Top 7 # Xem Nhiều Nhất Câu Hỏi Tìm Hiểu Về Luật Trẻ Em Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

35 Câu Hỏi Tìm Hiểu Luật Trẻ Em

35 TÌNH HUỐNG LUẬT TRẺ EM

Câu 1. Khi sinh ra, em A (10 tuổi) đã có vết bớt to màu đen che gần nửa khuôn mặt. Cô H không muốn nhận A vào lớp cô chủ nhiệm và đề xuất Ban Giám hiệu nhà trường chuyển em A sang lớp khác. Hành vi của cô H có vi phạm pháp luật không? Trả lời:Theo Khoản 8, Điều 6 Luật Trẻ em năm 2016, “Kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em” là một trong những hành vi bị nghiêm cấm. Hành vi của cô H với em A là hành vi kỳ thị với những đặc điểm riêng về ngoại hình của em A. Do vậy, theo quy định, hành vi của cô A là hành vi vi phạm Luật Trẻ em năm 2016.Câu 2. Sau một tai nạn giao thông, em H (10 tuổi) rơi vào hoàn cảnh mồ côi cả cha lẫn mẹ. Bà nội H năm nay đã 80 tuổi lại thường xuyên đau yếu nhưng thương cảnh cháu ruột sớm mồ côi nên đưa cháu về chăm sóc. Hàng xóm xung quanh khuyên bà cháu H nên đề xuất với chính quyền địa phương hỗ trợ. Vậy trường hợp của H có thuộc trường hợp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt không? Nhà nước có chế độ chính sách gì đối với trường hợp này? Trả lời:Theo điểm a khoản 1 Điều 10 Luật Trẻ em năm 2016 và khoản 3 Điều 3 Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ, trẻ em mồ côi cả cha và mẹ sống với người thân thích là một trong đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Do vậy, trường hợp của cháu H thuộc trường hợp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Cháu H sẽ có quyền được hưởng một số chính sách hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số 56/2017/NĐ-CP, cụ thể: chính sách chăm sóc sức khỏe (Điều 18); chính sách trợ giúp xã hội (Điều 19); chính sách hỗ trợ giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp (Điều 20); chính sách trợ giúp pháp lý, hỗ trợ tư vấn, trị liệu tâm lý và các dịch vụ bảo vệ trẻ em khác (Điều 21). Câu 3. Cháu năm nay 15 tuổi. Theo Luật trẻ em 2016, cháu có thuộc đối tượng là trẻ em không, nếu là trẻ em, cháu sẽ được hưởng những quyền gì?Trả lời:Theo quy định Luật trẻ em 2016, “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”, do cháu năm nay 15 tuổi nên cháu được công nhận là trẻ em. Các quyền của trẻ em được quy định từ Điều 12 đến Điều 36 Luật Trẻ em năm 2016, bao gồm: Quyền sống; quyền được khai sinh và có quốc tịch; quyền được chăm sóc sức khỏe; quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng; quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu; quyền vui chơi, giải trí; quyền giữ gìn, phát huy bản sắc; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền về tài sản; quyền bí mật đời sống riêng tư; quyền được sống chung với cha, mẹ; quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ; quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi; quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục; quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động; quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc; quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt; quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy; quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính; quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang; quyền được bảo đảm an sinh xã hội; quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội; quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp; quyền của trẻ em khuyết tật; quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn. Ngoài ra với tư cách là một công dân, trẻ em có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của công dân, việc thực hiện các quyền trong một số trường hợp cụ thể sẽ do Luật chuyên ngành quy định. Câu 4. Em A (9 tuổi) được cô giáo và các bạn đưa vào bệnh viện cấp cứu vì có biểu hiện đau bụng dữ dội. Nhưng bác sĩ nói rằng, không thể khám và cấp cứu cho em A ngay được vì còn rất nhiều bệnh nhân đến trước, đang xếp hàng chờ khám và không có ưu tiên. Hành vi của bác sĩ có vi phạm quy định của Luật trẻ em không?Trả lời:Theo Điều 14 Luật trẻ em, trẻ em có quyền được

Tìm Hiểu Pháp Luật: Hỏi, Đáp Về Luật Trẻ Em Năm 2022

– Các cơ quan thông tin, xuất bản phải dành tỷ lệ nội dung, thời điểm, thời lượng phát thanh, truyền hình, ấn phẩm phù hợp cho trẻ em. Thông tin, đồ chơi, trò chơi, chương trình phát thanh, truyền hình, nghệ thuật, điện ảnh có nội dung không phù hợp với trẻ em phải thông báo hoặc ghi rõ độ tuổi trẻ em không được sử dụng.

