Top 14 # Xem Nhiều Nhất Dấu Hiệu Sắp Hết Kinh Nguyệt Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

5 Dấu Hiệu Sắp Có Kinh Nguyệt

Đau ở vùng bụng dưới.

Đau bụng là một dấu hiệu có ở hầu hết các bạn gái khi đến ngày hành kinh. Trước ngày ” đèn đỏ” 1- 2 ngày bạn có thể thấy có cơn đau lâm râm ở vùng bụng dưới. Có bạn chỉ đau bình thường nhưng có bạn lại đau dữ dội đến mức không chịu được, đó là hiện tượng đau bụng kinh.

Nguyên nhân: do thiếu hụt axit béo Omega 3.

Để hạn chế tình trạng đau bụng này bạn nên ăn nhiều thực phẩm có chứa axit béo Omega 3 trong bữa ăn hàng ngày. Vì trong axit béo Omega 3 có thể làm giảm lượng tiết của hormon sinh dục nữ. Hormon này được tiết ra trong các ngày hành kinh, gây ra các cơn co thắt tử cung, dẫn đến đau ở vùng bụng dưới.

Thực phẩm chứa axit béo Omega 3 bao gồm: Cá ngừ, hạt vừng, hạt bí ngô, hướng dương, súp lơ trắng, Rau bina, rau cải xoăn và rau rậm lá, quả óc chó, bắp cải và đậu phụ

1. Căng tức và đau ngực

Một số bạn gái trong chu kỳ hàng kinh có triệu chứng căng, tức và đau ở vùng đầu ngực. Dấu hiệu này sẽ không còn khi hết ngày kinh nguyệt. Tuy nhiên việc đau tức ngực cũng có thể bạn đang thiếu hụt một loại vitamin là vitamin E

Để hạn chế tình trạng này bạn hãy chú trọng bổ xung vitamin E cho cơ thể. Vì vitamin E có thể làm giảm hoạt động của tuyến này, sẽ làm giảm bớt sự đau tức.

Thực phẩm chứa nhiều vitamin E là các loại củ, quả có màu đỏ như cà chua, cà rốt, ngũ cốc , dầu thực vật.

2. Mất ngủ hoặc ngủ kém

Một tuần trước khi tới nguyệt san, bạn bắt đầu bị mất ngủ hoặc ngủ kém, không ngon giấc. Triệu chứng này có thể bạn đang thiếu trytophan. Bổ sung tryptophan có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, đồng thời giúp bạn “rơi” vào giấc ngủ một cách nhanh chóng hơn.

Thực phẩm chứa nhiều tryptophan là: Thịt bò, thịt gà tây, quả hồ đào

3. Da mặt nhờn và mụn ” nổi loạn”

Trước ngày kinh khoảng 3-5 ngày , khuôn mặt của nhiều bạn bị nổi mụn khá nhiều, làm mất đi tự tin và gây phiền phức khi khắc phục. Bạn có biết nguyên nhân vì sao không? Đó là bạn đang bị thiếu kẽm đấy. Bởi vì kẽm là nguyên tố có thể ngăn chặn sự phát triển của các enzyme, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.Ngoài ra, kẽm còn có thể kiểm soát tiết dầu của khuôn mặt, do đó có khả năng làm giảm nhiễm trùng, loại bỏ mụn và trứng cá.

Thực phẩm chứa nhiều kẽm: Bí đỏ, tôm, thịt bò, thịt cừu, thịt nạc, đậu nành, lòng đỏ trứng gà.

4. Khí hư nhiều

Trong thời gian kinh nguyệt, lượng chất nhầy ở ở cổ tử cung sẽ tăng đột biến tới mức bạn có thể quan sát bằng mắt thường một cách dễ dàng. Những ngày này, lượng nước nhầy thoát ra tại “vùng kín” của bạn giá sẽ thay đổi cả về số lượng và tính chất. Bình thường, chất nhầy rất dính có màu vàng nhẹ giống như màu kem; tới thời kỳ rụng trứng, chất nhầy trở nên nhiều hơn, chứa nhiều nước giống như lòng trắng trứng gà.

Đây là một triệu chứng hết sức bình thường. Tuy nhiên nếu khí hư ra màu vàng hoặc đen, có mùi hôi. Thì có thể bạn đang mắc một căn bệnh phụ khoa nào đấy.

5.Tâm trạng bực bội, dễ cáu giận

Vào trước ngày nguyệt san 1-3 ngày, một số bạn gái dễ cáu giận, bực bội, dễ trầm cảm, thậm chí còn nổi nóng mà không rõ nguyên nhân. Nguyên nhân của triệu chứng này có thể bạn gái đang bị thiếu Vitamin B6 và Magie Vì vậy cần tăng cường bổ xung Vitamin B6, một loại Vitamin có thể cải thiện được chất dẫn truyền thần kinh làm giảm bớt sự thiếu kiên nhẫn ở giai đoạn tiền kinh nguyệt. Ngoại ra bạn cũng nên bổ xung Magie để giảm bớt sự lo lắng.

