Top 11 # Xem Nhiều Nhất Các Loại Phương Pháp Dạy Học Trực Quan Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Phương Pháp Dạy Học Trực Quan

Dạy học trực quan (hay còn gọi là trình bày trực quan) là PPDH sử dụng những phương tiện trực quan, phương tiện kĩ thuật dạy học trước, trong và sau khi nắm tài liệu mới, khi ôn tập, khi củng cố, hệ thống hóa và kiểm tra tri thức, kĩ năng, kĩ xảo

PPDH trực quan được thể hiện dưới hình thức là minh họa và trình bày:

Minh họa thường trưng bày những đồ dùng trực quan có tính chất minh họa như bản mẫu, bản đồ, bức tranh, tranh chân dung, hình vẽ trên bảng,…

Trình bày thường gắn liền với việc trình bày thí nghiệm, những thiết bị kĩ thuật, chiếu phim đèn chiếu, phim điện ảnh, băng video. Trình bày thí nghiệm là trình bày mô hình đại diện cho hiện thực khách quan được lựa chọn cẩn thận về mặt sư phạm. Nó là cơ sở, là điểm xuất phát cho quá trình nhận thức – học tập của hs, là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn. Thông qua sự trình bày của giáo viên mà học sinh không chỉ lĩnh hội dễ dàng tri thức mà còn giúp họ học tập được những thao tác mẫu của GV từ đó hình thành kĩ năng, kĩ xảo,…

GV treo những đồ dùng trực quan có tính chất minh họa hoặc giới thiệu về các vật dụng thí nghiệm, các thiết bị kĩ thuật, … và nêu yêu cầu định hướng cho sự quan sát của học sinh

GV trình bày các nội dung trong lược đồ, sơ đồ, bản đồ,… tiến hành làm thí nghiệm, trình chiếu các thiết bị kĩ thuật, phim đèn chiếu, phim điện ảnh,…

GV yêu cầu một số hs trình bày lại, giải thích nội dung sơ đồ, biểu đồ, trình bày những gì thu nhận được qua thí nghiệm hoặc qua những phương tiện kĩ thuật, phim đèn chiếu, phim điện ảnh

Từ những chi tiết, thông tin hs thu được từ phương tiện trực quan, gv nêu câu hỏi yêu cầu hs rút ra kết luận khái quát về vấn đề mà phương tiện trực quan cần chuyển tải.

Trực quan là một trong những nguyên tắc cơ bản của lí luận dạy học nhằm tạo cho hs những biểu tượng và hình thành các khái niệm trên cơ sở trực tiếp quan sát hiện vật đang học hay đồ dùng trực quan minh họa sự vật. Đồ dùng trực quan là chỗ dựa để hiểu sâu sắc bản chất kiến thức, là phương tiện có hiệu lực để hình thành các khái niệm, giúp học sinh nắm vững các quy luật của sự phát triển xã hội. Ví dụ, khi nghiên cứu bức tranh “hình vẽ trên vách hang”, hs không chỉ có biểu tượng về săn bắn là công việc thường xuyên và hàng đầu của thị tộc mà còn hiểu: nhờ chế tạo cung tên, con người đã chuyển hẳn từ hình thức săn bắt sang săn bắn, co hiệu quả kinh tế cao hơn. Điều đó giúp hs biết sự thay đổi trong đời sống vật chất của con người thời nguyên thủy luôn gắn chặt với tiến bộ trong kĩ thuật chế tác công cụ của họ.

Đồ dùng trực quan có vai trò rất lớn trong việc giúp hs nhớ kĩ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử. Hình ảnh được giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ là hình ảnh chúng ta thu nhận được bằng trực quan. Vì vậy, cùng với việc góp phần tạo biểu tượng và hình thành khái niệm lịch sử, đồ dùng trực quan còn phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ của hs

Phương pháp này đòi hỏi nhiều thời gian, gv cần tính toán kĩ để phù hợp với thời lượng đã quy định.

