Top 10 # Xem Nhiều Nhất Dấu Hiệu Mắc Bệnh Tiểu Đường Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Dấu Hiệu Của Người Mắc Bệnh Tiểu Đường

Bệnh tiểu đường là căn bệnh khá phổ biến hiện nay, sau đây Shapeline Việt Nam xin giới thiệu một số dấu hiệu của người mắc bệnh tiểu đường.

Dấu hiệu tiểu đường – thường xuyên khát nước

Thường xuyên khát nước

Nếu bắt đầu mắc tiểu đường, bạn sẽ cảm thấy khát nhiều hơn bình thường. Đây là triệu chứng đầu tiên của bệnh. Tuy nhiên, có những trường hợp là do bị mất nước nên mới có triệu chứng này. Vì vậy, bạn nên kết hợp kiểm tra nhiều triệu chứng khác nữa trước khi đưa ra kết luận mình bị bệnh tiểu đường hay không.

Đi tiểu thường xuyên có thể do vấn đề về sức khỏe, khả nghi nhất là vấn đề bệnh thận. Nhưng nếu bạn đi tiểu nhiều cùng với lượng nước tiểu nhiều hơn bình thường, đó có thể là dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường dạng 2.

Dấu hiệu tiểu đường – Tầm nhìn kém đi

Tầm nhìn kém hơn

Có phải bạn đang bị mờ mắt? Tầm nhìn của bạn không còn rõ nét như trước, các vật thể bạn nhìn được bị mờ và không còn rõ nét như trước nữa.

Viêm nướu Khi bị tiểu đường, lợi (nướu) sẽ là nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Nguyên nhân là do bạn mắc bệnh tiểu đường, các hệ thống miễn dịch sẽ bị tổn thương kéo theo cơ thể yếu đi và khó chống lại vi khuẩn được. Nếu không điều trị tiểu đường đúng cách và đúng thời điểm thì tình trạng viêm sẽ ngày càng tồi tệ hơn nhiều.

Bị tiểu đường đồng nghĩa với việc sức khỏe làn da cũng bị ảnh hưởng theo. Trên da sẽ xuất hiện nhiều vết thâm sẫm màu ở một số vùng đặc biệt, nhất là ở những nơi có nếp nhăn hoặc nếp gấp da. Những khu vực thường xuyên bị thâm nhiều điển hình là cổ, nách, khuỷu tay, đầu gối và khớp nối.

Dấu hiệu tiểu đường – giảm cân đột xuất

Khi có dấu hiệu bị bệnh tiểu đường, lượng glucose trong máu không thể sử dụng để chuyển hóa năng lượng được nên lượng chất béo sẽ là nguồn được thay thế để sử dụng tạo ra năng lượng cho cơ thể. Điều này dẫn đến việc giảm cân đột ngột. Đây chính là dấu hiệu phổ biến mà bạn nên chú ý tới khả năng mắc bệnh tiểu đường.

Tiểu đường sẽ khiến cho hệ thống miễn dịch bị tổn thương, máu lưu thông kém, vì vậy rất dẫn đến việc các vết thương ngoài da khó lành nhanh. Khi gặp tình trạng này xảy ra, bạn hãy gặp bác sĩ để có kết quả chính xác nhất

Dấu hiệu bệnh tiểu đường – mệt mỏi

Mệt mỏi thường xuyên trong thời gian dài

Trong giai đoạn tiểu đường, lượng glucose trong máu vẫn sẽ lưu thông được trong cơ thể bạn. Nhưng do mức đề kháng Insulin yếu, lượng glucose sẽ không được chuyển hóa thành năng lượng nuôi dưỡng cơ thể. Điều này sẽ dẫn đến sự mệt mỏi quá mức của cơ thể. Từ nhũng dấu hiệu về bệnh tiểu đường kể trên, nhanh tay liên hệ thẩm mỹ viện Shapeline ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí và có biện pháp xử lý phù hợp.

