Top 12 # Xem Nhiều Nhất Dấu Hiệu Của Suy Thận Cấp Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Suy Thận: Dấu Hiệu Phân Biệt Suy Thận Cấp Và Suy Thận Mạn Tính

Trước khi phân biệt và tìm hiểu chi tiết về suy thận cấp tính và suy thận mãn tính chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thế nào là suy thận. Bởi lẽ khá nhiều người đã nghe đến khái niệm về căn bệnh này, tuy nhiên để hiểu và nhận thức rõ về bệnh này không phải ai cũng biết.

Suy thận là tình trạng thận bị tổn thương và suy giảm chức năng hoạt động vốn có của nó. Vì là một cơ quan đảm nhận việc lọc thải chất độc, cặn bã cho cơ thể nên khi thận bị tổn thương sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe.

Suy thận chính là căn bệnh nguy hiểm và có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây

Trong những năm gần đây, số trường hợp mắc suy thận ngày càng gia tăng do nhiều nguyên nhân. Đây là một trong những bệnh lý nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời nó có thể phát triển thành nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của người mắc. Đặc biệt tình trạng suy thận có thể gây ra các hệ quả như , bệnh xuất tinh sớm hay tình trạng rối loạn cương dương ,…

Nguyên nhân gây suy thận

Có khá nhiều nhưng nguyên nhân được đưa ra để giải thích cho sự hình thành của chứng suy thận. Vậy cụ thể những nguyên nhân đang được đề cập đến là gì?

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc suy thận ở người bệnh

Có khá nhiều những dấu hiệu bất thường của cơ thể phản ánh sự suy yếu của thận. Việc nắm rõ những dấu hiệu này sẽ giúp bạn dễ dàng cảnh giác với tình trạng sức khỏe của mình tốt hơn.

Người suy thận thường có dấu hiệu khó ngủ

Khó ngủ kèm biểu hiện ngưng thở khi ngủ là dạng rối loạn và là triệu chứng khá điển hình ở người suy thận. Tình trạng này có thể diễn ra khoảng vài giây cho đến một phút. Sau các lần tạm ngừng, hơi thở người bệnh sẽ trở lại như bình thường và có âm thanh khịt mũi to. Trong trường hợp khi ngủ mà cơ thể phát ra tiếng ngáy to và kéo dài thì cần đi kiểm tra bởi đây là tình trạng đáng lo ngại.

Khi bị suy thận sẽ có biểu hiện đau đầu, mệt mỏi và suy nhược cơ thể

Đa số người bệnh thận đều có tình trạng thiếu máu. Việc thiếu máu sẽ xảy ra khi hiệu suất làm việc của thận chỉ ở mức 20 – 50%. Điều này hiển nhiên sẽ dẫn đến các dấu hiệu đau đầu, mệt mỏi và suy nhược ở người bệnh.

Người suy thận hay có triệu chứng da khô và ngứa ngáy

Da khô và ngứa ngáy cũng là 1 triệu chứng điển hình của bệnh suy thận. Cụ thể khi người bình thường sở hữu 1 quả thận khỏe mạnh thì cơ thể sẽ luôn được thanh lọc và đào thải cặn bã, chất độc. Quá trình đào thải này giúp sản sinh ra các tế bào hồng cầu khỏe mạnh và giúp da dẻ đẹp hơn. Còn ngược lại trong trường hợp thận bị suy yếu thì tình trạng da khô kèm ngứa ngáy sẽ xảy ra.

Một số các dấu hiệu suy thận khác

Ngoài các dấu hiệu và triệu chứng nếu trên, khi thận bị suy giảm chức năng và gặp các vấn đề bất thường, cơ thể người bệnh còn có thể xuất hiện các triệu chứng sau đây:

Xuất hiện hiện tượng mùi hôi miệng có vị kim loại

Tình trạng đau lưng diễn ra thường xuyên hơn

Thay đổi khi đi vệ sinh: mùi và màu nước tiểu khác biệt đôi khi còn ra kèm máu,…

Bệnh suy thận được chia làm 2 cấp độ là cấp tính và mãn tính. Vậy cụ thể hai tình trạng này có gì khác biệt?

