Top 8 # Xem Nhiều Nhất Dấu Hiệu Của Bệnh Thận Không Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Dấu Hiệu Của Bệnh Thận Và Suy Thận

Ngày Đăng : 31/08/2018 – 3:27 PM

đang ngày càng trở nên phổ biến. Mức độ nguy hiểm của căn bệnh này cũng ngày một tăng cao. Khi thận bị suy giảm chức năng, nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến suy thận. Hậu quả là người bệnh phải chạy thận hoặc ghép thận – những phương pháp chữa trị cực kì tốn kém và bất tiện.

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” – trước khi phải nhập viện cấp cứu vì bệnh thận, hãy kịp thời phát hiện những biểu hiện bất thường để có hướng điều chỉnh và điều trị phù hợp nhất.

Khi bị suy giảm chức năng, khả năng loại bỏ các chất bẩn trong máu của thận cũng giảm đi rõ rệt. Điều này có thể gây ra các vấn đề trên da như phát ban, mụn nhọt hay cảm thấy ngứa ngáy không rõ nguyên nhân

Có rất nhiều bệnh nghiêm trọng có thể gây ra tình trạng huyết áp cao, bệnh thận là một trong số đó. Bạn nên để tâm đến cơ thể kĩ càng hơn khi tình trạng huyết áp cao thường xuyên diễn ra.

Một trong những lí do gây khó thở là do thiếu các tế bào hồng cầu mang oxy. Bình thường, nếu luyện tập hoặc vận động quá sức có thể khiến bạn cảm thấy khó thở trong chốc lát. Tuy nhiên, nếu bạn bị hụt hơi thường xuyên ngay cả khi đang nằm nghỉ ngơi thì nên đi khám càng sớm càng tốt.

Thận bị tổn thương không loại bỏ được lượng nước dư thừa trong cơ thể sẽ khiến bạn bị phù nề hay sưng ở chân, mắt cá chân, bàn chân, mặt, bàn tay.

Thận khỏe mạnh sẽ sản xuất ra một loại hormone nhắc nhở cơ thể sản sinh hồng cầu. Khi loại hormone này không được tiết ra đủ có thể gây ra bệnh thiếu máu. Thiếu máu và bệnh thận dẫn đến một loạt triệu chứng, bao gồm cả việc luôn cảm thấy ớn lạnh, rợn người ngay cả khi ở trong phòng ấm áp.

Nếu bạn không áp dụng chế độ ăn kiêng nào mà vẫn không có cảm giác thèm ăn, kể cả với những món bạn ưa thích thì nên lưu ý tới các căn bệnh về thận.

Hơi thở có mùi hôi là do việc xử lý chất thải tích tụ trong cơ thể không tốt. Biểu hiện này đi kèm với việc thay đổi khẩu vị hoặc chán ăn, cho thấy thận đang không làm tròn chức năng của nó.

Một trong những triệu chứng ban đầu của bệnh thận là mệt mỏi do thiếu hormone giúp thúc đẩy sản xuất hồng cầu. Thận gặp vấn đề sẽ khiến bạn luôn cảm thấy rệu rã ngay khi vừa thức dậy sau một giấc ngủ ngon.

Thận giúp bài trừ các chất thải tích tụ trong máu. Tuy nhiên, khi thận làm việc không tốt, các chất thải này tích tụ đến một lượng nhất định sẽ gây chứng buồn nôn và muốn ói mửa.

Các tin khác

Đau Lưng Có Phải Dấu Hiệu Của Bệnh Thận Không?

I. Đau lưng có phải bị thận không?

Để phân biệt cụ thể tình trạng đau thận và đau lưng, bạn cần xác định vị trí cụ thể của cơn đau, mức độ đau và những triệu chứng kèm theo. Nhưng hãy trao đổi điều đó với bác sĩ của bạn để được giải đáp tận tình. Bác sĩ Sarah Gehrke, GM khẳng định rằng đau lưng và đau thận là 2 bệnh lý phổ biến và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chưa có bất cứ tài liệu nào khẳng định đau lưng có phải bệnh thận hay không. Bởi nó tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố.