Nếu sử dụng đồ dùng trực quan không khéo sẽ làm phân tán chú ý của hs, dẫn đến hs không lĩnh hội được những nội dung chính của bài học

Khi sử dụng đồ dùng trực quan, đặc biệt là khi quan sát tranh ảnh, các phim điện ảnh, phim video, nếu gv không định hướng cho hs quan sát sẽ dễ dẫn đến tình trạng hs sa đà vào những chi tiết nhỏ lẻ, không quan trọng

Khi sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học cần chú ý các nguyên tắc sau:

Phải căn cứ vào nội dung, yêu cầu giáo dục của bài học để lựa chọn đồ dùng trực quan tương ứng thích hợp. Vì vậy, cần xây dựng một hệ thống đồ dùng trực quan phong phú, phù hợp với từng bài học

Có phương pháp thích hợp đối với việc sử dụng mỗi loại đồ dùng trực quan

Phải đảm bảo được sự quan sát đầy đủ đồ dùng trực quan của hs

Phát huy tính tích cực của hs khi sử dụng đồ dùng trực quan

Đảm bảo kết hợp lời nói với việc trình bày các đồ dùng trực quan, đồng thời rèn luyện khả năng thực hành của hs khi xây dựng và sử dụng đồ dùng trực quan (đắp sa bàn, vẽ bản đồ, tường thuật trên bản đồ, miêu tả hiện vật,…)

Tùy theo yêu cầu của bài học và loại hình đồ dùng trực quan mà có các cách sử dụng khác nhau. Loại đồ dùng trực quan treo tường được sử dụng nhiều nhất trong dạy học hiện nay là vật mẫu, bản đồ, sơ đồ, đồ thị, bảng niên biểu,… Trước khi sử dụng chúng cần chuẩn bị thật kĩ (nắm chắc nội dung, ý nghĩa của từng loại phục vụ cho nội dung nào của giờ học,…). Trong khi giảng cần xác định đúng thời điểm sử dụng đồ dùng trực quan

Loại đồ dùng trực quan cỡ nhỏ được sử dụng riêng cho từng hs trong giờ học, trong việc tự học ở nhà, gv phải hướng dẫn hs sử dụng tốt loại đồ dùng trực quan này: quan sát kĩ, tìm hiểu sâu sắc nội dung, hoàn thành các bài tập, tập vẽ bản đồ, chứ không phải “can” theo sách.

Trong dạy học một số môn như Lịch sử, Địa lí, Sinh học, Công nghệ, … ở trường phổ thông, việc kết hợp chặt chẽ giữa lời nói sinh động với sử dụng đồ dùng trực quan là một trong những điều quan trọng nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển.

Sử dụng các đồ dùng trực quan cần theo một quy trình hợp lý để có thể khai thác tối đa kiến thức từ các đồ dùng trực quan. Cần chuẩn bị câu hỏi hoặc hệ thống câu hỏi dẫn dắt hs quan sát và tự khai thác kiến thức

Sử dụng các bộ mô hình: khối đa diện, khối đa diện đều, khối tròn xoay (Toán 12), cho học sinh được thao tác trực tiếp trên các mô hình này, đặc biệt là với hs trung bình, yếu kém, trí tưởng tượng không gian còn hạn chế thì ban đầu nên cho các em được tiếp cận các khái niệm này thông quan việc quan sát các mô hình.

Sử dụng bộ dụng cụ tạo mặt tròn xoay hoặc thiết kế trên phần mềm Sketchpad, cho hs được thao tác trực tiếp nhiều lần để học sinh có thể hình dung được sự tạo thành mặt tròn xoay. Đặt câu hỏi cho hs liên hệ thực tiễn, tìm những đồ vật có hình dạng là những mặt tròn xoay và người ta có thể tạo nên những vật đó như thế nào.

Hs nhấn chuột vào hộp “quay mặt phẳng” trên trang hình của phần mềm, hs sẽ quan sát một cách rất trực quan “vết” tạo thành chính là mặt nón tròn xoay.

Từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài

Modul số 18: Phương pháp dạy học tích cực; Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho GV khối THPT; Vụ Giáo dục Trung học; 2013

Phương Pháp Giảng Dạy Trực Quan

Về phương pháp sư phạm, nhiều phương pháp giảng dạy được biết đến, đặc biệt trong vai trò của sinh viên trong quá trình thu thập kiến thức mới. Tùy thuộc vào vai trò đó, các phương pháp có thể thụ động, tích cực và tương tác. Trong mỗi nhóm này, có thể xác định các phân nhóm. Một trong những phân nhóm của các phương pháp có thể tham gia vào bất kỳ nhóm lớn các phương pháp trên là các phương pháp đào tạo trực quan , bao gồm nhiều cách trình bày thông tin.