Suy thận cấp tính là tính trạng thận bị suy giảm chức năng một cách đột ngột, mất đi khả năng đào thải cặn chất ra khỏi cơ thể.

Nguyên nhân gây ra suy thận cấp tính chủ yếu là do tuổi tác, khi tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh theo đó cũng gia tăng theo. Ngoài nguyên nhân này ra, người bệnh có thể mắc phải suy thận cấp tính do các lý do sau:

Sốc do giảm thể tích máu: triệu chứng chủ yếu của nguyên nhân này là chảy máu quá nhiều và mất nước.

Sốc do tim: nhồi máu cơ tim cấp, hội chứng ép tim,…

Sốc do nhiễm khuẩn: theo đó các hiện tượng nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa,… được xem là tác nhân rất dễ gây bệnh.

Ngoài ra các nguyên nhân như xơ gan mất bù, thiểu dưỡng hoặc sốc do tan máu cấp cũng khiến cho nguy cơ suy thận gia tăng.

Suy thận cấp tính là tình trạng rất nguy hiểm. Nó thường diễn ra rất nhanh chóng trong vài giờ hoặc vài ngày. Thậm chí người bệnh có thể phải đối diện với tình trạng tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Tuy nhiên nếu bệnh suy thận được chẩn đoán sớm và tiếp nhận điều trị tích cực, tình trạng bệnh lý này có thể được chữa khỏi hoàn toàn và sức khỏe người bệnh sẽ không bị đe dọa gì nữa. Chính vì vậy việc tham khảo và nắm rõ các dấu hiệu bệnh mà chúng tôi vừa nêu trên là rất quan trọng.

Bệnh thận mãn tính (suy thận mãn tính) được hiểu là chức năng thận bị suy giảm hoặc ngừng hoạt động. Theo đó thận không thể đào thải các chất độc và dịch thừa ra khỏi máu. Khi mà tình trạng suy giảm chức năng này kéo dài trên 3 tháng và không được điều trị khỏi thì bệnh đang ở giai đoạn mãn tính.

So với suy thận cấp tính, các nguyên nhân gây suy thận mãn tính có chút khác biệt. Cụ thể các nhân tố được đưa ra để lý giải cho sự xuất hiện của bệnh lý này gồm có:

Mức độ nguy hiểm của suy thận mãn tính gây ra cho người bệnh cũng không hề nhỏ. Cụ thể khi mắc bệnh nếu người bệnh không tiếp nhận điều trị kiên trì để suy giảm các triệu chứng bệnh, bạn có thể mắc phải một số các biến chứng bao gồm:

Giải pháp cho người bệnh suy thận cấp và mãn tính

Nếu như Tây y điều trị suy thận theo hướng ức chế và ngăn chặn triệu chứng thì Đông y lại chú trọng chữa trị theo nguyên tắc bảo tồn, tức là kết hợp điều trị triệu chứng và phục hồi chức năng thận một cách tự nhiên. Một trong những sản phẩm tiên phong áp dụng thành công cơ chế đó chính là Cao bổ thận Tâm Minh Đường.

Đây là thành quả hơn 10 năm nghiên cứu của đội ngũ lương y bác sĩ Tâm Minh dựa trên tinh hoa nền y học cổ truyền kết hợp với thành tựu của Y học hiện đại. Theo đó, Cao bổ thận Tâm Minh Đường triệt tiêu suy thận theo 3 hướng tấn công chính:

Sau nhiều lần cải biến, các bác sĩ thuộc phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường (Cơ Sở Hà Nội: 0983.34.0246 , Cơ sở Sài Gòn: 0903.876.437 ) đã gia giảm một số loại thảo dược như: Nhung Hươu, Sâm Cau, Dâm Dương Hoắc, Ba Kích, Nhục Thung Dung… bên cạnh các loại dược liệu cũ: Xích đồng, tơ hồng xanh, cẩu tích, dây đau xương, cỏ xước, tục đoạn… tạo nên phiên bản Cao bổ thận Tâm Minh Đường Plus.