– Nhà nước khuyến khích phát triển thông tin, truyền thông phù hợp với sự phát triển toàn diện của trẻ em; sản xuất, đăng tải nội dung, thông tin với thời lượng thích hợp cho trẻ em dân tộc thiểu số.

– Bảo vệ trẻ em phải bảo đảm tính hệ thống, tính liên tục, có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cấp, các ngành trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật và cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em.

– Cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ trẻ em. Việc bảo vệ trẻ em phải tuân thủ các quy định của pháp luật, quy trình, tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

– Trẻ em được ưu tiên bảo vệ tại gia đình, gia đình nhận chăm sóc thay thế. Việc đưa trẻ em vào cơ sở trợ giúp xã hội là biện pháp tạm thời khi các hình thức chăm sóc tại gia đình, gia đình nhận chăm sóc thay thế không thực hiện được hoặc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

– Cha mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em phải được cung cấp thông tin, được tham gia ý kiến với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong việc ra quyết định can thiệp, hỗ trợ để bảo vệ trẻ em.

– Coi trọng phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em; kịp thời can thiệp, giải quyết để giảm thiểu hậu quả; tích cực hỗ trợ để phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

– Các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ phòng ngừa bao gồm:

+ Tuyên truyền, phổ biến cho cộng đồng, gia đình, trẻ em về mối nguy hiểm và hậu quả của các yếu tố, hành vi gây tổn hại, xâm hại trẻ em; về trách nhiệm phát hiện, thông báo trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi;

+ Cung cấp thông tin, trang bị kiến thức cho cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em, người làm việc trong cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em về trách nhiệm bảo vệ trẻ em, kỹ năng phòng ngừa, phát hiện các yếu tố, hành vi gây tổn hại, xâm hại trẻ em;

+ Trang bị kiến thức, kỹ năng làm cha mẹ để bảo đảm trẻ em được an toàn;

+ Giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ em;

+ Xây dựng môi trường sống an toàn và phù hợp với trẻ em.

– Các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ hỗ trợ bao gồm:

+ Cảnh báo về nguy cơ trẻ em bị xâm hại; tư vấn kiến thức, kỹ năng, biện pháp can thiệp nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu nguy cơ xâm hại trẻ em cho cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em, người làm việc trong cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em và trẻ em nhằm tạo lập lại môi trường sống an toàn cho trẻ em có nguy cơ bị xâm hại;

+ Tiếp nhận thông tin, đánh giá mức độ nguy hại, áp dụng các biện pháp cần thiết để hỗ trợ trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu nguy cơ trẻ em bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi;

+ Hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của Luật này;

+ Hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và gia đình của trẻ em được tiếp cận chính sách trợ giúp xã hội và các nguồn trợ giúp khác nhằm cải thiện điều kiện sống cho trẻ em.

(Còn tiếp)

Bộ Câu Hỏi “Tìm Hiểu Pháp Luật Về Giao Thông Đường Bộ 2009”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAISỞ TƯ PHÁP(((

BỘ CÂU HỎI TÌM HIỂU PHÁP LUẬT VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ NĂM 2009(Dành cho học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông)

Pleiku, tháng 9 năm 2009Câu 1: Đường bộ gồm những loại đường nào?a/ Đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ;b/ Đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ;c/ Đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác.

Câu 2: Phương tiện giao thông đường bộ gồm những phương tiện nào?a/ Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ;b/ Phương tiện tham gia giao thông đường bộ;c/ Phương tiện tham gia giao thông đường bộ và các phương tiện khác tham gia giao thông đường bộ.

Câu 3: Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm những phương tiện nào?a/ Xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy; b/ Xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và xe máy chuyên dùng;c/ xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.

Câu 4: Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (gọi là xe thô sơ) gồm những phương tiện nào?a/ Xe đạp, xe xích lô, xe súc vật kéo;b/ Xe đạp, xe máy điện, xe xích lô, xe lăn chuyên dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo;c/ Xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.