Do các thiết bị kỹ thuật của nhiều cơ sở giáo dục đã tăng lên nên có thể sử dụng máy chiếu, máy ghi băng video, ti vi, máy vi tính và các thiết bị video khác trong bài học, phương pháp video được tách ra thành một phương pháp độc lập từ một nhóm lớn “phương pháp giảng dạy trực quan”. Điều này cũng áp dụng cho việc làm việc với sách và các nguồn in khác. Phương pháp bao gồm các kỹ thuật như tóm tắt, viết, trích dẫn, lập kế hoạch, chú thích, rà soát, lập sổ chứng nhận …

Bất kỳ giáo viên nào cũng biết được tình huống khi trong các bài học của trẻ em không hấp dẫn và nhàm chán. Tại sao đời sống trường học thường không giống như thế giới tươi sáng và đầy màu sắc của thời thơ ấu đi kèm với đứa trẻ trong cuộc sống hàng ngày? Dường như đó là trường học nên làm say đắm cho đứa trẻ, dẫn cậu đi theo con đường đẹp của kiến thức đến một thế giới tươi đẹp mới, nhưng điều này không phải lúc nào cũng xảy ra.

Chỉ cần đừng kết luận vội vã và nói rằng trường học không thể phục vụ như là một nguồn tri thức, mà đôi khi có thể tìm thấy trên các phương tiện truyền thông. Mặc dù đôi khi các tuyên bố như vậy có thể được khá hợp lý. Thực tế là trường luôn có một số lượng bảo thủ nhất định mà không cho phép quá trình chuyển giao kiến thức cho thế hệ trẻ để theo kịp với thời đại.

Như vậy đã nảy sinh một mâu thuẫn giữa thời đại bốc đồng mới, đặc điểm đặc trưng của nó là sự thâm nhập đầy đủ các công nghệ hiện đại vào cuộc sống hàng ngày và thói quen giáo dục truyền thống của trường học, điều này không chấp nhận bất kỳ sự đổi mới nào.

Tuy nhiên, hoàn toàn có thể vượt qua mâu thuẫn này. Các giáo viên xuất sắc trong thời đại chúng ta đã suy nghĩ lâu về điều này và đã cố gắng hết sức để vượt qua tình trạng này.

Các phương pháp đào tạo trực quan được coi là liên kết đầu tiên trong chuỗi các phương pháp hàng đầu khác có thể làm cho kiến thức mới có thể tiếp cận và thú vị cho trẻ em, và do đó sự nhàm chán là không cần thiết. Nói chung, thành công trong đào tạo có thể phụ thuộc không chỉ vào các phương pháp được sử dụng – người ta nên nhớ rằng chỉ đơn giản không có phương pháp phổ quát phổ quát phù hợp với mọi trường hợp của cuộc sống. Thành công có thể trực tiếp phụ thuộc vào tính cách của giáo viên.

Áp dụng các phương pháp giảng dạy trò chơi, bạn có thể đa dạng hóa quá trình học tập và làm cho nó hấp dẫn. Ở các cơ sở giáo dục đặc biệt bậc cao và trung học, các phương pháp đào tạo nghề cũng thường hoạt động và tương tác, điều này làm cho việc thu thập tài liệu học tập một cách tốt nhất có thể.

Câu hỏi về phương pháp vẫn còn rất quan trọng, nhưng chỉ đơn giản không có ai trả lời cho câu hỏi “tốt hơn thế nào”.

Phương Pháp Dạy Học Trực Quan Là Gì? Áp Dụng Như Nào?

Phương pháp giáo dục trực quan là một trong số hệ thống các phương pháp dạy học cơ bản ở rất nhiều cơ sở đào tạo. nó là phương pháp đang được áp dụng một cách phong phú. Bài viết này trung tâm gia sư Đăng Minh sẽ cho bạn hiểu hơn về phương pháp dạy học trực quan là gì? cách áp dụng nó ra sao?

I. Bản Chất Phương Pháp Giáo Dục Trực Quan

Phương pháp giáo dục trực quan hay còn gọi là dạy học trực quan, có nhiều tài liệu gọi đó là trình bày trực quan. Nó PPDH có sử dụng phương tiện trực quan như các phương tiện kỹ thuật dạy học trong, trước và sau khi sử dụng các tài liệu mới hay khi ôn tập để củng cố , thậm chí là hệ thống hóa kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo.

Phương pháp dạy học trực quan được thể hiện dưới các hình thức:

Việc trình bày các thí nghiệm thực tế, các chiếu đèn, chiếu phim chiếu nhằm đem lại cái nhìn rõ nét, sinh động. Những thiết bị kỹ thuật, phim điện ảnh, video. Trình bày các mô hình đại diện cho hiện thức một cách khách quan nhất và nó cũng được lựa chọn cẩn thận để phù hợp trong môi trường sư phạm. Đó chính là cơ sở cho quá trình nhận thức và lĩnh hội bài giảng tốt hơn.

