Top 6 # Xem Nhiều Nhất Dấu Hiệu Của Viêm Amidan Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Những Dấu Hiệu Của Bệnh Viêm Amidan?

Chào bác sĩ, mấy hôm nay do thời tiết thay đổi, em thường thấy có dấu hiệu đau rát họng, nhất là khi nuốt nước bọt, không sốt. Đi khám bác sĩ kết luận em bị bệnh viêm amidan hốc mủ. Vậy có đúng em bị bệnh này không? Chữa bằng cách nào?

Phạm Văn Vinh (Quảng Ninh)

Trả lời: BS. Trần Mạnh Toàn

Bệnh viêm amidan có nhiều thể. Thể viêm cấp tính thường sốt, có khi sốt cao. Còn viêm amidan mạn tính (viêm amidan hốc) có thể sốt hoặc không. Ngoài ra còn gặp áp-xe amidan. Amidan là hai khối màu hồng to bằng đầu ngón tay cái, nằm hai bên thành họng. Amidan có chức năng sản sinh ra kháng thể để bảo vệ cơ thể chống các vi khuẩn đột nhập qua đường ăn và đường thở. Vì amidan nằm ở vị trí họng – nơi giao lưu của đường ăn và đường thở nên amidan dễ bị viêm, một dạng viêm amidan thường gặp là viêm amidan hốc. Do bề mặt của amidan không nhẵn mà có các hốc nên khi bị viêm nhiễm, vi khuẩn có thể ẩn náu lâu ngày trong hốc amidan mà gây viêm cục bộ một số hốc. Trong trường hợp này, nếu há miệng to soi vào gương có thể thấy những chấm mủ trắng trên bề mặt của amidan. Vì đó là những ổ viêm cục bộ mạn tính nên có thể không gây ra sốt hoặc đau họng. Mủ đọng lâu ngày trong hốc amidan vón lại thành kén rồi do hoạt động của các cơ họng khi nuốt cùng sự cọ xát của thức ăn đi qua, các kén mủ trong hốc amidan bật ra và như thế hạt trắng trên mặt amidan mất đi. Nên điều trị bằng kháng sinh theo chỉ định của thầy thuốc. Nếu cần sẽ chỉ định cắt khi có trên 4 lần viêm amidan/năm. Để phòng bệnh cần thường xuyên giữ ấm vùng cổ, súc miệng nước muối loãng và giữa vệ sinh răng miệng.

Theo Sức khỏe & đời sống

Các Dấu Hiệu Của Bệnh Viêm Amidan Không Thể Bỏ Qua

Viêm nhiễm: Các loại vi khuẩn và virus vốn có sẵn ở mũi họng hoặc sau khi xuất hiện các bệnh nhiễm khuẩn của đường hô hấp trên như cúm, sởi, ho gà … sẽ có cơ hội để phát triển và gây bệnh.

Vị trí và cấu trúc của amidan: Mọi người đều biết rằng amidan vốn nằm ở vị trí giao giữa đường thở và đường ăn, vì vậy nó rất dễ tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh, đồng thời với cấu trúc khe hốc nên bệnh amidan là nơi cư trú thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh, từ đó khiến bệnh có thể xuất hiện bất cứ khi nào.

Tạng bạch huyết: Ở một số đối tượng người bệnh, đặc biệt là ở trẻ nhỏ sẽ có hạc ở vùng cổ hoặc ở họng, cùng với các tổ chức bạch huyết xung quanh cũng có thể là nguyên nhân gây nên chứng viêm amidan.

Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Việc thực hiện vệ sinh răng miệng vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, buổi tối trước khi đi ngủ hoặc sau mỗi bữa ăn ….là điều cần thiết, tuy nhiên nếu thực hiện không đúng cách, không khoa học cũng sẽ phản tác dụng và gây nên nhiều chứng bệnh trong đó có bệnh viêm amidan

Do yếu tố môi trường:Nếu môi trường quá ô nhiễm, có nhiều khói bụi, chất độc hại… hoặc môi trường làm việc nhiều hóa chất….cũng khiến con người có nguy cơ mắc phải các vấn đề về đường hô hấp.

