Top 12 # Xem Nhiều Nhất Các Phương Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Phương Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ Em

TRƢỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA SPTN- TỔ SPMN

Ths Cao Thị Lệ Huyền

Bài giảng PHƢƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẦM NON DÀNH CHO HỆ CAO ĐẲNG NGÀNH GDMN

0

LỜI MỞ ĐẦU Giáo dục mầm non là mắc xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân có nhiệm vụ hình thành và phát triển nhân cách trẻ, tạo ra thế hệ ngƣời Việt Nam có đầy đủ những phẩm chất về sức khỏe, trí tuệ cũng nhƣ đạo đức đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách trẻ, phát triển ngôn ngữ là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Mục đích của công việc này là bƣớc đầu hình thành cho trẻ những năng lực ngôn ngữ nhƣ nghe lời nói và phát âm, khả năng sử dụng từ ngữ, các kiểu câu tiếng Việt và đặc biệt là nói năng mạch lạc trong giao tiếp và học tập. Ngoài ra, trẻ còn đƣợc chuẩn bị một số kỹ năng tiền đọc viết để trẻ học tiếng Việt khi học lớp một. Bài giảng này đƣợc sử dụng cho đối tƣợng là sinh viên chuyên ngành giáo dục mầm non, hệ cao đẳng. Bài giảng cũng có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các hệ đào tạo giáo viên mầm non khác .

1

Mục tiêu của học phần 1. Kiến thức: – Hiểu đƣợc khái niệm, đặc điểm, nội dung, phƣơng pháp, hình thức của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. – Vận dụng đƣợc các phƣơng pháp giáo dục chuẩn mực ngữ âm tiếng Việt, phát triển vốn từ, dạy trẻ đặt câu, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo. – Hiểu và vận dụng đƣợc các biện pháp cho trẻ làm quen với biểu tƣợng từ và câu. – Biết đƣợc chƣơng trình cho trẻ làm quen với chữ cái. – Biết lập kế hoạch hoạt động Nhận biết tập nói, hoạt động Làm quen với chữ viết. – Liên hệ thực tiễn việc phát triển ngôn ngữ của trẻ ở trƣờng mầm non. 2. Kỹ năng: – Có kỹ năng xây dựng trò chơi học tập, bài tập trò chuyện với trẻ. – Có kỹ năng lập kế hoạch hoạt động Nhận biết tập nói và Làm quen với chữ cái. – Có kỹ năng tổ chức hoạt động Nhận biết tập nói và Làm quen với chữ cái. – Có kỹ năng lập kế hoạch có trẻ kể chuyện theo tranh, đồ vật, đồ chơi, kinh nghiệm và kể chuyện sáng tạo. – Nhận xét và đánh giá giờ dạy của mình và của sinh viên khác. 3. Thái độ: – Nhận định đƣợc tầm quan trọng của môn học với nghề nghiệp của mình trong tƣơng lai. – Chủ động vận dụng kiến thức đã học để phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo.

2

Chƣơng 1

PHƢƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ EM LÀ MỘT KHOA HỌC A. Mục tiêu – Hiểu đƣợc đối tƣợng nghiên cứu của môn học. – Hiểu đƣợc mối liên hệ giữa phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ với các ngành khoa học khác. – Biết các phƣơng pháp nghiên cứu môn học. B. Nội dung 1.1.

Đối tƣợng nghiên cứu Là quá trình dạy nói cho trẻ 0 – 6 tuổi, bao gồm: – Mục đích dạy học: phát triển hoạt động ngôn ngữ cho trẻ ở trƣờng MN – Nhiệm vụ của môn học: + Giáo dục chuẩn mực ngữ âm. + Hình thành và phát triển vốn từ. + Dạy trẻ các mẫu câu tiếng Việt. + Phát triển lời nói mạch lạc. + Phát triển lời nói nghệ thuật. + Chuẩn bị cho trẻ học đọc, học viết ở trƣờng phổ thông. + Giáo dục tình yêu, sự trân trọng tiếng mẹ đẻ và văn hoá giao tiếp ngôn

ngữ. – Phƣơng pháp và biện pháp: Sử dụng các phƣơng pháp, biện pháp dạy học phù hợp với độ tuổi mầm non đƣợc vận dụng cụ thể vào công việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. – Các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục và dạy học. – Các điều kiện và phƣơng tiện dạy học. 1.2.

Mối liên hệ giữa phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ với các ngành

khoa học khác 1.2.1. Mối liên hệ với ngôn ngữ học Các kiến thức về ngôn ngữ học là những kiến thức cơ bản của ngôn ngữ

3

tiếng Việt. Phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ mầm non cũng bắt đầu từ việc phát triển các nội dung đó. Vì vậy, những kiến thức về ngôn ngữ học sẽ là những kiến thức cơ sở giúp cho các nhà giáo dục hiểu đúng nội dung, tìm ra các phƣơng pháp hiệu quả để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 1.2.2. Mối liên hệ với tâm lí học trẻ em Tâm lý học trẻ em trƣớc tuổi học đã nghiên cứu chức năng tâm lí trẻ, các hoạt động chủ đạo của trẻ… Dựa trên, cơ sở nghiên cứu đó, các nhà giáo dục xác định đuợc mục đích, nhiệm vụ, nội dung, phƣơng pháp và hình thức dạy trẻ nói cho phù hợp với từng độ tuổi và năng lực của trẻ. 1.2.3. Mối liên hệ với giáo dục học mầm non Phát triển ngôn ngữ đƣợc coi nhƣ là một bộ phận của khoa học giáo dục mầm non, lĩnh vực cụ thể của khoa học giáo dục mầm non. Phát triển ngôn ngữ đƣợc tích hợp trong tất cả các hoạt động giáo dục trong trƣờng mầm non. Nắm vững khoa học giáo dục học mầm non, giải quyết tốt mối quan hệ giữa các môn học, tận dụng các cơ hội có đƣợc, giáo viên mầm non có thể nâng cao chất lƣợng giáo dục ngôn ngữ cho trẻ. 1.2.4. Mối liên hệ với sinh lí học Ngôn ngữ có cơ sở sinh lý học. Bộ máy phát âm của con ngƣời là cơ quan sản sinh ra âm thanh ngôn ngữ. Hoạt động của tƣ duy ngƣời là sản phẩm của não bộ. Thính giác giúp trẻ nghe lời nói trong quá trình học nói. Nhƣ vậy, hoạt động lời nói có cơ sở sinh lý học. 1.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu – Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp các tài liệu lí luận. – Phƣơng pháp quan sát sƣ phạm. – Phƣơng pháp điều tra giáo dục: điều tra bằng phiếu câu hỏi, trò chuyện, phỏng vấn, toạ đàm, trắc nghiệm. – Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm sƣ phạm. – Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm. – Phƣơng pháp thống kê toán học.

4

Câu hỏi ôn tập 1. Tại sao nói phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ trẻ em là một khoa học? 2. Đối tƣợng nghiên cứu của khoa học phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ trẻ em là gì? Nó có quan hệ nhƣ thế nào với các khoa học khác?

