Top 11 # Xem Nhiều Nhất Dấu Hiệu Của Trẻ Bị Loạn Thị Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Loạn Thị Là Gì? Nguyên Nhân Và Dấu Hiệu Của Loạn Thị

Nguyên nhân gây loạn thị

Nguyên nhân gây bệnh loạn thị xảy ra do độ cong của giác mạc hoặc thủy tinh thể có hình dạng bất thường hoặc không đồng đều.

Loạn thị có thể xảy ra sau một chấn thương về mắt, một bệnh lý nào đó.

Sau phẫu thuật

Nguyên nhân gây loạn thị do di truyền. Do đó nhiều trẻ sơ sinh cũng có thể mắc tật khúc xạ này

Loạn thị thường đi kèm với các tật về mắt khác như loạn thị đi kèm với cận thị thành cận loạn hay loạn thị đi kèm với viễn thị gọi là viễn loạn.

Triệu chứng loạn thị là gì?

Nhìn mọi vật xung quanh trở nên không rõ dàng, mờ nhạt. Đến đây có thể nhiều bạn sẽ lầm tưởng với tật cận thị, tuy nhiên chúng là khác nhau. Với tật cận thị bạn chỉ không nhìn rõ những vật ở khoảng cách xa còn với những vật ở khoảng cách gần bạn vẫn có thể nhìn thấy một cách rõ ràng, với loạn thị thì dù là vật ở xa hay gần thì cũng đều không thể nhìn một cách rõ nét.

Dễ bị nhức mỏi mắt đặc biệt là những lúc xem tivi, máy tính, điện thoại dẫn đến việc bạn phải thường xuyên nheo mắt

Ngoài biểu hiện là nhìn mọi vật bị mờ nhòe, đôi khi bạn cũng sẽ thấy nhìn những vật xung quanh bị méo mó đi đặc biệt là ở những góc cạnh của vật

Với những người bị loạn thị nặng còn có thể đi kèm với những triệu chứng đau đầu mỗi khi bạn đòi hỏi mắt phải điều tiết liên tục trong thời gian dài.

Một số câu hỏi thường gặp phổ biến về loạn thị

Những cách phòng ngừa loạn thị hiệu quả

Những nguyên nhân gây loạn thị do di truyền và tai nạn thì chúng ta không thể tránh được. Ngoài ra còn khá nhiều nguyên nhân khác gây loạn thị phổ biến mà nhiều người còn chưa biết. Đây đều là những nguyên nhân mà chúng ta có thể phòng tránh được.

Tránh việc đọc sách ở những môi trường thiếu ánh sáng, sách có chữ quá nhỏ hay đọc sách trong thời gian dài khiến mắt làm việc quá tải

Không gian, môi trường sống cần phải đầy đủ ánh sáng, dù bạn không đọc sách hay không gì thì, nhưng nếu nhìn mọi vật trong không gian với điều kiện ánh sáng kém thì lâu dần sẽ khiến tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt trong đó có tật loạn thị, cận thị.

Hạn chế việc sử dụng các thiết bị điện tử như: máy tính, điện thoại, tivi… trong khoảng thời gian dài. Khi sử dụng bạn nên định kỳ khoảng 20 – 30 phút thì đưa mắt nhìn ra xa 1 lúc để mắt được nghỉ ngơi.

Khi viết đặc biệt là đối với các em học sinh không nên cúi đầu quá sát bàn hoặc khi sử dụng máy tính cũng không nên đặt màn hình quá gần.

Nên lựa chọn và sử dụng các loại kính cận, kính mát đảm bảo chất lượng để có thể bảo vệ tầm nhìn tốt hơn

Hạn chế việc đọc sách hoặc sử dụng các thiết bị di động (laptop, điện thoại di động, máy tính bảng…) khi đang trên các phương tiện di chuyển. Vì như lúc này những phương tiện có độ lắc nhất định làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mắt

Nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A

Thường xuyên massage mắt và tập các bài tập tốt cho mắt

Vân Anh – Kenh68.net

Dấu Hiệu Bị Cận Thị, Viễn Thị, Lão Thị, Loạn Thị Và Cách Phòng Tránh

Ngày nay hiện tượng bị các tật khúc xạ phải sử dụng kính mắt thuốc đã trở nên vô cùng phổ biến và không phải điều hiếm gặp từ trẻ nhỏ cho đến người lớn tuổi. Dấu hiệu bị cận thị, viễn thị, lão thị, loạn thị và cách phòng tránh là điều mà bất cứ ai cũng quan tâm.