Cao bổ thận Tâm Minh Đường Plus được chiết xuất 100% từ thảo dược thiên nhiên

Bên cạnh đó, Cao bổ thận Plus còn hội tụ nhiều ưu điểm nổi bật như:

Nguyên liệu chiết xuất 100% từ thảo dược thiên nhiên, được trồng tại Viện Dược Liệu của Bộ Y Tế, đạt tiêu chuẩn CO – CQ.

Phương thức điều chế dạng cao nguyên chất giúp khắc phục tính mùa vụ của dược liệu, tinh chất thu được ở mức tối đa. Bệnh nhân chỉ cần lấy một lượng cao vừa đủ hòa tan với 150ml nước ấm là có thể sử dụng, các tinh chất có điều kiện thẩm thấu nhanh, an toàn với dạ dày, hiệu quả tăng gấp 3 – 4 lần so với các dạng thức điều chế khác.

Sản phẩm không có tác dụng phụ, không tân dược, không chất bảo quản, an toàn với sức khỏe người bệnh

Đóng gói nhỏ gọn, thuận tiện cho quá trình sử dụng và mang theo khi đi du lịch hay đi công tác xa.

Cách sử dụng cao bổ thận Tâm Minh Đường Plus

BẠN CẦN BÁC SĨ TƯ VẤN THĂM KHÁM TRỰC TIẾP?

Hiệu quả của Cao bổ thận Plus đã được kiểm chứng bởi hàng ngàn người bệnh. Thông thường lộ trình điều trị bệnh suy thận của Cao bổ thận sẽ trải qua những giai đoạn chính như sau:

Trên thực tế, liệu trình điều trị ở mỗi bệnh nhân sẽ không giống nhau, do đó, người bệnh cần đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chẩn đoán sớm.

Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường

Những Dấu Hiệu Của Bệnh Thận, Suy Thận

Nhiều trường hợp nhờ chẩn đoán và điều trị sớm, sự tiến triển đến bệnh thận mạn tính chậm lại nhưng một số trường hợp chức năng thận vẫn diễn biến xấu và cuối cùng dẫn đến suy thận.

Đau lưng: cũng có thể là triệu chứng của bệnh viêm bàng quang hoặc viêm vùng phụ cận ở lưng. Một khi bạn bị đau lưng hãy đến bệnh viện kiểm tra, nếu cần thiết hãy tiến hành nọi soi bàng quang theo chỉ định của bác sĩ.

Những thay đổi khi đi tiểu như: Đi tiểu nhiều vào đêm, Nước tiểu có bọt, Lượng nước tiểu nhiều hơn/ít hơn bình thường và nước tiểu có màu nhợt/màu tối, Cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn,… Đây là 1 trong những dấu hiệu cảnh báo bạn đã mắc bệnh thận, vì thế hãy nhanh chóng tới khám bác sỹ.

Ngứa/phát ban ở da: Thận loại bỏ các chât thải ra khỏi máu. Khi thận bị suy, sự tích tụ của các chất thải này trong máu có thể gây ngứa ở da.

Mệt mỏi: Những quả thận khỏe mạnh tạo ra một hormon gọi là erythropoietin, hormon này thông báo cho cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mang ôxy.

Khi thận bị hỏng, chúng tạo ra ít erythropotietin hơn, cơ thể có ít các tế bào hồng cầu vận chuyển ooxxy hơn, nên các cơ và đầu óc của bạn mệt đi nhanh chóng. Tình trạng này được gọi là thiếu máu do suy thận.

Phù chân, mặt, tay: là do thận bị hỏng không loại bỏ được chất lỏng dư thừa nữa, do vậy chất lỏng tích tụ trong cơ thể khiến bạn bị phù ở chân, cổ chân, bàn chân, mặt và tay.

Hơi thở có mùi amoniac: Sự tích tụ của các chất thải trong máu (được gọi là chứng ure huyết) có thể khiến thức ăn có vị khác đi và khiên hơi thở có mùi. Bạn cũng nhận thấy rằng bạn không thích ăn thịt nữa.

Buồn nôn và nôn: cũng là dấu hiệu bệnh thận: Do ure huyết gây nên tình trạng buồn nôn và nôn.