5

Chƣơng 2

NHIỆM VỤ, HÌNH THỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ TRẺ EM A. Mục tiêu – Hiểu đƣợc các nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. – Hiểu đƣợc các phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. – Hiểu đƣợc các hình thức phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. B. Nội dung 2.1. Các nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ trẻ em: Có 7 nhiệm vụ 2.1.1. Giáo dục chuẩn mực ngữ âm tiếng Việt – Luyện cho trẻ nghe âm thanh ngôn ngữ. – Dạy trẻ phát âm đúng các âm vị tiếng Việt trong các kết hợp âm tiết – từ câu theo chuẩn mực âm thanh tiếng Việt. – Dạy trẻ biết điều chỉnh hơi thở ngôn ngữ để tạo nên sự hợp lý của âm thanh ngôn ngữ về cƣờng độ, nhịp điệu, tốc độ của lời nói, ngữ điệu khi nói để tạo nên sự biểu cảm khi giao tiếp. – Sửa các lỗi phát âm của trẻ. 2.1.2. Hình thành và phát triển vốn từ cho trẻ – Làm giàu vốn từ cho trẻ: làm phong phú số lƣợng từ của trẻ. – Nâng cao khả năng hiểu nghĩa của từ của trẻ, dạy trẻ dùng từ chính xác, phát triển vốn từ đồng nghĩa, trái nghĩa, nhiều nghĩa. – Tích cực hoá vốn từ cho trẻ: giúp trẻ sử dụng từ một cách chính xác, linh hoạt trong các ngữ cảnh giao tiếp. 2.1.3. Dạy trẻ sử dụng các mẫu câu tiếng Việt – Dạy trẻ nói đúng các mẫu câu theo cấu trúc tiếng Việt. – Sửa câu sai cho trẻ, nhƣ câu thiếu thành phần, câu sai trật tự từ, câu sai logic. 2.1.4. Phát triển lời nói mạch lạc – Đơn vị ngôn ngữ để giao tiếp không phải là một câu mà là một ngôn bản. Vì thế sự mạch lạc của lời nói là rất cần thiết.

6

– Dạy lời nói mạch lạc cho trẻ có hai dạng: độc thoại và đối thoại. Thực chất đó là việc rèn khả năng tƣ duy ngôn ngữ và sử dụng lời nói để giao tiếp. Sự mạch lạc của ngôn ngữ chính là sự mạch lạc của tƣ duy. – Mục đích của phát triển lời nói mạch lạc là để giúp trẻ tƣ du y ngôn ngữ tốt, diễn đạt rõ ràng, không ê a, biết ngắt nghỉ giọng đúng chỗ, lời nói mang sắc thái biểu cảm. 2.1.5. Chuẩn bị cho trẻ học đọc, học viết ở trƣờng phổ thông – Dạy trẻ nhận diện và phát âm đúng 29 chữ cái theo kiểu chữ in thƣờng – Cho trẻ làm quen với các khái niệm âm, tiếng, từ, câu. – Cho trẻ làm quen dần với các kỹ năng: ngồi, cầm bút, tô, viết, giở sách, biết cách đọc sách… 2.1.6. Phát triển lời nói nghệ thuật thông qua việc cho trẻ tiếp xúc với thơ, truyện Cho trẻ tiếp xúc với thơ, truyện là con đƣờng phát triển lời nói, đặc biệt là lời nói nghệ thuật. Thông qua các tác phẩm văn học có chọn lựa, trẻ học đƣợc lời hay, ý đẹp, những từ trong sáng, gợi cảm, lối nói ví von… Qua đó trẻ có thể sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp một cách phong phú, hay, đẹp. 2.1.7. Giáo dục tình yêu đối với tiếng mẹ đẻ và văn hoá giao tiếp ngôn ngữ. – Dạy trẻ biết sử dụng ngữ điệu sao cho phù hợp, biểu cảm; sử dụng từ ngữ chính xác, phong phú, gợi cảm; sử dụng câu phù hợp với hoàn cảnh, diễn đạt rõ ràng mạch lạc… – Giáo dục trẻ biết phối hợp các phƣơng tiện phi ngôn ngữ (cử chỉ, điệu bộ…) để lời nói thêm biểu cảm, cuốn hút ngƣời nghe. 2.2. Các phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ trẻ em 2.2.1. Phƣơng pháp trực quan Phƣơng pháp này đảm bảo mối liên hệ giữa hệ thống tín hiệu thứ nhất (đối tƣợng để trực quan) và hệ thống tín hiệu thứ hai (ngôn ngữ phát ra khi quan sát đối tƣợng). 2.2.1.1. –

Mục đích phƣơng pháp: Hình thành một số kiến thức mới, hình thành vốn từ cho trẻ.

7

Củng cố kiến thức, củng cố vốn từ.

Rèn luyện phát âm.

2.2.1.2.

Các dạng trực quan:

8

– Nội dung tham quan phải đáp ứng đƣợc sở thích của trẻ. – Tổ chức tham quan phải giúp trẻ chú ý đến cái chính, cái trọng tâm. Không để cho những cái nhỏ, lẻ chi phối trẻ. – Buổi tham quan không mang tính chất của buổi học. Nó phải đƣợc tổ chức nhẹ nhàng, thoải mái. Trƣớc khi tổ chức cho trẻ tham quan cô giáo cần phải cần phải lập kế hoạch cụ thể. – Sau buổi tham quan cần tổ chức cho trẻ củng cố lại những nhận thức và ấn tƣợng đã thu nhận đƣợc trong buổi tham quan. c. Xem phim Là cách sử dụng máy móc, thiết bị vào quá trình dạy học trong điều kiện cho phép, tạo điều kiện cho trẻ quan sát, tham quan cảnh vật mà trẻ không thể đến tận nơi để quan sát, hoặc cho trẻ xem lại những cảnh quay trong quá khứ. Ví dụ: xem phim về cuộc sống của con vật ở trong rừng, động vật sống dƣới biển sâu… 2.2.2. Phƣơng pháp dùng lời 2.2.2.1.

Đàm thoại

– Là cách sử dụng hệ thống câu hỏi của cô và câu trả lời của trẻ nhằm giúp cho ngôn ngữ của trẻ phát triển. – Đàm thoại cần đƣợc tiến hành thoải mái, đáp ứng đƣợc yêu cầu của trẻ, cần tiến hành đối với từng trẻ. Nên có đồ dùng trực quan đặt trƣớc mắt trẻ khi đàm thoại. – Hệ thống câu hỏi cần phù hợp với khả năng nhận thức và đặc điểm ngôn ngữ của trẻ. 2.2.2.2.

Sử dụng lời nói mẫu

Mẫu lời nói đƣợc sử dụng nhƣ một phƣơng pháp khi chỉ cho đứa trẻ cách thức tốt nhất để diễn đạt suy nghĩ của mình. Lƣu ý, số lƣợng câu trong mẫu phải phù hợp với khả năng chú ý và trí nhớ của trẻ. Trẻ càng nhỏ câu càng phải ngắn gọn. 2.2.2.3.

