Top 12 # Xem Nhiều Nhất Dấu Hiệu Chuyển Dạ Gần Sinh Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

7 Dấu Hiệu Chuyển Dạ Thông Báo Mẹ Bầu Gần Đến Ngày Sinh

Gần đến ngày sinh là quãng thời gian chị em khó chịu, mệt mỏi, khó ngủ chưa từng thấy, ngoài ra còn phải chịu những cơn đau đẻ giả, khiến cơ thể yếu sức hơn. Tuy nhiên chị em nên cập nhật ngay bảy dấu hiệu chuyển dạ báo hiệu mình sắp sinh ngay từ bây giờ để vừa chuẩn bị sẵn sàng chu đáo mọi thứ vừa ăn uống đủ dinh dưỡng và chuẩn bị tinh thần vượt cạn.

1. Dấu hiệu chuyển dạ “bụng bầu tụt xuống”

Gần đến ngày sinh mẹ nên biết là trước vài tuần khi thai nhi chào đời bé sẽ dịch chuyển xuống dưới phần khung xương chậu của mẹ. Dấu hiệu này rõ nhất ở mẹ mang thai lần đầu còn mang thai lần tiếp thì không rõ và mơ hồ.

2. Mẹ cảm thấy dễ thở hơn

Do trước 1 – 2 tuần khi sinh, em bé đã quay đầu xuống vùng xương chậu nên bụng mẹ cũng tụt xuống thấp hơn. Đồng thời vị trí nằm của thai nhi đã đổi hướng giúp chị em bầu sẽ cảm thấy dễ thở hơn.

3. Cổ tử cung đã bắt đầu mở

Đây là một dấu hiệu chuyển dạ thông báo chị em gần đến ngày sinh rồi đấy. Lúc này phần cổ tử cung sẽ mở rộng, trông mỏng manh hơn những tuần trước đó. Nếu đi siêu âm, thăm khám thời điểm này, bác sĩ sẽ kiểm tra độ mở tử cung cho mẹ chính xác. Đồng thời báo hiệu cho mẹ ngày sinh sắp đến dựa vào độ mở của tử cung.

Cổ tử cung mở báo hiệu mẹ bầu gần sinh

4. Đau eo lưng nhiều và bị chuột rút

Khi cận kề ngày sinh, các mẹ bầu sẽ có hiện tượng chuột rút. Thậm chí là đau eo lưng liên tục và đau 2 bên phần bắp chân. Triệu chứng này càng rõ nhất ở chị em mang thai con so. Được lý giải do các cơ khớp vùng xương chậu cũng như tử cung kéo căng ra, mục đích để chuẩn bị cho sự chào đời của em bé.

5. Khớp xương giãn ra trông như lỏng lẻo

Trong thời gian mang thai, chất hormone relaxin có tác dụng nới lỏng và làm mềm khớp xương mẹ bầu. Tuy nhiên càng đến gần ngày sinh, hiện tượng này càng nới lỏng nhiều hơn, mục đích là giúp thai nhi chào đời nhanh và dễ dàng.

Do đó, các chị em mới cảm thấy cơ xương của mình lỏng lẻo là vậy. Trường hợp này không có gì phải lo lắng, đây là dấu hiệu chuyển dạ báo hiệu chị em gần sinh mà thôi.

Khớp xương mẹ bầu trở nên lỏng lẻo khi đến ngày gần sinh

6. Tiêu chảy là dấu hiệu chuyển dạ mẹ nên chú ý

Đây là một triệu chứng thường gặp nhiều ở các mẹ bầu. Nguyên nhân là do các cơ tử cung giãn ra nhằm chuẩn bị cho sinh nở sắp cận kề. Từ đó khiến chị em có thể bị tiêu chảy lỏng hơn bình thường.

Hiện tượng này là tự nhiên nên mẹ bầu không cần lo lắng. Mẹ cứ chuẩn bị tinh thần vượt cạn cho chu đáo là được. Tuy nhiên trong trường hợp này, các mẹ hãy uống nhiều nước thêm và tránh ăn thực phẩm khó tiêu để cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn trước khi sinh.