Các tật khúc xạ mắt thường gặp

Các tật khúc xạ của mắt phổ biến

Cận thị

Cận thị là tình trạng một người chỉ nhìn rõ các vật ở gần và khó nhìn thấy các vật ở xa. Cận thị xảy ra khi mắt không tập trung các tia sáng một cách chính xác trên võng mạc.

Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều người mắc cận thị

Nguyên nhân dẫn đến cận thị thường do các yếu tố:

Học tập, làm việc với cường độ cao, môi trường không đủ ảnh sáng, không đảm bảo tư thế đúng chuẩn từ mắt đến bảng và sách vở trong một khoảng thời gian dài…

Trong thời đại công nghệ số, mắt phải tiếp xúc với ánh sáng xanh nhiều từ máy tính, điện thoại, tivi, các thiết bị điện tử… trong thời gian dài khiến mắt hoạt động cường độ cao, khiến nhãn cầu dài ra, làm tia sáng hội tụ ngay trước võng mạc thay vì đúng võng mạc làm mắt cận thị.

Chế độ dinh dưỡng kém cũng là một trong những nguyên nhân mà rất nhiều người không ngờ tới khi nhắc đến cận thị. DInh dưỡng giúp cho đôi mắt sáng khỏe. Những người thường xuyên bổ sung đầy đủ thực phẩm như cá, trứng, cà chua, cà rốt, cải bó xôi, các loại hạt… có chứa nhiều vitamin và các dưỡng chất cần thiết có khả năng cải thiện thị lực hơn và phòng chống các bệnh nguy hiểm về mắt.

Nguyên nhân cận thị do bẩm sinh. Cận thị bẩm sinh thường xảy ra ở trẻ em thiếu tháng, có trọng lượng quá nhẹ hoặc do bố mẹ có thể di truyền sang cho con, khiến trẻ bị cận bẩm sinh.

Có nhiều nguyên nhân gây ra cận thị, chủ yếu do lối sống và môi trường

Để điều trị cận thị, cách phổ biến nhất là điều chỉnh khả năng nhìn bằng cách sử dụng kính điều chính để tập trung ánh sáng vào võng mạc. Đeo kính giúp chống lại độ cong của giác mạc, làm tăng chiều dài của mắt.

Ngoài ra một phương pháp được nhiều người lựa chọn hiện nay là phẫu thuật khúc xạ giúp người bị cận thị giảm hoặc loại bỏ sự phụ thuộc vào các loại kính. Thủ thuật phổ biến là dùng tia laser loại bỏ 1 lớp mô giác mạc, sử dụng laser hoặc dụng cụ cơ khí để cắt một vạt mỏng qua đỉnh giác mạc.

Mổ cận thị diễn ra nhanh chóng, hiệu quả cao

Viễn thị

Viễn thị là tình trạng một người có thể nhìn thấy các sự vật ở xa nhưng lại khó nhìn thấy các vật ở gần, khả năng đọc kém. Viễn thị cũng xảy ra khi mắt không thể tập trung tia sáng chính xác trên võng mạc.

Người bị viễn thị chỉ có thể nhìn rõ các vật ở xa mà khó nhìn các vật ở gần như chữ viết, sách báo

Do bẩm sinh giác mạc quá dẹt hoặc trục nhãn cấu quá ngắn làm hình ảnh hội tụ phía sau võng mạc chứ không ở võng mạc như bình thường.