Giảng giải

Là phƣơng pháp dùng lời nói cho trẻ hiểu về đặc điểm,tính chất của một vật hay một hành động nào đó. Cô sử dụng những từ mà trẻ đã biết để

9

10

– Giờ ƣu thế: Làm quen với tác phẩm văn học, Làm quen với môi trƣờng xung quanh. Ngoài ra, các giờ học khác đều có tác dụng đối với sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 2.3.2. Phát triển ngôn ngữ trong các hoạt động khác Ngoài các giờ học, các hoạt động giáo dục ở trƣờng mầm non nhƣ: lao động, hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời, chế độ sinh hoạt hàng ngày đều có vai trò quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Nhƣ vậy, từ hình thức phát triển ngôn ngữ cho trẻ ta thấy rõ, nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ cho trẻ đƣợc tích hợp trong các hoạt động giáo dục. Câu hỏi ôn tập: 1. Có mấy nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, nhiệm vụ nào là quan trọng nhất? 2. Phân tích mối quan hệ giữa các nhiệm vụ. 3. Trình bày các phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. 4. Trình bày các hình thức phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non.

11

Chƣơng 3

GIÁO DỤC CHUẨN MỰC NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT A. Mục tiêu – Hiểu đƣợc khái niệm giáo dục chuẩn mực ngữ âm. – Hiểu đƣợc các nhiệm vụ, nội dung, biện pháp, hình thức giáo dục chuẩn mực ngữ âm tiếng Việt cho trẻ mầm non. – Vận dụng đƣợc biện pháp giáo dục chuẩn mực ngữ âm cho trẻ từng độ tuổi. – Xây dựng trò chơi học tập nhằm rèn luyện chuẩn mực ngữ âm cho trẻ. B. Nội dung 3.1. Khái quát về giáo dục chuẩn mực ngữ âm tiếng Việt 3.1.1. Bộ máy phát âm – cơ quan sản sinh ra âm thanh ngôn ngữ – Bộ máy phát âm của con ngƣời là một trong những điều kiện vật chất quan trong nhất mà thiếu nó không thể có ngôn ngữ. Nếu trong cấu tạo của nó có sự khiếm khuyết nào đó thì việc hình thành lời nói là điều hết sức khó khăn. – Trẻ em mới sinh ra chƣa có bộ máy phát âm hoàn chỉnh. Tuổi mầm non là giai đoạn hoàn chỉnh dần bộ máy đó. 3.1.2. Giáo dục chuẩn mực chính âm là gì? Giáo dục chuẩn mực ngữ âm cho trẻ là tập cho trẻ phát âm chính xác, rõ ràng mọi câu, tiếng của tiếng Việt đúng quy định. Ngoài ra, còn rèn luyện cho trẻ khả năng nghe âm thanh ngôn ngữ, biết điều khiển hơi thở đúng, biết điều chỉnh giọng nói của mình sao cho biểu cảm, phù hợp với từng hoàn cảnh giao tiếp. 3.1.3. Đặc trƣng của việc dạy tiếng Việt. Âm tiết là đơn vị phát âm cơ bản. Trong tiếng Việt, khi phát âm, các âm tiết tách rời nhau, mỗi âm tiết lại gắn với một thanh điệu. Vì thế dạy trẻ phát âm đúng trƣớc hết phải dạy trẻ phát âm rõ từng âm tiết và thanh điệu của từng âm tiết đó. 3.2. Các nhiệm vụ giáo dục chuẩn mực ngữ âm tiếng Việt 3.2.1. Rèn luyện khả năng nghe lời nói – Rèn luyện cho trẻ nghe và phân biệt âm thanh trong cuộc sống.

12

– Rèn luyện cho trẻ tri giác đƣợc tính biểu cảm của ngôn ngữ: sự âu yếm, sự vui vẻ, sự buồn bã… – Rèn luyện cho trẻ phân biệt các âm vị – Rèn luyện khả năng nghe cho trẻ bao gồm các thành tố nhƣ: khả năng chú ý nghe, nghe từng âm vị, tri giác tốc độ khả năng nghe tốt tạo điều kiện cho khả năng nói phát triển. 3.2.2. Rèn luyện khả năng phát âm – Rèn luyện bộ máy phát âm: rèn luyện sự linh hoạt của lƣỡi, môi, răng… – Rèn luyện thở ngôn ngữ: là rèn luyện khả năng hít vào nhanh, ngắn và thở ra nhịp nhàng tạo điều kiện cho khả năng nói các câu một cách thoải mái trong quá trình diễn đạt. Thở ngôn ngữ đúng tạo điều kiện phát âm rõ nét, giữ đƣợc cƣờng độ nói phù hợp, lời nói khúc chiết, nhẹ nhàng, lời nói biểu cảm. – Rèn luyện giọng nói cho trẻ: là giúp cho trẻ có khả năng điều khiển giọng nói của mình sao cho trở nên biểu cảm, rõ ràng, thể hiện đƣợc thái độ, tình cảm của ngƣời nói. Cần chú ý đến đặc tính của giọng nói: + Cao độ: sự nâng lên, hạ xuống của âm thanh, chuyển giọng từ cao xuống thấp và ngƣợc lại. + Cƣờng độ: phát âm với một cƣờng độ chính xác, hợp lý phù hợp với ngữ cảnh. + Âm sắc: sắc thái riêng làm nên đặc trƣng của giọng nói mỗi ngƣời (âm vang, trầm, ấm, đục…). 3.2.3. Hoàn thiện chuẩn mực chính âm: Chính âm là quy định thống nhất về âm thanh ngôn ngữ tiếng nói của một quốc gia, dân tộc. Trong tiếng Việt, các nhà ngôn ngữ xác định phát âm của phƣơng ngữ Hà Nội đƣợc lấy làm cơ sở chính âm. Giáo viên phải nắm vững chính âm và phát âm chuẩn. Giáo viên căn cứ vào đó làm mẫu cho trẻ phát âm và khắc phục các lỗi do tiếng địa phƣơng gây ra. 3.2.4. Rèn luyện ngữ điệu lời nói Ngữ điệu là tổng hợp phức tạp các phƣơng tiện biểu cảm ngữ âm của lời nói nhƣ: giai điệu, tốc độ, nhịp điệu, trọng âm (logic và ngữ pháp), âm sắc.