Các biểu hiện viêm amidan không thể bỏ qua

Sốt:

Khi các virus, vi khuẩn gây bệnh tấn công amidan gây viêm làm thay đổi nhiệt độ cơ thể từ đó dẫn đến nhiệt độ cơ thể tăng cao, kèm theo biểu hiện đau đầu, mệt mỏi, ăn khó tiêu. Tùy theo những nguyên nhân gây bệnh khác nhau nhiệt độ cũng sẽ thay đổi khác nhau có khi lên đến 39 ~ 40℃.

Thường xuyên đau họng tái phát nhiều lần

Triệu chứng này được xem là điển hình khi bị viêm amidan, bệnh nhân đau họng khi thời tiết thay đổi, nhiễm lạnh… chính vì thế rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh khác.

Mỗi khi bị cảm cúm, mệt mỏi quá độ, mất ngủ, uống rượu bia hút thuốc lá, họng lại bị đau đồng thời họng có cảm giác vướng víu khó chịu. Bình thường triệu chứng không rõ rệt, nhưng thường có bệnh sử phát bệnh cấp tính.

Amidan sưng to

Tổ chức amidan sưng gây nuốt khó, giọng nói khàn không rõ. Nếu amidan sưng quá to, có thể gây khó thở, khó nuốt, trở ngại phát âm.

Do các vi khuẩn phát triển, biểu mô hoại tử, vi khuẩn và các dịch viêm rỉ ra tích tụ lại làm cho hơi thở có mùi hôi khó chịu dù đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

Vi khuẩn trong amidan sinh sôi phát triển nhanh và chất bã đậu còn sót lại trong các hốc amidan gây hôi miệng, họng khô, ngứa, vướng họng.

Biểu hiện toàn thân

Có khi không có triệu chứng gì ngoài những đợt tái phát hoặc hồi viêm có triệu chứng giống như viêm amidan cấp tính. Đôi khi có toàn trạng gầy yếu, da xanh, sờ lạnh, ngây ngấy sốt về chiều.

Biến chứng nguy hiểm của amidan:

Amidan bình thường có chức năng bảo vệ cơ thể nhưng khi nó bị viêm đi viêm lại nhiều lần thì bản thân amidan trở thành “lò viêm” cho cơ thể.

Các khe kẽ của nó chứa đầy mủ, có những hốc mủ ăn sâu, bào mòn dần khiến rỗng amidan. Tổ chức mủ này không chỉ ở amidan mà nó còn tấn công ra các bộ phận xung quanh như: áp xe amidan, viêm tai giữa, viêm mũi xoang, viêm phổi, viêm phế quản, viêm khớp, viêm cầu thận, các bệnh lý van tim…

Lời khuyên phòng ngừa amidan Vệ sinh răng miệng thường xuyên

Súc miệng bằng nước muối sinh lý thường xuyên giúp tiêu diệt vi khuẩn trong miệng, ngăn ngừa viêm amidan. Khi bé bị sổ mũi có thể dùng nước muối sinh lý NaCl 9% để làm vệ sinh mũi và dụng cụ hút mũi cho trẻ

Bỏ thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu, uống nước đá

Phòng tránh amidan cho trẻ nhỏ:

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng cho trẻ

Hạn chế trẻ tiếp xúc với môi trường có hàm lượng khói bụi, khói thuốc

Giữ ấm cho hệ hô hấp của trẻ, nhất là trong giai đoạn chuyển mùa.

Nên để trẻ sống trong phòng kín gió, có nhiệt độ đủ ấm và thông thoáng.

Giữ ấm cổ và lòng bàn tay chân, ngực cho trẻ vào mùa đông

Khi trẻ đã có tiền sử về các bệnh hô hấp, nên hạn chế cho trẻ ăn các thức ăn lấy trực tiếp ra từ tủ lạnh như trái cây, yaourt, kem… Tuyệt đối không nên cho trẻ ăn và uống thực phẩm chung với đá lạnh.

Ngoài ra có những bài thuốc dân gian để chữa và phòng bệnh viêm amidan. Có 1 phương pháp chữa amidan đơn giản, hiệu quả, ko lo tác dụng phụ mà không phải ai cũng biết đó là bài thuốc chữa viêm amidan bằng mật ong hiệu quả không phải ai cũng biết, có thể phòng ngừa hàng ngày và không lo tác dụng phụ, các bạn có thể tham khảo.