Do không giữ đúng khoảng cách khi học tập, làm việc, thường xuyên nhìn xa làm thể thủy tinh dãn nhiều dẫn đến mất đàn hồi, không thể phồng lên lại được

Người già thủy tinh thể lão hóa mất tính đàn hồi

Nguyên nhân cuối cùng khá hiếm gặp là do bệnh võng mạc hoặc có khối u mắt.

Định kỳ khám mắt

Kiểm soát tốt các bệnh mãn tính như cao huyết áp, đái tháo đường…

Ăn uống lành mạnh với thực phẩm tốt cho sức khỏe, thực phẩm có màu tươi như cà rốt, rau bina, khoai lang, dưa hấu… chứa nhiều vitamin A và beta carotene.

Học tập và làm việc trong môi trường đầy đủ ánh sáng

Đến gặp bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu thất thường

Thường xuyên bảo vệ mắt khỏi ánh nắng mặt trời bằng cách sử dụng các loại kính mát chắn tia cực tím

Đeo kính đúng theo chỉ định của bác sĩ nhãn khoa.

Bảo vệ mắt khỏi những thói quen gây hại để phòng ngừa viễn thị

Viễn thị có thể khắc phục bằng cách đeo kính thuốc để thay đổi điểm hội tụ của tia sáng đi vàoo mắt. Người mắc bệnh viễn thị có thể mang kính thuốc hay kính áp tròng liên tục hoặc khi thấy cần tùy thuộc vào độ viễn.

Ngoài ra việc đeo kính cải thiện cũng cần đi kèm với chế độ luyện tập mắt để giảm độ viễn. Người bệnh theo dõi ít nhất 6 tháng/lần để điều chỉnh kính viễn thích hợp.

Nếu không muốn đeo kính thì người bị viễn thị cũng có thể chọn cách phẫu thuật khúc xạ như phẫu thuật LASIK hoặc tạo hình giác mạc với sóng vô tuyến để điều chỉnh tật viễn thị, làm giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn việc đeo kính. Phương pháp này ngoài ưu điểm trên cũng có thể gây ra một số biến chứng như tầm nhìn điều chỉnh quá mức, có quầng sáng quanh đèn, nhiễm trùng, khô mắt thậm chí là mù, tuy nhiên đây là trường hợp hiếm gặp hơn.

Loạn thị

Loạn thị là tình trạng giác mạc cong bất thường khiến thị lực bị bóp méo. Giác mạc bình thường có dạng giống hình cầu, còn với những người loạn thị thì giác mạc sẽ có hình oval gây ra nhiều vấn đề khiến tia sáng vào mắt có thể hội tụ tại nhiều điểm khác nhau ở phía trước hoặc phía sau võng mạc. Loạn thị có nguy cơ cao ở những người bị tổn thương mắt như sẹo giác mạc, cận hoặc viễn thị, đục thủy tinh thể hoặc tuổi tác.

Loạn thị thường xảy ra cùng cận thị và viễn thị

Với loạn thị nhẹ, người bệnh có thể không cần điều trị. Nhưng với các trường hợp nặng hơn, người bệnh cần áp dụng các biện pháp điều trị tránh diễn biến nặng hoặc nhược thị. Các phương pháp cải thiện gồm có:

Đeo kính thuốc: Hầu hết các trường hợp loạn thị có thể điều chỉnh bằng kính thuốc, hiệu quả cao, ít biến chứng.

Phẫu thuật: Trong trường hợp loạn thị nặng, phương pháp sử dụng kính thuốc không đạt hiệu quả thì người bị loạn thị phải phẫu thuật. Phẫu thuật sử dụng tia laser hoặc dao vi phẫu để định hình vĩnh viễn giác mạc.

Loạn thị nặng có thể gây ra biến chứng nhược thị

Lão thị

Lão thị là tình trạng mắt nhìn thấy những vật ở xa nhưng lại khó thấy những vật ở gần. Lão thị có biểu hiện giống viễn thị nhưng là do mắt bị lão hóa khiến cho thủy tinh thể không thể điều tiết được.