13

– Giai điệu: nâng lên hoặc hạ giọng nói làm lời nói mang sắc thái khác nhau (du dƣơng, mềm mại…). – Tốc độ: nhanh, chậm. – Nhịp điệu: lời nói nhịp nhàng, tách bạch các từ, âm tiết. – Trọng âm: nhấn mạnh về phát âm trong lời nói. – Âm sắc: lời nói thể hiện sắc thái riêng, đặc trƣng giọng nói của từng ngƣòi. Cô giáo cần giáo dục trẻ biết thể hiện ngữ điệu phù hợp trong các hoàn cảnh giao tiếp. 3.2.5. Sửa các l i phát âm cho trẻ Ở tuổi mầm non, khi cơ quan phát âm đang ở giai đoạn hoàn thiện thì trẻ thƣờng mắc các lỗi phát âm. Cô giáo căn cứ vào chính âm để sửa các lỗi phát âm cho trẻ. 3.3. Các nội dung và biện pháp giáo dục chuẩn mực ngữ âm 3.3.1. Giai đoạn 1 ( trẻ từ 18 tháng đến 36 tháng tuổi) 3.3.1.1. Đặc điểm Trẻ lứa tuổi này phát triển nhanh chóng, khả năng hiểu lời nói, vốn từ tăng nhanh, cấu trúc từ hoàn thiện, thƣờng sử dụng câu ngắn. Mặt âm thanh ngôn ngữ đƣợc phát triển mạnh, cơ quan phát âm hoàn thiện một bƣớc (hai hàm răng hình thành đã điều khiển đƣợc môi, lƣỡi..) tạo điều kiện phát âm đƣợc. Tri giác nghe tốt hơn cũng có tác động tốt đến khả năng phát âm. 3.3.1.2. Nhiệm vụ Bằng con đƣờng giao tiếp thƣờng xuyên, có hệ thống của trẻ với ngƣời lớn, cô giáo chú ý phát triển tri giác nghe, củng cố và phát triển các bộ phận của cơ quan phát âm. 3.3.1.3. Nội dung và biện pháp – Cho trẻ bắt chƣớc và rèn luyện phát âm các phụ âm môi nhƣ: p, b, m, các nguyên âm đơn: a, o, ô ,ơ… – Đối với trẻ 2 tuổi trở đi, cần đƣa ra các âm khó phát âm hơn nhƣ: s, r, ch, x, có thể giai đoạn này các âm này trẻ chƣa phát âm chính xác nhƣng vẫn cần đƣợc rèn luyện.

14

– Dựa vào bộ phát âm của trẻ mà cô cho trẻ phát âm các âm trong các kết hợp khác nhau. Ví dụ: âm vị “b”  bà bế bé. Điều này giúp trẻ phát âm rõ các âm vị, cũng chính là luyện khả năng nghe âm vị và phát âm của các âm vị đó. – Cho trẻ nhắc đi nhắc lại các âm vị sẽ tạo thành các mẫu, từ đó rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo phát âm, cấu tạo âm của trẻ. – Cần đặc biệt lƣu ý các âm mà trẻ phát âm không chính xác hoặc hoàn toàn không phát âm đƣợc để rèn luyện cho trẻ. Ví dụ: các nguyên âm đôi nhƣ iê, uô, ƣơ, các vần có âm đệm u, các phụ âm s, x, ch, l. – Các mẫu phát âm cần đặt trong hoạt động ngôn ngữ giao tiếp. Quá trình rèn luyện này có thể thông qua một số giờ học ( Làm quen với âm nhạc, nhận biết tập nói, Làm quen văn học…), đặc biệt thông qua qua trò chơi. 3.3.2. Giai đoạn 2 (trẻ 3 – 5 tuổi) 3.3.2.1. Đặc điểm Ở tuổi này vốn từ của trẻ tăng nhanh. Trẻ hiểu nghĩa của từ và dùng từ chính xác hơn. Trẻ đã sử dụng đƣợc nhiều mẫu câu đơn giản đúng ngữ pháp, kể tuần tự đƣợc một số câu chuyện ngắn, trẻ cũng đã biết kể chuyện theo tranh. Nhƣ vậy, điều kiện và khả năng giao tiếp đã mở rộng. Mặt âm thanh của lời nói cũng nhanh chóng phát triển. Trẻ lĩnh hội và phát âm đƣợc nhiều âm vị, phát âm các từ, các câu rõ nét hơn. Trẻ bắt đầu biết điều chỉnh tốc độ, cƣờng độ của giọng nói. 3.3.2.2. Nhiệm vụ Phát triển khả năng nghe các âm tiết, phát âm đúng trong tất cả các âm vị tiếng Việt trong từ, trong câu một cách rõ ràng, rành mạch. Tiếp tục rèn luyện kỹ năng điều chỉnh giọng nói với cƣờng độ, tốc độ phù hợp với tình huống giao tiếp. 3.3.2.3. Biện pháp – Biện pháp chủ yếu là sử dụng các bài tập, TC tập cho trẻ phát âm các âm vị trong tiếng việt. Đặc biệt, các âm vị khó nhƣ âm: s, tr, r, x, ch…phải chú ý tập cho trẻ ngay từ khi mới 3 tuổi. – Luyện phát âm các âm vị tiếng mẹ đẻ bao gồm 4 loại công việc tuần tự thay

15

đổi nhƣ sau: + Luyện các bộ phận của cơ quan phát âm nhƣ môi, lƣỡi, hàm. Việc này đƣợc tiến hành bằng cách, giáo viên tổ chức các bài tập, trò chơi để phát triển, chính xác hoá các vận động của các bộ phận cấu âm nhƣ luyện cấu âm đúng, thở nhịp nhàng bằng miệng, phát triển, điều chỉnh giọng nói. Ví dụ: luyện độ linh hoạt của lƣỡi qua TC “Chú lƣỡi vui tính”… + Chính xác hoá việc phát âm các âm vị riêng biệt, biết tách một âm ra khỏi âm khác bằng các bài tập trò chơi, tách biệt các âm ra và phát âm để sau đó trẻ có thể bắt chƣớc làm theo. Loại công việc này giúp trẻ phân biệt đƣợc các âm vị gần nhau. Rèn luyện phát âm kết hợp với thể hiện ngôn ngữ và luyện giọng. Ví dụ: trò chơi “Đoán xem con gì kêu” (làm tiếng ong kêu “rì rì” để luyện phát âm “r” hoặc tiếng ve kêu để luyện âm “v”) + Luyện phát âm đúng các âm vị trong âm tiết, trong từ. Lựa chọn các từ, các âm tiết khác nhau có chứa một âm vị nào đó để tập cho trẻ phát âm rõ nét các âm vị đó. Ví dụ: trò chơi “Con gì xuất hiện” (luyện phát âm đúng âm “r” bằng cách đƣa các loại con có tên gọi là âm “r” rồi cho trẻ gọi tên: con rết, con ruồi, con rắn…) + Luyện phát âm đúng các âm trong cấu trúc câu (lời nói) thông qua trò chơi, câu đố, thơ ca, truyện. Ví dụ: cho trẻ đọc đồng dao bài “Dung dăng dung dẻ” để luyện âm “d”… 3.3.3. Giai đoạn 3 ( trẻ 5 – 6 tuổi) 3.3.3.1. Đặc điểm Đa số trẻ mẫu giáo lớn đã nắm đƣợc và phát âm chính xác tất cả các âm vị của tiếng mẹ đẻ và các thanh điệu. Các từ, các câu trẻ đều phát âm tƣơng đối chính xác, giọng điệu phù hợp với nội dung và hoàn cảnh giao tiếp. Số ít trẻ còn mắc một số lỗi sai về phát âm khi gặp các từ khó, bỏ sót một số nguyên âm. Một số trẻ khác không phân biệt đƣợc các âm gần giống nhau nhƣ: s-x, tr-ch, r-d, hoặc chƣa làm chủ đƣợc cƣờng độ, ngữ điệu giọng nói. 3.3.3.2. Nhiệm vụ – Tiếp tục hoàn thiện khả năng nghe lời nói, củng cố các kỹ năng nói đúng các từ, câu, sử dụng ngữ điệu phù hợp với hoàn cảng giao tiếp.

