Đề Xuất 6/2023 # Tổng Quan Về Các Loại Axit Béo Omega 3 – 6 – 9 # Top 14 Like | Cuocthitainang2010.com

Đề Xuất 6/2023 # Tổng Quan Về Các Loại Axit Béo Omega 3 – 6 – 9 # Top 14 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Tổng Quan Về Các Loại Axit Béo Omega 3 – 6 – 9 mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Các axit béo omega-3, omega-6 và omega-9 đều là những chất béo quan trọng trong chế độ ăn.

Điều thú vị là, mỗi loại đều có một số lợi ích cho sức khỏe.

Tuy nhiên, điều quan trọng là cần cân bằng 3 loại axit béo này trong chế độ ăn uống. Sự mất cân bằng có thể gây ra một số bệnh mãn tính.

Bài viết này sẽ hướng dẫn về các loại axit béo omega-3-6-9 này, bao gồm khái niệm, lí do cần hấp thu và nơi tìm thấy chúng.

Axit béo Omega-3 là gì?

Axit béo Omega-3 là chất béo không bão hòa đa, một dạng chất béo mà cơ thể không thể tự tạo ra.

Thuật ngữ “không bão hòa đa” dùng để chỉ cấu trúc hóa học của chúng, vì “đa” có nghĩa là nhiều và “không bão hòa” dùng để chỉ các liên kết đôi. Kết hợp lại chúng có nghĩa là axit béo omega-3 có nhiều liên kết đôi.

“Omega-3” dùng để chỉ vị trí của liên kết đôi cuối cùng trong cấu trúc hóa học, đó là ba nguyên tử cacbon trong “omega” hoặc phía cuối đuôi của chuỗi phân tử.

Vì cơ thể con người không thể tự sản xuất omega-3 nên những chất béo này được gọi là “chất béo thiết yếu,” nghĩa là phải lấy chúng từ chế độ ăn uống.

Axit eicosapentaenoic (EPA): Chức năng chính của axit béo 20-cacbon này là sản xuất các chất hóa học có tên eicosanoid, giúp giảm viêm. EPA cũng giúp giảm các triệu chứng trầm cảm (2, 3).

Axit docosahexaenoic (DHA): Một axit béo 22-cacbon, DHA chiếm khoảng 8% trọng lượng não, rất quan trọng cho sự phát triển và chức năng của não (4).

Axit alpha-linolenic (ALA): Axit béo 18-cacbon này có thể biến đổi thành EPA và DHA, dù quá trình này không thực sự quá hiệu quả. ALA chủ yếu được cơ thể dùng cho mục đích năng lượng (5).

Chất béo omega-3 là một phần rất quan trọng trong màng tế bào của con người. Chúng cũng có một số chức năng quan trọng khác, bao gồm:

Cải thiện sức khỏe tim mạch: axit béo Omega-3 giúp làm tăng HDL cholesterol “tốt.” Chúng cũng làm giảm triglyceride, huyết áp và sự hình thành các mảng xơ vữa động mạch (6, 7, 8, 9, 10).

Hỗ trợ sức khỏe tinh thần: Dùng omega-3 có thể làm giảm các triệu chứng trầm cảm, tâm thần phân liệt và rối loạn lưỡng cực. Nó cũng giúp làm giảm nguy cơ rối loạn tâm thần cho những người có nhiều nguy cơ (11, 12, 13, 14, 15).

Giảm cân nặng và kích thước vòng eo: Chất béo omega-3 đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý cân nặng và giúp làm giảm chu vi vòng eo (16, 17).

Giảm mỡ trong gan: Tiêu thụ omega-3 trong chế độ ăn uống giúp làm giảm lượng chất béo trong gan (18, 19, 20).

Hỗ trợ phát triển não ở trẻ sơ sinh: Omega-3 rất quan trọng cho sự phát triển não ở trẻ sơ sinh (4, 21).

Chống viêm: Chất béo omega-3 có tác dụng chống viêm, có nghĩa là chúng làm giảm chứng viêm trong cơ thể mà có thể gây ra một số bệnh mãn tính (22, 23, 24).

Ngăn ngừa sa sút trí tuệ: Những người ăn nhiều cá có hàm lượng chất béo omega-3 cao sẽ có khuynh hướng suy giảm chức năng não ở tuổi già chậm hơn. Omega-3 cũng giúp cải thiện trí nhớ ở người cao tuổi (25, 26).