Sử dụng sản phẩm đến từ Châu Âu Imunostim Junior tăng cường hệ hô hấp, tăng sức đề kháng.

Sản phẩm Imunostim Junior được sản xuất theo công nghệ tiên tiến và được nhập khẩu hoàn toàn từ Cộng hòa Séc.

Sản phẩm có công dụng tuyệt vời

Hỗ trợ tăng cường chức năng hệ miễn dịch cho trẻ em. Tăng cường sức khỏe đường hô hấp, phòng ngừa cảm lạnh, nhiễm khuẩn đường hô hấp theo mùa, thay đổi thời tiết.

Đã có nghiên cứu lâm sàng tại SÉC cho thấy việc bổ sung thêm GS Imunostim giúp tăng cường sức khỏe đường hô hấp và hỗ trợ giảm nguy cơ viêm đường hô hấp tới 50% trong mùa bệnh đường hô hấp tại cộng hòa SÉC

GS Imunostim Junior chứa 50mg hỗn hợp ly giải vi khuẩn và 30mg Vitamin C hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ em, tăng cường sức khỏe đường hô hấp, hỗ trợ phòng ngừa cảm lạnh, nhiễm khuẩn đường hô hấp theo mùa và khi thay đổi thời tiết.

Bài viết trên giới thiệu về biểu hiện viêm amidan không thể bỏ qua, nếu cần tư vấn thêm về sản phẩm hoặc bệnh của trẻ. Các bạn có thể liên hệ qua số hotline 1800 8070 hoặc đặt câu hỏi vào mục Ý kiến của bạn ở cuối bài viết, Imunostim sẽ tư vấn miễn phí các vấn đề mà bạn đang gặp phải.

6 Dấu Hiệu Viêm Amidan Cơ Bản

Thứ Hai, 11-06-2018

Dấu hiệu viêm amidan như thế nào? Viêm amidan được chia thành: Viêm amidan cấp tính và viêm amidan mãn tính, mặc dù dấu hiệu viêm amidan cấp và mãn tính về cơ bản là giống nhau, nhưng cách điều trị lại khác nhau. Viêm amidan cấp tính chỉ cần điều trị nội khoa và nghỉ ngơi là sẽ khỏi, nhưng đối với viêm amidan mãn tính, có thể phải can thiệp phẫu thuật cắt amidan. Việc nhận biết triệu chứng bị viêm amidan trong từng giai đoạn và áp dụng phương pháp chữa trị phù hợp là rất cần thiết.

Nội dung bao gồm:I. 6 Dấu hiệu viêm amidan điển hình nhấtII. Phân loại triệu chứng viêm amidan theo từng thể bệnh cấp tính và mãn tính

Triệu chứng bệnh viêm amidan cấp tính

Biểu hiện của viêm amidan mãn tính

III. Người bị viêm amidan nên làm gì?

Amidan là một trong những khối bạch huyết thuộc vòng Waldeyer của vùng họng, chúng nằm ở ngã tư giữa đường ăn và đường thở. Trong lớp dưới niêm mạc của vùng họng mũi và vùng họng miệng có một hệ thống tổ chức bạch huyết rất phong phú, trong đó có những vùng mà tổ chức bạch huyết này tập trung thành những khối theo một vòng tròn ở mặt trước của họng gọi là vòng bạch huyết Waldeyer, gồm: amidan vòm hay còn gọi là VA, amidan vòi, amidan khẩu cái và amidan đáy lưỡi.

I. 6 Dấu hiệu viêm amidan điển hình nhất

1. Sốt cao đột ngột

Cơ thể sốt cao đột ngột là dấu hiệu khởi phát viêm amidan, người bệnh có thể sốt cao 39-40 độ và thường sốt về chiều. Ngoài sốt, còn kèm theo một số triệu chứng khác như: Cơ thể mệt mỏi, nhức đầu, chán ăn. Dấu hiệu này thường khiến người bệnh nhầm lẫn với các bệnh cảm cúm thông thường rất nguy hiểm.