Ớn lạnh: Thiếu máu có thể khiến bạn cảm thấy lúc nào cũng lạnh, thậm chí đang ở trong phòng có nhiệt độ ấm.

Hoa mắt, chóng mặt và mất tập trung: Thiếu máu não khiến não không cung cấp đủ ôxy. Điều này có thể ảnh hưởng đến trí nhớ, gây mất tập trung, hoa mắt và chóng mặt.

Nguồn: Cao đẳng Điều dưỡng TP HCM

Dấu Hiệu Nhận Biết Suy Thận Cấp Ở Trẻ Em

Nhiều bậc cha mẹ vô cùng ngạc nhiên khi được thông báo rằng con mình bị bệnh thận, bởi vì họ thường nghĩ đây là bệnh của người lớn.

Suy thận cấp là gì?

Suy thận cấp là một hội chứng xảy ra khi chức năng thận bị suy giảm một cách đột ngột ở các mức độ khác nhau nhưng nhất thời, làm mất khả năng điều hòa sự hằng định nội môi, số lượng và thành phần nước tiểu, thường dẫn đến thiếu hoặc vô niệu, ứ đọng ure và creatinin máu hầu như là bắt buộc.

Hội chứng này có thể hồi phục hoàn toàn hoặc không được hồi phục chuyển sang tiền chứng của suy thận mạn cũng như dẫn đến tử vong cao.

Theo thống kê của các chuyên gia y tế, bệnh thận ở trẻ em là một bệnh nguy hiểm, đang phát triển khá mạnh mẽ ở nước ta. Hằng năm bệnh viện Nhi Ðồng 1, TP. HCM tiếp nhận khoảng 1.400 trẻ tới điều trị và khoảng 10.000 lượt trẻ bị bệnh thận tới theo dõi và tái khám thường xuyên trong đó hơn 50% bị suy thận giai đoạn cuối cần ghép thận hay lọc máu.

Nguyên nhân gây bệnh

Suy thận cấp có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả sơ sinh. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh suy thận cấp ở trẻ. Theo thống kê, tại Việt Nam có trên 40% số bệnh nhân mắc suy thận do dị tật bẩm sinh, 60% còn lại do các bệnh mắc phải trong thời kỳ niên thiếu.

Nguyên nhân mắc bệnh bẩm sinh có thể do trong quá trình mang thai, người mẹ mắc phải một số bệnh lý dẫn đến trở thành di chứng cho trẻ: như các trẻ vừa sinh ra đã có dị dạng đường tiểu hẹp van niệu đạo sau khi vừa sinh ra đã tiểu không thành vòi, tiểu rỉ rỉ…

Ngoài nguyên nhân bẩm sinh, bệnh suy thận cấp còn do một số tổn thương cầu thận và đường dẫn niệu có một số bệnh lý thuận lợi gây biến chứng suy thận cấp với các tỉ lệ khác nhau tùy theo lứa tuổi. Trẻ bị ỉa chảy, mất nước nặng dẫn đến thận không kịp bài tiết hoặc thay đổi quy trình bài tiết cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh.

Các bệnh nhiễm trùng nặng như vi trùng, siêu vi trùng, ký sinh trùng, mất nước do các nguyên nhân, suy đa tạng, ngộ độc cũng để lại di chứng khiến hình thành và phát triển bệnh suy thận cấp ở trẻ.

Trẻ sơ sinh đặc biệt là những trẻ sinh non thường bị ngạt nặng, hạ huyết áp, suy hô hấp cũng có nguy cơ mắc suy thận cấp cao.

Một số chấn thương ngoài hay sang chấn do chấn thương nặng, rộng, nhiều vùng trên cơ thể, hội chứng vùi lấp, sau mổ tim bẩm sinh, ghép tạng, hội chứng huyết tán- ure huyết cao…điều trị hóa chất và các thuốc ức chế miễn dịch kéo dài, liều cao với các bệnh ung thư các loại, thận hư kháng corticoid…,phản ứng do truyền máu, tác dụng phụ khi dùng kháng sinh cũng là nguyên nhân có thể khiến trẻ mắc bệnh suy thận cấp.

Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc chứng suy thận cấp

Trẻ mắc chứng suy thận cấp thường có các biểu hiện lâm sàng chung, xảy ra đột ngột chỉ ít giờ sau khi tác nhân xâm nhập như: Sau khi ngủ dậy thấy mắt trẻ hơi sưng, vài ngày sau sưng nhiều hơn và phù ra toàn thể người, sưng phù tay chân và bụng.

Mức độ của phù nề khác nhau và phù nề thường nặng hơn nếu trẻ mắc chứng suy thận do nguyên nhân tại thận. Bệnh nhân có thể xuất hiện bệnh não do ure máu tăng nhanh vượt nồng độ 20-30mmol/l.

Số lần đi tiểu cũng như số lượng nước tiểu ít, đi kèm với sưng phù, nước tiểu có màu đỏ hay màu xá xị cũng là một trong những dấu hiệu khá đặc trưng khi trẻ mắc bệnh suy thận cấp. Ngoài ra, một số trẻ mắc bệnh này còn cảm thấy bị nhức đầu do tăng huyết áp do tăng thể tích máu dẫn đến quá tải tuần hoàn, phù phổi, gan to, phản hồi gan- tĩnh mạch cổ có thể dương tính. Thiếu máu cũng xảy ra do tủy xương bị ức chế do ngộ độc 1 số sản phẩm oxy hóa, hậu quả của suy thận cấp.

Bệnh nhân mắc bệnh suy thận cấp còn cảm thấy vô cùng khó chịu lúc đi tiểu vì cảm giác bị đau rát hoặc nước tiểu đục…

Các dấu hiệu lâm sàng này có thể kéo dài trong một tuần hoặc vài tuần và có khả năng đe dọa tính mạng bệnh nhân nhanh chóng. Các biểu hiện lâm sàng ít khi cùng phát triển đồng thời, có thể trước- sau, rõ- chưa rõ, nặng- nhẹ hoặc ẩn…tùy tác nhân gây tổn thương. Do đó phát hiện bệnh để sớm điều trị là chìa khóa để giúp trẻ mắc bệnh suy thận cấp có thể sớm khỏi bệnh.

Bài viết đã đăng ký bản quyền nội dung số.Mọi sao chép phải tuân thủ quy định của NKB

Bệnh Suy Thượng Thận Cấp

Suy thượng thận cấp (STTC) là một cấp cứu nội khoa do thiếu hụt corticoid cấp tính, ít nhiều đi kèm với thiếu corticoid khoáng. Chẩn đoán bệnh thường khó khăn do triệu chứng lâm sàng và sinh học không đặc hiệu. Đây là một trong những nguyên nhân gây đột tử, bệnh thường bị bỏ sót với chẩn đoán trụy tim mạch không rõ nguyên nhân. Do vậy cần được điều trị kịp thời, tại chỗ ngay khi chưa được chẩn đoán xác định, mới chỉ có vài triệu chứng nghi ngờ.

Suy thượng thận cấp thường gặp trong bối cảnh thứ phát của bệnh Addison không được chẩn đoán hoặc điều trị không đầy đủ. Bệnh cũng có thể gặp sau một đợt điều trị corticoid kéo dài.

II. CHẨN ĐOÁN

Lâm sàng

Rối loạn tiêu hóa: đau thượng vị, sau đó lan toàn bụng, nhưng khám bụng vẫn mềm, có khi kèm buồn nôn, nôn. Các biểu hiện trên có thể nhầm với một bệnh lý bụng ngoại khoa.

Rối loạn tâm thần với mệt lả đến hôn mê, hoặc ngược lại kích thích, nói sảng, lẫn lộn.

Trụy tim mạch, huyết áp hạ nhanh chóng, tay chân lạnh, mạch nhỏ,

Dấu hiệu mất nước ngoại bào biểu hiện với sút cân, đau cơ, có khi sốt dù không có dấu hiệu nhiễm trùng. Ngoài ra có thể phối hợp với các cơn đau lan rộng như đau cơ, đau khớp, đau đầu.