Thúc đẩy sức khỏe xương: Những người có lượng chất béo omega-3 trong máu cao sẽ có mật độ khoáng chất xương tốt hơn (27, 28).

Phòng ngừa hen suyễn: Dùng Omega-3 giúp làm giảm các triệu chứng hen suyễn, đặc biệt trong thời kì đầu (29, 30, 31).

Không may là, chế độ ăn uống phương Tây không chứa đủ omega-3. Sự thiếu hụt này sẽ góp phần gây nên các bệnh mãn tính như béo phì, tiểu đường và bệnh tim (32).

Kết luận: Chất béo omega-3 là chất béo thiết yếu phải hấp thu từ chế độ ăn uống. Chúng có những lợi ích quan trọng cho tim, não và sự trao đổi chất.

Axit béo Omega-6 là gì?

Giống như axit béo omega-3, axit béo omega-6 là axit béo không bão hòa đa.

Khác biệt duy nhất ở liên kết đôi cuối cùng là 6 nguyên tử cacbon từ điểm kết thúc omega của phân tử axit béo.

Axit béo Omega-6 cũng rất quan trọng, vì vậy cần phải hấp thu chúng từ chế độ ăn uống.

Chất béo này chủ yếu được dùng làm năng lượng. Chất béo omega-6 phổ biến nhất là axit linoleic, có thể chuyển đổi thành chất béo omega-6 dài hơn như là axit arachidonic (ARA) (33).

Giống như EPA, ARA được dùng để sản xuất eicosanoid. Tuy nhiên, eicosanoid được sản xuất bởi ARA có tính chống viêm nhiều hơn (34, 35).

Eicosanoid kháng viêm là các chất quan trọng trong hệ miễn dịch. Tuy nhiên, khi được tạo ra quá nhiều, chúng có thể làm tăng chứng viêm và các bệnh về viêm (36).

Dù chất béo omega-6 là thiết yếu, nhưng chế độ ăn uống hiện đại ở phương Tây lại chứa nhiều axit béo omega-6 hơn cần thiết (37).

Tỷ lệ giữa axit béo omega-6 và omega-3 khuyến nghị trong khẩu phần ăn là 4:1 hoặc thấp hơn. Tuy nhiên, trong khẩu phần ăn ở phương Tây có tỷ lệ đến 10:1 và 50:1.

Do đó, dù chất béo omega-6 là rất cần thiết, nhưng hầu hết mọi người ở các nước phát triển nên giảm liều lượng omega-6 (37).

Tuy nhiên, một số axit béo omega-6 đã cho thấy lợi ích trong việc điều trị các triệu chứng của bệnh mãn tính.

Axit gamma-linolenic (GLA) là axit béo omega-6 được tìm thấy trong một số loại dầu, chẳng hạn như dầu hoa anh thảo và dầu lưu ly. Khi tiêu thụ, phần lớn các chất này được chuyển thành một loại axit béo khác gọi là axit dihomo-gamma-linolenic (DGLA).

Một nghiên cứu cho thấy dùng liều cao các chất bổ sung GLA sẽ làm giảm đáng kể một số triệu chứng của bệnh thấp khớp (38).

Một nghiên cứu thú vị khác cũng cho thấy việc thêm thực phẩm bổ sung GLA vào loại thuốc chống ung thư vú sẽ có hiệu quả hơn so với chỉ dùng thuốc đơn thuần (39).

Axit linoleic liên hợp (CLA) là một dạng khác của chất béo omega-6 có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ví dụ, một nghiên cứu lớn chỉ ra rằng dùng 3.2 gram thực phẩm bổ sung CLA mỗi ngày sẽ làm giảm đáng kể lượng mỡ cơ thể (40).

Kết luận: Chất béo omega-6 là loại chất béo thiết yếu và là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho cơ thể. Tuy nhiên, chế độ ăn ở phương Tây lại chứa quá nhiều chất béo này.

Axit béo Omega-9 là gì?

Axit béo Omega-9 là loại axit béo không bão hòa đơn, nghĩa là chúng chỉ có một liên kết đôi.

Nó có 9 cacbon trong đoạn cuối omega của phân tử axit béo.