16

– Phân biệt và rèn luyện phát âm chính xác những âm trẻ thƣờng hay lẫn lộn nhƣ: s-x, tr-ch, r-d. 3.3.3.3. Biện pháp – Chọn các âm gần nhau để trẻ so sánh và phân biệt. Ví dụ: quả sấu – xấu xí; xôi gấc – nƣớc sôi, trồng cây – cây chuối. – Phân biệt âm trong các từ bằng cách chọn các bức tranh hoặc các trò chơi có các từ có các âm khác nhau, cần phân biệt và dạy trẻ phân biệt chúng. Ví dụ: âm c, cho trẻ xem tranh ” quả cà”, tranh “con cá”. – Phân biệt các âm trong cấu trúc câu, cô sử dụng các bài tập, các trò chơi ngôn ngữ, các câu chuyện, tranh ảnh…để tập cho trẻ nói nhanh và luyện nghe cho trẻ. 3.4. Các hình thức rèn luyện ngữ âm cho trẻ 3.4.1. Tiết học rèn luyện phát âm – Đối với trẻ dƣới 3 tuổi: + Hình thức: cá nhân + Thời gian: từ 10 – 15 phút + Mục đích: Phát triển sự chú ý lời nói, phát triển tri giác nghe, thở ngôn ngữ, hoàn thiện bộ máy phát âm. + Biện pháp: ƣu tiên sử dụng biện pháp bắt chƣớc, sử dụng các bài đồng dao, ca dao, trò chơi. – Đối với trẻ 3 – 5 tuổi: + Hình thức: cả nhóm + Thời gian: 15 – 20 phút. + Mục đích: phát triển khả năng nghe hình vị và lời nói, tiếp tục hoàn thiện vận động bộ máy phát âm; củng cố kỹ năng phát âm; hoàn thiện phát âm đúng từ, câu; phát triển kỹ năng sử dụng cƣờng độ giọng nói thích hợp, tốc độ ngữ điệu hợp lý. + Biện pháp: Sử dụng trò chơi độc lập, các bài tập trò chơi, câu đố, chuyện vui, chuyện kể…

17

– Đối với trẻ 5 – 6 tuổi: + Hình thức: cả nhóm + Thời gian: 15 – 20 phút. + Mục đích: rèn luyện, củng cố và hoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo có liên quan đến các mặt của chuẩn mực ngữ âm. Chú ý đặc biệt đƣợc hƣớng đến các âm vị s – x, r – d, tr – ch, l – n … + Biện pháp: Sử dụng trò chơi học tập, câu đố, tục ngữ, ca dao, đồng dao, thơ, chuyện vui, chuyện kể…. 3.4.2. Đƣa việc rèn luyện ngữ âm vào các tiết học Có thể đƣa việc rèn luyện phát âm cho trẻ trong các giờ: kể chuyện, đọc thơ, âm nhạc, làm quen với chữ cái… 3.4.3 Rèn luyện ngữ âm ngoài giờ học Mọi lúc, mọi nơi cô đều có thể luyện ngữ âm cho trẻ nhƣ: lúc tập thể dục, đi dạo, chơi tự do, đón trả trẻ….Công việc này cô cần tiến hành thƣờng xuyên và kiên trì. Câu hỏi ôn tập: 1. Thế nào là giáo dục chuẩn mực ngữ âm cho trẻ mầm non? 2. Phân tích các nhiệm vụ giáo dục chuẩn mực ngữ âm cho trẻ mầm non. 3. Trình bày đặc điểm ngữ âm của trẻ nhà trẻ, mẫu giáo. 4. Nêu biện pháp giáo dục chuẩn mực ngữ âm cho trẻ các độ tuổi. 5. Thiết kế giờ học giáo dục chuẩn mực ngữ âm cho trẻ 24 – 36 tháng, 3 – 4 tuổi.

18

Chƣơng 4

HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN VỐN TỪ A. Mục tiêu: – Biết đặc điểm vốn từ của trẻ tuổi mầm non. – Hiểu đƣợc các nhiệm vụ hình thành vốn từ cho trẻ mầm non. – Hiểu và vận dụng đƣợc các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mầm non. – Có kỹ năng xây dựng trò chơi nhằm phát triển vốn từ cho trẻ. – Có kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức hoạt động nhận biết tập nói cho trẻ. B. Nội dung 4.1. Đặc điểm vốn từ của trẻ mầm non 4.1.1. Vốn từ xét về mặt số lƣợng – Từ 12 tháng trở đi, ở trẻ bắt đầu xuất hiện các từ chủ động đầu tiên. 18 tháng trẻ có khoảng 11 từ (nhiều nhất 24 từ). – Từ 19 – 21 tháng, số lƣợng từ tăng nhanh, 21 tháng có khoảng 220 từ, 24 tháng có 234 từ, 30 tháng có 434 từ, 36 tháng có khoảng 468 từ. – Năm thứ 3, trẻ sử dụng đƣợc hơn 500 từ chủ yếu là các danh từ, động từ, tính từ chỉ các sự vật, hiện tƣợng xung quanh, quen thuộc với trẻ. – Trẻ 4 tuổi có khoảng 700 từ, hầu hết các từ loại xuất hiện trong vốn từ của trẻ. – Trẻ 5 – 6 tuổi có khoảng 1033 từ, tính từ và các từ loại khác chiếm tỉ lệ cao hơn.  Quy luật tăng số lượng từ của trẻ: – Số lƣợng từ tăng theo thời gian. – Sự tăng số lƣợng từ có tốc độ không đều, có giai đoạn tăng nhanh, có giai đoạn tăng chậm. Năm thứ ba tốc độ tăng nhanh nhất. Từ 3 – 6 tuổi tốc độ giảm dần. 4.1.2. Vốn từ xét về cơ cấu từ loại Theo Nguyễn Xuân Khoa, tiếng Việt có 9 loại từ: danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ, phó từ, quan hệ từ, định từ, tình thái từ. Các từ loại xuất hiện dần trong vốn từ của trẻ. Đầu tiên chủ yếu là danh từ, sau đó đến động từ, tính từ rồi đến các từ loại khác.

19

Phương Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ Mầm Non

– Phát triển vốn từ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ , vốn từ nghèo nàn sẽ ảnh hưởng đến giao tiếp của trẻ.

– Trong biện pháp này giáo viên cần chủ động lập kế hoạch phát triển vốn từ cho trẻ theo nội dung trẻ quan tâm hoặc chủ điểm. Vốn từ cung cấp cần tăng dần độ khó, tăng thêm về số lượng.

– Sau khi đã lập kế hoạch trên thì tôi sẽ lồng ghép nội dung vốn từ cần cung cấp và các giờ học, trò chuyện đầu giờ, trong hoạt động vui chơi ( hoạt động ngoài trời).. mọi lúc mọi nơi khi có thể giao tiếp trò chuyện với trẻ (hình thức là cô đọc mẫu trẻ đọc theo). Ngoài việc thực hiện trên lớp tôi sẽ phô tô kế hoạch phát triển vốn từ cho mỗi phụ huynh và kèm theo hướng dẫn thực hiện để khi về nhà bố mẹ trẻ có thể cung cấp thêm cho trẻ khi có thời gian rảnh rỗi.