7. Tăng tiết dịch âm đạo và có chất màu máu

– Các chị em nên biết dấu hiệu chuyển dạ trước khi sinh vài ngày đó là biểu hiện âm đạo tăng tiết dịch nhiều hơn, có màu đỏ, hồng, thậm chí là màu vàng. Nhưng đa phần chất dịch chảy ra có màu máu là thông báo chính xác chị em sắp sinh rồi đấy.

– Khi thấy có dấu hiệu này, các chị em lo chuẩn bị tinh thần đi bệnh viện chứ đừng chủ quan ở nhà chờ đợi làm gì.

Với 7 dấu hiệu chuyển dạ mà chúng tôi chia sẻ tận tình ở trên. Mong rằng các mẹ bầu lưu tâm và chú ý nhằm tránh những rủi ro bất thường do chủ quan sơ ý không đi thăm khám bệnh viện. Chúc các chị em sinh nở an toàn – khỏe mạnh! Và sớm bồng bế con yêu của mình hạnh phúc, vui vẻ!

Nguồn tin : Tổng hợp

Cơn Gò Chuyển Dạ Là Gì? Dấu Hiệu Khi Chuyển Dạ Sắp Sinh

Cơn gò chuyển dạ với sự khác nhau và cường độ và thời gian dễ làm các mẹ cảm thấy bối rối. Vậy nên, nhận biết các cơn gò chuyển dạ cũng như học hỏi các biện pháp giúp làm dịu cơ thể khi gặp trường hợp này là điều mà các mẹ nên làm lúc này.

1. Cơn gò Braxton – Hicks hay cơn co tử cung sinh lý

Đến thai kỳ thứ 4 các mẹ có thể nhận thấy những cơn co tử cung xuất hiện bất kỳ lúc nào trong ngày, nó không đồng đều và thường xuyên. Đây chính là cách để cơ thể hay tử cung của người mẹ luyện tập trước ngày lâm bồn.

Đối với cơn gò sinh lý thì nó sẽ không tăng dần theo thời gian cũng như đau nhiều hơn, cổ tử cung của người mẹ cũng không thay đổi. Khi cơ thể mệt mỏi, thiếu nước, đi đứng nhiều rất dễ xuất hiện cơn gò này. Khi được nghỉ ngơi, thư giãn đầy đủ thì cơn gò này sẽ biến mất.

Trước khi đến bệnh viện để kiểm tra bạn có thể áp dụng những phương pháp sau để giúp cơn gò sinh lý biến mất:

Khi đã thử những cách trên mà cơn gò vẫn không biến mất hoặc xuất hiện thường xuyên hơn thì bạn cần đi kiểm tra ngay, tránh tình trạng sinh non.

Trong quá trình gò tử cung mà sờ vào bụng bạn sẽ thấy cứng hơn bình thường. Cảm giác tử cung căng chặt đi kèm một số biểu hiện như sau:

Khi có dấu hiệu chuyển dạ sinh non cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra ngay. Đặc biệt lưu ý những trường hợp đi kèm với chảy máu âm đạo, tiêu chảy hay bị vỡ ối.

Đa thai (sinh hai hoặc sinh ba)

Tử cung, cổ tử cung, nhau thai bất thường

Người mẹ hút thuốc lá hay một số loại thuốc kích thích nào đó.

Căng thẳng nhiều

Đã từng sinh non trước đó

Nhiễm trùng

Trước khi mang thai bị thừa cân hay thiếu cân

Không thăm khám thai nhi hay chăm sóc thai đúng cách

Các mẹ cần lưu ý khoảng cách các cơn co tử cung cũng như số lần, tần số gò và các triệu chứng khác cần đến ngay bệnh viện để được bác sĩ theo dõi và có biện pháp can thiệp kịp thời.