Thận gây đau lưng thường xuất hiện những cơn đau có ảnh hưởng đến vùng lưng dưới và những vùng mô mềm. Đây có thể là triệu chứng của bệnh nhiễm trùng thận nếu tại đó có sự tiếp xúc trực tiếp. Tùy vào từng biểu hiện bệnh cũng như vị trí phát bệnh để chẩn đoán. Thông thường, để phân biệt chứng đau lưng bình thường và đau lưng vùng thận, chúng ta cần dựa vào các triệu chứng kèm theo chẳng hạn như sốt, cảm lạnh, đi tiểu có máu, đau tức vùng lưng dưới hoặc xương khớp khó cử động, cúi gập người khó khăn để phân biệt. Ở những trường hợp bệnh biểu hiện nguy hiểm hoặc triệu chứng bệnh mờ nhạt, khó xác định thì hãy nhanh chóng đến bệnh viện để thực hiện các phương pháp X-quang, ội soi bằng MRI để được chẩn đoán cụ thể.

Đau lưng xuất hiện từng cơn, cơn đau lan từ vùng thận ra sau lưng, lan xuống hố chậu, hông, bàn chân, mông,…

Kèm theo triệu chứng đái rắt, cảm sốt, tiểu đau, tiểu ra máu,…

Đau lưng kể cả khi thời tiết thay đổi.

Nước tiểu bị đổi màu đột ngột.

Khi phát hiện một trong số những dấu hiệu bất thường này kéo dài hơn 2 tuần, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Nếu đây là biểu hiện của hội chứng thận hư, sỏi thận bệnh nhân có thể điều trị ngay để dứt điểm nhanh và hạn chế biến chứng.

II. Làm thế nào để phân biệt đau lưng đau thận?

Cột sống lưng đóng vai trò nâng đỡ toàn bộ cơ thể nhưng trong quá trình phát triển và lão hóa tự nhiên của cơ thể mà các đốt sống bắt đầu có biểu hiện yếu đi. Điều này làm cho việc nâng đỡ cơ thể bị giảm thiểu đáng kể và gây nên hiện tượng thoái hóa. Đây cũng chính là tác nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh lý về xương khớp như gai xương, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống,…

Khi có biểu hiện mắc các bệnh lý xương khớp, cơ thể bệnh nhân sẽ bắt đầu xuất hiện những cơn đau âm ỉ từ nhẹ sang nặng, nhất là khi bệnh nhân vận động mạnh hoặc chơi thể thao quá sức. Không chỉ gây đau đớn vùng khớp bị tổn thương, bệnh nhân còn gặp phải rất nhiều triệu chứng khác như đau âm ỉ, nhói, cơn đau lan tỏa xuống mông, đầu gối và cuối cùng là xuống tới bàn chân. Một số trường hợp, bệnh nhân còn cảm thấy cơ tay bị suy yếu, khả năng vận động suy giảm do các dây thần kinh bị chèn ép.

Để xác định chính xác đau lưng có phải suy thận không, bạn nên tham khảo một số nhận biết sau:

1. Xác định vị trí đau:

Cơn đau lan rộng từ lưng xuống các vị trí khác thì nguy cơ bạn mắc bệnh xương khớp do chấn thương. Nếu cơn đau nghiêm trọng, hãy nhờ đến sự chăm sóc y tế.

Đau lưng bệnh thận xuất hiện cơn đau vùng lưng dưới giữa xương sườn và vùng hông. Bởi vì thận nằm ở bên cạnh sườn, phía sau lưng. Nếu cơn đau biểu hiện ở vùng khác của lưng hoặc lưng trên thì chắc hẳn đây không phải là bệnh lý do thận.

2. Đánh giá cơn đau:

3. Xác định triệu chứng

Hãy tìm hiểu nguyên nhân của cơn đau lưng bất thường của bạn. Nếu bạn có môi trường làm việc nặng nhọc, thường xuyên ngồi một vị trí hoặc khiêng vác quá sức trong thời gian dài, bị chấn thương thì có thể bạn đang gặp phải vấn đề về xương khớp.

