Phương Pháp Học Tập Hiệu Quả Cho Sinh Viên
--- Bài mới hơn ---
Trung tâm gia sư Tâm Đức nhận giảng dạy tại nhà tất cả các môn trong toàn khu vực TPHCM sẽ chia sẻ cho các bạn những phương pháp học tập hiệu quả cho sinh viên
Học, có rất nhiều phương pháp, tuy nhiên không phải ai cũng có một phương pháp học đúng đắn và hiệu quả. Nhằm hỗ trợ cho các em học sinh, sinh viên học tập tốt và hiệu quả hơn, gia sư Tâm Đức Xin gửi đến các em một phương pháp học tập vừa đơn giản nhưng không kém phần hiệu quả.
Những điểm cần chú ý khi học:
- Tích cực: tích cự trong việc chủ động thời gian, tích cực trong việc tìm tòi phương pháp giải một bài toán khó, hay tích cự học học trong một khoảng không gian bó hẹp hay trong một hoàn cảnh khó khăn . . . chính những điều đó, thói quen đó giúp bạn trưởng thành và có những ý chí kiên định hơn trong việc học và là yếu tố quan trọng để tạo sự thành công, không ai thành công khi lười biến thụ động và thiếu sự tích cực, siêng năng.
- Trường hợp 1 không có mục tiêu: bạn sẽ chẳng biết mình học để làm gì, và chẳng yêu thích việc học , không có hứng thú học điều đó sẽ khiến việc học của bạn tuột dóc đi rất nhiều. Học không có định hướng sẽ kèm theo tư tưởng hôm nay học một ít rồi mai học tiếp, hay khi gặp một bài toán khó thay vì bạn sẽ tìm tòi cách giải từ việc tham khảo sách giáo khoa hay dựa theo lý thuyết hoặc những bài tập cũ có những đặc điểm tương tự để giải thì bạn sẽ vứt nó sang một bên một cách không thương tiếc.
- Trường hợp 2 có mục tiêu cụ thể: ví dụ bạn yêu thích hóa học hay một môn nào đó và có ý chí phấn đấu rằng bản thân sẽ học tốt và hoàn thiện để mình có tên trong danh sách học sinh giỏi của lớp của trường, hay bạn có ước muốn và định hướng nghề nghiệp của mình trong tương lai là bác sĩ hay một vị kỹ sư thì ngay từ bây giờ hoặc cả trước khi bước vào môi trường THPT thì bạn phải vạch rõ cho mình rằng cần học tốt những môn nào và phấn đấu nhiều hơn cho những môn học đó. Tuy nhiên,một ngày 24h thời gian không phải là nhiều cho việc vừa học tại trường và học ở nhà hay nghĩ ngơi, chính vì thế bạn cần phân bổ thời gian một cách hợp lý, không nên học quá nhiều môn trong cùng một ngày vì đó là một phương pháp học không mấy hiệu quả và cũng không nên dành tất cả thời gian cho một môn vì khoa học đã chứng minh học quá 45 phút bạn sẽ khiến cho việc sẽ tiếp thu của mình chậm lại rất nhiều, nếu bạn muốn dành nhiều thời gian cho môn học đó thì cách tốt nhất là sau mỗi 45 phút bạn hãy nghĩ giải lao 10 phút để tinh thần có thể thoải mái và bớt căn thắng để có thể tiếp thu tốt hơn.
- Quản lý tốt thời gian: Quản lý thời gian cũng đồng nghĩa với quản lý công việc, có quản lý tốt mới mang lại hiệu quả tốt, quản lý tốt thời gian và công việc cũng như sắp xếp thời gian phù hợp, làm những công việc hợp lý, không làm phí thời gian và sức khỏa bỏ ra để thực hiện những việc không cần thiết. Để quản lý tốt thời gian bạn cần nắm vững điều gì là quan trọng nhất, nếu bạn đã nắm vững các ưu điểm quan trọng của việc học hay công việc, bạn nên lên danh sách những môn nào cần học trước và làm thao tác nào trước. . .bên cạnh đó bạn cần lên lịch cho các môn cho từng ngày, điều này cho phép bạn lựa chọn những công việc cần phải hoàn thành trong ngày và loại bỏ các công việc có thể hoàn thành vào ngày khác.