Câu 5: Xe máy chuyên dùng gồm những loại xe nào?a/ Xe máy thi công, máy kéo, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp; b/ Xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường b;c/ Xe máy thi công, máy kéo, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe tương tự.

Câu 6: Người tham gia giao thông gồm những thành phần nào?a/ Người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ, người đi bộ trên đường bộ;b/ Người điều khiển, dẫn dắt súc vật;c/ Cả a và b.

Câu 7: Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải làm gì?a/ Phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách;b/ Không phải đội mũ bảo hiểm;c/ Chỉ đội mũ bảo hiểm khi có lực lượng cảnh sát giao thông tuần tra kiểm soát trên đường.

Câu 8: Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải làm gì? a/ Phải đội mũ bảo hiểm nhưng không cần cài quai đúng quy cách;b/ Phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách;c/ Chỉ người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

Câu 9: Người đi bộ phải đi như thế nào theo đúng quy định của pháp luật?a/ Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường;b/ Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ đi theo ý thích miễn là cảm thấy an toàn;c/ Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải tự chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi đi trên đường.

Câu 10: Người điều khiển giao thông gồm những thành phần nào?a/ Cảnh sát giao thông, Lực lượng Dân quân tự vệ, tình nguyện viên;b/ Cảnh sát

Tổng Hợp 25 Câu Hỏi Tìm Hiểu Luật An Ninh Mạng Năm 2022

Trangtinphapluat.com giới thiệu tới bạn đọc 25 câu hỏi tìm hiểu Luật An ninh mạng năm 2018. Câu hỏi biên soạn dưới hình thức trắc nghiệm, có đáp án và căn cứ pháp lý, có thể sử dụng hệ thống câu hỏi này trong tập huấn văn bản luật hay thi tìm hiểu Luật An ninh mạng năm 2018.

Câu 1: “An ninh mạng” là gì?

a) Là sự giám sát hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân

b) Là sự kiểm tra hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân

c) Là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân

d) Là sự phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng

Đáp án C, căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật An ninh mạng năm 2018.

Câu 2: Thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm:

A) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;

B) Chiến tranh tâm lý, kích động chiến tranh xâm lược, chia rẽ, gây thù hận giữa các dân tộc, tôn giáo và nhân dân các nước;

C) Xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc.

(Slide bài giảng tuyên truyền Luật An ninh mạng năm 2018)

D) Tất cả đáp áp trên

Đáp án D, căn cứ Khoản 1 Điều 16 Luật An ninh mạng năm 2018.

(Từ 25/4/2020, Phạt 20 triệu đồng nếu chia sẻ thông tin sai sự thật trên mạng xã hội )

Câu 3: Theo Luật An ninh mạng năm 2018 thì Tài khoản số là thông tin dùng để làm gì?

a) Chứng thực, xác thực, bảo đảm, phân quyền sử dụng các ứng dụng, dịch vụ trên không gian mạng

b) Chứng thực, xác thực, phân quyền sử dụng các ứng dụng, dịch vụ trên không gian mạng

c) Phân quyền sử dụng các ứng dụng, dịch vụ trên không gian mạng

d) Xác thực để sử dụng thông tin và các dịch vụ trên không gian mạng, được cơ quan có thẩm quyền số hóa

Đáp án B, căn cứ khoản 11 Điều 2 Luật An ninh mạng năm 2018.

Câu 4: Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia bao gồm?

a)Hệ thống thông tin quân sự, an ninh, ngoại giao, cơ yếu; Hệ thống thông tin phục vụ lưu giữ, bảo quản hiện vật, tài liệu có giá trị đặc biệt quan trọng

b)Hệ thống thông tin lưu trữ, xử lý thông tin thuộc bí mật nhà nước; Hệ thống thông tin phục vụ bảo quản vật liệu, chất đặc biệt nguy hiểm đối với con người, môi trường sinh thái

d) Tất cả các đáp án trên

Đáp án D, căn cứ khoản 2 Điều 10 Luật An ninh mạng năm 2018.

Xem clip bài giảng Luật An ninh mạng và Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội

Câu 5: Người có hành vi vi phạm được quy định trong Luật An ninh mạng thì bị xử lý như thế nào?

a) Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường

b) Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị khiển trách, xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường

c) Nhẹ thì bị xử lý vi phạm hành chính, nặng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường

d) Có thể bị buộc thôi việc, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường

Đáp án A, căn cứ Điều 9 Luật An ninh mạng năm 2018.