2. Cận lâm sàng

Xét nghiệm sinh học giúp xác định chẩn đoán.

Rối loạn điện giải đồ máu: Natri giảm (80%), Clo giảm, Kali tăng (60%).

Kali máu tăng làm thay đổi sóng điện tim với T cao nhọn đối xứng, có khi đi kèm với QRS giãn rộng, bloc nhĩ thất.

Protid máu tăng, Hct tăng.

Hạ glucose huyết, đôi khi rất thấp gây nên các triệu chứng tâm thần

Ngoài ra có thể gặp: Tăng bạch cầu ái toan, tăng calci máu (6%), nhiễm toan máu, thiếu máu.

Trong bối cảnh suy thượng thận thứ phát, các biểu hiện thường gặp là:

Hạ đường máu (50%)

Hạ Natri máu (15%)

Tăng bạch cầu ái toan (20%)

Thiếu máu

III. NGUYÊN NHÂN

Suy thượng thận cấp có thể xảy ra trong bối cảnh Suy thượng thận tiên phát hoặc thứ phát.

1. Nguyên nhân do thượng thận

Trên tuyến thượng thận tổn thương

Suy thượng thận cấp có thể là biểu hiện khởi phát của một bệnh Suy thượng thận tiên phát dù bất kỳ nguyên nhân nào. Các yếu tố làm xuất hiện Suy thượng thận cấp như:

Nhiễm trùng, phẫu thuật, nôn mửa.

Dùng thuốc nhuận tràng, ỉa chảy hoặc lợi tiểu.

Đổ mồ hôi nhiều, ăn nhạt nhiều và kéo dài.

Bỏ điều trị hormon thay thế.

Xuất huyết tuyến thượng thận hai bên

Xuất huyết và u máu hai bên thượng thận là những thương tổn hiếm, diễn tiến nặng, bệnh thường được phát hiện khi giải phẫu tử thi. Xuất huyết thượng thận không do chấn thương thường do rối loạn đông máu. Có thể do đông máu rải rác trong lòng mạch hoặc các bệnh gây đông máu (ung thư, các bệnh máu), nhưng hay gặp nhất là do điều trị bằng thuốc chống đông.

Xuất huyết thượng thận hai bên cũng có thể xảy ra do điều trị kháng thượng thận bằng OP’DDD [2,2 bis-(2-chlorophenyl, 4-chlorophenyl)-1,1-dichloroethane].

Ở trẻ em trong hội chứng Waterhouse-Friderichsen, xuất huyết thượng thận hai bên chu sinh gây suy thượng thận cấp thường do trụy mạch liên tiếp do mất máu.

Rối loạn tổng hợp hormon thượng thận bẩm sinh

Rất hiếm, chỉ thấy ở nhi khoa, đó là bệnh cảnh của sự mất muối ở nhũ nhi có sự chẹn men 21-hydroxylase. Bệnh xuất hiện sau sinh vài ngày đến vài tuần với chán ăn, không tăng cân, nôn, mất nước và trụy tim mạch. Tử vong trong bệnh cảnh suy thượng thận cấp nếu không điều trị đúng và kịp thời. Trẻ tiểu nhiều Natri dù Natri máu giảm, kèm Clor máu giảm và Kali máu tăng. Ở trẻ nữ thường kèm bất thường cơ quan sinh dục ngoài.

Các loại men khác hiếm hơn nhiều, cũng gây hội chứng mất muối, ví dụ thiếu 11- hydroxylase, 3.(-ol-deshydrogenase hoặc hiếm hơn: 20-22 desmolase.

Các nguyên nhân khác

OP’ DDD không những ức chế tổng hợp Cortiosol mà còn có tác dụng chống phân bào làm teo tuyến thượng thận.

Aminoglutéthimide là một kháng thượng thận tổng hợp khác, ức chế tổng hợp Cortisol với nguy cơ gây suy thượng thận từ những ngày đầu điều trị.

Một số trường hợp suy thượng thận cấp do điều trị bằng Ketoconazol liều cao liên tục.

Rifampicin là một chất cảm ứng men gan, làm tăng oxy hóa cortisol thành 6-bhydroxycortisol.