– Ngôn ngữ của trẻ có quan hệ mật thiết với các hoạt động của trẻ. Không thể phát triển ngôn ngữ cho trẻ nếu tách rời trẻ khỏi các hoạt động. Hoạt chủ đạo của trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ 5 tuổi nói riêng là hoạt động vui chơi. Chính vì thế mà tôi chọn tổ chức trò chơi là cách phát triển vốn từ, khả năng vận dụng vốn từ vào việc luyện câu cho trẻ trong nội dung nay được tổ chức thường xuyên trong lớp học của tôi. Như trò chơi dân gian, trò chơi học tập, trò chơi sáng tạo…..

VD Trò chơi học tập : chiếc túi kỳ lạ, hoặc cánh cửa thần kỳ.

Cách thức thực hiện như sau:

Cách tổ chức trò chơi:

+ Cách chơi: Cho đồ chơi ( có thể là vật thật như: rau củ quả… ) vào trong chiếc túi ( không cho trẻ nhìn thấy) sau đó gọi trẻ lên và yêu trẻ thò tay và túi kỳ lạ dùng cảm giác của bàn tay xờ mó và kết hợp dùng lời nói miêu tả lại món đồ mà mình nắm được và phải đoán được tên của đồ vật trong túi kết hợp đem ra cho cô giáo cùng các bạn trọng lớp kiểm tra kết quả.

Như vậy qua trò chơi ” chiếc túi kỳ lạ” trong quá trình trẻ xờ mó bằng tay và phải kết hợp lời nói để miêu tả đồ vật, thì đã kích thích trí tưởng tượng, chú ý và đặc biệt là kích thích khả năng huy động sắp xếp từ tạo câu của trẻ để diễn đạt. Qua đó ngôn ngữ của trẻ sẽ được phát triển ( khả năng diễn đạt mạch lạc).

– Đặc điểm tư duy của trẻ mẫu giáo là trực quan hình tượng, trẻ ghi nhớ và nhớ lại những sự kiện, những ấn tượng mà trẻ đã được trải nghiệm, vì vậy lựa chọn vật thật và đồ dùng trực quan dạy trẻ phải là những đồ vật gần gũi, có ở địa phương.

– Việc dạy trẻ thông qua vật thật, vừa giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh, vừa cung cấp vốn từ cho trẻ. Cần biết lựa chọn đối tượng cung cấp gần gũi với cuộc sống trẻ, kết hợp chuẩn bị vật thật hoặc đồ dùng trực quan để trẻ quan sát, lựa chọn câu hỏi ngắn gọn, từ dễ đến khó. Khuyến khích trẻ trả lời đủ câu.

Ví dụ: Đề tài : làm quen một số loại rau ( chủ điểm: thế giới thực vật)

– Chọn đối tượng làm quen: Các loại rau có ở địa phương như: rau cải, rau muống, rau gót, su hào…

– Số lượng làm quen : vừa phải (5- 6loại)

– Phương pháp hướng dẫn: Giáo viên chỉ vào từng loại rau và nói tên.

Ví dụ : Cô chỉ vào “củ cà rốt” cho trẻ nhắc lại “củ cà rốt” mỗi từ như vậy nhắc lại 2-3 lần. Sau khi trẻ nắm vững từ mới thì dạy trẻ nói cả câu “Đây là củ cà rốt”. sau đó đưa ra từ mệnh lệnh “để củ cà rốt” vào rổ và đặt lên bàn cho cô”. Khi trẻ thực hiện đúng yêu cầu của cô giáo có nghĩa là trẻ đã hiểu được nghĩa của từ.

– Ngoài ra tôi còn tích cực thu thập các nguyên liệu thiên nhiên và phế liệu gia đình để dạy trẻ tạo sản phẩm theo chủ để. Đưa sản phẩm của trẻ tạo ra vào các hoạt động vui chơi, học tập.

Đọc thơ, kể chuyện sẽ cung cấp cho trẻ những khuôn mẫu về ngôn ngữ giúp trẻ hiểu được nghĩa của từ có tính trừu tượng.

VD : dũng cảm ( chú dê đen ) hay “hiếu thảo” trong truyện ” ba cô gái”.

– Dạy trẻ kể chuyện theo tranh sẽ giúp trẻ phát triển được ngôn ngữ mạch lạc rèn luyện khả năng diễn đạt câu. Với hình thức này tôi sẽ tổ chức thực hiện như sau:

VD: Truyện: Tích chu

Hoạt động 2: Giúp trẻ nhớ, hiểu nội dung câu truyện tôi sẽ đặt ra một hệ thống câu hỏi lôgic theo diễn biến của câu truyện, và giải thích các từ khó. Như ” hóa thành chim, gian nan, ..” nhằm giúp trẻ nhớ trình tự câu truyện:

Trong truyện có những nhân vật nào?

Bà đối sử với tích chu thế nào?

Bà gọi tích chu như thế nào?

Tích chu qọi bà như thế nào?

Ai đã xuất hiện để giúp Tích chu?

Câu chuyện kết thúc thế nào?..

– Qua việc trả lời câu hỏi trẻ đã rèn được khả năng diễn đạt của mình. Nội dung này tôi sẽ ôn luyện ở mọi nơi mọi lúc để trẻ có thể nhớ cốt truyện.

– Với những bài thơ, đồng giao sẽ góp phần rất lớn trong việc luyện phát âm chuẩn khả năng diễn cảm, cung cấp thêm vốn từ nghệ thuật …

VD: Bài đồng giao: Đi cầu đi quán

– Khi trẻ đọc bài đồng giáo trẻ có thêm từ mới: cái xoong; gài; biếu;đun nấu ..và khi trẻ đọc lặp đi lặp lại sẽ có tác dụng luyện âm, luyện tai ghe rất tốt. – Với nhưng bài đồng giao, bài thơ tôi sẽ thường xuyên cho trẻ lớp tôi luyện tập ở mọi lúc mọi nơi với nhiều hình thức khác nhau.

– Trẻ luôn cần kích thích và việc tạo ra cho trẻ cơ hội để trẻ nhận ra bản chất sáng tạo của mình sẽ có tác dụng kích thích chúng nhiều hơn là một bức tranh hay một mô hình đồ chơi. Chúng ta có thể giúp trẻ bằng cách tạo nhiều cơ hội cho trẻ tự khám phá những tài năng còn ẩn giấu trong trẻ.

– Với trẻ mẫu giáo thông qua việc việc đọc cho trẻ nghe chúng ta sẽ giúp trẻ nhận biết những điều điều kỳ diệu mà ngôn ngữ đem lại. VD đọc truyện, thơ cho trẻ nghe. Không chỉ thế, trẻ cũng sẽ học được rất nhiều về ngữ pháp và ngôn ngữ. Trong những quyển sách thiếu nhi, từ ngữ luôn được đi kèm với hình ảnh sinh động, vì thế trẻ sẽ dễ dàng kính thích phát triểu ngôn ngữ của mình.