Câu 6: Đâu là đối tượng thẩm định an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia?

a) Thông tin phục vụ lưu giữ, bảo quản hiện vật, tài liệu có giá trị đặc biệt quan trọng

c) Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, hồ sơ thiết kế thi công dự án đầu tư xây dựng hệ thống thông tin trước khi phê duyệt; Đề án nâng cấp hệ thống thông tin trước khi phê duyệt

Đáp án C, căn cứ khoản 2 Điều 11 Luật An ninh mạng năm 2018.

Câu 7: Cơ quan nào có trách nhiệm xây dựng và triển khai hoạt động phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức về an ninh mạng cho cơ quan, tổ chức, cá nhân của địa phương?

a)Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức

b)Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

c) Ủy ban nhân dân cấp huyện

d) Ủy ban nhân dân cấp xã

Đáp án B, căn cứ khoản 3 Điều 34 Luật An ninh mạng năm 2018.

Câu 8: Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia trừ thông tin quân sự và thông tin cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ do ai thẩm định?

a) Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an

b) Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Quốc phòng

d) Ban Cơ yếu Chính phủ

d) Tất cả các đáp án trên

Đáp án A, căn cứ điểm a, khoản 4 Điều 11 Luật An ninh mạng năm 2018.

Câu 9: Không gian mạng quốc gia là gì?

a)Là không gian mạng do Chính phủ xác lập, quản lý và kiểm soát

b) Là hệ thống thông tin do Chính phủ xác lập, quản lý và kiểm soát

c) Là hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật để tạo lập, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin trên không gian mạng

d) Là hệ thống truyền dẫn bao gồm hệ thống truyền dẫn quốc gia

Đáp án A, căn cứ khoản 4 Điều 2 Luật An ninh mạng năm 2018.

b) Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo tụ tập đông người gây rối, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức gây mất ổn định về an ninh, trật tự.

c) Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;

d) Tất cả các đáp án trên.

Đáp án D, căn cứ Khoản 1 Điều 26 Luật An ninh mạng năm 2018.

Câu 11: Lực lượng bảo vệ an ninh mạng bao gồm những lực lượng nào sau đây?

a) Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng được bố trí tại Bộ Công an, Bộ Quốc phòng

b) Lực lượng bảo vệ an ninh mạng được bố trí tại Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia

c) Tổ chức, cá nhân được huy động tham gia bảo vệ an ninh mạng

d) Tất cả các đáp án trên

Đáp án D, căn cứ Điều 30 Luật An ninh mạng năm 2018.

Câu 12: Trước thời điểm tiến hành kiểm tra, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ quản hệ thống thông tin ít nhất bao nhiêu giờ trong trường hợp xảy ra sự cố an ninh mạng, hành vi xâm phạm an ninh mạng?

a) 12

b) 24

c) 36

d) 72

Đáp án A, căn cứ điểm a khoản 5 Điều 13 Luật An ninh mạng năm 2018.

Câu 13: Trong thời hạn bao nhiêu ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng phải thông báo kết quả kiểm tra và đưa ra yêu cầu đối với chủ quản hệ thống thông tin trong trường hợp phát hiện điểm yếu, lỗ hổng bảo mật?

a) 10 ngày

b) 20 ngày

c) 30 ngày

d) 40 ngày

Đáp án C, căn cứ điểm b khoản 5 Điều 13 Luật An ninh mạng năm 2018.

Câu 14: Tội phạm mạng là?

a) Là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để phá hoại, gây gián đoạn hoạt động của máy tính, mạng máy tính được quy định tại Bộ luật Hình sự

b) Là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để thực hiện tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự

d) Là hành vi cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, mật mã, tường lửa, sử dụng quyền quản trị của người khác hoặc bằng phương thức khác để chiếm đoạt, thu thập trái phép thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân

Đáp án B, căn cứ khoản 7 Điều 2 Luật An ninh mạng năm 2018.

b) Thông tin được lưu trữ, xử lý, truyền đưa trong hệ thống thông tin; Biện pháp bảo vệ bí mật nhà nước và phòng, chống lộ, mất bí mật nhà nước qua các kênh kỹ thuật; kết nối mạng của các nhà đầu tư nước ngoài

d) Hệ thống phần cứng, phần mềm, thiết bị số được sử dụng trong hệ thống thông tin; Thông tin được lưu trữ, xử lý, truyền đưa trong hệ thống thông tin; hệ thống mạng của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài

d) Tất cả các đáp án trên đều đúng

Đáp án A, căn cứ khoản 2 Điều 24 Luật An ninh mạng năm 2018.