Axit oleic là axit béo omega-9 phổ biến nhất và là axit béo không bão hòa đơn thường có nhất trong chế độ ăn uống.

Axit béo Omega-9 không phải là “chất béo thiết yếu,” do chúng có thể được sản xuất bởi cơ thể. Trên thực tế, chất béo omega-9 là chất béo dồi dào nhất trong phần lớn các tế bào của cơ thể.

Tuy nhiên, tiêu thụ thực phẩm giàu axit béo omega-9 thay vì các loại chất béo khác có đem lại một vài lợi ích sức khỏe.

Một nghiên cứu lớn chỉ ra rằng chế độ ăn giàu chất béo không bão hòa đơn giúp làm giảm triglyceride huyết tương khoảng 19% và VLDL cholesterol “xấu” khoảng 22% ở bệnh nhân tiểu đường (41).

Một nghiên cứu khác trên loài chuột dùng chế độ ăn giàu chất béo không bão hòa đơn đã giúp cải thiện độ nhạy insulin và giảm chứng viêm (42).

Nghiên cứu tương tự cho thấy rằng những người áp dụng chế độ ăn giàu chất béo không bão hòa đơn có tỉ lệ bị viêm ít hơn và nhạy cảm với insulin hơn so với những người dùng chế độ ăn giàu chất béo bão hòa (42).

Kết luận: Chất béo omega-9 là chất béo không thiết yếu vì cơ thể có thể tự sản xuất chúng. Những chế độ ăn uống thay thế chất béo bão hòa bằng chất béo omega-9 sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe chuyển hóa.

Các loại thực phẩm chứa những chất béo này

Axit béo omega-3, -6 và -9 có thể dễ dàng hấp thụ từ chế độ ăn uống.

Tuy nhiên, điều quan trọng là cần cân bằng liều lượng mỗi loại. Chế độ ăn ở phương Tây chứa quá nhiều chất béo omega-6 hơn mức cần thiết những lại không đủ chất béo omega-3.

Thực phẩm giàu chất béo Omega-3

Nguồn omega-3 EPA và DHA tốt nhất là từ dầu cá.

Tuy nhiên, chúng cũng có thể được hấp thụ từ các nguồn thực phẩm từ biển khác, chẳng hạn như dầu tảo. Mặt khác, ALA chủ yếu được lấy từ quả hạch và các loại hạt.

Không có chuẩn chính thức về lượng omega-3 tiêu thụ hàng ngày, nhưng các tổ chức khác nhau có chỉ dẫn.

Theo Hội đồng Thực phẩm và Dinh dưỡng của Viện Y học Hoa Kỳ, lượng dùng omega-3 mỗi ngày là 1.6 gram cho nam giới và 1.1 gram đối với phụ nữ, đối tượng là người từ 19 tuổi trở lên (43).

Đây là liều lượng và loại omega-3 trong một khẩu phần của những thực phẩm sau:

Cá hồi: 4 gram EPA và DHA

Cá thu: 3 gram EPA và DHA

Cá mòi: 2.2 gram EPA và DHA

Cá cơm: 1 gram EPA và DHA

Hạt chia: 4.9 gram ALA

Quả óc chó: 2.5 gram ALA

Hạt lanh: 2.3 gram ALA

Thực phẩm giàu chất béo omega-6

Chất béo omega-6 được tìm thấy lượng lớn trong dầu thực vật tinh chế và những thực phẩm nấu bằng dầu thực vật.

Quả hạch và các loại hạt cũng chứa một lượng đáng kể các axit béo omega-6.

Theo Hội đồng Thực phẩm và Dinh dưỡng của Học viện Y khoa Hoa Kỳ, việc dùng omega-6 mỗi ngày là 17 gram cho nam giới và 12 gram cho phụ nữ, đối tượng là người từ 19-50 tuổi (43).

Dầu đậu nành: 50 gram

Dầu ngô: 49 gram

Mayonnaise: 39 gram

Quả óc chó: 37 gram

Hạt hướng dương: 34 gram

Hạnh nhân: 12 gram

Hạt điều: 8 gram

Có thể thấy, rất dễ dàng hấp thu lượng omega-6 nhiều hơn cần thiết thông qua chế độ ăn uống.

Thực phẩm giàu chất béo omega-9

Chất béo omega-9 cũng rất phổ biến trong dầu thực vật và dầu hạt, cũng như trong quả hạch và các loại hạt.