Những Dấu Hiệu Cơ Bản Của Người Mắc Bệnh Tiểu Đường

(hay đái tháo đường) hiểu đơn giản là tình trạng lượng đường trong máu tăng cao quá mức quy định. Bệnh được phân ra thành tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ ( phụ nữ mắc bệnh tiểu đường trong giai đoạn có thai, sau khi sinh bệnh sẽ tự nhiên biến mất) . Bạn có thể tìm hiểu thêm cơ chế và nguyên nhân gây bệnh tại .

Cuộc sống càng hiện đại, số lượng bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường càng gia tăng. Những dấu hiệu của Bệnh tiểu đường (Đái tháo đường) thường rất khó phát hiện. Đặc biệt là đối với những bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2.Nhiều người không biết mình bị bệnh trong một thời gian dài. Phải đến khi bệnh đã phát triển và gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe thì bệnh mới được phát hiện.

Những dấu hiệu chung:

Đây là dấu hiệu chung thường thấy ở cả 2 loại bệnh tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2.

Người bệnh luôn cảm thấy đói và cơ thể mệt mỏi:

Cơ thể chúng ta chuyển hóa thức ăn thành đường glucose để đi nuôi các tế bào. Khi lượng đường bị đào thải và không thể hấp thụ được vào các tế bào cũng giống như chúng ta đổ nước ra sông vậy. Dù người mắc bệnh ăn bao nhiêu đi chăng nữa thì thức ăn sau khi được chuyển hóa thành đường glucose cũng sẽ bị bài trừ liên tục ra khỏi cơ thể. Não bộ khi đó sẽ gửi tín hiệu liên tục xuống dạ dày khiến chúng ta cảm thấy đói. Đó là lí do người mắc bệnh đái tháo đường họ phải ăn liên tục. Kể cả sau khi họ ăn xong bữa thì cảm giác đói cũng sẽ quay trở lại ngay lập tức.

Những người bị tiểu đường luôn luôn ở trong tình trạng mệt mỏi, cơ thể lúc nào cũng ốm yếu, vận động, đi lại khó khăn. Nguyên nhân là do họ bị mất ngủ hàng đêm cộng với cơ thể bị thiếu năng lượng trầm trọng.

Đi tiểu nhiều hơn bình thường và thường xuyên cảm thấy khát nước.

Nếu như người bình thường đi tiểu trung bình từ 4-7 lần/ ngày thì người bị bệnh tiểu đường sẽ đi tiểu gấp nhiều lần. Kể cả trước khi ngủ, dù họ có đi tiểu rồi thì đến đêm họ vẫn sẽ lại buồn tiểu và phải dậy giữa đêm. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giấc ngủ của người mắc bệnh.

Nguyên nhân: Đường huyết trong máu người bệnh bị dư thừa khiến cho thận không thể hấp thụ được và hoạt động kém hiệu quả. Do đó người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy mót tiểu. Thêm nữa do phải đi tiểu nhiều nên họ còn luôn cảm thấy khát nước. Uống nước vào lại phải đi tiểu nên nó trở thành một vòng luẩn quẩn khiến người bệnh gặp không ít phiền toái.

Vì phải đi tiểu nhiều lần nên lượng nước trong cơ thể mất đi khá lớn và không thể cung cấp đủ độ ẩm cho các bộ phận khác khiến da bị khô, nứt nẻ và ngứa ngáy.

Đây là triệu chứng điển hình của những người bị bệnh tiểu đường. Khi chất lỏng rò rỉ vào thủy tinh thể khiến thủy tinh thể sưng lên và thay đổi hình dạng làm cho tầm nhìn bị thiếu tập trung, mắt bị mờ dần đi.

Người bệnh cũng có thể bị mờ mắt khi bắt đầu điều trị insulin. Điều này là do chuyển dịch chất lỏng, nhưng nó thường tự khỏi sau một vài tuần. Đối với nhiều người, khi lượng đường trong máu ổn định thì tầm nhìn cũng sẽ như vậy.

Những dấu hiệu này có thể xuất hiện sau khi đường huyết tăng cao trong máu sau một thời gian dài.

Người mắc bệnh tiểu đường dù là nam giới hay phụ nữ đều có thể bị nhiễm nấm men. Thức ăn của nấm chính là đường glucose do đó mà nấm men phát triển rất nhanh. Nó có thể phát triển ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể mà có hơi ấm và ẩm ướt ví dụ như: Giữa các ngón tay và ngón chân, phần dưới ngực, trong hay ngoài bộ phận sinh dục.