Nó còn là những minh họa trình bày bằng đồ dùng trực quan có tính chất minh họa như bản đồ, tranh ảnh, hình vẽ trên bảng ….

II. Ưu Điểm Của Phương Pháp Dạy Học Trực Quan

Phương pháp dạy học trực quan ở tiểu học và các cấp học khác đều mang lại những ưu điển lớn. Đặc biệt đó là sự tiếp thu có tiến bộ của các học sinh, giúp bài giảng thêm sôi động, hấp dẫn.

Với cách dạy học trực quan, các đồ dùng phục vụ cho việc học được đặc biệt quan tâm, nhờ đồ dùng mà các học sinh có thể nhớ nhanh, nhớ lâu và nhớ rất kỹ bài giảng. Bằng hình ảnh trực quan sống động cùng những kiến thức lịch sử sống động cho các em như đang được sống ở thời kỳ lịch sử đó. Bạn cũng biết, các hình ảnh tuy không cần sử dụng tới chữ viết cũng được lưu giữ lại vững chắc trong trí nhớ, nó chính là hình ảnh thu được từ trực quan. Chính bởi vậy, học theo phương pháp trực quan góp phần tạo nên biểu tượng về lịch sử. Bên cạnh đó, đồ dùng trong các tiết học trực quan còn giúp phát triển khả năng quan sát cũng như tư duy và trí tưởng tượng cùng khả năng ngôn ngữ của học sinh.

Phương pháp dạy học trực quan là một phương pháp học sử dụng trực quan, trực quan là nguyên tắc cơ bản của lý luận giúp học sinh có thể hình thành khái niệm dựa trên cơ sở trực tiếp quan sát các vật, đồ dùng qua minh họa bằng tranh, ảnh, video. Đồ dùng đó chính là chỗ dựa giúp học sinh hiểu bản chất của kiến thức, là một phương tiện giúp các em hình thành khái niệm, nắm vững được các quy luật của sự phát triển xã hội.

Ví dụ: Khi được học với các bức tranh có hình vẽ trên đá là hình con người sử dụng cung tân. Các em học sinh sẽ hiểu con người thời nguyên thủy đã biết và sử dụng cung tên để chuyển tư hình thức săn bắt sang săn bắn và làm thay đổi cả nền kinh tế thời bấy giờ.

III. Hạn Chế Của Phương Pháp Dạy Học Trực Quan

Tuy có nhiều ưu điểm nhưng phương pháp sử dụng đồ dùng trong giáo dục trực quan lại có những hạn chế nhất định. Những mặt hạn chế đó được kể tới như sau.

Với các hình ảnh, video, phim ảnh đều là những thứ gây chú ý những nếu không biết cách sử dụng phù hợp sẽ khiến các em học sinh phân tán, giản sự chú ý. Điều này khiến các em không nắm được vấn đề trong bài học.

Đây là phương pháp dạy học đòi hỏi nhiều thời gian và các giáo viên lại cần cân nhắc, tính toán để phù hợp với thời lượng dạy.

IV. Quy Trình Thực Hiện Phương Pháp Dạy Học Trực Quan

Để có những tiết học trực quan bổ ích cũng như hiệu quả, tạo hứng thú cho các em học sinh, giáo viên cần quan tâm tới quy trình thực hiện.

Bước tiếp theo các giáo viên treo các tranh ảnh, đồ dùng minh họa, các vật dụng thí nghiệm hay những thiết bị chúng tôi đó, giáo viên cần đưa ra định hướng quan sát cho học sinh.

Trình bày chi tiết các nội dung trong bản đồ, sơ đồ và hình ảnh, với video cần chi tiết rõ nét hơn. Với các dụng cụ thí nghiệm giáo viên tiến hành thí nghiệm và trình chiếu phim ảnh cho học sinh quan sát.

Giáo viên yêu cầu một vài học sinh trình bày lại nội dung bức hình, nội dung đoạn video hay cách thức tiến hành thí nghiệm. Từ đó các em học được những gì.

Giáo viên soạn sẵn những câu hỏi nhằm giúp các em học sinh vận dụng những gì được thấy được xem để trả lời. từ đó hiểu và nắm bài rõ hơn.

Có rất nhiều phương pháp dạy học trực quan và tùy vào mục đích ta chia các loại ra làm:

Căn cứ theo mức độ tổ chức quan sát ta có thể chia ra là quan sát có sự bố trí, sắp xếp của giáo viên hoặc quan sát tự nhiên.

