Dị ứng bia rượu nguyên nhân do đâu?
Dị ứng bia rượu là phản ứng của cơ thể với một số thành phần có trong bia rượu như men bia, hoa bia, lúa mạch hoặc một số hương liệu khác.
So với các loại dị ứng khác, dị ứng với bia rượu có thể đánh giá là tình trạng hiếm gặp hơn. Tuy nhiên, tình trạng này lại ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của một số cơ quan quan trọng trong cơ thể như gan, thận,…
Có nhiều nguyên nhân gây tình trạng này. Trong đó, hiện tượng không dung nạp bia rượu là nghiêm trọng nhất, người bệnh không nên sử dụng rượu bia để tránh các ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác như:
Nồng độ Histamine cao: Trong một số đồ uống có cồn có chứa một lượng histamine – nguyên nhân gây dị ứng ngoài da. Do đó, nếu sử dụng rượu bia quá nhiều có thể dẫn đến một số triệu chứng như mẩn ngứa, đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn,…
Hàm lượng nấm men trong bia rượu: Một số loại bia rượu có chứa thành phần nấm men có thể gây ra một số phản ứng dị ứng với cơ thể nếu dùng quá nhiều.
Phản ứng trực tiếp với cồn: Cồn không phải chất có thể gây dị ứng nhưng lại khi kết hợp với protein trong cơ thể gây ra kích ứng, dị ứng.
Do tác động của chất Sulfide hoặc Sulfur Dioxide: Trong rượu vang và bia có chứa một lượng Natri metabisulfit hoặc hợp chất Sulfur Dioxide – thành phần làm sạch có trong các thiết bị sản xuất bia rượu. Cơ thể có thể sản sinh phản ứng dị ứng với những thành phần này. Tình trạng này cũng không phổ biến và ít khi xảy ra sốc phản vệ (chiếm khoảng 10%)
Do sự kích ứng từ các chất phụ gia khác: Một số thành phần phụ gia trong bia rượu như tartrazine và natri benzoat có thể gây nổi mề đay và mẩn ngứa ngoài da
Do dị ứng với các thành phần có nguồn gốc thực vật: Một số loại bia rượu được lên men và bổ sung thành phần gốc thực vật, khi cơ thể mẫn cảm nên sử dụng sẽ sinh phản ứng dị ứng. Ví dụ như dị ứng bia rượu chiết xuất từ trái cây; dị ứng với thành phần hoa bia, lúa mạch nha, lúa mì và gluten.
Dị ứng rượu bia có thể gặp ở nhiều đối tượng. Đặc biệt một số người có tỷ lệ mắc dị ứng cao như:
Người tiền sử dị ứng
Người bị hen suyễn và các bệnh lý hô hấp
Người dị ứng với ngũ cốc hoặc các thực phẩm khác tương tự
Người bị bệnh ung thư hạch Hodgkin
Người đang sử dụng đồng thời các loại thuốc khác
Dấu hiệu dị ứng bia rượu thường gặp
Dấu hiệu dị ứng bia rượu có thể xuất hiện ngay sau khi sử dụng đồ uống có cồn từ 1-2 tiếng với một số triệu chứng như:
Mặt và một số vùng cơ thể khác bị đỏ, dù không uống nhiều bia rượu
Ngứa ngáy miệng, mắt, mũi
Nổi mẩn đỏ ngoài da (các nốt ban nhỏ hoặc vết mề đay nổi rõ) tương tự như các trường hợp dị ứng khác
Chảy nước mũi, nghẹt mũi
Sưng đau mặt, cổ họng, sưng mắt
Hạ huyết áp, toát mồ hôi, cảm thấy choáng váng, hoa mắt, khó chịu
Buồn nôn và nôn mửa, rối loạn tiêu hóa
Có thể dẫn đến hôn mê, mất ý thức
Nhận biết các biểu hiện dị ứng với rượu bia từ sớm giúp người bệnh có phương hướng điều trị kịp thời, tránh để lại biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.