Vết thương hay vết cắt sẽ lâu lành hơn:

Đối với những vết cắt hay vết thương trên cơ thể người bị tiểu đường sẽ lâu lành hơn so với người bình thường. Điều đó có nghĩa là cơ thể sẽ dễ bị nhiễm bệnh hơn. Do đường trong máu tăng cao là môi trường rất tốt cho vi khuẩn phát triển. Ngoài ra, sự tích tụ mảng bám có thể gây ra tắc nghẽn mạch máu, khiến cho lượng máu đi đến vùng bị thương giảm và vết thương lâu lành hơn.

Một nguyên nhân nữa khiến cho các vết thương lâu lành đó là khi đường không thể nuôi được tế bào sẽ khiến cho những tế bào có chức năng tạo lên hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu và hoạt động kém đi. Từ đó, cơ thể sẽ không còn lá chắn để tránh nhiễm trùng hay những bệnh khác cũng sẽ dễ mắc phải hơn.

Đây là biến chứng của bệnh tiểu đường sau khi mắc bệnh trong thời gian dài. Bệnh sẽ ảnh hưởng đến các dây thần kinh cảm giác ở các chi và mạch máu. Điều này khiến cho người bệnh cảm thấy chân đau rát như bị kim châm hoặc tê buốt cả bàn chân.

Dấu hiệu của bệnh tiểu đường tuýp 1:

Bệnh tiểu đường tuýp 1 xuất hiện đột ngột, nếu như không phát hiện kịp thời nó có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng con người.

Dù không có chủ đích muốn giảm cân nhưng người tiểu đường sẽ bị giảm cân đột ngột và rất nhanh chỉ trong vòng một tháng sau khi phát bệnh. Họ có thể bị giảm tới 5-10kg trong vòng 1-2 tuần.

Nguyên nhân là do, đường glucose là nguồn năng lượng để nuôi các tế bào, các mô và não bộ… bởi vậy khi không hấp thụ được đường thì cơ thể sẽ phải tìm một nguồn khác để cấp năng lượng. Và nguồn đó chính là protein từ các cơ bắp và mỡ từ các mô trong cơ thể, dẫn đến sự giảm cân nhanh chóng và đột ngột.

Khi cơ thể không đủ năng lượng để cung cấp cho các tế bào, nó đành phải sử dụng năng lượng từ mỡ ở các mô. Cơ chế đốt cháy mỡ nào tạo ra một chất gọi là Xeton. Chất này khiến cho lượng máu trong cơ thể tăng cao đến nguy hiểm. Cơ thể lúc đó ở trong tình trạng nhiễm độc Xeton, đặc biệt là ở dạ dày. Nên người bệnh sẽ có cảm giác vô cùng buồn nôn và khó chịu.

Khi nào cần gặp bác sĩ

Nếu bạn hơn 45 tuổi và có những triệu chứng của bệnh tiểu đường, bạn nên đi kiểm tra tiểu đường ngay lập tức. Nếu như bạn phòng bệnh được sớm, bạn sẽ tránh được nhiều bệnh như: đột quỵ, suy tim, và nhiều bệnh khác.

Dạ dày khó chịu, buồn nôn và khát nước

Đi tiểu nhiều lần trong ngày

Có những cơn đau bụng cực kì tồi tệ

Thở sâu và nhanh hơn bình thường

Hơi thở ngọt hơn và có mùi như axeton – dung dịch lau rửa màu móng ( Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang có nồng độ Xeton rất cao)

Nguồn: WebMD

7 Dấu Hiệu Tố Cáo Bạn Có Thể Đã Mắc Bệnh Tiểu Đường

Bệnh tiểu đường là loại bệnh rối loạn chuyển hóa với biểu hiện là lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường, do các tế bào không thể hấp thụ đường, thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin. Tùy thuộc vào yếu tố dẫn đến tăng đường huyết, tiểu đường chia thành tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2.