Căn cứ theo cách thức quan sát ta chia làm quan sát gián tiếp và quan sát trực tiếp

Căn cứ theo phạm vi quan sát ta chia làm quan sát các khía cạnh và quan sát toàn diện.

Căn cứ theo thời gian ta chia quan sát dài hạn và ngắn hạn.

V. Một Số Lưu Ý Khi Dạy Học Theo Phương Pháp Trực Quan

Các giáo viên khi đưa hình ảnh, phim truyện lên cần chú ý đảm bảo hướng quan sát cho tất cả các học sinh.

Mỗi dụng cụ, đồ dùng thí nghiệm, video trực quan lại có phương pháp, cách thức quan sát thích hợp. Giáo viên phải tìm hiểu để đưa ra phương pháp phù hợp nhất.

Tùy vào mỗi bài học sẽ cần đồ dùng trực quan khác nhau. Có những bài học cần video, bởi vậy, các giáo viên phải là người lựa chọn dụng cụ thích hợp nhằm giúp các em có hứng thú quan sát. Nếu mang tính chuyên nghiệp, các giáo viên phải xây dựng hệ thống dụng cụ cho trực quan theo từng bài học.

Luôn tìm cách phát huy tính tích cực của học sinh với các đồ dùng học trực quan. Các em phải được sờ, nắm, quan sát kỹ lưỡng.

Tuy các đồ dùng như tranh ảnh, phim rất cần thiết cho mỗi bài học, nhưng lời nói, thuyết trình của giáo viên cũng vô cùng quan trọng đặc biệt trong các môn như Địa lý, công nghệ, sinh học ở cấp bậc THPT. Giáo viên phải rèn luyện, nâng cao nghiệp vụ của mình để thực hiện tốt công việc của mình.

Tìm cách khai thác tối đa kiến thức trong các đồ dùng trực quan, phương pháp dạy học trực quan ở mầm non khác với tiểu học. Các giáo viên phải tùy vào trình độ để đặt câu hỏi phù hợp.

Các giáo viên cũng cần chú ý tới các đồ dùng trực quan nhỏ khi dùng với từng học sinh, hay trong việc tự học ở nhà. Các giáo viên phải hướng dẫn kỹ lưỡng cho các em, liên hệ với phụ huynh để phụ huynh cùng thực hiện và hướng dẫn các em. Các em cũng phải tìm hiểu kỹ lưỡng, hoàn thành đầy đủ bài tập, câu hỏi.

Qua bài viết, các giáo viên, phụ huynh đã hiểu được lợi ích cũng như cách tiến hình buổi học trực quan hiệu quả. Cũng cần tùy thuộc vào điều kiện, cơ sở vật chất từng nơi để áp dụng riêng biệt.

.

Chuyên Đề: Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Trực Quan Trong Giảng Dạy Địa Lý 6