Không có khuyến cáo về liều lượng cho omega-9 vì chúng là chất béo không thiết yếu.

Dầu ô-liu: 83 gram

Dầu hạt điều: 73 gram

Dầu hạnh nhân: 70 gram

Dầu bơ: 60 gam

Dầu đậu phộng: 47 gram

Hạnh nhân: 30 gram

Hạt điều: 24 gram

Quả óc chó: 9 gram

Kết luận: Nguồn omega-3 tốt nhất là từ dầu cá, trong khi omega-6 và omega-9 được tìm thấy trong dầu thực vật, quả hạch và các loại hạt.

Có nên dùng thực phẩm chức năng bổ sung Omega 3-6-9?

Các thực phẩm chức năng tích hợp cả omega-3-6-9 thường cung cấp mỗi axit béo với tỷ lệ thích hợp, ví dụ như 2:1:1 cho omega 3-6-9.

Những loại dầu này giúp tăng lượng chất béo omega-3, cần được tiêu thụ nhiều hơn trong chế độ ăn ở phương Tây.

Ngoài ra, các loại dầu này còn cung cấp lượng axit béo nhằm cân bằng tỉ lệ giữa omega-6 và omega-3 ít hơn 4:1.

Tuy nhiên, vì hầu hết mọi người đều tiêu thụ quá nhiều omega-6, trong khi omega-9 cũng được tự sản xuất bởi cơ thể, cho nên không cần dùng đến thực phẩm chức năng chung đối với những loại chất béo này.

Do đó, cách tốt nhất là tập trung vào chế độ ăn uống nhằm đạt được sự cân bằng giữa axit béo omega-3, -6 -9, bằng cách ăn ít nhất 2 phần dầu cá mỗi tuần và dùng dầu ô-liu để nấu ăn, làm dầu giấm trộn salad.

Ngoài ra, cố gắng hạn chế lượng thực phẩm omega-6 bằng cách giới hạn tiêu thụ dầu thực vật và thực phẩm chiên được chế biến bằng dầu thực vật tinh chế.

Nếu không có đủ omega-3 trong chế độ ăn uống, cách tốt nhất là nên dùng thực phẩm chức năng chỉ bổ sung omega-3, không phải phối hợp cả omega-3-6-9.

Kết luận: Các thực phẩm chức năng phối hợp omega-3-6-9 cung cấp tỷ lệ tối ưu của axit béo, nhưng dường như không nhiều lợi ích hơn so với thực phẩm bổ sung omega-3.

Cách chọn thực phẩm chức năng bổ sung Omega 3-6-9

Giống như các loại dầu khác, axit béo không bão hòa đa dễ bị oxy hóa khi tiếp xúc với nhiệt và ánh sáng.

Vì vậy, nếu mua thực phẩm bổ sung omega-3-6-9, hãy chọn loại được ép lạnh. Điều này có nghĩa là dầu đã được chiết xuất với nhiệt lượng hạn chế, giảm thiểu oxy hóa có thể làm hỏng các phân tử axit béo.

Để đảm bảo việc dùng thực phẩm chức năng không bị oxy hoá, hãy chọn loại có chứa chất chống oxy hoá như vitamin E.

Ngoài ra, hãy chọn có hàm lượng omega-3 cao nhất – liều lượng lý tưởng là hơn 0.3 gram mỗi khẩu phần.

Hơn nữa, vì EPA và DHA có nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn so với ALA, nên hãy chọn thực phẩm chức năng dùng dầu cá hoặc dầu tảo thay vì dầu hạt lanh.

Kết luận: Nên chọn thực phẩm chức năng chỉ bổ sung omega-3 thay vì kết hợp omega-3-6-9. Nếu mua loại kết hợp, hãy chọn loại có hàm lượng EPA và DHA cao.

Thông điệp chính

Dù thực phẩm chức năng kết hợp omega-3-6-9 đã trở nên rất phổ biến, nhưng chúng thường không mang lại nhiều lợi ích hơn so với chỉ dùng loại bổ sung omega-3.

Omega-6 rất cần thiết trong một lượng nhất định, nhưng chúng có trong rất nhiều thực phẩm và những người theo chế độ ăn phương Tây lại tiêu thụ quá nhiều.