2. Khó thở, ngáy to

Viêm amidan gây khó thở, ngáy to là vì khi amidan ở cuống họng bị sưng to gây nên tình trạng chèn ép lấp cuống họng. Từ đó làm cho quá trình tiêu hóa thức ăn cũng như việc thở của người bệnh gặp nhiều khó khăn. Triệu chứng khó thở thường xuất hiện vào đêm hoặc khi ngủ, kèm theo đó là ngủ ngáy, thậm chí có thể bị ngưng thở khi ngủ rất nguy hiểm.

3. Khó khăn khi phát âm

Amidan sưng to không chỉ khiến người bệnh ăn uống khó khăn, mà còn gây ảnh hưởng đến giọng nói, cách phát âm. Thường thì khi bị viêm amidan người bệnh hen ho, khạc nhổ nhiều nên bị đau họng, lâu ngày sẽ trở nên khàn tiếng và nói không rõ tiếng.

4. Đau rát họng, nuốt vướng

Một trong những dấu hiệu viêm amidan điển hình nhất mà chúng ta thường gặp đó là đau rát cổ họng, khó chịu khi nuốt. Khi bị viêm, amidan sẽ gia tăng kích thước khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, vướng víu, nhất là khi ăn uống, nước nước bọt. Khi ho bệnh nhân có cảm giác đau rát cổ họng, đôi khi đau nhói lên cả phần tai.

5. Xuất tiết chất dịch ở mũi, họng

Khi bị viêm amidan, ở phần mũi và họng của người bệnh có thể xảy ra tình trạng xuất tiết chất dịch. Chất dịch này khiến cho họ luôn trong tình trạng sụ sùi, chảy mũi khó chịu. Những dịch này có thể loãng hay đặc, có màu trắng hoặc màu vàng tuỳ theo từng mức độ bệnh khác nhau của mỗi người.

6. Amidan sưng tấy, đỏ

Đối với trường hợp do virus gây nên thì khi nhìn vào cổ họng sẽ thấy amidan bị sưng và tấy đỏ, niêm mạc họng cũng đỏ rực, xuất tiết và nghẹt mũi. Còn nếu bệnh do vi khuẩn gây ra thì trên bề mặt amidan sẽ xuất hiện thêm những chấm mủ hoặc mảng mủ.

Ngoài những triệu chứng điển hình nói trên, người bệnh viêm amidan còn có những triệu chứng toàn thân như: Rét run đột ngột, chán ăn, đau đầu, nước tiểu ít có màu thẫm, táo bón.

II. Phân loại triệu chứng viêm amidan theo từng thể bệnh cấp tính và mãn tính

Viêm amidan gồm: Viêm amidan cấp tính và viêm amidan mãn tính. Về cơ bản, triệu chứng của viêm amidan ở 2 giai đoạn này là giống nhau nhưng nếu để ý sẽ thấy rất khác nhau và cách điều trị cũng khác biệt.

1. Triệu chứng bệnh viêm amidan cấp tính

Viêm amidan cấp tính là hiện tượng viêm sung huyết và xuất tiết hoặc viêm mủ của Amiđan khẩu cái, thường do virus hoặc vi khuẩn gây nên. Nếu do virus thường là nhẹ, nếu do vi khuẩn thì nặng hơn, đặc biệt là do liên cầu tan huyết β nhóm A thì rất nguy hiểm. Viêm amidan cấp rất hay gặp, mọi độ tuổi đều có thể mắc bệnh nhưng trẻ và thiếu niên là đối tượng bị nhiều hơn cả.

Bệnh bắt đầu đột ngột với cảm giác rét và gai rét rồi sốt 38 độ C – 39 độ C và toàn thân có hội chứng nhiễm trùng. Bên cạnh đó, người thấy mệt mỏi, nhức đầu, chán ăn, nước tiểu đỏ và đại tiện táo.

Viêm amidan cấp gây nên tình trạng nuốt đau, nuốt vướng; có cảm giác khô rát và nóng ở trong họng, ở vị trí amidan; đau họng, đau nhói lên tai, đau tăng lên khi nuốt và khi ho. Ngoài ra, nhiều bệnh nhân viêm amidan cấp còn phản ánh tình trạng phải thở khò khè, ngáy to, ho từng cơn có đờm nhầy, khàn tiếng và đau tức ngực.