Câu 16: Trường hợp nào được kiểm tra an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia?

a) Khi đưa phương tiện điện tử, dịch vụ an toàn thông tin mạng vào sử dụng trong hệ thống thông tin

b) Khi có thay đổi hiện trạng hệ thống thông tin

c) Kiểm tra định kỳ hằng năm

d) Các trường hợp trên đều được

Đáp án D, căn cứ khoản 2 Điều 13 Luật An ninh mạng năm 2018.

Câu 17: Có bao nhiêu hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng?

a) 5

b) 6

c) 7

d) 8

Đáp án B, căn cứ Điều 8 Luật An ninh mạng năm 2018.

Câu 18: Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng được bố trí tại đâu?

a) Các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia

b) Bộ Công an, Bộ Quốc phòng

c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

d) Các cơ quan thuộc Đảng cộng sản Việt Nam

Đáp án B, căn cứ khoản 1 Điều 30 Luật An ninh mạng năm 2018.

Câu 19: Đối tượng có thể được tuyển chọn vào lực lượng bảo vệ an ninh mạng?

a) Công dân Việt Nam có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, sức khỏe, trình độ, kiến thức về an ninh mạng, an toàn thông tin mạng, công nghệ thông tin và có nguyện vọng

b) Người từ đủ 18 tuổi trở lên có bằng cử nhân công nghệ thông tin

c) Công dân Việt Nam được Bộ công an đào tạo nghiệp vụ về an ninh mạng, có hiểu biết về công nghệ thông tin

d) Công dân Việt Nam có đủ sức khỏe, có bằng cử nhân công nghệ thông tin và được đào tạo nghiệp vụ về an ninh mạng

Đáp án A, căn cứ Khoản 1 Điều 32 Luật An ninh mạng năm 2018.

Câu 20: Luật An ninh mạng có hiệu lực kể từ ngày tháng năm nào?

a) 01/01/2018

b) 01/7/2018

c) 01/01/2019

d) 01/7/2019

Đáp án C, căn cứ Khoản 1, Điều 43 Luật An ninh mạng năm 2018.

b) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc

c) Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng

d) Tất cả đáp án trên,

Đáp án, C, căn cứ Điều 8 Luật An ninh mạng

Câu 22. Thông tin trên không gian mạng có nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng bao gồm:

a) Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, gây chia rẽ, tiến hành hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực nhằm chống chính quyền nhân dân

b) Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo tụ tập đông người gây rối, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức gây mất an ninh, trật tự

c) Đáp án a và b

Đáp án A, căn cứ khoản 2 Điều 16 Luật An ninh mạng

Câu 23. Doanh nghiệp trong nước và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có trách nhiệm

a) Xác thực thông tin khi người dùng đăng ký tài khoản số; bảo mật thông tin, tài khoản của người dùng; cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng

b) Xác thực thông tin khi người dùng đăng ký tài khoản số; bảo mật thông tin, tài khoản của người dùng; cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Quốc phòng khi có yêu cầu bằng văn bản để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng

c) Tất cả đáp án trên

Đáp án A, căn cứ khoản 2 Điều 26 Luật An ninh mạng

Câu 24. Doanh nghiệp trong nước và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại đâu?

a) Tại trụ sở doanh nghiệp

b) Tại Việt Nam

c) Tại bất kỳ đâu

d) Tất cả đáp án trên

Đáp án A, căn cứ khoản 3 Điều 26 Luật An ninh mạng

Câu 25. Trẻ em có quyền được bảo vệ, tiếp cận thông tin, tham gia hoạt động xã hội, vui chơi, giải trí, giữ bí mật cá nhân, đời sống riêng tư và các quyền khác khi tham gia trên không gian mạng hay không?

a) Có

b) Không

c) Tùy trường hợp

Đáp án A, căn cứ Khoản 1 Điều 29 Luật An ninh mạng

TẢI BÀI GIẢNG LUẬT AN NINH MẠNG NĂM 2018 TẠI ĐÂY