Ngoài ra, chất béo omega-9 có thể được tự sản xuất bởi cơ thể và dễ dàng hấp thụ trong chế độ ăn, do đó không cần dùng chúng ở dạng thực phẩm chức năng.

Vì vậy, dù thực phẩm chức năng kết hợp có tỷ lệ omega 3-6-9 tối ưu, nhưng chỉ cần dùng omega-3 là đã có thể cung cấp nhiều lợi ích nhất cho sức khỏe rồi.

Có Nên Dùng Omega 3 6 9 Thay Cho Omega 3? 2022

Ngoài dầu cá có chứa thành phần Omega 3, trên thị trường còn xuất hiện loại dầu cá Omega 3 6 9. Với lượng thông tin đồ sộ hiện nay, mọi người đã biết đến dầu cá chứa thành phần Omega tốt cho sức khỏe, và hầu như những ai quan tâm đến cơ thể của mình đều đã dùng dầu cá. Tuy nhiên trong vô số các loại sản phẩm dầu cá, chúng ta nên chọn lựa loại nào để tốt cho thể trạng của mình nhất?

Omega 3 6 9 là những thành phần không thể thiếu trong cơ thể bạn

Omega 3 6 9 – Thành phần không thể thiếu của mọi cơ thể

Trong nhóm Omega, ba loại Omega 3, 6, 9 đều thuốc nhóm axit béo không no và là những thành phần nắm vai trò chủ chốt trong việc ổn định sức khỏe của con người. Mỗi loại đều có một vai trò nhất định:

Omega 3: với thành phần chủ yếu là DHA và EPA. Omega 3 có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển não bộ, thị giác và tim mạch, ngăn chặn quá trình oxy hóa gây ung thư. Khi có đủ lượng Omega 3 trong cơ thể, não bộ của chúng ta sẽ luôn hoạt động tích cực, tư duy nhanh nhạy và trí nhớ tốt. Đồng thời, đây là một dưỡng chất rất cần cho võng mạc mắt và cho tim mạch, giúp tim luôn khỏe mạnh và phòng chóng những bệnh tật về tim như nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, cao huyết áp, tai biến mạch máu não,…

Omega 6: có tác dụng rất tốt để ngăn ngừa các bệnh tim mạch bằng cách làm giảm cholesterol và triglyceride trong máu. Bởi vậy, Omega 6 thường chỉ cần cho người lớn để ngăn ngừa các bệnh tim mạch,

Omega 6 là chất béo cần thiết cho hoạt động của cơ thể, nhưng cơ thể không thể tự tổng hợp được mà cần bổ sung cho cơ thể từ nguồn dinh dưỡng được cung cấp từ bên ngoài như thức ăn, viên uống bổ sung,…

Omega 9: Không giống như Omega 3 và Omega 6, cơ thể có thể tự sản xuất được Omega 9. Tuy nhiên, để phòng ngừa một số bệnh như tim mạch, đột quỵ, kiểm soát đường huyết, giúp tăng lượng và Alzheimer thì nên cung cấp đủ lượng Omega 9 vì dưỡng chất này sẽ làm tăng HDL (Cholesterrol tốt) cho cơ thể.

Omega 3 6 9 Pharmekal – Nguồn dưỡng chất đầy đủ cho sự phát triển toàn diện

Trong 3 loại dưỡng chất trên thì Omega 3 có vai trò quan trọng nhất đối với cơ thể và cũng là cái cần cung cấp nhiều nhất. Thế nhưng, chúng ta không thể biết rằng cơ thể có khả năng tự tổng hợp các loại dinh dưỡng khác hay không và để đảm bảo cơ thể có đầy đủ chất để tăng cường sức đề kháng và phòng chống nhiều bệnh tật, chúng ta cần bổ sung đầy đủ cả ba loại Omega 3 6 9.

Omega 3 6 9 của dược phẩm Pharmekal đến từ Mỹ chính là sự lựa chọn hoàn hảo với sức khỏe của bạn. Dầu cá Omega 3 6 9 với thành phần chính là: EPA, DHA, Flaxseed Oil nuôi dưỡng mô võng mạc mắt, giúp sáng mắt, bảo vệ tế bào thần kinh, duy trì và cải thiện trí nhớ, hỗ trợ tuần hoàn, bảo vệ tim mạch và giảm nguy cơ đột quỵ.

