Top 10 # Xem Nhiều Nhất Dấu Hiệu Của Đột Quỵ Là Gì Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

5 Dấu Hiệu Sớm Của Đột Quỵ Xuất Huyết Não &Amp; Cách Phòng Ngừa Đột Quỵ

Chuyên đề : Tai biến mạch máu não

Cẩn thận các triệu chứng cảnh báo cục máu đông trong cơ thể Cách phòng ngừa đột quỵ cho người huyết áp cao 8 điều cần làm để phòng ngừa đột quỵ ở người cao tuổi Thoát khỏi cánh cửa “tử thần” sau cơn đột quỵ: Ăn gì tốt? 5 dấu hiệu sớm của đột quỵ xuất huyết não

Theo các chuyên gia, 70% các trường hợp xuất huyết não đều có dấu hiệu sớm trước vài tuần tới vài tháng, điển hình là 5 biểu hiện sau:

– Đau đầu đột ngột, dữ dội xảy ra trong vài phút, kèm theo đó là tình trạng lóa mắt. Nếu có dấu hiệu này, người bệnh có thể bị xuất huyết não trong vài tháng sau đó.

– Chảy máu cam trong khi huyết áp tăng cao: Bệnh nhân tăng huyết áp và chảy máu cam thường xuyên có nguy cơ xuất huyết não trong khoảng 6 tháng sau đó.

– Cứng gốc lưỡi, không thể nói hoặc nuốt: Triệu chứng này thường xuất hiện ngay trước khi cơn xuất huyết não khởi phát, kéo dài khoảng 10 phút, sau đó thoái lui và cơn xuất huyết não xảy ra.

– Không thể huýt sáo: Về mặt lâm sàng, trước khi bùng phát xuất huyết não, người bệnh sẽ không thể huýt sáo và phát âm như bình thường, méo miệng, mắt xếch, liệt một bên mặt.

– Tê liệt nửa người: Tình trạng tê, liệt, ngứa ran nửa bên người thường xuất hiện cùng lúc khi cơn đột quỵ xuất huyết não khởi phát.

Phòng ngừa đột quỵ xuất huyết não bằng cách nào?

Theo các chuyên gia y tế, việc phòng ngừa xuất huyết não có thể thực hiện theo công thức: 2 kiểm soát, 3 cần làm, 4 không.

– Kiểm soát lượng rượu bia, tốt nhất là không uống, đặc biệt với những người có các bệnh lý nền như tăng huyết áp hay đái tháo đường. Cồn trong rượu bia khiến huyết áp tăng cao, tác động lên thành mạch máu, làm mạch máu mất tính đàn hồi, tăng nhanh quá trình xơ vữa động mạch, từ đó tăng nguy cơ xuất huyết não. Đặc biệt, những người thích uống bia lạnh, bị kích thích lạnh còn có nguy cơ xuất huyết não cao hơn.

– Kiểm soát cảm xúc: Dễ kích động cũng được coi là một trong những nguyên nhân dẫn đến xuất huyết não. Tâm trạng quá khích, xúc động hay căng thẳng sẽ làm cho nhịp tim tăng nhanh, tăng huyết áp, dễ gây xuất huyết não. Vì vậy, mọi người cần giữ thái độ lạc quan, nghỉ ngơi hợp lý để ổn định cảm xúc.

– Sử dụng thảo dược để tăng cường tuần hoàn và lưu thông máu, cải thiện chức năng não, ổn định huyết áp một cách an toàn.

– Điều trị tăng huyết áp (nếu mắc bệnh) bằng thuốc và cải thiện chế độ dinh dưỡng.

– Kiên trì tập thể dục để tăng cường sức khỏe toàn trạng, cải thiện lưu thông máu, giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. Các môn thể thao được gợi ý là: Đi bộ, chạy bộ, yoga, cầu lông…

– Không cố gắng đại tiện, đặc biệt là người cao tuổi, bởi khi cố gắng đại tiện có thể khiến áp lực động mạch tăng lên, dễ gây xuất huyết não, thậm chí đột tử.