3. Cơn gò tử cung chuyển dạ

Cơn gò chuyển dạ một khi đã xảy ra thì nó sẽ không giảm đi hay biến mất nếu áp dụng các biện pháp nghỉ ngơi, uống nước như hai loại trên. Thay vì vậy, cơn gò này sẽ có dấu hiệu tăng lên về cường độ, thời gian và khoảng cách giữa các cơn gò. Mục đích của các cơn gò này là mở rộng cổ tử cung để chuẩn bị chào đón em bé ra đời.

Giai đoạn chuyển dạ này những cơn gò vẫn còn nhẹ nhàng. Các mẹ sẽ thấy căng chặt tử cung hay bụng dưới, thời gian kéo dài từ 30 đến 90 giây. Khoảng cách và cường độ của cơn gò sẽ tăng dần. Lúc đầu khá xa nhưng gần đến lúc cơn chuyển dạ đến thì cơn gò có thể xuất hiện liên tục sau 5 phút.

Giai đoạn sớm trước khi chuyển dạ bạn cần phải chú ý đến các dấu hiệu sắp sinh , chuyển dạ thực sự như có chất nhầy hồng từ cổ tử cung vì cổ tử cung mở rộng. Thậm chí bị vỡ ối thành tia rỉ rả hay thành dòng lớn chảy từ âm đạo.

Các mẹ sẽ cảm thấy cơn gò này bao quanh cả cơ thể từ lưng đến trước bụng. Nhiều người còn bị chuột rút ở chân và đau. Theo dõi sẽ thấy cơn gò kéo dài từ 45 đến 60 giây sau 3 đến 5 phút và lúc này cần đến bệnh viện ngay.

Trong quá trình chuyển dạ , cổ tử cung sẽ mở rộng từ 7 đến 10cm. Cơn gò kéo dài từ 60 đến 90 giấy. Khoảng cách của mỗi cơn gò từ 30 giây đến 2 phút. Một số trường hợp cơn gò còn chồng lên nhau để đẩy em bé ra ngoài. Tuy nhiên, đối với mỗi phụ nữ khác nhau cơn gò chuyển dạ cũng sẽ xảy ra khác nhau đi kèm với triệu chứng khác nhau như:

+ Biện pháp không uống thuốc

+ Biện pháp dùng thuốc

– Uống nước, nghỉ ngơi, giải trí nhưng vẫn không giảm.

– Xuất hiện ở tuần 37 của thai kỳ.

– Tăng dần về thời gian xuất hiện, khoảng cách và cường độ.

– Khoảng cách giữa các cơn gò chỉ là 5 phút.

– Đi kèm với các cơn đau, chảy máu, vỡ ối, rỉ ối và các biểu hiện khác.

Lần đầu làm mẹ sẽ khó để xác định cơn gò chuyển dạ thực sự. Nếu nghi ngờ tốt nhất hãy đến gặp bác sĩ để chẩn đoán. Ngoài ra, bạn cũng nên thời gian của cơn gò và một số dấu hiệu khác để thông báo với bác sĩ.

Co tử cung chuyển dạ là lúc chuẩn bị em bé chào đời. Với người mẹ, chịu đựng sự đau đớn ấy là điều thiêng liêng nhất của họ. Đừng quá căng thẳng, hãy thư giãn và luôn nhớ rằng mọi chuyện sẽ ổn khi sinh bé xong. Nếu bạn cần chia sẻ những lời khuyên và chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho quá trình vượt cạn, hãy liên hệ với ngay hôm nay.

Dấu Hiệu Chuyển Dạ Sắp Sinh Của Bà Bầu

Mẹ bầu đã bước vào giai đoạn cuối cùng của thời kỳ mang thai, Chắc hẳn thời điểm này bất kỳ mẹ nào cũng sẽ cảm nhận được những dấu hiệu của việc sắp sinh con. Các mẹ không tránh khỏi được những lo lắng, hoang mang khi hiên tượng chuyển da sắp đến, đôi khi bạn còn cảm thấy hồi hộp và thỉnh thoảng lại sợ hãi lo âu. Mặc dù bác sĩ đã cho biết ngày dự sinh nhưng các mẹ vẫn không thể không lo lắng vì việc sinh nở thường khó theo kế hoạch và bé có thể chào đời bất cứ lúc nào.