Omega 3 6 9 Pharmekal đem lại nguồn dinh dưỡng đầy đủ để sức khỏe luôn bền vững

Ngoài tác dụng chính, thực phẩm chức năng còn hỗ trợ điều trị tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, làm chậm quá trình lão hóa và ngăn ngừa các bệnh do suy nhược tâm lý gây ra.

Thông tin chi tiết về sản phẩm

Thành phần chính: EPA (Eicosapentaenoic Acid), DHA (Docosahexaenoic Acid), Flaxseed Oil.

– Bồi dưỡng mô võng mạc mắt, giúp sáng mắt.

– Bảo vệ tế bào thần kinh, duy trì và cải thiện trí nhớ.

– Hỗ trợ tuần hoàn, bảo vệ tim mạch, giảm nguy cơ đột quỵ.

– Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh do suy nhược tâm lý.

– Làm chậm quá trình lão hóa.

– Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

– Uống 1 viên/lần, ngày 1-2 lần.

– Uống nguyên viên thuốc, không nhai, uống cùng với bữa ăn để mang lại kết quả tốt nhất.

– Không sử dụng sản phẩm nếu bị dị ứng với hải sản.

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Tổng Quan Về Các Phương Pháp Tránh Thai

Tránh thai, hoặc ngừa thai – là việc sử dụng các thiết bị khác nhau, cách sinh hoạt tình dục phù hợp hoặc kỹ thuật, hóa chất, thuốc và/hoặc kèm theo các phương pháp phẫu thuật nhằm mục đích tránh mang thai theo ý muốn trong khi quan hệ tình dục. Biện pháp tránh thai, kiểm soát sinh sản còn được có thể gọi là kế hoạch hóa gia đình, phòng ngừa mang thai và kiểm soát khả năng sinh sản đều muốn nói đến vấn đề này.

Có nhiều phương pháp tránh thai. Và với rất nhiều lựa chọn, nó có thể gây nhầm lẫn nếu chúng ta không tìm hiểu. Tìm hiểu những ưu và nhược điểm của từng loại có thể giúp bạn chọn phương pháp phù hợp với mình. 5 loại phổ biến hiện nay:

Các loại thuốc và dụng cụ tránh thai hiện nay

Dễ hiểu nhất về các loại biện pháp tránh thai khác nhau dựa trên năm loại:

Như đã nêu, có nhiều loại phương pháp tránh thai. Nhưng mỗi phương pháp được thiết kế để hoạt động theo một cách nhất định:

Điều quan trọng nhất về biện pháp tránh thai là bạn sử dụng đúng cách và mỗi khi quan hệ tình dục. Ngoài ra, mặc dù tất cả các phương pháp này rất khác nhau, nhưng có một điểm chung là không có phương pháp nào (ngoại trừ việc kiêng khem) có hiệu quả 100%.

Bạn có quyền sử dụng biện pháp tránh thai hay không và quyết định sử dụng phương pháp nào là lựa chọn cá nhân. Không có phương pháp ngừa thai “tốt nhất”. Sẽ rất hữu ích khi nghiên cứu từng phương pháp, cân nhắc rủi ro và lợi ích, xem xét mức độ hiệu quả mà bạn muốn và chọn phương pháp phù hợp với lối sống, mức độ thoải mái và/hoặc vấn đề tín ngưỡng của mỗi cá nhân. Nên trao đổi với bác sĩ cũng có thể giúp bạn trong quá trình ra quyết định.

Và ngay cả khi bạn đã sử dụng biện pháp tránh thai, đừng cảm thấy như bạn bị phụ thuộc với phương pháp nào đó. Nếu bạn không hài lòng, hãy thay đổi biện pháp tránh thai của bạn. Bạn càng cảm thấy thoải mái và hài lòng với biện pháp tránh thai của mình, bạn càng muốn sử dụng nó và sử dụng nó hiệu quả nhất có thể.

Trong cuộc sống hiện đại hôm nay, tránh thai đã dần trở thành một vấn đề thường thức!