Luôn phải giữ sách báo, điện thoại… xa hơn bình thường mới có thể nhìn rõ

Kể cả khi nhìn gần tốt, bạn cũng có thể bị nhức đầu, mỏi mắt

Đọc sách, nhìn đồ vật khó khăn và không được thoải mái

Lão thị xảy ra do mắt bị lão hóa

Lão thị xảy ra khi tuổi tác dần tăng và mắt bắt đầu quá trình lão hóa. Lão thị khác với các tật về mắt khác như loạn thị, cận thị, viễn thị… do hình dạng nhãn cầu thay đổi do môi trường và các yếu tố di truyền khác. Lão thị do thủy tinh thể dày lên, mất đi tính linh hoạt, xơ cứng và ít đàn hồi, làm ảnh hưởng đến khả năng nhìn.

Lão thị không có biện pháp phòng ngừa mà có thể xảy ra ở tất cả mọi người khi chúng ta già đi, chỉ có cách khắc phục, cải thiện thị lực cho người lớn tuổi.

Sử dụng mắt kính không có đường giáp nối đa tròng giúp người bệnh cải thiện khả năng nhìn gần, đồng thời giúp nhìn tốt ở mọi khoảng cách, kể cả đối với các tật khúc xạ khác ngoài lão thị.

Mắt kính hai tròng ít phổ biến hơn so với kính đa tròng, tầm nhìn cũng phổ biến hơn. Người mắc tật lão thị cũng không mong muốn người khác biết tuổi của mình khi phải mang kính hai tròng với đường ráp nối.

Người lão thị thường nhạy cảm hơn với ánh sáng, dễ chói mắt nên sử dụng các tròng kính quang học đổi màu sẫm hơn khi đi nắng là lựa chọn tốt. Ngoài ra còn có kính đọc để đeo khi muốn nhìn gần, hoặc kính áp tròng tuy nhiên không khuyến khích vì thủy tinh thể sẽ tiếp tục thay đổi khi tuổi tác lớn hơn, độ lão thị cũng tăng theo thời gian.

Có thể đeo kính để cải thiện tình trạng lão thị

Phẫu thuật: Phương pháp phẫu thuật cũng được áp dụng khá nhiều để điều chỉnh lão thị, người bệnh có thể ghép phiến inplay cải thiện thị lực gần và không ảnh hưởng đáng kể đến thị lực xa.

Thuốc bổ mắt

Viên uống bổ mắt Wit của Mỹ

Viên uống Wit là sự lựa chọn được nhiều người ưa chuộng nhờ hiệu quả cao trong hỗ trợ ngăn ngừa nhức mắt, mỏi mắt do các tật khúc xạ. Đồng thời sản phẩm cũng giúp khả năng điều tiết của mắt tốt hơn. Viên uống Wit được chiết xuất từ thành phần nguyên liệu tự nhiên nên rất lành tính, an toàn với người sử dụng

Sản phẩm hỗ trợ ngăn ngừa các triệu chứng về khúc xạ mắt, cực kỳ phù hợp với người thường xuyên phải làm việc với máy tính, người suy giảm thị lực, cung cấp các dưỡng chất cần thiết tăng cường thị lực cho đôi mắt sáng khỏe.

Giá: 330,000 VNĐ/lọ 30 viên

Viên uống dầu gan cá Noguchi 1300mg Nhật Bản

Dầu gan cá Noguchi 1300mg được chiết xuất từ các loại cá sạch sống tại các vùng biển sâu 300-1000mg ở Nhật Bản, sử dụng công nghệ hiện đại và khép kín để tinh chế nên giữ nguyên được các đặc tính tốt, quý hiểm của dầu cá biển thiên nhiên. Sản phẩm có độ tinh khiết, độ ổn định cao, loại bỏ hết kim loại, tạp chất gây hại, làm giảm bớt mùi tanh của cá nên rất tốt cho sức khỏe người sử dụng.