- Đọc nhanh : Đọc lướt tài liệu trong khoảng thời gian nhanh nhất có thể tuy nhiên không phải đọc cho có, đọc hoa loa mà là đọc có tư duy nắm bắt được nội dung chính để từ đó ta có thể triển khai tìm hiểu kỹ những điểm chủ chốt nhất và loại bỏ những yếu tố không cần thiết. Ví dụ đối với môn ngữ văn khi đọc văn bản ta cần đọc lướt qua, nắm chắt được nội dung chính tình tiết câu chuyện thì bạn sẽ nhanh chóng tìm được câu trả lời cho những câu hỏi phía cuối bài mà không phải tốn quá nhiều thời gian..
- Biết cách lọc thông tin một cách chọn lọc: Đây là một bước không kém phần quan trọng cho việc học hay bất cứ công việc nào khác. Hiện nay, công nghệ càng phát triển và văn hóa đọc càng có nhu cầu cao hơn do đó có khá nhiều tài liệu cho chúng ta tham khảo, tuy nhiên không phải tài liệu nào cũng hữu ích và đúng theo yêu cầu của người đọc. Chính vì thế việc tìm tài liệu tốt và của những tác giả nổi tiếng hay những nguồn thông tin đáng tin cậy trên internet là một việc hết sức cần thiết cho việc giảm bớt thời gian cho những tài liệu vô bổ, khi ta áp dụng những kiến thức thức ấy vào việc học hay cuộc sống sẽ có ích và hiệu quả hơn.
- ứng dụng lý thuyết vào bài tập và cuộc sống: ” học đi đôi với hành” một câu nói quen thuộc mà ta thương nghe ông bà hay các thầy cô khuyên nên cố gắng thực hiện. Thật đúng vậy, học mà không hành thì không thể giỏi và không nhớ lâu được, hành mà không học thì cũng vô dụng. Học và hành là hai hoạt động luôn đi đôi với nhau.
- Ôn bài: Đây là một thao tác không thể thiếu khi học bất cứ một môn học nào. Có ôn bài thì kiến thức mới được khắc sâu và đó là tiền đề để học tiếp những bài học mới vì kiến thức là một chuỗi logic nối liền với nhau và không thể tách rời.
- Kỹ năng thi:
- Hãy ngủ cho thật sâu và đủ giấc: thực tế khoa học đã chứng minh, ngủ đủ giấc sẽ giúp cho tâm trạng của bạn thoải mái và hoạt động hiệu quả hơn. Ngủ đủ giấc bạn sẽ có đủ sự tỉnh táo, suy luận tốt hơn khi làm một bài toán khó hay một bài văn nào đó hơn là phải thức suốt đêm để ôn bài để rồi phải gật gù khi làm bài vì thiếu ngủ.
- Đọc kỹ đề thi: Bạn sẽ như thế nào khi làm được phân nữa hay đã làm xong bài thì phát hiện mình đi sai đường, làm bài lạc đề, chắc chắn là không thể nào thoát khỏi tâm trạng rối như tơ, hồi hợp vì thời gian không còn là nhiều để có thể làm lại từ đầu một cách hoàn thiện và tốt nhất. Vì thế để tránh tình trạng này xảy ra bạn nên dành ít phút để đọc kỹ đề vì nó chẳng chiếm bao nhiêu thời gian trên thời gian tổng mà bạn có, nhưng bạn bỏ qua hay đọc một cách hoa loa thì hậu quả thật khó có thể lường trước được.
- Xem lại bài trước khi nộp: Hầu hết các cuộc thi đều cho thí sinh nộp bài khi 2/3 thời gian đã trôi qua, tuy nhiên khi nộp bài sớm là bạn đã từ bỏ cơ hội tăng điểm cho bản thân bởi ở những thời gian cuối khi đã làm xong những câu hỏi mà bản thân làm được, áp lực sẽ giảm bớt , tinh thần bớt căng thẳng thì bản thân có thể dễ dàng suy luận những câu hỏi khó, hay nhớ lại những dạng bài mà mình đã từng làm qua để có thể suy luận và áp dụng vào những câu hỏi, những bài toán khó ở cuối giờ, và biết đâu chính những phút cuối ấy lại giúp bạn ghi thêm điểm và thay đổi bảng thành tích của bạn.
- Học nhóm: bạn có thể giỏi môn này nhưng có thể bạn không giỏi được môn kia, do đó học nhóm, thường xuyên trao đổi với bạn bè chính là cách tốt nhất để bù đắp lại lượng kiến thức mà bản thân đánh mất, học hỏi từ bạn bè hay tranh luận là những phương pháp tốt giúp bạn khắc sâu kiến thức hơn bao giờ hết.
Phương pháp học tập hiệu quả cho sinh viên
--- Bài cũ hơn ---