Khi bạn không bị tiểu đường

Tinh bột, đường, sữa và các chế phẩm từ sữa phân hủy thành đường trong dạ dày. Đường ngấm vào trong máu. Lượng đường trong máu ở một thời điểm bất kì giúp bác sĩ xác định chỉ số đường huyết.

Một số đường được gan hấp thụ và chuyển hóa thành glycogen, đóng vai trò là một nguồn năng lượng dự trữ khi lượng đường thấp.

Khi lượng đường trong máu cao, tuyến tụy sẽ sản xuất insulin. Insulin có nhiệm vụ đưa đường trong máu vào tế bào cơ, tế bào mỡ – nơi glucose được đốt cháy giải phóng năng lượng. Khi bạn không bị tiểu đường, nồng độ insulin tối ưu, quá trình chuyển hóa đường và giải phóng năng lượng diễn ra bình thường.

Khi bạn bị tiểu đường

Lượng đường trong máu tăng cao sau khi ăn. Cơ thể không sản xuất insulin hoặc sản suất không đủ lượng insulin, lượng đường trong máu vẫn cao. Chỉ số đường huyết trên 140 mg/dl sau bữa ăn, bạn là người tiền tiểu đường, chỉ số đường huyết trên 200 mg/dl, bạn mắc bệnh tiểu đường.

Khi bạn nhịn ăn, gan cũng tiết ra một số đường. Nếu chỉ số đường huyết sau 8 giờ nhịn ăn trên 108 mg/dl, bạn là người tiền tiểu đường, chỉ số này trên 126 mg/dl bạn bị tiểu đường.

Tuýp 1

Tiểu đường tuýp 1 chiếm khoảng 5, 10% trong tổng số những người bị bệnh tiểu đường, đối tượng chủ yếu là những người dưới 30. Có những trường hợp mắc bệnh trước 15 tuổi, vì vậy, tiểu đường tuýp 1 còn được gọi là tiểu đường vị thành niên. Số lượng mắc tiểu đường tuýp 1 ở nam cao hơn nữ.

Tiểu đường tuýp 1 có khả năng di truyền, hệ miễn dịch của cơ thể phá hủy các tế bào beta trong tuyến tụy – tế bào sản xuất insulin. Dẫn đến, đường không được đưa vào các tế bào, tích tụ trong máu, chỉ số đường huyết cao hơn mức bình thường.

Tiểu đường tuýp 2 phổ biến hơn, chiếm khoảng 90% tổng số ca mắc bệnh tiểu đường, đối tượng mắc chủ yếu là trên 40 tuổi.

Tuyến tụy sản xuất không đủ insulin hoặc đề kháng với insulin, không cho insulin chuyển đường từ máu vào các tế bào.

Béo phì, đặc biệt là nội tạng nhiễm mỡ, ức chế khả năng liên kết của insulin và tế bào. Cơ thể không vận động – các cơ ít hoạt động – không tiêu hao hết lượng đường trong cơ thể.

Thông thường, lượng đường trong máu tăng cao vào 3 tháng cuối thai kì. Tình trạng này được gọi là tiểu đường thai kì, trong một số trường hợp có thể dẫn đến tiểu đường tuýp 2. Với phụ nữ mang thai, muốn tránh mắc tiểu đường thai kì thì nên thường xuyên tập luyện các bài tập thể dục phù hợp với phụ nữ mang thai.

Dấu hiệu của tiểu đường

Dấu hiệu của tiểu đường týp 1 và týp 2 tương tự nhau vì đều có lượng đường trong máu cao – tăng đường huyết. Triệu chứng của tiểu đường tuýp 1 xuất hiện nhanh, tiểu đường tuýp 2 diễn tiến âm thầm và phải mất nhiều năm mới biểu hiện rõ ràng.

1. Đi tiểu thường xuyên

Các tế bào không thể hấp thụ được đường, thận phải cố gắng đào thải đường. Do đó, bạn sẽ phải đi tiểu nhiều hơn bình thường và có thể đi hơn 5 lít nước tiểu mỗi ngày. Việc này xảy ra ngay cả vào ban đêm, khiến bạn phải thức dạy vào ban đêm để đi tiểu – gọi là chứng tiểu đêm. Tình trạng này lâu ngày có thể ảnh hưởng đến chức năng của thận.