Tổng Quan Về Các Khối U Vùng Đầu Cổ

Phẫu thuật, xạ trị, hoặc cả hai

Hóa trị

Các phương pháp điều trị chính cho ung thư đầu và cổ là phẫu thuật và xạ trị. Các phương pháp này có thể được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp cùng với hoá trị. Tuy nhiên, hóa trị hầu như không bao giờ được sử dụng làm phương pháp điều trị chính trong điều trị. Nhiều khối u không kể vị trí có đáp ứng như nhau đối với phẫu thuật và xạ trị, cho phép xác định lựa chọn điều trị dựa theo các yếu tố khác như sở thích của bệnh nhân hoặc tiền sử mắc bệnh theo vị trí cụ thể.

Nếu xạ trị được chọn để điều trị ban đầu, nó sẽ được chiếu tia vào u nguyên phát và đổi khi cả hạch cổ 2 bên Việc điều trị hạch hoặc bằng xạ trị hoặc phẫu thuật, được xác định tùy theo vị trí u nguyên phát, tiêu chuẩn mô học, và nguy cơ di căn hạch. Các tổn thương giai đoạn sớm thường không cần điều trị các hạch bạch huyết, trong khi các tổn thương giai đoạn tiến triển thị cần được điều trị. Các vùng đầu cổ có nhiều bạch huyết (họng miệng, trên dây thanh ) thường đòi hỏi phải có xạ trị vào hạch cổ, bất kể giai đoạn khối u, trong khi vị trí có ít bạch huyết (như thanh quản) thường không cần xạ trị hạch bạch huyết cho giai đoạn sớm. Phương pháp xạ trị điều biến liều (IMRT) giúp tập trung liều bức xạ vào tổn thương, có khả năng làm giảm tác dụng phụ mà không ảnh hưởng đến việc kiểm soát khối u.

Khi bệnh giai đoạn tiến triển (giai đoạn III và IV) thường đòi hỏi phải điều trị đa phương thức, kết hợp một số liệu pháp: hóa trị , xạ trị và phẫu thuật. Khi khối u xâm lấn xương hoặc sụn đòi hỏi phải phẫu thuật cắt bỏ u nguyên phát và thường phải vét các hạch bạch huyết khu vực do nguy cơ lan rộng. Nếu u nguyên phát được điều trị bằng phẫu thuật, thì xạ trị sau phẫu thuật vào các hạch bạch huyết vùng cổ nếu chúng có nguy cơ cao như di căn nhiều hạch, phá vỡ vỏ bao. Xạ trị sau phẫu thuật thường được ưu thích hơn so với xạ trị trước phẫu thuật do các mô sau khi chiếu xạ thường khó lành lại hơn.

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng việc bổ sung hoá trị liệu cho xạ trị vào hạch cổ giúp cải thiện sự kiểm soát vùng của bệnh ung thư và cải thiện thời gian sống thêm. Tuy nhiên, cách tiếp cận này gây ra các tác dụng có hại đáng kể, chẳng hạn như tăng chứng khó nuốt và độc tính với tủy xương, do đó việc quyết định bổ sung hoá trị phải được xem xét cẩn thận.

Ung thư biểu mô tế bào vảy tiến triển mà không có sự xâm lấn xương thường được điều trị với hóa trị liệu cùng với xạ trị. Mặc dù được hạn chế tối đa sự chiếu xạ vào mô lành, nhưng việc kết hợp hoá trị liệu với xạ trị sẽ tăng gấp đôi mức độ độc tính cấp tính, đặc biệt là khó nuốt. Tia xạ có thể được sử dụng đơn thuần cho những bệnh nhân suy nhược với bệnh tiến triển, những người không thể chịu đựng được biến chứng của hóa trị và có nguy cơ cao gây mất cảm giác toàn thân.

Hóa trị bước 1 được áp dụng cho các khối u nhạy cảm với hoá trị liệu, chẳng hạn như Burkitt lymphoma, hoặc cho những bệnh nhân có di căn lan rộng (ví dụ: di căn gan. phổi). Một số loại thuốc như cisplatin, fluorouracil, bleomycin, và methotrexate giúp giảm đau và co lại khối u ở những bệnh nhân không thể điều trị bằng các phương pháp khác. Đáp ứng ban đầu có thể tốt nhưng không bền, và phần lớn các trường hợp ung thư hầu có thể xuất hiện trở lại.