Phần I: lý do chọn đề tài Phần II: Cơ sở lý luận và thực tiễn giải quyết đề tài Phần III: Phạm vi và thời gian thực hiện đề tài Phần IV: Quá trình thực hiện đề tài Phần V: Kết quả thực hiện có so sánh đối chứng Phần VI: những kiến nghị và đề nghị sau quá trình thực hiện đề tài A- Phần lý luậnPhần I: lý do chọn đề tài Phương pháp dạy học trực quan là một phương pháp đặc trưng trong dạy học địa lý. Hiện nay đa số giáo viên địa lý sử dụng các phương tiện trực quan để minh hoạ cho bài giảng, ít chú ý đến vai trò nguồn kiến thức của chúng và chưa chú ý đúng mức đến việc cho học sinh tự làm việc với các phương tiện này. Bộ môn địa lý 6 giúp học sinh có cách nhìn khoa học về Trái đất, các thành phần tự nhiên của Trái đất – những kiến thức này đối với các em còn rất mơ hồ, trừu tượng. Tuy nhiên, trong học sinh vẫn còn tồn tại tâm lý coi môn địa lý là môn phụ nên thụ động, ít suy nghĩ. Vì vậy, phương pháp trực quan giúp học sinh tạo biểu tượng để giờ dạy không tẻ nhạt mà trở nên sinh động tạo hứng thú học tập cho học sinh.Mặt khác Luật Giáo dục năm 2005 (Điều 5) quy định “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Xuất phát từ những lý do trên mà tôi chọn Đề tài: “Đổi mới phương pháp dạy học trực quan trong giảng dạy Địa lý 6”.Phần II: Cơ sở lý luận và thực tiễn giải quyết đề tài– Lớp 6 là lớp chuyển tiếp từ bậc Tiểu học – bậc học mà tư duy cụ thể còn chiếm vai trò quan trọng – lên bậc học THCS – với số lượng kiến thức, môn học và thời gian học nhiều hơn. Cho nên về đặc điểm tâm sinh lý ở lứa tuổi tuổi này tồn tại một mâu thuẫn. Một mặt tư duy trừu tượng của các em chưa phát triển mạnh. Mặt khác, ở lứa tuổi này khả năng phân tích tổng hợp, so sánh, trừu tượng hoá, khái quát hoá ngày càng được phát triển. Các em không thích chấp nhận một cách đơn giản những áp đặt của Giáo viên. Các em thích tự nghiên cứu, tự tìm tòi, thích tranh luận bày tỏ ý kiến riêng biệt của cá nhân mình về những vấn đề lý thuyết và thực tiễn. Đây là một thuận lợi cơ bản trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học trực quan trong Địa lý 6.– Đối tượng học sinh lớp 6 còn rất nhỏ tuổi nên điều kiện đi xa khỏi nơi mình sinh sống còn hạn chế. Vì vậy vốn hiểu biết về môn Địa lý chưa được bao nhiêu. Vì vậy, phương pháp dạy học trực quan tạo cơ hội để hình thành biểu tượng về sự vật, hiện tượng địa lý rõ nét hơn, giúp học sinh nắm vững kiến thức hơn. Một kết quả nghiên cứu thực tế cho thấy: học sinh nhớ được kiến thức 30% nếu chỉ được nghe. Còn nếu cả nghe lẫn nhìn sẽ nhớ được đến 50% kiến thức. Do vậy, sử dụng phương pháp trực quan sẽ làm cho học sinh vừa hiểu bài nhanh hơn, vừa nhớ được nhiều kiến thức hơn.– Những đồ dùng trực quan truyền thống trong giảng dạy Địa lý 6 bao gồm: + Tranh, ảnh phục vụ kiến thức bài học + Tranh, ảnh sư tầm của Giáo viên và học sinh để minh hoạ cụ thể hơn nội dung của bài. + Bản đồ, lược đồ + Mẫu vật có thật + Mô hình…. Trong những năm gần đây trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Nhiều trường học đã được trang bị cơ sở vật chất hiện đại như: Phim video giáo khoa, máy chiếu , máy vi tính, các phần mềm, Internet… nên giáo viên cần phải cho học sinh được làm quen với các đồ dùng dạy học trực quan sinh động trên.Phần II: Cơ sở lý luận và thực tiễn giải quyết đề tài* – Phương pháp dạy học trực quan có thể phân ra ba mức độ: Mức 1: Giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề rồi dùng phương tiện trực quan để minh hoạ. Học sinh thực hiện tiếp thu kiến thức thông qua phương tiện trực quan dưới sự hướng dẫn của giáo viên.VD: Bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của Trái đất:GV: Đặt vấn đề: Trái đất tự quay quanh trục sinh ra hệ quả gì?GV: Thuyết trình rồi dùng hình vẽ hoặc quả địa cầu và ngọn đèn để minh hoạ :

Phần II: Cơ sở lý luận và thực tiễn giải quyết đề tàiMức 2: Giáo viên cho học sinh quan sát phương tiện trực quan rồi nêu vấn đề, gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết vấn đề. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề thông qua việc khai thác tri thức từ phương tiện trực quan và với sự giúp đỡ của giáo viên khi cần. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá.VD: GV: Cho HS quan sát H21

Rồi đặt câu hỏi:?Tại sao Trái đất tự quay quanh trục lại sinh ra hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái đất?HS: Suy nghĩ trả lời:Phần II: Cơ sở lý luận và thực tiễn giải quyết đề tàiMức 3: Giáo viên cho học sinh quan sát phương tiện trực quan để cung cấp thông tin tạo tình huống. Học sinh quan sát phương tiện trực quan rồi phân tích tổng hợp, khái quát hoá, phát hiện, phát biểu vấn đề cần nảy sinh cần giải quyết, tự lực đề xuất các giả thiết và lựa chọn các giải pháp. Học sinh thực hiện kế hoạch tự tìm tòi, khai thác tri thức.VD:GV cho HS quan sát H21(hoặc mô hình quả địa cầu và ngọn đèn)

Để phương pháp dạy học trực quan đạt hiệu quả cao, học sinh hứng thú, say mê với môn học địa lý, giáo viên nên sử dụng các biện pháp sau: * Biện pháp thứ nhất: Hiện nay các trường đã đựơc Bộ Giáo dục trang bị các phương tiện trực quan tương đối đồng bộ. Vì vậy, giáo viên nên sử dụng triệt để phát huy tính tích cực của học sinh bằng các phương tiện trực quan đặc trưng, có sẵn của bộ môn Địa lý 6 bao gồm:Phần IV: Quá trình thực hiện đề tài3. Những biện pháp thực hiện đề tài