Quan sát thấy: Lưỡi trắng bẩn, miệng khô.

+ Trường hợp nếu viêm amidan do virus còn thất toàn bộ niêm mạc họng đỏ rực và xuất tiết trong, amidan sưng to và đỏ, các tổ chức bạch huyết thành sau họng cũng sưng to và đỏ. Ngoài ra, có thể kèm theo các triệu chứng khác như chảy mũi, ho, khàn tiếng, viêm kết mạc. Thường không có hạch dưới góc hàm.

+ Nếu là do vi khuẩn thì thấy amidan sưng to và đỏ, trên bề mặt amidan còn có những chấm mủ trắng hoặc mảng bựa trắng. Thường có hạch dưới góc hàm sưng đau. (Lưu ý phân biệt thể này với hạch hầu bằng phương pháp quệt giả mạc soi tươi, cấy vi khuẩn).

Tuy nhiên, sự phân biệt viêm amidan do virus với viêm amidan do vi khuẩn bằng khám lâm sàng chỉ có tính chất tương đối vì đôi khi biểu hiện viêm amidan cấp do virus và vi khuẩn dễ bị nhầm lẫn.

2. Biểu hiện của viêm amidan mãn tính

Viêm amidan mãn tính nếu không điều trị kịp thời và triệt để, tái đi tái nhiều lần sẽ gây nên viêm amidan mãn tính. Quá trình viêm có thể có sự phản ứng của cơ thể làm amidan to ra (viêm amidan thể quá phát) ở người trẻ; hoặc ngược lại viêm amidan teo đi (viêm amidan thể xơ chìm) thường gặp ở những người lớn tuổi.

Thể mãn tính được xác định thông qua các dấu hiệu của viêm amidan mãn tính sau:

Thường nghèo nàn, có khi không có gì khác ngoài những đợt tái phát cấp tính. Người bệnh có thể có tình trạng gầy yếu, da xanh hay bị sốt vặt.

Người bệnh thường than phiền về tình trạng ngứa vướng và rát trong họng, nuốt vướng, thỉnh thoảng phải khạc nhổ do xuất tiết; hơi thở hôi do chất mủ chứa trong các hốc của amidan; ho khan từng cơn nhất là về buổi sáng lúc mới ngủ dậy; giọng nói mất trong, thỉnh thoảng khàn nhẹ.

Ngoài ra, thở khò khè và đêm ngáy to cũng là triệu chứng của viêm amidan mãn tính điển hình do amidan quá phát. Lưu ý, một số trường hợp amidan quá to có thể cản trở ăn, uống, thở và đặc biệt có thể gây nên hội chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ nhỏ.

Gồm 2 thể: Viêm amidan quá phát, viêm amidan xơ teo.

+ Ở thể quá phát: Hai amidan to như hai hạt hạnh nhân ở hai bên thành họng, vượt qua hai trụ trước và sau, có khi gần chạm vào nhau ở đường giữa. Nhìn kĩ thấy niêm mạc họng đỏ nhẹ, trụ trước đỏ sẫm và trong các hốc có khi có ít mủ trắng (viêm amidan mãn tính hốc mủ).

+ Ở thể xơ teo: Hai amidan nhỏ, bề mặt không nhẵn mà gồ ghề, lổ chổ, chằng chịt những xơ trắng – là biểu hiện của viêm đi viêm lại nhiều lần. Nhiều khi bề mặt amidan có những chấm mủ nhỏ, trụ trước và trụ sau dày đỏ sẫm. Amidan thường rất rắn, mất tính mềm mại và khi ấn vào có thể thấy mủ phòi ra từ các hốc.

III. Người bị viêm amidan nên làm gì?

Viêm amidan không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, nếu gặp phải những dấu hiệu viêm amidan thì chúng ta cần thăm khám ngay và song song với đó là thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để giúp bệnh nhanh khỏi, cụ thể:

– Giữ ấm vùng cổ họng, nhất là vào mùa đông. Ngoài việc mặc kín đáo người bệnh cũng nên bổ sung các loại trà thảo mộc từ thiên nhiên tốt cho sức khỏe và cổ họng như trà gừng, trà cam thảo, trà mật ong ấm.