Các bác sĩ phẫu thuật tạo hình có vai trò ngày càng quan trọng bởi vì việc sử dụng các vạt mô cuống dời cho phép tái tạo chức năng và thẩm mỹ các khuyết hổng để cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau các phẫu thuật trước đó. Các trang thiết bị thường dùng được sử dụng để tái tạo bao gồm xương sườn (thường được sử dụng để tái tạo hàm dưới), cánh tay xuyên tâm (thường sử dụng cho lưỡi và sàn miệng), và đùi phía trước bên (thường được sử dụng cho tái tạo thanh quản hoặc hầu họng).

Điều trị khối u tái phát

Xử trí khối u tái phát sau khi điều trị là phức tạp và có những biến chứng tiềm ẩn. Khi xuất hiện một khối hoặc tổn thương loét có phù nề hoặc đau ở vị trí nguyên phát sau khi điều trị gợi ý tồn tại một khối u tái phát. Những bệnh nhân này cần chụp CT (có lát cắt mỏng) hoặc chụp MRI.

Đối với tái phát tại chỗ sau khi điều trị phẫu thuật, tất cả các vết sẹo cũ và các vạt tái tạo được cắt bỏ cùng với tổ chức ung thư . Xạ trị, hóa trị, hoặc cả hai có thể được thực hiện nhưng có hiệu quả hạn chế. Bệnh nhân tái phát sau xạ trị được điều trị tốt nhất bằng phẫu thuật. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể được hưởng lợi từ các phương pháp điều trị tia xạ bổ trợ, nhưng cách tiếp cận này có nguy cơ cao tác dụng phụ và nên được thực hiện một cách thận trọng.

Kiểm soát triệu chứng

Đau là một triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân ung thư đầu cổ và phải được giải quyết một cách thoả đáng. Phẫu thuật triệu chứng hoặc xạ trị có thể tạm thời làm giảm đau, và trong số 30 đến 50% bệnh nhân, hóa trị liệu có thể tạo ra sự cải thiện trung bình tới 3 tháng. Theo khuyến cáo của WHO, quản lý đau theo từng bước là rất quan trọng. Đau dữ dội được điều trị tốt nhất cùng với một chuyên gia về giảm đau và chăm sóc giảm nhẹ.

Đau, ăn khó, nghẹt thở do chất tiết, và các vấn đề khác khiến cho việc điều trị triệu chứng đầy đủ là điều cần thiết. Các hướng dẫn bệnh nhân về chăm sóc như vậy cần được làm rõ sớm (xem Chỉ thị trước).

Tác dụng phụ của điều trị

Tất cả các phương pháp điều trị ung thư đều có thể xảy ra những biến chứng và di chứng nhất định. Bởi vì nhiều phương pháp điều trị có tỷ lệ chữa khỏi tương đương nhau, sự lựa chọn phương thức chủ yếu là do sự khác biệt về các di chứng.

Mặc dù người ta thường nghĩ rằng phẫu thuật gây ra nhiều tác động nhất, nhiều phẫu thuật có thể được thực hiện mà không làm thay đổi đáng kể hình dạng hoặc chức năng. Các phương pháp và kỹ thuật tái tạo phức tạp bao gồm sử dụng các bộ phận giả, miếng ghép, vạt cuống vùng, vạt phức hợp tự do có thể khôi phục lại chức năng và diện mạo gần như bình thường.

Các tác dụng phụ của hóa trị bao gồm mệt mỏi, buồn nôn và nôn, viêm niêm mạc, rụng tóc, viêm dạ dày ruột, suy giảm chức năng miễn dịch và tạo máu, nhiễm trùng.

Xạ trị đối với ung thư vùng đầu và cổ có một số tác dụng phụ. Tuyến nước bọt bị phá hủy vĩnh viễn với tia xạ liều khoảng 40 Gy, dẫn đến chứng khô miệng, làm tăng đáng kể nguy cơ mắc các bệnh răng miệng. Các kỹ thuật xạ trị mới hơn, như xạ trị điều biến liều(IMRT), có thể giảm thiểu hoặc loại bỏ liều độc hại đối với tuyến nước bọt ở một số bệnh nhân nhất định.

Xạ trị cũng có thể gây viêm niêm mạc miệng và viêm da, két quả là dẫn đến xơ hóa da. Mất vị giác (ageusia) và khứu giác (dysosmia) hay xuất hiện nhưng thường chỉ là thoáng qua.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Tổng Quan Về Các Loại Axit Béo Omega 3 – 6 – 9 trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!