– Mô hình khối đồ: Quả địa cầu, mô hình Trái đất – Mặt trời – Mặt trăng (H27), khối đồ địa mạo lưu vực sông (H28), địa hình cao nguyên và bình nguyên.Địa hình cao nguyên và bình nguyênHệ thống sông và lưu vực sôngPhần IV: Quá trình thực hiện đề tài3. Những biện pháp thực hiện đề tài

Thực tế dạy học cho thấy khi sử dụng mô hình, khối đồ để hình thành cho học sinh những biểu tượng , khái niệm địa lý khó, trừu tượng như: hướng quay của Trái đất quanh trục và quanh Mặt trời, lưu vực sông, chi lưu, phụ lưu, bình nguyên, cao nguyên.đạt hiệu quả rất cao. Phần IV: Quá trình thực hiện đề tài3. Những biện pháp thực hiện đề tài– Bản đồ: VD: Bản đồ khí hậu thế giới, bản đồ các dòng biển trong đại dương thế giới, bản đồ phân bố lượng mưa trên thế giới… Việc tổ chức, hướng dẫn cho học sinh hoạt động với bản đồ cần theo các bước sau: + Đọc tên bản đồ và bảng chú giải để biết đối tượng địa lý được thể hiện trên bản đồ là gì và người ta đã thể hiện đối tượng đó trên bản đồ như thế nào. + Dựa vào các kí hiệu hoặc màu sắc để xác định vị trí của đối tượng trên bản đồ và thông qua những ký hiệu đó để rút ra nhận xét về tính chất, đặc điểm của các đối tượng địa lý được thể hiện trên bản đồ.

Phần IV: Quá trình thực hiện đề tài3. Những biện pháp thực hiện đề tài

+ Dựa vào bản đồ, kết hợp với kiến thức địa lý, vận dụng các thao tác tư duy (so sánh, phân tích tổng hợp…) để phát hiện các mối quan hệ địa lý không thể hiện trực tiếp trên bản đồ (ở lớp 6 chủ yếu là các mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên với nhau).VD:GV: Cho HS quan sát bản đồ tự nhiên thế giới, hãy chỉ trên bản đồ:? Nơi có địa hình cao nhất thế giới?? Vành đai lửa Thái Bình Dương?Giải thích tại sao nơi đây tập trung nhiều núi lửa?Phần IV: Quá trình thực hiện đề tài3. Những biện pháp thực hiện đề tài

– Tranh ảnh địa lý (treo tường): Ví dụ: Tranh vẽ về trái đất và các hành tinh trong hệ Mặt trời, tranh vẽ sự chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời, tranh vẽ cấu tạo bên trong của núi lửa…

Các hành tinh trong hệ Mặt trờiCấu tạo bên trong của núi lửaPhần IV: Quá trình thực hiện đề tài3. Những biện pháp thực hiện đề tài

Việc tiến hành khai thác kiến thức từ tranh ảnh địa lý được tiến hành theo các bước: + Nói tên của bức tranh xem bức tranh đó thể hiện cái gì (đối tượng địa lý nào, ở đâu). + Chỉ ra những đặc điểm, thuộc tính của đối tượng địa lý được thể hiện trên bức tranh. + Nêu biểu tượng và khái niệm địa lý trên cơ sở những đặc điểm và thuộc tính đó. Tìm cách giải thích các đặc điểm và thuộc tính đó.Phần IV: Quá trình thực hiện đề tài3. Những biện pháp thực hiện đề tài

Tuy nhiên, tranh ảnh chỉ có tác dụng giúp học sinh khai thác một số đặc điểm và thuộc tính nhất định về đối tượng. Vì vậy, giáo viên cần gợi ý học sinh dựa vào kiến thức địa lý đã học kết hợp với bản đồ, biểu đồ và các tư liệu địa lý khác để giải thích đặc điểm thuộc tính cũng như sự phân bố của đối tượng địa lý được thể hiện trên bức tranh đó.VD: GV: Cho HS q/s 2 bức tranh,rồi đặt câu hỏi:?Em có nhận xét gì về sự phân bố thực vật ở 2 bức tranh?giải thích?Từ đó rút ra kết luận sự phân bố thực vật chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi yếu tốnào?Hoang mạc nhiệt đớiRừng mưa nhiệt đớiPhần IV: Quá trình thực hiện đề tài3. Những biện pháp thực hiện đề tài