– Với tác dụng đó thì bản thân tôi luôn cố gắng tận dụng mọi thời gian mọi lúc, mọi nơi để đọc cho trẻ nghe trong hoạt động chung có mục đích học tập như: hoạt động lam quen tác phẩm văn học, ngoài ra tôi tận dụng giờ ra chơi, lúc đón trẻ, hoạt động ngoài trời để đọc thơ và kể truyện cho trẻ nghe…

– Ở lóp học tôi đã kêu gọi phụ huynh đóng góp, sư tầm các cuốn tranh truyện nhi đồng, từ những cuốn truyện đó tôi thiết kế một góc ” thư viện nhỏ” dành cho các cháu lúc hoạt động góc, hoạt động chiều những thời gian đó trẻ có thể vào đó xem tranh ảnh, tranh truyện và qua một thời gian quan sát tôi nhận thấy trẻ rất thích thú và trẻ đã tập diễn đạt khá rõ ràng khi trẻ tự mình muốn kể lại câu chuyện theo tranh ảnh trẻ xem được.

– Bằng việc mô tả cho trẻ những gì trẻ đang làm, đang nghe và đang nhìn thấy, chúng ta sẽ giúp trẻ rất nhiều trong việc phát triển khả năng nói. Chúng ta tập cho trẻ biết mô tả hình ảnh bằng lời nói và từ đó trẻ sẽ sớm tìm cách làm điều tương tự. Đối với trẻ mẫu giáo lớp tôi thì tôi yêu cầu trẻ hãy miêu tả những thứ xung quanh lớp học, những đồ vật trong ngôi nhà, lớp của bé. Giáo viên cần viết ra tên của mỗi đồ vật và gắn lên đồ vật đó ở trong lớp học để khi trẻ đi qua chúng, trẻ sẽ nhận ra và ghi nhớ từ đó. Ví dụ, viết chữ “con thỏ” lên 1 mẩu giấy và gắn vào tranh “con thỏ” trẻ trong lớp học.

– Ca hát luôn hấp dẫn trẻ thơ. Nếu trẻ đã nghe một bài hát từ trước, chúng sẽ học cách hát lại. Vì vậy bản thân tôi luôn tổ chức cho trẻ nghe hát và dạy cho trẻ hát các bài hát trong trương trình giáo dục mầm non theo nhiều hình thức khác nhau: tổ chức trên hoạt động chung có chủ đích, mọi lúc mọi nơi…. Bằng cách là cô hát cho trẻ nghe, cô dạy cho trẻ hát, cho che nghe băng đĩa.

Trẻ học qua thực hành vì thế tôi đã tạo thật nhiều cơ hội để trẻ phải nói đi nói lại cái đó nhiều lần và khi đã quen thuộc trẻ sẽ phát triển ngôn ngũ mạch lạc hơn. Đó có thể là những bài hát, những bài thơ, câu truyện hay những lời chỉ dẫn….

Gợi Ý Cha Mẹ Phương Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ

Con bạn có đang gặp khó khăn trong việc trình bày về một vấn đề nào đó hay đơn giản là kể cho bạn nghe một câu chuyện mà không biết sử dụng từ ngữ hay không? Vậy thì đừng nên bỏ qua bài viết này vì chúng tôi sẽ cung cấp cho cha mẹ một số phương pháp hiệu quả để giúp con phát triển ngôn ngữ.

Việc phát triển ngôn ngữ thực sự vô cùng quan trọng đối với trẻ. Có những đứa trẻ rất khó khăn khi thể hiện ý kiến của mình, nói về một vấn đề mình quan tâm. Và sẽ thực sự thiệt thòi khi trong học tập hay công việc hoặc chỉ là giao tiếp thường ngày, trẻ không thể trình bày về ý tưởng của mình, tư tưởng của mình. Vậy ngay từ thời điểm ngôn ngữ của trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hãy tiến hành những việc làm này để giúp con xây dựng kỹ năng biểu đạt.

Nói chuyện, nói chuyện và nói chuyện

Hãy thường xuyên nói chuyện với con. Nói cho con nghe về những giây phút con sinh ra, con tập lẫy, tập bò, tập nói hay những hoạt động hàng ngày của con. Hãy cố gắng sử dụng nhiều từ vựng khi nói về đồ vật, con vật hay bất cứ điều gì con đang tiếp xúc … Ví dụ thay vì nói “Con chó nhà bên cạnh” thì hãy nói “Con chó có tên A, là giống chó B, nó có bộ lông màu trắng, nó rất hung dữ…” . Với cách nói chuyện sống động, rõ ràng như vậy vốn từ trẻ tích lũy ngày càng tăng nhanh; kiến thức về sự vât của trẻ cũng sâu sắc, chính xác hơn. Đây cũng chính là một trong những cách mà Biên tập viên một tờ báo của Nhật đã giúp cho con cô ấy phát triển ngôn ngữ rất xuất sắc

    Đọc, đọc, và đọc

    Không ai có thể phủ nhận những lợi ích của việc đọc sách và một trong những lợi ích to lớn chính là giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và từ vựng. Ngôn từ trong sách rất phong phú, nó giúp trẻ có thể học được cách miêu tả về những đồ vật quen thuộc, giúp trẻ học kể về một câu chuyện mà trẻ đã trải qua… Không bao giờ là quá sớm để luyện cho con đọc sách. Đọc sách cho trẻ nghe ngay cả khi trẻ chưa tự mình đọc được. Cho trẻ lắng nghe những ngôn từ của sách, chắc chắn trẻ sẽ học theo. Không những thế, còn có thể xây dựng được tình yêu lâu dài của trẻ với sách.

      Hát cùng nhau

      Hát là phương thức vô cùng dễ dàng để trẻ cảm nhận ngôn ngữ. Cùng trẻ hát những ca khúc vui nhộn, dễ hiểu, trẻ sẽ tiếp thu được lượng từ vựng và cách biểu đạt ngôn ngữ đáng kể.

        Kể chuyện cho con nghe

          Theo dõi những gì con thích

          Nếu thấy con bạn thích một bức tranh đặc biệt trong một cuốn sách, hãy liên tục trò chuyện với con về bức tranh đó, về màu sắc, ý nghĩa…, so sánh với những bức tranh khác (tại sao con chỉ thích bức này, con thấy bức kia thế nào?…), nếu con thích đồ chơi oto, hãy đưa thêm cho con và tiếp tục nói về những chiếc oto đó… Khi trẻ đã yêu thích điều gì, trẻ sẽ rất tích cực khi nói về nó và điều này kích thích rất nhiều khả năng ngôn ngữ của trẻ.

            Không bao giờ cười cách phát âm hay cách dùng từ của con

            Trẻ từ 3 tuổi đã có thể nói rất sõi về những vấn đề trẻ quan tâm, tuy nhiên cách biểu đạt còn ngô nghê, có trẻ còn ngọng rất nhiều. Nhưng trẻ sẽ bị xấu hổ, bị ấn tượng xấu nếu như cha mẹ cố cười vào cách con nói, cách con phát âm. Hãy khen, động viên để trẻ tiếp tục nói những gì trẻ nghĩ và muốn nói ra. Và nói mẫu cho trẻ những câu đúng ngữ pháp và dùng đúng từ.