Viên uống dầu gan cá Noguchi 1300mg Nhật Bản

Dầu gan cá Noguchi 1300mg Nhật Bản cung cấp dồi dào các dưỡng chất DHA, EPA và các acid béo chưa no có tác dụng hỗ trợ tốt cho não bộ, tim mạch và cải thiện thị lực, giúp tăng trí nhớ và hệ thống thần kinh hoạt động ổn định. Sản phẩm cải thiện các chứng mỏi mắt, khô mắt do làm việc tập trung, do tật khúc xạ, để đôi mắt sáng hơn. Các vitamin thiết yếu trong dầu cá còn mang lại sức sống mỗi ngày cho làn da đồng thời cải thiện chức năng gan, thải độc cơ thể và tăng cường sức đề kháng.

Giá: 500,000 VNĐ/Hộp 90 viên

Viên uống bổ mắt Q&P Kowa Nhật Bản

Q&P Kowa là sản phẩm thuốc bổ mắt của Nhật Bản chứa các tiền tố B1, L-aspartic acid, magie, kali, okisoamidjin chiết xuất từ tỏi rất tốt cho sức khỏe mắt, cải thiện các vấn đề nhức mỏi mắt, đau thần kinh do các tật khúc xạ mắt gây nên. Sử dụng Q&P Kowa hỗ trợ tăng cường bổ sung các loại vitamin, khoáng chất cần thiết để tăng cường thị lực, đồng thời bảo vệ mắt khỏi những tác động xấu của ánh sáng xanh, phòng ngừa và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt.

Viên uống bổ mắt Q&P Kowa Nhật Bản

Q&P Kowa Nhật Bản được sản xuất trên quy trình hiện đại với các dưỡng chất và hoạt chất sinh học đã được nghiên cứu với hàm lượng thích hợp có hiệu quả tốt với đôi mắt. Sản phẩm phù hợp với nhân viên văn phòng thường xuyên làm việc với máy tính, người mệt mỏi, thường xuyên phải thức khuya, người bị mỏi mắt, chảy nước mắt, khô mắt cùng các hiện tượng nhức đầu, mỏi vai gáy… Q&P Kowa Nhật Bản được ưa chuộng không chỉ tại thị trường nội địa mà còn cả quốc tế, phù hợp với mọi lứa tuổi, chất lượng, an toàn và không gây ra tác dụng phụ.

Giá: 619,000 VNĐ/hộp 180 viên

Viên uống bổ mắt Costar Bilberry 10.000mg của Úc

Giá: 630,000 VNĐ/lọ 60 viên

Thảo dược đắp mắt Doctor Eye HC Hanco

Doctor Eye HC Hanco được sản xuất dựa trên các thành phần thảo dược thiên nhiên tốt lnhư tinh chất nha đam, việt quất, tử đinh hương, bạc hà, trái bã đậu, salvia… làm dịu mắt, giảm căng thẳng đồng thời hỗ trợ tăng cường thị lực cho những người gặp các vấn đề về khúc xạ mắt như cận thị, giúp người hay mờ mắt, nhòe mắt, chảy nước mắt, đau đầu do mệt mỏi thị giác… có được đôi mắt sáng khỏe.

Thảo dược đắp mắt Doctor Eye HC Hanco

Thảo dược đắp mắt rất tốt cho những người thường xuyên phải tiếp xúc với các thiết bị điện tử, dinh dưỡng không đủ, vui chơi không khoa học. cận loạn thị do di truyền và độ cận thị tăng dần. Sản phẩm Doctor Eye HC Hanco có 2 miếng, sử dụng ngay vừa tiết kiệm thời gian lại giúp thư giãn sau một ngày mệt mỏi.

Giá: 1,050,000 VNĐ/hộp 60 gói, mỗi gói 2 miếng.

Loạn Thị Ở Trẻ Em

Loạn thị ở trẻ em – Nguyên nhân và cách điều trị

Cận thị, viễn thị, loạn thị là 3 loại tật khúc xạ thường gặp ở trẻ em. Trong đó, khoảng 30% trẻ em có loạn thị ở mức độ khác nhau do bề mặt không đều của giác mạc hoặc thể thủy tinh, khiến trẻ khó nhìn vật ở mọi khoảng cách, vật trở nên nhòe, mờ đi.