– Biểu đồ: Trong chương trình Địa lý 6 học sinh làm quen với một số loại biểu đồ như: biểu đồ cột đứng (lượng mưa), biểu đồ đường (nhiệt độ), biểu đồ hình tròn (các thành phần của không khí).H-56:Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa cua địa điểm A Khi sử dụng biểu đồ, giáo viên cần hướng dẫn học sinh phân tích biểu đồ theo các bước: + Đọc tiêu đề của biểu đồ xem biểu đồ thể hiện hiện tượng gì? + Các đại lượng thể hiện trên biểu đồ là gì, trên lãnh thổ nào, vào thời gian nào? Trị số của các đại lượng được tính bằng gì? + Dựa vào các số liệu thống kê đã được trực quan hoá trên biểu đồ, đối chiếu, so sánh chúng với nhau và rút ra nhận xét về các đối tượng và hiện tượng địa lý được thể hiện. Vì học sinh lớp 6 còn nhỏ tuổi, lại ở lớp đầu cấp. Do đó, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tỉ mỉ từng bước làm việc với các loại phương tiện trực quan để khai thác kiến thức, từ đó hình thành ở học sinh kỹ năng sử dụng các phương tiện dạy học trực quan đó và các em có thể vận dụng các kĩ năng này khi học ở các lớp trên. Khi sử dụng biểu đồ, giáo viên cần hướng dẫn học sinh phân tích biểu đồ theo các bước: + Đọc tiêu đề của biểu đồ xem biểu đồ thể hiện hiện tượng gì? + Các đại lượng thể hiện trên biểu đồ là gì, trên lãnh thổ nào, vào thời gian nào? Trị số của các đại lượng được tính bằng gì? + Dựa vào các số liệu thống kê đã được trực quan hoá trên biểu đồ, đối chiếu, so sánh chúng với nhau và rút ra nhận xét về các đối tượng và hiện tượng địa lý được thể hiện. Vì học sinh lớp 6 còn nhỏ tuổi, lại ở lớp đầu cấp. Do đó, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tỉ mỉ từng bước làm việc với các loại phương tiện trực quan để khai thác kiến thức, từ đó hình thành ở học sinh kỹ năng sử dụng các phương tiện dạy học trực quan đó và các em có thể vận dụng các kĩ năng này khi học ở các lớp trên.H-45:Các thành phần của không khíPhần IV: Quá trình thực hiện đề tài3. Những biện pháp thực hiện đề tài

* Biện pháp thứ hai: Giáo viên và học sinh có thể sưu tầm hoặc tự làm một số đồ dùng trực quan hay phóng to một số tranh ảnh trong sách giáo khoa để học sinh tiện quan sát, phân tích các sự vật và hiện tượng địa lý. Ví dụ: Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà tự dùng ngọn đèn và quả bóng vào chỗ tối để biểu diễn sự vận động của Trái đất quanh trục quanh Mặt trời. Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng một cái nón để tạo mô hình núi được cắt ngang và các đường đồng mức, dùng đất sét để tạo mô hình các bộ phận của núi già, núi trẻ, bộ phận rìa lục địa…Phóng to các hình vẽ trong SGK .* Biện pháp thứ ba: ở các trường học đã được trang bị cơ sở vật chất hiện đại, giáo viên nên sưu tầm một số đoạn phim ngắn trên kênh VTV2 (kênh khoa học) truyền hình cáp hoặc sử dụng tư liệu lấy từ mạng Internet, sử dụng phim video giáo khoa, máy chiếu, … làm phương tiện trực quan để xen vào giáo án điện tử thì học sinh sẽ hứng thú, say mê với môn học này. VD: Đoạn phim quay sử dụng chuyển động của Trái đất quanh trục và quanh Mặt trời. Đoạn phim quay cảnh động đất, núi lửa, thuỷ chiều, sóng thần ở một địa điểm. Đoạn phim quay các múi giờ trên Trái đất Đoạn phim quay sự phân bố động, thực vật ở các đới khí hậu. Đoạn phim quay cảnh tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành các cảnh quan thế giới; núi, cồn cát, hang động đá vôi .Phần IV: Quá trình thực hiện đề tài3. Những biện pháp thực hiện đề tàiVD:GV: Cho HS xem 1 clip núi lửa phun ,phim tư liệu múi giờ, hiện tượng ngày và đêm..Phần IV: Quá trình thực hiện đề tài3. Những biện pháp thực hiện đề tài