– Không ngồi nhiều bởi việc ngồi yên trong thời gian dài cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ.

– Không thức khuya: Khi bạn thiếu ngủ, thức khuya trong thời gian dài, cơ thể sẽ tiết ra nhiều hormone gây căng thẳng… làm tăng huyết áp và nhịp tim, từ đó tăng áp lực lên hệ tim mạch, dễ gây xuất huyết não.

– Không hút thuốc: Rất nhiều bệnh nhân đột quỵ xuất huyết não có thói quen hút thuốc lá trong thời gian dài. Khói thuốc lá phá hủy các mạch máu, ngoài ra, những chất độc hại trong thuốc lá làm tổn hại đến thần kinh não, dễ dẫn đến đột quỵ xuất huyết não.

Phòng ngừa và cải thiện đột quỵ hiệu quả bằng thảo dược

Nên đọc

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm chứa enzyme nattokinase được giới thiệu với công dụng phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện đột quỵ. Trong bối cảnh này, giới chuyên gia khuyến cáo, người bệnh nên lựa chọn sản phẩm theo các tiêu chí: Có lịch sử ra đời và phát triển lâu năm trên thị trường, được sản xuất bởi đơn vị uy tín, thực tiễn nhiều người sử dụng tích cực, sản phẩm trải qua nhiều nghiên cứu lâm sàng và được giới thiệu tại các hội thảo của giới chuyên môn.

Với những tiêu chí nêu trên thì thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính là nattokinase ra đời vào năm 2006 là một trong số rất ít những sản phẩm “đủ điều kiện”. Đây là sản phẩm chứa nattokinase lâu đời nhất tại Việt Nam, do công ty uy tín sản xuất. Trải qua 15 năm ra đời và phát triển, sản phẩm này đã giúp hàng triệu người bị đột quỵ cải thiện sức khỏe, khắc phục các di chứng: Liệt, méo miệng, nói ngọng, đau đầu, đãng trí… Đặc biệt, sản phẩm đã được giới thiệu tại nhiều hội thảo khoa học và chứng minh hiệu quả bằng các nghiên cứu trên lâm sàng ở bệnh nhân đột quỵ tại những bệnh viện lớn trên toàn quốc như: Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Quân y 103, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Tuệ Tĩnh. Nghiên cứu tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh đã được công bố quốc tế, đăng tải trên trang thông tin y khoa nổi tiếng PubMed trực thuộc Thư viện Quốc gia Hoa Kỳ. Còn nghiên cứu tại bệnh viện Trung ương quân đội 108 cho thấy, hiệu quả của nhóm dùng sản phẩm chứa nattokinase gấp 3 lần nhóm đối chứng.

“Bỏ túi” cách chăm sóc vùng chữ T trên da dầu, da hỗn hợp

8 loại hạt giàu protein tốt nhất cho người ăn chay

10 Dấu Hiệu Nhận Biết Đột Quỵ

10 DẤU HIỆU NHẬN BIẾT ĐỘT QUỴ

Lượt xem: 18486

Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não, là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể.Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu các tế bào não sẽ bắt đầu chết.Do đó, người bị đột quỵ cần được cấp cứu ngay lập tức, thời gian kéo dài càng lâu, sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động và tư duy của cơ thể, thậm chí là tử vong.

Sử dụng từ viết tắt FAST để nhận biết nhanh các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ:

+ Face (mặt) – Có xệ mặt một bên trong khi cố gắng mỉm cười không? + Arms (tay) – Một cánh tay có thấp hơn trong khi cố gắng giơ cả hai tay lên không? + Speech (lời nói) – Có thể nói và nhắc lại một câu đơn giản được không? có nói lắp hoặc nói kỳ lạ (khó hiểu) hay không? + Time (thời gian) – Thời gian đột quỵ được tính tới từng giây từng phút. Nếu phát hiện được bất cứ dấu hiệu nào thì gọi số 115 hoặc số dịch vụ y tế cấp cứu tại địa phương bạn ngay lập tức.