Dị ứng bia rượu bao lâu thì khỏi? Có nguy hiểm không?
Có thể khẳng định, đa số tình trạng dị ứng bia rượu không nguy hiểm và có thể khỏi nếu ngừng sử dụng đồ uống có cồn. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể gây ra các phản ứng nguy hiểm đối với cơ quan bài tiết và thải độc như gan, thận.
Với những người chức năng gan, thận tốt, tình trạng dị ứng với đồ uống có cồn có thể biến mất sau 2-3 tiếng (nhiều nhất là 2-3 ngày mà không cần dùng thuốc).
Tuy nhiên, nếu người bệnh bị suy giảm chức năng gan, thận, dị ứng rượu bia thường nghiêm trọng hơn, đôi khi cần dùng thuốc để cải thiện triệu chứng. Một số biến chứng nguy hiểm người bệnh có thể gặp phải như
Chứng đau nửa đầu: Người bị dị ứng với bia rượu thường xuất hiện tình trạng đau nửa đầu. Cơn đau dữ dội hơn khi tiếp tục sử dụng rượu bia.
Tăng tốc độ lão hóa: Uống bia rượu là tác nhân làm tăng tốc độ lão hóa (đặc biệt là ở người có cơ địa nhạy cảm, thường xuyên bị dị ứng kéo dài)
Gây suy giảm chức năng gan thận: Đồ uống có cồn nói chung rất có hại cho gan và thận, do các cơ quan này phải làm việc nhiều hơn để đào thải độc tố.
Gây suy yếu hệ miễn dịch: Sử dụng bia rượu trong thời gian dài có thể tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh lý về hô hấp và phổi (do hệ miễn dịch suy yếu, tác nhân gây bệnh dễ xâm nhập)
Nghiêm trọng hơn tình trạng hen suyễn: Người bị hen suyễn là đối tượng dễ mắc dị ứng với rượu bia và khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
Nếu người bệnh gặp dị ứng đồ uống có cồn mức độ nhẹ thì không nhất thiết phải tới bác sĩ. Tuy nhiên, nếu bản thân người bệnh có nhiều bệnh lý nền hoặc cảm thấy diễn tiến của dị ứng trở nên nghiêm trọng, cần đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Dị ứng bia rượu phải làm sao?
Điều quan trọng khi điều trị tình trạng dị ứng bia rượu là phải nhận biết các dấu hiệu kịp thời và có biện pháp xử lý thích hợp.
Người bệnh nên nhớ tuyệt đối không tự ý dùng thuốc vì việc lạm dụng thuốc có thể là nguyên nhân khiến tình trạng dị ứng trở nên nghiêm trọng.
Khi gặp các biểu hiện do dị ứng với đồ uống có cồn, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp chữa trị sau đây:
Bổ sung nước cho cơ thể
Uống nước là biện pháp đơn giản nhất để cải thiện tình trạng dị ứng rượu bia. Người bệnh nên uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày, tốt nhất là nước ấm.
Nước ấm có khả năng tăng tốc độ chuyển hóa, giúp cơ thể đào thải nhanh các chất độc trong rượu bia ra khỏi cơ thể
Khi sử dụng rượu bia, cơ thể có thể xuất hiện các biểu hiện buồn nôn, nóng bụng,…Uống nước ấm cũng giúp cải thiện những tình trạng này và hỗ trợ tốt trong việc điều trị dị ứng với đồ uống có cồn
Thăm khám, sử dụng thuốc Tây y khi bị dị ứng bia rượu
Đối với người có bệnh lý nền hoặc cảm thấy tình trạng dị ứng ngày một diễn tiến trầm trọng, tốt nhất nên đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
Trường hợp nhẹ các triệu chứng có thể biến mất sau khoảng 2 – 3 giờ dừng rượu, bia mà không cần dùng thuốc.