10 dấu hiệu sắp sinh báo hiệu cho mẹ bầu

Thời gian này là những ngày cuối cùng trong quá trình mang thai mẹ bấu sẽ có nhiều thắc mắc, đặc biệt là những ai mang thai lần đâu, chắc chắn hàng loạt các câu hỏi được mẹ đặt ra như: Các dấu hiệu sắp sinh sẽ diễn ra khi nào? Diễn ra trong bao lâu? Dấu hiệu chuyển dạ làm sao? Và cuối cùng là làm thế nào để biết được đã đến lúc bé chào đời?

1. Bụng bầu tụt xuống (sa bụng)

Trước khi bé chào đời một vài tuần, em bé của bạn sẽ dịch chuyển xuống phía dưới trong khung xương chậu của bạn, Đối với những thai phụ sinh con lần 2 trở lên thì dấu hiệu này thường khá mơ hồ và chỉ cảm nhận được khi cuộc vượt cạn thực sự bắt đầu. Vào thời điểm này, thai nhi đã ở trong tư thế sẵn sàng “gặp mẹ”: phần đầu bé quay xuống phía dưới và ở vị trí thấp.

Chính vì vậy, đầu của bé sẽ chèn ép bàng quang của bạn nên sẽ làm cho bạn đi tiểu thường xuyên hơn giống như trong 3 tháng đầu thai kỳ. Cũng vào thời điểm này bạn sẽ cảm thấy ở khung xương chậu sẽ nặng nề hơn nên bạn sẽ thấy mình đi lại khó khăn hơn, lạch bạch hơn. Tuy nhiên, tin vui cho các mẹ bầu là khi này, bạn sẽ thấy dễ thở hơn vì bé đã không còn lấn chiếm không gian phổi của bạn nữa làm cho áp lực của thai lên lồng ngực giảm.

2. Cổ tử cung bắt đầu mở

Theo trang tin tuc phu nu khi em bé tới ngày chào đời cổ tử cung của bé cũng sẽ “rộn ràng” chuẩn bị cho cuộc vượt cạn sắp đến. Phần cổ tử cung sẽ mở rộng và trở nên mỏng hơn trong vài ngày hay vài tuần trước đó. Mỗi đợt kiểm tra định kỳ, bác sĩ sẽ khám để kiểm tra độ mở cổ tử cung. Vì mỗi người mỗi khác nên tốc độ mở ở mỗi thai phụ cũng sẽ nhanh chậm khác nhau.

5. Tiêu chảy báo hiệu bạn sắp sinh

Đây là một trong những hiện tượng thường gặp ở hầu hết các mẹ bầu chuẩn bị sinh con. Hiện tượng này là do các cơ trong tử cung của bạn đang dãn ra, Để chuẩn bị cho việc sinh nở nó sẽ làm cho toàn bộ cơ trong cơ thể bạn cũng được “nghỉ ngơi”, trong đó có cả vùng trực tràng. Điều này có thể làm bạn bị tiêu lỏng hơn, hơi khó chịu một chút nhưng điều này là hoàn toàn bình thường và đây là một dấu hiệu sắp sinh tốt giúp bạn chuẩn bị tâm lý cho cuộc vượt cạn sắp bắt đầu. Lúc này bạn nên uống nhiều nước, tránh ăn những thức ăn khó tiêu và không nên ăn quá no.

6. Bạn ngừng tăng hay giảm cân cũng là một dấu hiệu sử dụng

Khi bước vào những ngày cuối của thai kỳ cơ thể bạn sẽ giữ cân, không tăng và cũng không giảm. Thời điểm này cân nặng của bạn có xu hướng chậm lại, một số trường hợp sẽ bị sụt một vài cân. Điều này là bình thường và không ảnh hưởng gì đến cân nặng của bé. Việc sụt cân là do lượng nước ối của bạn giảm xuống và lúc này cơ thể bạn thường mệt mỏi hơn, bạn sẽ cảm thấy muốn nghỉ ngơi nhiều hơn là ăn uống.