Các nguyên nhân gây bệnh loạn thị ở trẻ em

Do các tật về mắt khác như cận thị hoặc viễn thị thường kèm theo tật loạn thị. Khi kết hợp với cận thị sẽ thành loạn cận, khi kết hợp với viễn thị thành loạn viễn.

Bạn có thể tìm hiểu thêm Cận thị là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết của bệnh cận thị.

Mắt là bộ phận rất nhạy cảm nên chỉ cần một sự tác động hay biến đổi vô cùng nhỏ cũng dễ dàng nhận thấy. Chính vì vậy, khi bị bệnh loạn thị ở trẻ nhỏ sẽ thấy một số biểu hiện sau:

Khi cha mẹ thấy con em mình có những biểu hiện như trên thì nên đưa con đi khám để sớm phát hiện và phòng ngừa tránh cho việc loạn thị nặng hơn.

Ngủ đủ giấc cũng là một việc làm quan trọng để các cơ quan trong cơ thể, mắt có thời gian nghỉ ngơi, phục hồi, tái tạo lại các tế bào sau quãng thời gian làm việc dài, quá sức.

Hướng dẫn trẻ ngồi đúng tư thế khi viết và đọc sách, tiếp xúc với ánh sáng vừa đủ, không quá tối cũng không quá sáng. Hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử, điện thoại,máy tính bảng, laptop, tivi…

Trường hợp trẻ bị loạn thị nặng thì cần cho trẻ đi khám mắt định kỳ, có thể cho trẻ đeo kính hoặc phẫu thuật để trẻ có thể dễ dàng nhìn hơn để tránh ảnh hưởng đến việc học tập và sinh hoạt của trẻ.

Bệnh loạn thị ở trẻ em nếu không sớm phát hiện và điều trị sẽ làm ảnh hưởng lâu dài đến sau này. Do đó, các bậc phụ huynh nên để ý đến những thói quen và hành động của con em để có biện pháp xử lý nhanh chóng, kịp thời.

Các tin khác

Loạn Thị Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Loạn thị là tật khúc xạ phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Loạn thị xảy ra khi hình ảnh quan sát khi đi vào mắt không hội tụ ở võng mạc, trẻ nhìn mọi vật trở nên mờ ảo. Loạn thị ở trẻ em nếu không được điều trị sớm có thể gây chứng nhược thị, mù lòa.

Tâm lý chung của các bậc cha mẹ là rất lo lắng nếu bỗng nhiên một ngày phát hiện con mình bị loạn thị ở độ tuổi còn nhỏ. Vậy loạn thị ở trẻ em đến từ nguyên nhân gì, dấu hiệu để phát hiện sớm cũng như cách điều trị bệnh hiệu quả… là những thắc mắc của rất nhiều phụ huynh.

Nguyên nhân gây loạn thị bẩm sinh ở trẻ em

Loạn thị ở trẻ nhỏ là do giác mạc hoặc thủy tinh thể có độ cong bất thường. Theo các bác sĩ chuyên khoa, sự bất thường này xảy ra trong cấu trúc mắt vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, một số yếu tố sau có thể làm gia tăng khả năng mắc chứng loạn thị ở trẻ em:

Do yếu tố di truyền: Những đứa trẻ sinh ra trong gia đình có người thân, cha mẹ, ông bà bị loạn thị thì có nguy cơ cao ra đời cũng bị loạn thị.

Cận thị, viễn thị: Nếu trẻ bị một tật khúc xạ như cận thị hay viễn thị thì có thể làm tăng khả năng xảy ra loạn thị ở trẻ.

Hút thuốc khi mang thai: Các nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa việc mẹ hút thuốc (cả chủ động và thụ động) trong thai kỳ và chứng loạn thị ở trẻ sau sinh.