10 Dấu hiệu và triệu chứng của Đột qụy:   

   

1.Lẫn lộn:  đột nhiên có vẻ bối rối, khó hiểu người khác và những gì diễn ra xung quanh họ.        

2.Hiểu ngôn ngữ khó khăn : không thể hiểu lời nói hoặc ngôn ngữ.

3.Chóng mặt: Hoa mắt, chóng mặt.

4.Mất thăng bằng: không phối hợp các hoạt động được.

5.Tê: tê cứng mặt hoặc một nửa mặt, nụ cười bị méo mó.

6.Đau đầu dữ dội: đau hoặc khó chịu ở đầu, da đầu, có thể gây buồn nôn, nôn

7.Khó phát âm: không thể nói hoặc nói lắp, khó phát âm, nói không rõ chữ, bị dính chữ, nói ngọng bất thường.

8.Đi lại khó khăn: vấp ngã, ko thể đứng hoặc đi bộ

9.Thay đổi tầm nhìn: Thị lực giảm, mắt mờ, không nhìn rõ, nhìn mờ, hoặc có vấn đề về thị lực.

10.Yếu ở cánh tay hoặc chân:  Cử động khó hoặc không thể cử động chân tay, tê liệt một bên cơ thể. Dấu hiệu đột quỵ chính xác nhất là không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc.

Một số hình ảnh tại khoa YHCT-VLTL (Có sử dụng một số hình ảnh trước dịch bệnh)

Các bài tập phục hồi tại khoa YHCT-VLTL

Hình ảnh đẹp của các cô chú bác đang chờ khám tại khoa

BS Trần Hạnh Phúc- Khoa YHCT-VLTL – BVQ Tân Phú

Đột Quỵ Khi Tắm Đêm Và Cách Tự Cứu Mình Khi Có Dấu Hiệu Đột Quỵ

Mối nguy hiểm khi tắm đêm

Tắm đêm làm thay đổi nhiệt độ và trạng thái của cơ thể một cách nhanh chóng khiến các mạch máu co lại, ảnh hưởng đến việc lưu thông máu lên não, có thể dẫn đến các bệnh về phổi, có thể bị tai biến thậm chí là đột quỵ.

Ở những người đang suy giảm miễn dịch, phụ nữ có thai, người già yếu nếu tắm đêm dễ bị viêm phổi, nhiễm siêu vi, cảm cúm…

Tắm đêm sẽ khiến mạch máu não có xu hướng giãn, gây nên hiện tượng nhức đầu, mệt mỏi khi thức dậy.

Tắm đêm là yếu tố thuận lợi để khởi phát bệnh trên những người đã có sẵn bệnh từ trước như bệnh mạch vành, bệnh máu não.

Làm kích thích hệ thần kinh thực vật, gây co thắt hầu hết các mạch máu của cơ quan trong cơ thể. Sự co thắt này thường đột ngột, gây rối loạn các cơ quan trong cơ thể.

Những người huyết áp thấp, khi nhiệt độ nước tắm cao sẽ khiến cho các huyết quản giãn nở, dễ dẫn tới não bộ không cung cấp kịp thời máu cho các cơ quan trong cơ thể, gây cảm giác mệt mỏi, kiệt sức.

Ở mức độ nhiều và đột ngột hay do cơ thể suy yếu, không có sự điều chỉnh kịp thời sẽ gây ra bệnh lý ở nhiều mức độ khác nhau như toàn thân ớn lạnh, đau đầu, mỏi vai gáy…Nếu nặng hơn có thể gây sốt, chóng mặt, liệt nửa mặt do tổn thương dây thần kinh VII ngoại biên.

Ở người có bệnh lý cao huyết áp, đái tháo đường nếu tắm đêm dễ bị nhiễm lạnh đột ngột, có thể gây cơn tăng huyết áp, gây đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não.

Khi bạn bị sốt là lúc cơ thể đang rất yếu, nếu tắm đêm sẽ dễ xảy ra những hậu quả không mong muốn, nguy cơ đột quỵ là rất cao.