2. Bộ phận sinh dục bị sưng và nhiễm nấm 3. Khát nước

Lượng đường trong nước tiểu cao khiến bộ phận sinh dục có thể dễ bị nhiễm nấm, dẫn đến sưng và ngứa.

4. Mệt mỏi và hôn mê

Cơ thể mất nước do đi tiểu thường xuyên, bạn có thể luôn cảm thấy khát và phải uống nhiều nước để bù lại.

5. Giảm cân

Vì các tế bào không thể hấp thụ đường nên tế bào không thể giải phóng năng lượng, khiến bạn có thể cảm thấy kiệt sức.

Cơ thể không thể đốt cháy đường, nó sẽ đốt cháy chất béo và cơ bắp, kích hoạt việc giảm cân và mất cơ bắp.

7. Mắt mờ, mất thị lực

Bệnh tiểu đường làm giảm số lượng và khả năng của các tế bào gốc của tế bào nội mô (EPCs) – làm lành mạch máu và vết thương hở.

Chỉ số đường huyết tăng có thể làm giác mạc chảy nước và sưng. Hình dáng của giác mạc bị thay đổi có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung của mắt. Đây chính là tác dụng phụ của thuốc trị tiểu đường.

Sau nhiều năm tăng đường huyết, các mạch máu trong võng mạc yếu và mỏng đi và mọng mắt phồng lên gọi là phình vi mạch, tiết ra dịch. Dịch này rò rỉ vào trung tâm võng mạc có thể gây mất thị lực vĩnh viễn.

Bạn có thể kiểm soát được bệnh tiểu đường không? Tình trạng nhiễm toan xeton do bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường không thể chữa khỏi nhưng có thể dễ dàng kiếm soát. Tiểu đường tuýp 2 có thể kiếm soát bằng chế độ ăn ít đường, ít chất béo, tập luyện thường xuyên, các loại thuốc. Tiểu đường tuýp 1 kiểm soát bằng việc tiêm insulin.

Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 cần phải cẩn thận nhiều hơn, tránh trường hợp lượng đường trong máu thấp hơn bình thường, dẫn đến hạ đường huyết, nghiêm trọng có thể dẫn đến co giật và ngất xỉu.

Một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường là tình trạng nhiễm toan xeton, một bệnh cấp tính và thường xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 nhiều hơn so với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.

– Mất cảm giác thèm ăn – Hơi thở mùi trái cây – Buồn nôn hoặc nôn mửa – Đau bụng – Thân nhiệt tăng – Cơ cứng cơ và chuột rút – Kiệt sức Thận trọng và nên đi kiểm tra sức khỏe

Tình trạng này xuất hiện khi thiếu đường, các axit béo và protein bị phân hủy tạo ra các xeton axit. Khi nồng độ xeton trong máu và nước tiểu cao hơn mức bình thường, nồng độ axit trong máu tăng lên.

Nếu có những triệu chứng cảnh báo bệnh thì bạn nên đi kiểm tra sức khỏe. Được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời sẽ kéo dài cuộc sống. Ăn uống lành mạnh, hoạt động thường xuyên

Mười Dấu Hiệu Mắc Bệnh Tiểu Đường Sớm Mà Bạn Nên Lưu Ý

Tiểu đường hay còn được gọi là đái tháo đường là bệnh chuyển hóa đặc trưng bởi độ đường huyết cao trong máu. Tính đến năm 2016 thì Việt Nam đang là nước đứng đầu danh sách số người mắc căn bệnh này. Vậy, làm sao để nhận biết được sớm nhất dấu hiệu mắc bệnh tiểu đường?

Mười dấu hiệu mắc bệnh tiểu đường sớm

Tiểu đường vẫn thường được gọi là kẻ giết người thầm lặng bởi các triệu chứng dễ bỏ qua của nó. Việc chẩn đoán sớm sẽ giúp điều trị kịp thời và tránh những biến chứng.

