã hội tôn trọng quyền bình đẳng, cách xưng hô của người Mỹ cũng đơn giản và thể hiện được tính chất của nó với 2 ngôi xưng “I” và “you”.

Tuy chỉ với 2 ngôi xưng, không có nghĩa người Mỹ mất đi tính lịch sự khi giao tiếp, cách giao tiếp lịch sự của người Mỹ thường chỉ dùng họ mà không gọi thẳng tên, khá giống với cách gọi của người Nhật cùng các danh xưng “Mr” – Ngài hoặc “Ms/Mrs” – Cô/bà… cùng các cách gọi theo cấp bậc của người đó như Doctor – Bác sĩ hoặc Professor – Giáo sư…

Văn hóa giao tiếp của người Mỹ, khá thẳng thắn, đi thẳng vào vấn đề và không vòng vo, ẩn ý. Người Mỹ cũng thích sự thoải mái, cởi mở khi giao tiếp hơn là e dè, ngại ngùng. Nhìn trực diện người đối diện, lắng nghe không ngắt lời và đưa ra những ý kiến theo cảm nhận của bản thân một cách thiết thực, là những cách mà người Mỹ giao tiếp với người thân, bạn bè.

3. Văn hóa cuộc sống

Người Mỹ luôn coi trọng thời gian, và công việc luôn là yếu tố đặt lên hàng đầu mỗi ngày họ thức dậy. Là một trong những xã hội tư bản điển hình, bạn có thể dễ dàng nhận thấy mỗi sáng dòng người tấp nập trên những tuyến đường, tàu điện ngầm, xe bus… để đến kịp chỗ làm. Người Mỹ luôn đi rất nhanh và họ không bao giờ muốn lãng phí một giây phút nào.

Trong học tập và công việc, người Mỹ luôn được kết hợp giữa hai yếu tố thể hiện cái tôi độc lập và khả năng hoạt động nhóm, tập thể. Cá tính người Mỹ thường khá thẳng thắn, họ thích thể hiện bản thân và luôn có chính kiến riêng. Để kiềm chế những cá tính này, giáo dục nước Mỹ thường xuyên có những biện pháp học tập, làm việc nhóm từ khi còn nhỏ cho các cá nhân có thể kìm hãm được cái tôi, và phát triển vì mục tiêu chung.

4. Văn hóa công cộng

Người Mỹ luôn đề cao tính lịch sự, họ khá thân thiện tại nơi công cộng. Khi ở trên đường phố, họ thường dùng những từ “Cảm ơn”, “Xin lỗi” thường xuyên để gây thiện cảm với người đối diện. Tuy vậy họ cũng khá nóng tính, đặc biệt là phái nam, một số cá nhân khi có những bất đồng thường không kiềm chể được bản thân.

Ngoài ra những văn hóa chuẩn mực của con người như xếp hàng, giữ trật tự nơi công cộng, hạn chế sử dụng thuốc lá khi không được phép… cũng là những thói quen người Mỹ luôn có và luôn được giáo dục từ khi còn nhỏ.

Người Mỹ cũng rất tuân thủ pháp luật, hệ thống pháp luật nước Mỹ thường rất nghiêm khắc và có những mức hình phạt khác nhau từ nhẹ như phạt tiền, lao động công ích… cho đến nặng như phạt tù, tù treo hoặc tù giam… để giữ ổn định trật tự xã hội. Tuy vậy, một trong những nguy hiểm tại Mỹ và là vấn nạn nhức nhối qua nhiều năm là quy định được phép sở hữu vũ khí. Tại Mỹ hàng năm, số lượng thương vong do các vụ xả súng trái phép thường rất cao, và là một trong những vấn đề tranh cãi của Mỹ cho đến nay.

Theo duhoc.online tổng hợp

Bạn đang đọc nội dung bài viết Tính Cách Con Người Qua Văn Hóa Làng Bắc Bộ Và Làng Nam Bộ trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!