Đôi khi bạn sẽ có cảm giác mệt mỏi không thể nhấc mình lên nổi và đôi khi bạn lại thấy mình tràn đầy năng lượng, bắt đầu đi lại dọn dẹp, lau chùi, sắp xếp lại mọi thứ như thể đang chuẩn bị “tổ” đón bé chào đời. Điều này là rất tốt miễn là bạn đừng làm quá sức.

Bạn đừng nên lo lắng về trường hợp này, đây chỉ là một dấu hiện sắp sinh cho mẹ ở những ngày cuối củ chu kỳ mang thai.

10. Vỡ nước ối báo hiệu sự sinh nở

Có nhiều người nghĩ năng việc vớ nước ối em bé của bạn sẽ chào đời ngay sau đó. Nhưng thực tế, chỉ có một số ít những thai phụ sinh con ngay sau khi vỡ ối, còn phần đông những phụ nữ khác thường mất tới vài giờ mới thực sự lâm bồn.

Lúc này bạn sẽ cảm thấy cực kỳ lo lắng vì không biết khi nào mình sinh em bé. Nhưng bạn yên tâm bác sĩ và những người hộ lý sẽ giúp bạn nhận ra những dấu hiệu quan trọng trong những lần khám vào cuối thai kỳ.

Hãy gọi bác sĩ khi gặp một số trường hợp sau:

Đối với giai đoạn “về đích” của thai kỳ, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn những gì cần làm khi các cơn co thắt diễn ra một cách thường xuyên. Chẳng hạn khi các cơn co thắt cứ 5 phút diễn ra một lần và kéo dài trong ít nhất 1 tiếng thì phải gọi ngay cho bác sĩ. Khoảng cách tất cả các cơn co thắt sẽ không diễn ra giống hệt nhau nhưng khi mật độ nó diễn ra một cách khá dày đặc thì đây là lúc bạn cần báo cho bác sĩ.

– Trường hợp bạn bị ra máu hay dịch âm đạo có lẫn máu tươi, màu bạn thấy là màu hồng nhạt chứ không phải màu nâu.

– Bạn bị vỡ ối, Khi bạn bị vỡ ối đặc biệt là thấy có màu xinh hay nâu phải gọi ngay cho bác sĩ vì đây có thể là “phân su” của bé, đây là phân thải đầu tiên trong đời bé và bé sẽ gặp nguy hiểm khi bé hít hay nuốt phải nó trong khi sinh.

– Trường hợp hoa măt, đâu đâu hay đột nhiên cơ thể bạn bị sưng phù hay chứng sưng phù trở nên nghiêm trọng vì đây là triệu chứng của tiền sản giật hay tăng huyết áp thai kỳ.

4 Dấu Hiệu Chuyển Dạ Sớm Nhất Ở Mẹ Bầu. Biểu Hiện Chuyển Dạ Sắp Sinh

Hậu quả khó lường của hiện tượng chuyển dạ sắp sinh

Nhiều mẹ bầu chủ quan cho rằng: những dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh chỉ là thông báo tạm thời, phải chờ một thời gian nữa em bé mới chính thức chào đời. Đây là quan điểm sai lầm, bởi đối với phụ nữ mang thai lần đầu thì chỉ sau 12-24 giờ đồng hồ kể từ khi xuất hiện triệu chứng chuyển dạ sớm, mẹ bầu sẽ sinh con bất kỳ lúc nào. Đối với phụ nữ mang thai lần thứ 2 trở đi, thời gian sinh nở có thể giảm xuống 6-8 giờ đồng hồ sau khi xuất hiện triệu chứng chuyển dạ sớm.