– Uống nhiều nước, mỗi ngày nên uống 2-3 lít nước để giúp làm dịu cổ họng, giữ cho cổ họng được bôi trơn và ẩm ướt để hạn chế các cơn đau và dễ nuốt hơn.

– Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng nhằm tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật. Những thực phẩm mà người bệnh viêm amidan nên bổ sung hàng ngày như: Ăn nhiều rau xanh, các loại cá, thực phẩm giàu vitamin C.

– Loại bỏ những thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu bia, uống nước đá nhiều, thức ăn cay nóng, vì đây đều là những tác nhân khiến bệnh ngày càng trầm trọng.

– Tránh tiếp xúc với môi trường có nhiều khói bụi bẩn bằng cách ra đường cần bịt khẩu trang kín đáo, hạn chế đến những công trường có nhiều bụi, chất độc hóa học.

– Luyện tập cơ thể hằng ngày bằng các bài tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe như chạy bộ, bơi lội, bóng bàn… Những bài tập này giúp tăng cường sức khỏe và sức đề kháng giúp chống lại bệnh tật hiệu quả.

Viêm amidan có thể gây ra rất nhiều biến chứng: Biến chứng tại chỗ: áp xe amidan, viêm tấy quanh amidan, áp xe quanh amidan; hay biến chứng gần: Viêm thanh khí phế quản, viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm tấy hạch dưới hàm, viêm tấy hoặc áp xe thành bên họng; hoặc biến chứng xa: Viêm thận, viêm khớp, viêm tim, cá biệt có thể nhiễm trùng huyết. Ngoài ra, viêm amidan cũng ảnh hưởng đến chức năng nhai nuốt và phát âm, một số trường hợp còn gặp phải biến chứng toàn thân là hội chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ nhỏ.

Do đó khi nhận thấy các biểu hiện nghi ngờ là dấu hiệu viêm amidan cần đến ngay các cơ sở chuyên khoa để chẩn đoán chính xác bệnh lý gặp phải; đồng thời có cách xử lý phù hợp. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc chữa viêm amidan tại nhà, rất nguy hiểm và có thể khiến bệnh nặng khó chữa hơn. Chúc mọi người sớm khỏi bệnh!

Những Dấu Hiệu Của Bệnh Viêm Amidan Bạn Phải Hết Sức Lưu Ý

Dấu hiệu viêm amidan như sốt, đau họng, amidan bị sưng, miệng bị hôi, thường xuyên khát nước,… cần phải nhận biết sớm để có thể kiểm soát và điều trị bệnh kịp thời.

Viêm amidan là tình trạng viêm nhiễm ở hai khối bạch huyết ở sau thành họng. Đây là căn bệnh có thể gặp phải ở bất cứ lứa tuổi nào và khiến cho người bệnh nhầm lẫn với các căn bệnh ở đường hô hấp trên. Nguyên nhân gây ra căn bệnh này là do nhiễm khuẩn ở đường hô hấp, tạo điều kiện có các loại vi khuẩn, vi rút xâm nhập, lưu trú tại các hốc amidan và gây bệnh.

6 triệu chứng của bệnh viêm amidan thường gặp

Amidan là cơ quan nằm ở cuối cuống họng, có nhiệm vụ ngăn chặn các tác nhân gây nhiễm trùng xâm nhập vào cơ thể. Bệnh nhân mắc bệnh viêm amidan thường có một số triệu chứng điển hình như:

1. Viêm họng

Theo phó giáo sư y khoa tại trung tâm chăm sóc sức khỏe NYU Langone tên Lea Ann Chen cho biết, viêm họng là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh viêm amidan. Các loại vi rút, vi khuẩn do ở khu vực amidan sẽ nhanh chóng tích tụ ở họng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vòm họng. Nếu dùng mắt quan sát, cổ họng của người bệnh có dấu hiệu đỏ và bệnh nhân thường xuyên bị đau rát họng.

2. Khàn giọng, sưng đau cổ họng

Viêm amidan là bệnh lý có thể gây ra hiện tượng tắc nghẽn cuống họng, khiến cho giọng nói của người bệnh bị khàn và tắc nghẽn hoàn toàn. Bệnh nhân có dấu hiệu mất giọng, biến đổi giọng nói, nhất là khi nuốt các loại thức ăn.