Với những người đang xay rượu nếu tắm đêm cơ thể sẽ gặp phải tình trạng hoa mắt, chóng mặt, toàn thân bủn rủn, nhức mỏi, nghiêm trọng hơn còn bị hạ đường huyết và dẫn tới tình trạng hôn mê sâu.

Tắm đêm như thế nào để tránh đột quỵ

– Tạo thói quen tắm sớm, tuyệt đối không tắm muộn quá 22h, cần lau khô người và sấy tóc ngay để tránh cơ thể nhiễm lạnh.

– Không tắm khi quá no hoặc quá đói dễ mặc bệnh đường ruột, dạ dày, khi đó chúng ta dễ bị chóng mặt, huyết áp thấp, dễ ngất xỉu khi tắm.

– Tránh dội nước lên người một cách đột ngột mà phải bắt đầu từ hai chân trước, đến 2 tay rồi sau mới đến người và đầu.

– Giành thời gian tập thể dục và tắm nước ấm sau 15 phút.

– Tránh tắm gội ngay sau khi vận động mạnh hay luyện tập với cường độ cao.

– Không nên để cơ thể thay đổi nhiệt độ quá đột ngột, ví dụ: trong môi trường lạnh thì tắm nước quá nóng hoặc mới vận động cơ thể đang nóng thì không nên tắm nước lạnh, thay vào đó bạn nên tắm trong môi trường và nhiệt độ tương thích nhau.

Cách xử lý khi không may bị đột quỵ

Khi không may bị đột quỵ bạn sẽ cảm thấy xuất hiện một trong những biểu hiện như: chóng mặt, buồn nôn, tê hết đầu, đột nhiên cảm thấy không còn sức lực, tê cứng mặt hoặc một nửa mặt, không thể nâng 2 cánh tay qua đầu cùng một lúc và không thể gọi to người đến cứu.

Bạn sẽ có khoảng 10 giây trước khi đổ khụy xuống, hãy thật bình tĩnh và ngồi xuống, hít thật sâu và cố gắng ho để các cơ quan hoạt động nhằm cung cấp thêm oxi cho phổi, chuyển động của cơn ho giúp tim đập vài nhịp, bạn cần mặc nhanh quần áo để giữ ấm cho cơ thể và gọi người giúp đỡ.

Nếu bạn bị nhẹ có thể uống nước gừng nóng có tác dụng giải trừ cảm rất tốt, theo một số cách chữa của dân gian như cạo gió giúp thông kinh mạch, xông lá hương nhu, tía tô, xả…, ngải cứu với muối hột rang nóng cũng mang lại hiệu quả rất cao.

Thời gian “vàng” khi cấp cứu đột quỵ là 60 phút. Mỗi phút qua đi, mức độ tổn thương của hệ thần kinh càng nghiêm trọng. Do đó người bị đột quỵ cần phải được cấp cứu ngay lập tức, thời gian kéo dài càng lâu, số lượng tế bào não chết càng nhiều, sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động và tư duy của cơ thể, thậm chí là tử vong.

Sản phụ 26 tuổi tử vong sau sinh do tai biến sản khoa

Sau khi sinh con gái đầu lòng, thể trạng sức khỏe sản phụ 26 tuổi dần xấu đi và tử vong một ngày sau đó.

Cảnh báo nguy cơ sốc nhiệt do nắng nóng gay gắt, kéo dài

Nắng nóng gay gắt khiến trẻ nhỏ, người cao tuổi, những người béo phì có nguy cơ cao bị sốc nhiệt.

Những lưu ý phòng tránh đột quỵ nhiệt trong thời tiết nắng nóng gay gắt

Thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài như hiện nay ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, khiến nhiều người suy giảm tinh thần …

Dấu Hiệu Bạn Sắp Đột Quỵ Mà Không Biết

Đột quỵ là căn bệnh cấp tính, đột ngột, có tính chất nguy hiểm cao. Vì thế ai cũng cần nắm vững cách phát hiện và xử lý căn bệnh này kịp thời để cấp cứu cho bệnh nhân.