Quan sát các vấn đề về tiểu tiện khi bạn nghi ngờ mình gặp vấn đề về thận. Bởi vì các triệu chứng của nhiễm trùng thận thường biểu hiện rõ ràng khi tiểu. Nước tiểu vàng, màu đục hoặc xuất hiện cơn đau thì có thể thận bạn đang gặp phải một số vấn đề cần được cải thiện.

Đau vùng thắt lưng thận không gây hiện tượng chèn ép dây thần kinh mà chúng chỉ được thể hiện cụ thể bằng đường tiểu tiện.

* * * Mẹo cải thiện bệnh đau lưng thận mà bạn đọc nên biết

Bệnh nhân đau lưng bệnh thận nên tham khảo các mẹo cải thiện sau đây:

– Nghỉ ngơi đúng cách: Tư thế nằm nghỉ nằm thẳng lưng để phần xương cột sống không bị áp lực, nằm gối thấp.

– Chườm nóng: Dùng túi chườm thảo dược đắp lên vùng lưng bị đau nhức.

– Massage: Triệu chứng thận gây đau lưng không dễ dàng biến mất, vì vậy ngoài việc điều trị thì bệnh nhân có thể massage nhẹ nhàng vùng lưng để giảm thiểu triệu chứng đau nhức.

– Tập thể thao: Việc luyện tập thể thao giúp cho hệ cơ xương phát triển mạnh mẽ, tăng cường các cơ. Nhưng đối với người đau lưng thận yếu thì việc luyện tập cần phải hết sức lưu ý. Nếu luyện tập không đúng cách, chúng có thể để lại các biến chứng vô cùng nghiêm trọng.

– Cải thiện chế độ ăn uống: Người được chẩn đoán đau lưng suy thận, đau lưng thận yếu cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng để phòng tránh bệnh tốt hơn. Cụ thể như sau:

Tăng cường lượng rau xanh, hoa quả tươi và uống đủ 2,5 – 3 lít nước/ngày.

Hạn chế sử dụng bia rượu, thuốc lá, nội tạng động vật.

Kiêng đồ ăn mặn, quá nhiều gia vị.

Ăn nhiều trứng, cá, sữa, tôm,…

Kiêng thực phẩm giàu đạm như thịt chó, thịt bò hoặc các loại thịt màu đỏ,…

Tránh làm các công việc nặng nhọc, quá sức.

Không ngồi lâu ở một tư thế hoặc ngồi xổm.

Bạn muốn tìm hiểu thêm:

Dấu Hiệu Của Bệnh Thận Mạn Tính

Dấu hiệu của bệnh thận mạn tính

Thận là một trong những cơ quan vô cùng quan trọng trong cơ thể. Hiện nay, số người mắc các bệnh thận mạn tính gia tăng. Tuy nhiên, rất ít người để ý đến dấu hiệu của bệnh để sớm có biện pháp phòng, điều trị. Bác sĩ Hà Mạnh Hùng, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực – Thận nhân tạo, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã có cuộc trao đổi để giúp bạn đọc nhận biết sớm những dấu hiệu của bệnh thận mạn tính.

Điều trị chạy thận nhân tạo cho bệnh nhân suy thận tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

– Xin bác sĩ cho biết dấu hiệu để nhận biết sớm bệnh thận mạn tính?

+ Thận là một trong những cơ quan vô cùng quan trọng trong cơ thể, thực hiện chức năng chính là loại bỏ các chất độc (là sản phẩm của quá trình chuyển hóa), nước dư thừa trong máu và duy trì thăng bằng kiềm toan. Khi bị suy giảm chức năng, thận sẽ không thể thực hiện công việc của mình một cách đầy đủ. Lúc này, cơ thể sẽ trở nên quá tải vì độc tố và gây ra các rối loạn như: Thừa dịch, hội chứng ure máu cao, tăng kali máu, toan chuyển hóa máu, thiếu máu… dẫn đến bệnh nhân mệt mỏi, khó thở, phù… thậm chí đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh thận mạn tính là một quá trình phát triển bệnh âm thầm, kéo dài và thường là chậm. Người bệnh thường chủ quan và chỉ đi khám khi thận đã tổn thương trầm trọng hoặc do các tình trạng mất bù cấp tính của thận phát tác. Triệu chứng của bệnh thận mạn tính thường kín đáo và dễ bỏ qua; bởi vậy, cần lưu ý các triệu chứng sau:

Thay đổi khi đi tiểu (tiểu nhiều vào đêm, nước tiểu có bọt, lượng nước tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường và nước tiểu có màu nhợt hay màu tối, nước tiểu có máu, cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn…); phù ở chân, cổ chân, bàn chân, mặt…; mệt mỏi (do thiếu máu); ngứa da do chức năng loại bỏ các chất cặn bã ra khỏi máu của thận bị suy giảm dẫn đến sự tích tụ của các chất thải này trong máu có thể gây ngứa ở da; hơi thở của người bệnh thường có mùi; có cảm giác buồn nôn và nôn (do urê huyết gây nên tình trạng này).

Cùng với đó, do thiếu máu, người bệnh thận mạn tính thường thở nông; cảm giác lúc nào cũng ớn lạnh; hoa mắt, chóng mặt và mất tập trung. Một số bệnh nhân bệnh thận có thể bị đau ở lưng hay sườn.

Bệnh thận mạn tính có thể tiến triển trong nhiều năm, từ chức năng thận dưới bình thường đến suy thận mạn tính. Do tiến triển của bệnh có thể chậm lại ở các giai đoạn đầu và các phương pháp điều trị, các thay đổi trong lối sống cũng có thể làm giảm quá trình tiến triển của bệnh thận mạn tính; nên việc chẩn đoán sớm và tích cực tìm nguyên nhân cũng như kiểm soát các yếu tố nguy cơ có thể điều trị khỏi hẳn hoặc làm giảm, chậm quá trình tiến triển của suy thận. Bởi vậy, ngay khi phát hiện các dấu hiệu trên, bạn nên đến các bệnh viện có chuyên khoa để được khám, làm các xét nghiệm cần thiết.

– Nguyên nhân nào gây bệnh thận mạn tính và nguy cơ sức khoẻ khi bị bệnh này, thưa bác sĩ?

+ Thường bệnh thận mạn tính là biến chứng của một số bệnh khác. Một số người dễ phát triển bệnh thận nếu có bệnh đái tháo đường; tăng huyết áp; viêm cầu thận; bệnh di truyền như: Thận đa nang, hội chứng alport; nhiễm khuẩn, nghẽn tắc hay bệnh bẩm sinh đường tiết niệu; bệnh lupus ban đỏ hệ thống; bệnh phì đại và ung thư tuyến tiền liệt; dùng thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) dài hạn như ibuprofen, ketoprofen và một số thuốc kháng sinh.

Khi bệnh thận có diễn biến xấu thì nhiều vấn đề sức khỏe có thể xảy ra, như: Thiếu máu, bệnh xương, tổn thương thần kinh và tăng huyết áp. Tổn thương thần kinh ngoại biên gây yếu chân, tay, có cảm giác kiến bò, cảm giác nóng rát hay khó chịu và bứt rứt ở bàn chân, cẳng chân, dáng đi thay đổi. Tăng huyếp áp dẫn đến suy thận, gây tổn thương cho tim và mạch máu.

– Khi bị bệnh, cần điều trị như thế nào, thưa bác sĩ?

+ Việc điều trị bệnh thận mạn tính cần có sự chỉ định của bác sĩ phù hợp với mức độ bệnh của mỗi người. Ngoài dùng thuốc, khi chức năng thận đã giảm, cần có biện pháp để giúp cơ thể loại bỏ chất muối, nước thừa và các sản phẩm giáng hóa có trong máu bằng cách điều chỉnh lượng muối, protein, phosphor, calo và các chất khác trong bữa ăn hằng ngày. Cần có chế độ ăn uống lành mạnh (giảm đạm hoặc giảm muối); uống đủ nước mỗi ngày; giảm cân; bỏ thuốc lá; tránh một số thuốc giảm đau. Tuyệt đối tuân thủ lời khuyên của bác sĩ và các tư vấn y tế trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi đáng kể nào trong quá trình điều trị.