Nếu không đến bệnh viện kịp thời, mẹ bầu dễ dàng đối diện với các nguy cơ như: vỡ ối non, sinh non tại nhà, mất máu quá nhiều, em bé bị ngạt trong bụng mẹ, nhiễm trùng sinh nở,… ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của hai mẹ con. Mẹ bầu nên nhập viện ngay khi có dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh. Bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn cho mẹ bầu liệu trình điều trị thích hợp nhất. Nếu biểu hiện mẹ bầu chưa đến mức sinh non, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị – có thể là nhập viện để giữ thai cho đến khi sinh nở chính thức (hoặc dưỡng thai tại nhà nếu sức khỏe của mẹ bầu tốt). Có rất nhiều trường hợp, phụ nữ mang thai ở trong viện suốt 1-2 tháng để điều trị triệu chứng sinh non, đồng thời bảo vệ sức khỏe cho cả hai mẹ con.

Điểm cốt lõi của vấn đề là mẹ bầu cần nhận diện đúng dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh để có biện pháp xử lý kịp thời. Không nên thờ ơ trước các biểu hiện sinh non dù là nhỏ nhất. Trên thực tế, không phải lúc nào xuất hiện triệu chứng chuyển dạ sớm cũng là sinh non ngay lập tức. Tùy vào thể trạng của mẹ bầu mà thời gian sinh nở có thể kéo dài từ 6-24 giờ đồng hồ, thậm chí là 2-3 ngày sau khi có dấu hiệu sắp sinh. Dù thế nào đi nữa, thì mẹ bầu cũng không nên chủ quan trước các biểu hiện chuyển sinh non. Nó có thể để lại hậu quả khôn lường cho sức khỏe của mẹ và bé.

Bên cạnh việc sinh non thiếu tháng, mẹ bầu cũng nên lưu ý nhiều hơn tới ngày dự kiến sinh. 80% phụ nữ mang thai có ngày sinh nở thực tế khác với dự kiến sinh lúc thăm khám. Việc này có thể diễn ra trước hoặc sau ngày dự kiến sinh 3-10 ngày tùy vào cơ địa của mỗi người. Đến ngày chuẩn bị sinh nở, mẹ bầu nên để ý những dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh để có cách giải quyết tốt nhất. Trong trường hợp đã quá ngày sinh dự kiến mà bà bầu vẫn không có triệu chứng chuyển dạ sắp sinh, cách giải quyết tốt nhất là thăm khám bác sĩ chuyên khoa sản để có hướng dẫn tốt nhất. Rất có thể cơ sở y tế sẽ chỉ định mổ đẻ cho mẹ bầu thay vì sinh thường như dự kiến.

Các dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh của phụ nữ mang thai

Ra máu – dấu hiệu chuyển dạ nguy hiểm nhất

Theo lý thuyết trong suốt 9 tháng thai kỳ, phụ nữ hoàn toàn bị không có kinh nguyệt. Máu báo chỉ xuất hiện ở giai đoạn đầu mang thai, tuy nhiên lượng máu rất ít và chủ yếu có màu hồng nhạt. Hiện tượng này chỉ xuất hiện 1 lúc rồi nhanh chóng biến mất. Trong trường hợp mẹ bầu bị ra máu từ tuần thứ 8 trở đi của thai kỳ, giữa thai kỳ hoặc gần cuối thai kỳ, thì chắc hẳn đó không phải là dấu hiệu bình thường. Khả năng cao mẹ bầu đang rơi vào tình trạng dọa sảy thai, thai nhi kém phát triển, sinh non thiếu tháng.

Triệu chứng ra máu có nhiều cấp độ khác nhau, thời điểm xuất hiện báo hiệu những nguy cơ khác nhau đối với mẹ bầu. Ví dụ như: mẹ bầu bị ra máu vào tuần thứ 8-12 của thai kỳ, nếu lượng máu ít không đáng kể thì đó là triệu chứng của dọa sảy thai hoặc mẹ bầu đang mắc một căn bệnh phụ khoa nào đó. Ngược lại nếu lượng máu ra nhiều, ồ ạt cả ngày thì rất có thể bà bầu đã bị sảy thai hoặc thai lưu trước đó.