Đột quỵ, hay còn gọi là tai biến mạch máu não là tình trạng bệnh lý do tổn thương mạch máu não. Bệnh xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần của não bột bị ngừng trệ đột ngột.

Đột quỵ có thể xảy ra do 2 nguyên nhân: Do nhồi máu não (tắc mạch) làm ngừng trệ dòng máu lên nuôi não hoặc chảy máu não (vỡ mạch) làm cho máu trong lòng mạch thoát ra bên ngoài tràn vào mô não phá hủy và chép ép mô não.

Người bị đột quỵ rơi vào tình trạng bỗng dưng đổ gục xuống, hôn mê, đối mặt với di chứng tàn tật, thậm chí tử vong.

Chính vì tính chất nguy hiểm của căn bệnh này, nên việc phòng ngừa nguy cơ xảy ra đột quỵ rất quan trọng.

Đồng thời, việc phát hiện sớm những dấu hiệu của chứng bệnh này là cực kỳ quan trọng để giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm của bệnh, rút ngắn thời gian điều trị bệnh.

1. Dấu hiệu của bệnh đột quỵ

Do chứng bệnh này không có triệu chứng báo hiệu kéo dài nên không ai có thể biết trước mình sẽ bị đột quỵ.

Chính vì thế, bạn hãy nắm vững những dấu hiệu sau đây là có thể phát hiện sớm chứng đột quỵ ở bản thân hay những người xung quanh để có thể cấp cứu kịp thời.

– Dấu hiệu ở thị lực: Thị lực giảm, nhìn mờ dần cả hai mắt hoặc một mắt, tuy nhiên biểu hiện này không rõ ràng nên bên cạnh khó nhận ra. Chỉ có người bệnh khi nhận thấy mình có dấu hiệu này thì nên yêu cầu được cấp cứu ngay.

– Dấu hiệu ở mặt: Mặt có biểu hiện thiếu cân xứng, miệng méo, nhân trung hơi lệch qua một bên so với bình thường, nếp mũi má bên yếu bị rũ xuống. Đặc biệt khi người bệnh nói hoặc cười thì sẽ thấy rõ dấu hiệu méo miệng và thiếu cân xứng trên mặt.

– Dấu hiệu ở tay: Cảm giác của người bị đột quỵ là tay bị tê mỏi, khó cử động, khó thao tác. Ngoài ra thì người bệnh cũng cảm thấy đi lại khó khăn, không nhấc chân lên được.

– Dấu hiệu qua giọng nói: Người bị đột quỵ có thể gặp triệu chứng nói ngọng bất thường, môi lưỡi bị tê cứng, miệng mở khó, phải gắng sức thì mới nói được.

– Dấu hiệu qua nhận thức: Người bệnh có biểu hiện rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, mắt mờ, tai ù không nghe rõ.

– Dấu hiệu ở thần kinh: Người bệnh cảm thấy nhức đầu dữ dội. Đây là triệu chứng nặng và khá phổ biến của bệnh đột quỵ, nhất là người bệnh có tiền sử bị đau nửa đầu.

2. Cách phòng ngừa bệnh đột quỵ

– Ổn định huyết áp ở những người mắc bệnh huyết áp cao: Huyết áp cao là nguyên nhân chính gây đứt mạch máu não, vì thế bệnh nhân cần được điều trị để ổn định huyết áp, tránh nguy cơ đột quỵ.

– Ổn định đường huyết: Bệnh tiểu đường là yếu tố gây mảng xơ vữa động mạch lớn, dẫn đến thiếu máu ở não. Ổn định đường huyết cũng là cách để phòng ngừa bệnh đột quỵ.

– Kiểm soát cholesterol trong máu.

– Bỏ thuốc lá: Thuốc lá là nguyên nhân chính gây bệnh mạch máu não. Ngừng hút thuốc lá là đã giảm thiểu nguy cơ rất lớn gây đột quỵ.

– Thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều rau xanh, ít dầu mỡ, ít cholesterol và muối.

– Thường xuyên vận động để rèn luyện thể chất.

– Ổn định trọng lượng cơ thể.

– Kiểm tra sức khỏe định kỳ.