              Hạn chế sử dụng truyền hình và máy tính bảng

              Nhiều chuyên gia khuyến cáo không cho trẻ dưới 2 tuổi xem vô tuyến và trẻ từ 2 tuổi xem không quá 2 giờ mỗi ngày. Có những chương trình mang tính chất giáo dục nhưng có nhiều chương trình không mang lại tác dụng gì mà trái lại còn khiến trẻ ít nói hơn, hạn chế giao tiếp hơn.

              Và một phương pháp hiệu quả trên hết giúp trẻ phát triển ngôn ngữ đó là cho con tham gia chương trình FasTracKids. Theo một nghiên cứu độc lập, trẻ từ 3 đến 8 tuổi được học với chương trình FasTracKids phát triển vốn từ vựng biểu đạt từ 100% tới 150% so với trẻ đồng lứa chỉ được giáo dục theo phương pháp truyền thống. FasTracKids có những bài học, những hoạt động kích thích vùng ngôn ngữ và khả năng biểu đạt của trẻ như thuyết trình về bài  học, thuyết trình về sáng tạo, ý tưởng cá nhân. Từ đó xây dựng cho trẻ vốn kiến thức cũng như vốn từ vựng, mẫu câu phong phú cũng như cho trẻ được sự linh hoạt khi diễn đạt.

              FasTracKids không chỉ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mà còn phát triển về tư duy và các kỹ năng quan trọng khác trong cuộc sống. Mọi trẻ được học FasTracKids đều có được những khác biệt tích cực. Đăng ký ngay nếu bạn muốn con trở thành nhà lãnh đạo tương lai!

              Liên hệ: 098 292 9815 – 024 3941 1316 Email: kids@indochinapro.com

6 Phương Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ Mầm Non Hiệu Quả

Khả năng về ngôn ngữ là khả năng nghe hiểu, đọc hiểu ngữ nghĩa, vần điệu của từ ngữ; năng lực sử dụng từ, cú pháp để diễn đạt suy nghĩ, ý tưởng trong giao tiếp bằng lời nói và văn bản.

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là việc làm vô cùng cần thiết mà các bậc phụ huynh nên quan tâm trong quá trình nuôi dưỡng và giáo dục trẻ nhỏ. Tùy thuộc vào từng độ tuổi nhất định mà trẻ sẽ có khả năng tiếp nhận thông tin và cách giao tiếp ở những mức độ khác nhau:

– Giai đoạn từ 1 – 1,5 tuổi: Trẻ có khả năng lý giải ngôn ngữ và bắt đầu học cách phát âm bằng cách lặp lại từng từ mà người lớn nói, và trẻ đã có thể hiểu được những cuộc giao tiếp ngắn, ý nghĩa các hành động, âm thanh.

– Giai đoạn 1,5 – 3 tuổi: Phát triển ngôn ngữ một cách tích cực với những bước tiến vượt bậc.

– Giai đoạn từ 3 – 5 tuổi: Trẻ bổ xung nhiều vốn từ nhờ việc tiếp xúc với sự vật, sự việc trong môi trường xung quanh.

Những phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non

Đây là phương pháp cơ bản trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non bởi cha mẹ có thể áp dụng phương pháp này ngay khi trẻ mới chập chững biết đi. Ở giai đoạn này, trẻ tiếp nhận thông tin chủ yếu bằng Thính giác, Thị giác và Xúc giác. Do đó, trong quá trình quan sát và khám phá thế giới xung quanh sẽ giúp các bé phát triển khả năng tư duy, trau dồi vốn từ vựng cũng như hoàn thiện khả năng nghe nhìn.

Ba mẹ nên đưa trẻ đến những nơi có không khí trong lành, thoáng mát, gần gũi với thiên nhiên để trẻ có được môi trường khám an toàn. Hãy để con được tự do chạy nhảy và quanh sát thế giới xung quanh, phụ huynh nên đóng vai trò vừa là người bạn đồng hành, vừa là người chỉ dạy để lắng nghe, trò chuyện cùng con qua đó vốn từ của con trẻ sẽ được cải thiện đáng kể.

Cho trẻ nghe nhạc thường xuyên giúp các con rèn luyện khả năng nghe, cảm nhận và rèn luyện phát âm. Bởi những giai điệu du dương sẽ góp phần kích thích não bộ, tạo tiền đề cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ nhỏ.

Trò chuyện là phương pháp phát đơn giản nhưng lại đem đến những hiệu quả vô cùng thiết thực, bởi vì phát triển ngôn ngữ là để khiến bé có khả năng giao tiếp tốt hơn, vậy nên khi trò chuyện bé vừa được thực hành vừa được học tập, trau dồi vốn từ.

Nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ nhỏ càng tham gia trò chuyện với người lớn nhiều thì vốn từ của các bé sẽ càng nhiều và rộng hơn. Ở lứa tuổi mẫu giáo, vốn từ rộng sẽ giúp các bé đọc hiểu tốt hơn.

Vì vậy, ba mẹ nên trò chuyện cùng trẻ bất cứ khi nào có thể, hãy đặt ra những câu hỏi từ đơn giản như “có” hoặc “không” đến câu phức tạp hơn khiến bé hồi tưởng lại những việc đã diễn ra và cố gắng tư duy từ ngữ để kể lại cho ba mẹ biết.

Trong quá trình lắng nghe ba mẹ đọc sách, kể chuyện các con có thể rèn luyện được khả năng tư duy logic theo mạch truyện, trau dồi từ vựng và học cách sử dụng câu từ sao cho hợp lý, phù hợp với từng ngữ cảnh. Không những vậy, phương pháp này còn tập tính kiên nhẫn và thông qua những nhân vật trong truyện để dậy con cách nhìn nhận về thiện – ác, đúng – sai để từ đó hình thành những tấm gương tốt cho con học tập.

Nếu đọc sách là quá trình trẻ lắng nghe, tiếp nhận từ ngữ, thông tin một cách bị động thì khi vui chơi trẻ sẽ được giao tiếp tự nhiên, gần gũi và được phát triển toàn diện các giác quan từ Thính giác, Thị giác đến Xúc giác. Nhờ vậy, việc đọc sách và vui chơi sẽ giúp trẻ phát huy trí tưởng tượng, áp dụng những ngôn ngữ để diễn đạt mong muốn, cảm xúc của bản thân.

Các bé ở lứa tuổi mầm non rất thích ca hát và thường thuộc bài rất nhanh, phụ huynh hãy dạy cho trẻ những bài hát vui tươi hay những câu thơ ngắn gọn có vần điệu. Như vậy các bạn nhỏ sẽ tiếp thu rất nhanh và dễ dàng vận dụng.

Những nét vẽ nguệch ngoạc chính là cách mà các bé phác họa lại những gì mà mình tiếp nhận được từ thế giới xung quanh và cả những gì mà chúng tưởng tượng ra. Do vậy, các bậc phục huynh hãy khuyến khích trẻ làm điều này bằng cách vừa dạy và vừa vẽ cùng con, hay khơi gợi những thứ con hứng thú để kích thích sự sáng tạo, phát triển khả năng ngôn ngữ, miêu tả sự vật ở trẻ.

Giáo trình phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non

…………..