Đối với trường hợp ra máu vào tuần thứ 28 trở đi của thai kỳ, mẹ bầu có nguy cơ cao sinh non nếu không điều trị kịp thời. Thông thường sau khi ra máu đỏ 1-2 ngày, mẹ bầu sẽ sinh nở chính thức. Mẹ bầu cần nhập viện ngay khi thấy âm đạo ra máu đỏ (hoặc màu nâu), đội ngũ y bác sĩ sẽ cấp cứu kịp thời, tìm hướng điều trị hợp nhất để bảo vệ thai kỳ khỏe mạnh.

Đau lưng là hiện tượng phố biển của các phụ nữ mang thai. Điều này được lý giải do việc thiếu hụt canxi, vận động nặng nhọc, nằm ngồi sai tư thế hoặc thay đổi hormone nội tiết tố trong giai đoạn thai kỳ. Mẹ bầu có thể đau lưng từ 1-2 tháng hoặc suốt hành trình mang thai tùy vào chế độ chăm sóc bản thân. Tuy nhiên, nếu bất chợt vào một thời điểm nào đó bà bầu cảm thấy đau buốt thắt lưng, không thể ngồi hoặc nằm yên một lúc, mức độ đau tăng dần theo thời gian thì đây chính là biểu hiện chuyển dạ sớm nhất.

Đau lưng dọa sinh non khác hẳn với những cơn đau lưng thông thường, cảm giác đau buốt, ê ẩm dồn từ thắt lưng xuống bộ phận hông của mẹ bầu. Cơn đau mỗi lúc một trầm trọng hơn, không thuyên giảm dù mẹ bầu đã thực hiện các biện pháp xoa bóp và nằm nghỉ ngơi. Tùy vào cơ địa của mẹ bầu, mà tình trạng sinh nở có thể diễn ra đơn giản hoặc phức tạp hơn mức bình thường.

Gần đến ngày dự kiến sinh, 70% mẹ bầu xuất hiện những cơn đau thắt lưng đột ngột, điều này báo hiệu bé yêu của mẹ sắp sửa chào đời. Mẹ nên chuẩn bị tâm thế vững vàng cho cuộc vượt cạn sắp tới. Trong trường hợp, cơn đau lưng tái diễn liên tục vào giai đoạn giữa thai kỳ, mức độ đau tăng dần và trầm trọng hơn trước, rất có thể là triệu chứng chuyển dạ sinh non. Mẹ bầu nên nhập viện ngay tức khắc để phòng tránh sinh non, duy trì thai kỳ khỏe mạnh.

Đau bụng được xem là khắc tinh nguy hiểm nhất của phụ nữ mang thai. Mặc dù đau bụng có thể do các nguyên nhân khác nhau như: ngộ độc thức ăn, sử dụng đồ ăn không phù hợp, đau dạ dày, đại tràng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy,… nhưng dù thế nào đi nữa mẹ bầu cũng nên cảnh giác những cơn đau bụng dữ dội, có tính chất lập lại từng cơn.

98% phụ nữ sinh thường phải trải qua những cơn đau bụng dữ dội, có thể kéo dài vài giờ đồng hồ hoặc 1-3 ngày tùy theo cơ thể của mẹ bầu. Đau bụng chuẩn bị sinh nở có cảm giác từ nhẹ đến nặng, đau bụng âm ỉ xen lẫn với đau quặn từng cơn. Cảm giác đau đớn này có xu hướng dồn dập xuống phía dưới, thậm chí đau lan xuống vùng cửa mình của mẹ bầu. Khi mẹ bầu xuất hiện cơn đau bụng dữ dội, có tính đau quặn bụng chuẩn bị sinh nở, bác sĩ sẽ thăm khám kỹ lưỡng tình trạng sức khỏe của mẹ bầu, xác định độ mở của tử cung sau đó mới đưa ra chỉ định sinh thường hay sinh mổ.