3. Đau nhức tai, xuất hiện đốm trắng trên amidan

Theo Erin Sundermann – nhà khoa học kiêm trợ lý giáo sư, công tác tại đại học Y California San Diego School cho biết, đau tai là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh viêm amidan. Người bệnh viêm amidan thường xuyên có các triệu chứng như ù tai, giảm thính lực và buốt tai.

Bên cạnh đó, tại vùng amidan còn xuất hiện các mảng trắng. Những mảng trắng này là do các loại vi khuẩn tấn công vòm họng và gây ảnh hưởng đến họng của người bệnh.

4. Biểu hiện sốt cao

Các loại vi rút tấn công vào vòm họng sẽ rất dễ khiến cho người bệnh bị sốt cao. Khi vi rút tấn công, cơ thể sẽ nhanh chóng phản xạ tự nhiên là tăng nhanh nhiệt độ cơ thể để chống lại vi rút gây bệnh. Do đó, người bệnh viêm amidan sẽ rất dễ bị sốt. Bệnh nhân có thể bị sốt trên 38 độ C và sốt đột ngột, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, bạn cần phải biết viêm amidan sốt mấy ngày? để kiểm soát bệnh tốt nhất.

5. Hôi miệng, khó nuốt, thường xuyên khát nước

Với tình trạng chất nhầy tích tụ nhiều ở vùng amidan, người bệnh sẽ rất dễ gặp phải tình trạng hơi thở nặng mùi. Dù bệnh nhân có tiến hành súc miệng thì mùi hôi miệng vẫn còn tồn tại. Bệnh nhân có cảm giác buồn nôn, khó nuốt thức ăn.

Đặc biệt, người bệnh thường xuyên bị khát nước, uống nhiều nước nhưng vẫn khát. Lí giải điều này, Alfred Spears, nhà nghiên cứu y sinh tại Bệnh viện Johns Hopkins (Mỹ) cho biết: Khi bệnh nhân mắc bệnh viêm amidan, cơ thể của bệnh nhân bị mất đi độ ẩm vốn có. Lúc này, vùng lưỡi và khoang miệng của bệnh nhân bị khô rát, khiến cho người bệnh phải uống nhiều nước để bù đắp lại lượng nước đã mất.

6. Dấu hiệu viêm amidan ở trẻ nhỏ

Riêng ở trẻ nhỏ, triệu chứng viêm amidan biểu hiện rõ hơn. Tuy nhiên, những triệu chứng này lại khiến cho phụ huynh nhầm lẫn với bệnh cảm cúm. Trẻ nhỏ thường có một số dấu hiệu sau đây:

Chảy nước mũi, đau họng và nhức đầu

Đau họng kéo dài hơn 2 ngày

Khó nuốt thức ăn

Cơ thể suy nhược, mệt mỏi

Buồn nôn, nôn

Đau bụng

Ốm, uể oải

Khó thở

➥ Không nên bỏ qua: Viêm amidan gây khó thở phải làm sao?

Cụ thể dấu hiệu của từng loại viêm amidan

Viêm amidan bao gồm 2 loại chính là viêm amidan cấp tính và viêm amidan mãn tính. Tùy vào từng loại bệnh mà triệu chứng của bệnh sẽ khác nhau. Cụ thể, các dấu hiệu viêm amidan điển hình của từng loại như sau:

✪ Dấu hiệu bệnh viêm amidan cấp tính:

Sốt cao đột ngột: Người bệnh viêm amidan cấp tính có biểu hiện mệt mỏi, uể oải, nhức đầu, chán ăn. Kèm theo đó là tình trạng sốt cao trên 38 độ C, khiến bệnh nhân bị suy nhược cơ thể trầm trọng.

Amidan sưng tấy, đỏ: Nếu dùng mắt quan sát, bạn sẽ thấy được vùng amidan của bệnh nhân bị sưng to, đỏ. Đồng thời, niêm mạc cổ họng bị đỏ rực. Đồng thời, bệnh nhân thường có dấu hiệu bị nghẹt mũi, chảy nước mũi.