1. Tiểu tiện thường xuyên hoặc quá mức

Một trong những dấu hiệu sớm nhất của cả bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2 thường là đi tiểu với lượng nước tiểu nhiều bất thường, dấu hiệu này còn được gọi là đa niệu

Tiểu tiện thường xuyên là một dấu hiệu mắc bệnh tiểu đường sớm 2. Cảm thấy háo nước

Đây là dấu hiệu mắc tiểu đường sớm nhất mà người bệnh cần đặc biệt chú ý. Vì việc tiểu tiện thường xuyên, cơ thể vì thế mà mất nước khiến bạn cảm thấy rất háo nước.

Nguyên nhân của sự háo nước này là do lượng đường huyết cao, việc uống nước không thể làm tan cơn khát. Và nếu bạn thấy háo nước một cách bất thường và uống nước không làm tan cơn khát của bạn hãy đi khám bác sĩ ngay.

3. Đói cồn cào

Cảm thấy đói cồn cào là một dấu hiệu khác của bệnh tiểu đường Khi bị tiểu đường người bệnh cảm thấy đói hơn nhiều so với bình thường và có xu hướng ăn nhiều hơn. Điều này xảy ra do cơ thể không thể điều tiết lượng glucose mà các tế bào sử dụng cho việc giải phóng năng lượng.

4. Các vết thương chậm lành

Các vết cắt, vết xước chậm hồi phục hơn ở người mắc bệnh tiểu đường. Lượng đường huyết cao sẽ làm cứng động mạch làm mạch máu bị hẹp hơn bình thường. Điều này làm giảm lưu lượng máu và oxy đến các vùng bị thương, do đó cần nhiều thời gian hơn để làm lành vết thương

Các vết thương chậm lành hơn bình thường 5. Nhiễm trùng tái phát

Lượng đường huyết cao khiến người bệnh dễ mắc các loại nhiễm trùng khác nhau. Các vị trí nhiễm trùng phổ biến ở các bệnh nhân tiểu đường là da và đường tiết niệu

Những bệnh nhân tiêu đường bị nhiễm trùng thường xuyên và thỉnh thoảng chỗ nhiễm trùng bị tái phát. Điều này chủ yếu xảy ra khi hệ miễn dịch bị suy yếu.

6. Giảm cân không rõ nguyên nhân

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường là béo phì tuy nhiên việc mất đi hàng kí cân nặng mà không tốn sức lực nào cũng là một dấu hiệu mắc bệnh tiểu đường sớm mà bạn nên cảnh giác. Ngoài ra, sự thiếu hụt insulin buộc cơ thể phải phá vỡ protein từ các cơ bắp như một nguồn nhiên liệu thay thế, gây sự sụt giảm trọng lượng cơ thể.

7. Mệt mỏi và ốm yếu

Mệt mỏi là một trong những triệu chứng tiểu đường phổ biến nhất mà có thể làm gián đoạn và gây trở ngại mọi mặc của cuộc sống

Do mức độ đường huyết cao, cơ thể không thể đáp ứng hợp lý lượng insulin và thậm chí các tế bào không hấp thụ được đường huyết. Điều này gây nên mệt mỏi và ốm yếu dù bạn có ăn uống hợp lý và ngủ đủ giấc.

Cảm giác mệt mỏi dù ăn uống hợp lý và ngủ đủ giấc 8. Cảm giác ngứa ran và tê

Các ngón tay, cẳng chân có hiện tượng tê cũng là cảnh báo sớm tiểu đường. Nồng độ đường huyết cao hạn chế lưu lượng máu thích hợp đến các chi và lần lượt sẽ gây tổn thương hệ thần kinh Hãy đi kiểm tra nếu có cảm giác ngứa ran và mất cảm giác ở bàn tay bàn chân…

9. Ngứa, khô da

Da ngứa là kết quả của việc da bị khô, cơ thể không đủ nước vì mất ra ngoài do đi tiểu nhiều lần Thậm chí mất nước cũng khiến bạn thấy khô miệng

10. Thị giác nhòe và mờ

Lượng đường huyết cao có thể khiến bạn bất chợt làm cho thị giác bị mờ và gặp khó khăn trong việc tập trung không thể nhìn chi tiết sự vật.

Nếu như có vấn đề về thị giác bạn cần kiểm tra ngày để không bị nhầm lẫn với triệu chứng bệnh khác giúp phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.