Đối với một số phụ nữ mang thai, cơn đau bụng có thể diễn ra từ tuần thứ 27-28 của thai kỳ. Nếu cơn đau chỉ mang tính chất thoảng qua, không lặp lại lần thứ hai và cũng không gây đau đớn gì cho mẹ bầu, thì có thể yên tâm rằng thai kỳ vẫn đang trong giai đoạn ổn định. Tuy nhiên, nếu cơn đau xuất hiện liên tiếp không có chiều hướng thuyên giảm, thậm chí ngày càng dữ dội hơn trước, thì mẹ bầu nên đi thăm khám bác sĩ để xác định nguyên nhân đau bụng. Đó có thể là dấu hiệu sinh non, chuyển dạ sớm, hoặc mẹ bầu mắc một căn bệnh nào khác. Để có kết luận chính xác, cũng như đưa ra phương án duy trì thai kỳ tốt nhất, mẹ bầu nên đến các cơ sở y tế uy tín – tuyệt đối không chủ quan về mặt sức khỏe.

Cảm giác sưng đau vùng kín – dấu hiệu chuyển dạ ít xảy ra nhất

Cảm giác sưng đau vùng kín không xuất hiện nhiều ở phụ nữ mang thai, nhưng mẹ bầu cũng không nên bỏ qua dấu hiệu chuyển dạ sớm này. Về mặt lý thuyết, hiện tượng sưng đau vùng kín là do hormone của nữ giới tăng đột biến khi mang thai, dồn áp lực xuống vùng kín khiến cho nó có cảm giác sưng tấy hoặc gây khó chịu. Sẽ không có chuyện gì xảy ra nếu hiện tượng này chỉ dừng lại ở mức vừa phải, mẹ bầu vẫn có thể sinh hoạt và vận động bình thường. Nó chỉ thực sự nguy hiểm khi vùng kín bị đau nhức trầm trọng, cảm giác đau đớn quặn lên từng cơn, dường như thúc xuống phía dưới.

Mẹ bầu không thể ngồi lâu một chữ, vùng kín luôn trong trạng thái khó chịu và nặng nề hơn bao giờ hết. Đây có thể là biểu hiện chuyển dạ sớm mà mẹ bầu không hay biết. Theo thống kê của Tổ chức Y khoa Việt Nam, 70% mẹ bầu có cảm giác sưng tấy đau nhức vùng kín sinh con trước dự kiến từ 10-30 ngày, có thể sinh non thiếu tháng nhiều hơn nữa nếu phụ nữ mang thai không điều trị kịp thời.

Thai kỳ chỉ khỏe mạnh thực sự khi mẹ bầu ý thức được tầm quan trọng của sức khỏe bản thân. Bên cạnh chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, vận động nghỉ ngơi hợp lý, khám thai định kỳ, mẹ bầu cũng nên quan tâm tới các dấu hiệu chuyển dạ sớm nhất. Một mặt là duy trì và bảo vệ thai kỳ phát triển khỏe mạnh, mặt khác là phòng tránh sinh non hiệu quả.

Hiện tượng sinh non thiếu tháng có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: mẹ bầu nhiễm bệnh, có sức khỏe yếu, sử dụng chất kích thích, thai nhi phát triển không bình thường,… Trong số đó chúng ta không thể xem nhẹ yếu tố chủ quan trước những biểu hiện chuyển dạ sinh non sớm mà phụ nữ dễ gặp phải nhất. Nếu mẹ bầu được cấp cứu kịp thời (ngay khi xuất hiện triệu chứng chuyển dạ đầu tiên), thì khả năng ngăn chặn sinh non thiếu tháng lên đến 80%, bảo đảm sức khỏe ổn định cho cả mẹ và bé.

Kiến thức chăm sóc mẹ bầu – trẻ sơ sinh đúng cách được chia sẻ tại Blog Nuôi dạy trẻ, góp phần vào việc chăm sóc thai kỳ khỏe mạnh và tạo tiền đề phát triển toàn diện cho trẻ em. Các bậc phụ huynh, mẹ bầu, người sắp bước vào giai đoạn hôn nhân – mang thai có thể truy cập website https://nuoidaytre.com.vn để tham khảo thông tin hữu ích.