Một số thuốc cảm ứng men khác như Gardenal, Dihydan (phenitoin).

Một số nguyên nhân khác hiếm hơn như tắc mạch do cholesterol, huyết khối một động mạch hoặc một tĩnh mạch thượng thận, nhiễm nấm (cryptococcose).

Phẫu thuật cắt thượng thận toàn phần, cần được điều trị hormon thay thế.

2. Nguyên nhân dưới đồi-tuyến yên

Phẫu thuật u tuyến thùy trước tuyến yên.

Hội chứng Sheehan

Chấn thương.

Viêm màng não.

Vỡ phình mạch một động mạch cảnh trong

Tràn máu tuyến yên (xuất huyết u tuyến yên).

Test Métyrapone có thể dẫn đến Suy thượng thận cấp, nhất là vào lúc cuối của test.

Phẫu thuật cắt một tuyến thượng thận do u.

Xảy ra do ngừng điều trị đột ngột sau một liệu trình Corticoid kéo dài.

IV. . ĐIỀU TRỊ

Truyền dịch để giữ ven, bắt đầu bằng nước muối sinh lý.

Tiêm Hydrocortison hemisuccinat (HCHS): 100mg bắp, 100mg tĩnh mạch.

Sau đó chuyển người bệnh đến chuyên khoa, điều trị theo ba hướng chính: điều chỉnh nước, điện giải, hormon thay thế. Theo dõi lâm sàng, cận lâm sàng đều đặn.

1. Bù nước, điện giải

Mỗi 4-6 giờ truyền 1 lít dịch muối đẳng trương. Trung bình 4 lít/24 giờ. Nếu có trụy mạch: truyền dung dịch trọng lượng phân tử lớn hoặc máu toàn phần với sự kiểm soát áp lực tĩnh mạch trung ương.

2. Hormon thay thế

Hydrocortison hemisuccinat tiêm bắp hoặc tĩnh mạch, 100mg mỗi 4-6 giờ đối với tiêm bắp. Trường hợp nặng: 100mg mỗi giờ.

Desoxycorticosteron acetat (DOCA, Syncortil) hàm lượng 10mg, bắt đầu tác dụng sau tiêm bắp 2 giờ, kéo dài 24 giờ. Cụ thể Syncortil 5mg lập lại sau 24 giờ đối với thể vừa. Trường hợp nặng, ngoài cung cấp 4 lít dịch/24giờ, cho Syncortil tiêm bắp mỗi 12 giờ, có khi 10mg/12 giờ.

3. Theo dõi 24 giờ đầu

Tránh di chuyển người bệnh nhiều.

Về lâm sàng theo dõi mỗi giờ: tình trạng mất nước, mạch, nhiệt độ, lượng nước tiểu, tri giác.

Về cận lâm sàng, làm xét nghiệm mỗi 4-6 giờ: Điện giải đồ máu, niệu; đường huyết, creatinin máu, protid máu toàn phần, huyết đồ. Tùy tình hình, có thể làm thêm: cấy máu, X quang phổi, bụng tại giường. ECG nhiều lần. Đồng thời tìm và điều trị nguyên nhân khởi phát (kháng ..).

4. Các ngày tiếp theo

Giảm dần liều Hydrocortioson hemisuccinat, tiêm liều nhỏ và cách quãng.

Sau 4-6 ngày Hydrocortison được chuyển thành loại uống, rồi trở lại liều duy trì khoảng 30mg/ngày.

5. Truyền Hydrocortison hemisuccinat liên tục

Một số tác giả đề nghị cho tĩnh mạch liên tục, ban đầu 25mg tĩnh mạch sau đó truyền liên tục 50-100mg/ngày. Không cần điều trị Mineralocorticoid.

Hiệu quả lâm sàng thường nhanh, cho phép sau 24-48 giờ có thể chuyển thành uống. Diễn tiến thường tốt nếu điều trị kịp thời và đúng đắn.

6. Điều trị các bệnh phối hợp, nếu có

Nâng cao thể trạng, bổ sung các vitamin thiết yếu.

Bổ sung thuốc hỗ trợ và bảo vệ tế bào gan.