Tuy nhiên, với những trường hợp nặng, biểu hiện dị ứng kéo dài và nghiêm trọng người bệnh có thể sẽ được kê đơn dùng một số loại thuốc như:
Thuốc dị ứng kháng H1: Được chỉ định nhằm mục đích cải thiện triệu chứng như mẩn ngứa, nổi đỏ ngoài da. Lưu ý khi sử dụng thuốc có thể gây buồn ngủ, hoa mắt, chóng mặt và một số tác dụng phụ khác
Thuốc hen suyễn: Chỉ định cho người bệnh dị ứng có tình trạng hen suyễn. Các loại thuốc này chỉ có tác dụng kiểm soát triệu chứng, cắt cơn hen và hỗ trợ điều trị dị ứng rượu bia
Thuốc cấp cứu Epinephrine: Thuốc này được chỉ định trong trường hợp người bệnh có dấu hiệu của sốc phản vệ (khó thở, mất ý thức, hôn mê). Khi đó, nhân viên y tế tiêm trực tiếp Epinephrine nhằm khai thông đường thở, tránh co thắt phế quản và hồi phục hô hấp cho người bệnh
Tất cả các loại thuốc tây y đều dùng theo đơn kê và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua, dùng thuốc để để hạn chế tác dụng phụ và khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
Người bệnh cũng cần tuân thủ phác đồ điều trị, không tự ý thay đổi thuốc và tăng giảm liều lượng khi sử dụng
Uống trà thảo mộc thanh lọc cơ thể
Trà thảo mộc nói chung tương đối tốt với vai trò thanh lọc cơ thể. Do đó, người bệnh có thể uống trà thảo mộc khi có biểu hiện dị ứng bia rượu hoặc uống thường xuyên cũng rất tốt cho sức khỏe.
Một số loại trà thảo mộc có thể sử dụng như trà atiso; trà hoa cúc; trà xanh;….Một tách trà mỗi ngày còn giúp cải thiện tình trạng căng thẳng, mệt mỏi và dễ ngủ hơn.
Lưu ý khi bị dị ứng bia rượu trong chế độ sinh hoạt?
Uống bia rượu cũng ảnh hưởng đến sức khỏe và sức đề kháng của người bệnh. Do đó, thực hiện các biện pháp phòng ngừa tình trạng dị ứng là điều cần thiết. Cụ thể như:
Hạn chế sử dụng rượu bia: Dừng sử dụng rượu bia khi thấy cơ thể có dấu hiệu dị ứng.
Không uống bia rượu khi đói bụng: Không để bụng rỗng khi dùng bia rượu, có thể gây kích ứng và xuất hiện biểu hiện dị ứng
Uống nước hoa quả sau khi uống rượu: Người bệnh có thể uống một số thức uống giải nhiệt như nước chanh, nước cam, nước sắn dây,… sẽ giúp giảm các triệu chứng khó chịu khi bị dị ứng.
Không tắm rửa khi vừa uống rượu bia: Tốt nhất không nên tắm rửa khi sử dụng đồ uống có cồn. Nếu ngứa da chỉ nên dùng khăn ẩm lau nhẹ trên da để làm sạch cơ thể và giảm triệu chứng ngứa ngáy
Nghỉ ngơi hoàn toàn, tránh vận động nặng: Nên nghỉ ngơi hoàn toàn và ăn uống dinh dưỡng có các biểu hiện dị ứng rượu bia nói riêng và sử dụng đồ uống có cồn nói chung
Bài viết trên vừa cung cấp cho người bệnh những thông tin về dị ứng bia rượu. Bệnh này không nguy hiểm nhưng có thể để lại biến chứng và tác động không tốt đến sức khỏe người bệnh. Nhìn chung, rượu bia không tốt cho sức khỏe nên biện pháp tốt nhất để phòng ngừa là hạn chế sử dụng thường xuyên
Tin khác