Chủng tộc: Một nghiên cứu về loạn thị ở lứa tuổi mẫu giáo cho thấy trẻ em người Mỹ gốc Phi và gốc Tây Ban Nha có nguy cơ mắc chứng loạn thị cao hơn so với người da trắng không phải gốc Tây Ban Nha.

Loạn thị là do giác mạc có độ cong bất thường, khiến hình ảnh không hội tụ trên võng mạc

Dấu hiệu loạn thị ở trẻ em

Loạn thị thường có những dấu hiệu sau:

Mắt sợ ánh sáng : Những đứa trẻ mắc chứng loạn thị thường gặp khó khăn trong việc lọc ánh sáng, mắt nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, khó tập trung

Hay nheo mắt: Đối với những đứa trẻ lớn thì tìm mọi cách để điều chỉnh thị lực của mình như nheo mắt, che một mắt, nghiêng đầu sang một bên… cố gắng làm mọi cách để điều chỉnh thị lực nhìn mờ của mình.

Dụi mắt: Nếu thấy trẻ dụi mắt khi tập trung vào một vật thể, chứng tỏ mắt của trẻ đang mệt mỏi khi không điều chỉnh được thị lực của mình.

Ngồi quá gần khi xem tivi, đọc sách: Khi thấy trẻ ngồi quá gần khi xem tivi, dí mắt quá gần vào trang sách chứng tỏ thị lực của trẻ đang có vấn đề. Ánh sáng từ tivi có thể làm trẻ loạn thị mờ đi, vì vậy chúng phải di chuyển mắt lại gần để xem.

Ngoài ra, khi loạn thị trẻ còn cảm thấy nhức đầu, nhất là vùng trán và thái dương. Nếu tập trung quá lâu trẻ sẽ than mỏi mắt, mệt mỏi chảy nước mắt.

Khi thấy trẻ xuất hiện những dấu hiệu bất thường ở trên, với trẻ lớn cần trao đổi với con để hiểu rõ tình trạng thị lực của trẻ, trẻ nhỏ hơn cần trao đổi với bác sĩ nhãn khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Loạn thị bẩm sinh có chữa được không?

Loạn thị bẩm sinh có cách khắc phục hỗ trợ điều trị như:

Đeo kính loạn thị: Sử dụng kính thuốc là biện pháp để cải thiện và bù đắp những hình dạng không đồng đều của đôi mắt. Việc sử dụng kính phù hợp với đôi mắt không chỉ cải thiện khả năng thị lực mà còn ít xảy ra biến chứng. Thông thường có 2 dạng kính dành cho người loạn thị là kính gọng hoặc áp tròng với đa dạng các chất liệu khác nhau mà người dùng có thể lựa chọn cho mình loại phù hợp.

Trẻ loạn thị có thể sử dụng Ortho-K (Orthokeratology) customize: Đây là phương pháp sử dụng kính áp tròng cứng, được thiết kế đặc biệt đeo vào ban đêm, giúp thay đổi tạm thời hình ảnh của giác mạc trong khi ngủ, khi thức giấc, người bệnh sẽ thấy sáng rõ suốt cả ngày.

Đeo kính thuốc là cách giúp trẻ khắc phục tình trạng thị lực suy giảm

Lưu ý, với phương pháp này, cha mẹ cần tham vấn ý kiến của bác sĩ. Việc sử dụng kính giúp trẻ cải thiện thị lực và làm chậm tiến triển của tật loạn thị chứ không thể điều trị dứt điểm.

Bên cạnh đó, nên cho trẻ kết hợp với các bài tập cho mắt thường xuyên giúp giảm độ loạn, phòng ngừa tăng độ. Với những người có độ loạn thấp, việc cho mắt điều tiết có thể giảm độ, trở về sinh lý bình thường.

Gợi ý một số bài tập cho mắt loạn thị:

Dùng ngón tay cái dựng thẳng trước mặt, để ngang tầm mắt, cách mũi khoảng 10cm. Sau đó, di chuyển ngón tay dần dần lên độ cao của mắt không còn nhìn thấy. Để ngón tay ở điểm mà mắt có thể nhìn thấy trong 2 giây. Thực hiện bài tập khoảng 2 phút, lặp lại 2-4 lần/tuần. Bài tập giúp giảm căng thẳng, giảm căng mắt.