Đau rát họng, nuốt vướng: Viêm amidan cấp tính sẽ khiến cho kích thước của amidan nhanh chóng tăng, gây ra cảm giác vướng víu. Người bệnh bị cản trở ăn uống, nuốt vướng, cổ họng liên tục bị đau rát, khó chịu vô cùng.

Khó thở, ngáy to: Với tình trạng amidan phình to, bệnh nhân thường xuyên bị ngáy vào ban đêm và gây cản trở đến đường thở.

✪ Dấu hiệu bệnh viêm amidan mãn tính:

Viêm amidan mãn tính là tình trạng vùng amidan bị viêm cấp tính trong khoảng thời gian dài không được tiến hành điều trị. So với viêm amidan cấp tính thì bệnh viêm amidan mãn tính có ít dấu hiệu nhận biết hơn. Với căn bệnh này, người bệnh sẽ gặp phải một số dấu hiệu điển hình như sau:

Sốt vặt: Người bệnh có dấu hiệu sốt vặt, nhất là vào buổi chiều, tình trạng sốt diễn ra thường xuyên hơn.

Suy nhược cơ thể: Bệnh nhân có dấu hiệu gầy gò, xanh xao, thể trạng giảm sút nhanh.

Hơi thở hôi: Dù người bệnh có tiến hành vệ sinh răng miệng sạch sẽ đi chăng nữa thì cơ thể vẫn luôn xuất hiện mùi hôi khó chịu.

Ho: Người bệnh có dấu hiệu ho khan từng cơn. Nhất là vào buổi sáng khi mới thức dậy, cổ họng của người bệnh bị đau rát, khó nuốt và thay đổi giọng nói.

Amidan sưng to: Niêm mạc họng của người bệnh bị đỏ lên. Bên trong xuất hiện các mủ trắng trong các hốc amidan. Amidan sưng to khiến người bệnh bị nghẹn họng khi nuốt nước bọt hoặc thức ăn.

Amidan xơ chìm: Hai amidan nhỏ, có bề mặt không nhẵn mà gồ ghề, lỗ chỗ. Nếu dùng mắt quan sát, bạn sẽ thấy bên trong hốc mủ chằng chịt các xơ trắng màu đỏ sẫm. Đồng thời, mủ xuất hiện và có thể chảy ra ở các hốc amidan.

Những cách phòng bệnh viêm amidan

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” là điều cốt lõi là nhiều người nên áp dụng để bảo vệ sức khỏe của mình. Để không mắc phải bất cứ căn bệnh gì, kể cả bệnh viêm amidan, mọi người cần phải có một lối sống khoa học, lành mạnh. Thực tế, để phòng ngừa mắc bệnh viêm amidan, mọi người chỉ cần tuân thủ một số yêu cầu sau đây:

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng nước muối sinh lý mỗi ngày. Đây là cách giúp bạn loại bỏ được các mảng bám trên răng và vi khuẩn gây bệnh khoang miệng. Ngoài ra, bạn nên tiến hành khám răng miệng định kỳ để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể bằng các loại vitamin từ trái cây và rau xanh. Việc làm này không chỉ giúp sức khỏe ổn định mà còn tăng cường sức đề kháng cho cơ thể của con người.

Từ bỏ ngay một số thói quen xấu như hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu, sử dụng các chất cay nóng,… để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hạn chế sử dụng nước đá hoặc uống nhiều nước ngọt gây ảnh hưởng đến vòm họng.

Bịt khẩu trang khi ra ngoài để tránh tiếp xúc với môi trường quá nhiều khói bụi, ô nhiễm.

Khi thời tiết lạnh, bạn nên sử dụng các vật dụng để bảo vệ cơ thể như áo khoác, găng tay, khăn choàng cổ,… để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

BTV: Thu Thảo

Với bất kỳ căn bệnh nào cũng vậy, việc người bệnh sớm nhận biết được các triệu chứng bệnh sẽ giúp bệnh nhân điều trị bệnh kịp thời. Do đó, khi nhận thấy bản thân có các dấu hiệu mắc bệnh viêm amidan, người bệnh cần phải tiến hành thăm khám sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.