Cùng với đó, bệnh nhân nên vận động thường xuyên giúp tăng sức khỏe, nghị lực sống, giảm huyết áp, cải thiện giấc ngủ, kiểm soát cân nặng, giảm nồng độ mỡ máu.

Nguồn: Thu Nguyệt/Trung tâm truyền thông tỉnh

(Lượt đọc: 1750)

Dấu Hiệu Của Bệnh Ung Thư Thận

Ung thư thận là căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Tại Việt Nam tỷ lệ người mắc bệnh đang đứng thứ 3 trong tổng số các bệnh ung thư hệ tiết niệu.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tại Mỹ mỗi năm phát hiện khoảng 31.200 trường hợp ung thư thận, trong đó 11.900 trường hợp tử vong.

Hiện tại, Việt Nam chưa có con số thống kê đầy đủ về số lượng người mắc bệnh nhưng nó được xếp ở vị trí số 3 trong tổng số các bệnh ung thư hệ tiết niệu.

Bệnh có 4 giai đoạn phát triển và theo thống kê tỷ lệ người mắc bệnh có thể sống sau 5 năm khi cắt bỏ thận ở giai đoạn 1 là 60-85%, giai đoạn 2 là 80%, giai đoạn 3 là 30-35 %, giai đoạn 4 là 3%.

Tuy nhiên, đến một mức độ nào đó người bệnh sẽ có những biểu hiện điển hình như:

Đi tiểu ra máu

Đây là biểu hiện điển hình nhất của ung thư thận. Người bệnh tiểu ra máu có hiện tượng co giật liên tục, không đau đớn, lượng máu toàn phần trong nước tiểu có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Tình trạng này có thể kéo dài hay ngắn tùy thuộc vào tùy vào tình trạng phát triển của bệnh. Nếu chảy máu trong thời gian dài có thể đi kèm theo chứng đau bụng ở khu vực thận do cục máu đông ở vùng niệu quản.

Thường gặp ở những người mắc bệnh thời kỳ cuối. Khi các khối u phát triển lớn lên và đe lên các nang thận. Hoặc có thể cảm thấy đau vùng thắt lưng do các khối u đã xâm lấn ra phạm vi rộng xung quanh.

Có khoảng 50% bệnh nhân mắc ung thư thận có triệu chứng này.

1/3 – 1/4 bệnh nhân phát hiên ung thư thận có khối u ở các khu vực xung quanh thận. Một điều đáng lo ngại là các khối u thường phát triển ẩn, cho đến khi nó có 1 kích thước nhất định mới có thể tìm thấy qua thăm khám.

Nếu người mắc ung thư thận có thể tự tay sờ thấy các khối u xung quanh khu vực thận thì chứng tỏ ung thư thận đã ở giai đoạn cuối.

Ngoài ra, còn có thể gặp các triệu chứng kèm theo như: ESR cao, tăng chỉ số đường huyết, tăng huyết áp, sốt, sụt cân, thiếu máu,…

Trong số đó có khoảng 2-3 % người mắc chứng suy tĩnh mạch hoặc giãn tĩnh mạch trong.

Triệu chứng ung thư thận đã di căn

Có khoảng 10% người mắc ung thư thận được phát hiện do triệu chứng di căn. Trong tổng số các bệnh nhân mới được phát hiện đã có tới 30% di căn.

Do đó, các bác sĩ chuyên khoa khuyên chúng ta nên đi khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

Với những người phát hiện ra mình có 1 trong 3 dấu hiệu Tiểu ra máu, đau thận và xuất hiện khối u như trên thì phải nhanh chóng đến gặp bác sĩ.

Vì đa số những người mắc ung thư thận hầu hết chỉ xuất hiện 1-2 biểu hiện trên, chỉ có khoảng 10% là có cả 3 dấu hiệu.

Theo Phunutoday

Cùng Chuyên Mục

Bình Luận Facebook