Cho mắt đọc sách khoảng vài phút thì nhìn hoàn toàn sang một bên vào một đồ vật nào đó. Rồi lại tiếp tục đọc sách và nhìn sang vật khác, lặp lại động tác này nhiều lần cho đến khi mỏi mắt.

Có chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, tăng cường thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tốt cho mắt (có nhiều trong rau củ, trái cây), tránh những thói quen xấu gây hại cho mắt như sử dụng các thiết bị điện tử quá lâu, thức đêm, làm việc nơi thiếu ánh sáng…

Trẻ em lớn lên có hết loạn thị không?

Trẻ em sau 18 tuổi, độ loạn ổn định có thể chữa khỏi hoàn toàn bằng một số phương pháp phẫu thuật mắt. Cụ thể, một số loại phẫu thuật thường được áp dụng như thay đổi khúc xạ định hình nhu mô giác mạc, thay đổi khúc xạ định hình giác mạc vạt dưới biểu mô, thay đổi khúc xạ cắt bỏ mô giác mạc như Lasik, Lasek, PRK…

Những phương pháp phẫu thuật trên có khả năng phục hồi cao, hiếm khi bị tái phát. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tồn tại một số nhược điểm như có thể làm mắt khô, nhiễm trùng và một số trường hợp bị loạn quá nặng có thể tái loạn nên cần sử dụng lại kính.

Như vậy, những đứa trẻ không may sinh ra bị loạn thì hoàn toàn có thể khắc phục được bằng cách phẫu thuật, chữa khỏi hoàn toàn sau 18 tuổi. Tuy nhiên, trước khi phẫu thuật, trẻ cần được thăm khám và lắng nghe tư vấn của các chuyên gia trước khi quyết định mổ mắt.

Nên dùng thuốc bổ mắt nào cho trẻ em bị loạn thị?

Trẻ em loạn thị bên cạnh việc chú ý chăm sóc mắt , thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh, chú ý tăng cường bổ sung các dưỡng chất tốt cho mắt, thì nên chủ động bổ sung thuốc bổ mắt , để cung cấp các dưỡng chất chuyên biệt dành cho mắt.

Theo Ths. Phí Duy Tiến, nếu trẻ trên 12 tuổi cha mẹ có thể bổ sung dưỡng chất chuyên biệt cho mắt để tăng cường sức khỏe thị lực cho mắt và cải thiện độ loạn. Tinh chất Broccophane thiên nhiên (có trong Wit) giúp tăng sinh rất nhiều Thioredoxin – là một phân tử có trọng lượng nhỏ nhưng giữ vai trò rất quan trọng như giữ gìn và bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc, thủy tinh thể.

Đặc biệt, Thioredoxin làm chậm quá trình lão hóa của các tế bào thị giác, trung hòa các chất gây hại cho tế bào thần kinh thị giác. Trẻ bị tật khúc xạ nếu được bổ sung thường xuyên tinh chất Broccophane sẽ giúp tăng cường thị lực, giảm mờ, mỏi mắt, hỗ trợ điều tiết mắt, cải thiện các chứng khô mắt, đau nhức mắt và hỗ trợ cải thiện độ loạn của trẻ, giúp mắt sáng khỏe để trẻ tự tin hòa nhập cuộc sống, nâng cao kết quả học tập.

Loạn thị ở trẻ nhỏ có ảnh hưởng đến sinh hoạt và học tập, vui chơi của trẻ nhỏ, vì vậy cha mẹ cần theo dõi kỹ càng, nên cho trẻ khám mắt định kỳ (6 tháng/lần). Những đứa trẻ bị nặng hơn cần khám theo lịch hẹn của bác sĩ để trẻ được theo dõi và điều chỉnh hợp lý.

1. https://www.allaboutvision.com/

2. https://www.childrenshospital.org/

3. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/