Dấu Hiệu Sắp Có Kinh Nguyệt Lần Đầu

Dấu hiệu sắp có kinh nguyệt lần đầu không phải bạn nữ nào cũng biết. Đây là những kiến thức giúp chị em chuẩn bị sẵn sàng để đón nhận sự thay đổi đặc biệt này của cơ thể.

1. Gia tăng khí hư

Đây là một trong những dấu hiệu sắp có kinh nguyệt lần đầu rất dễ nhận biết. Trước khi có kinh nguyệt, cơ thể sẽ tiết ra một lượng lớn hormone estrogen, từ đó khiến cho khí hư gia tăng hơn. Lúc này, bạn gái sẽ cảm thấy âm đạo của mình thường xuyên ẩm ướt.

Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu rất dễ bị nhầm lẫn với hiện tượng ra nhiều khí hư khi mắc bệnh phụ khoa. Vì vậy, nếu khí hư ra nhiều kèm theo các triệu chứng bất thường khác như vùng kín ngứa ngáy, có mùi… chị em cần nhanh chóng tới bệnh viện thăm khám.

2. Căng tức ngực

Hai bầu ngực căng tức là dấu hiệu sắp có kinh nguyệt lần đầu rất điển hình. Trước khi xuất hiện kinh nguyệt khoảng 1 tuần, bạn nữ sẽ thấy ngực của mình lớn hơn về kích thước và có cảm giác sưng đau.Đôi khi cảm giác đau tức không chỉ xuất hiện ở vùng bầu vú, nhũ hoa, mà còn có thể lan rộng ra cả hai bên cận nách. Nguyên nhân của cơn đau này cũng là do sự gia tăng của hormone estrogen. Đây là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường.

3. Da nhiều dầu, nổi mụn

Mỗi bạn gái lại có một loại da khác nhau. Tuy nhiên, dù ở loại da nào, thì gần đến ngày kinh nguyệt, làn da sẽ ra nhiều dầu hơn và dễ nổi mụn hơn.

Dấu hiệu sắp có kinh nguyệt lần đầu này sẽ rất dễ nhận biết, nhất là với những bạn gái có làn da khô hoặc rất ít khi nổi mụn. Trong giai đoạn này, bạn gái nên bổ sung thêm các thực phẩm chứa kẽm để ngăn chặn sự phát triển của da dầu và da mụn.

4. Đau bụng dưới

Có thể nói đây là dấu hiệu sắp có kinh nguyệt lần đầu không phải chị em nào cũng có. Tuy nhiên, cũng có không ít chị em cảm thấy bị đau vùng bụng dưới âm ỉ trước khi xuất hiện kinh nguyệt từ 1 – 3 ngày.Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do trước khi xuất hiện kinh nguyệt, các hormone sinh dục nữ sẽ tiết ra nhiều hơn, từ đó khiến tử cung bị co thắt, dẫn đến hiện tượng đau bụng dưới.

5. Tâm trạng thay đổi

Tâm trạng trở nên thất thường là dấu hiệu sắp có kinh nguyệt lần đầu khá phổ biến. Trước và trong ngày nguyệt san, bạn nữ thường có tâm trạng thay đổi liên tục như cáu giận, bực tức vô cớ, chán nản, vui buồn bất chợt, không rõ nguyên nhân…

Sự thay đổi này là do sự gia tăng đột biến của các hormone sinh dục nữ. Bên cạnh đó, một phần sự thay đổi tâm lý này cũng là do chị em phải chịu những triệu chứng khó chịu của giai đoạn tiền kinh nguyệt gây nên.

Dấu Hiệu Sắp Có Kinh Nguyệt Dễ Nhận Biết

Tự nhận biết các dấu hiệu sắp có kinh nguyệt sẽ giúp bạn gái chuẩn bị sẵn tâm lý đón nhận những thay đổi về tâm sinh lý cũng như thói quen sinh hoạt trọng những ngày đèn đỏ. Trên thực tế, nhiều bạn gái khi đến kỳ kinh nguyệt đầu tiên cảm thấy lo sợ vì không được trang bị kiến thức về sức khỏe giới tính.

Có kinh nguyệt là dấu hiệu sinh lý thường thấy ở nữ giới từ thời thiếu nữ đến thời kỳ mãn kinh. Những chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên thường không ổn định cả về thời gian và lượng kinh nguyệt. Sau khoảng 1-2 năm chu kỳ kinh nguyệt sẽ dần ổn định.

Dấu hiệu có kinh nguyệt dễ nhận biết

Dấu hiệu có kinh nguyệt thường có những thay đổi về tâm sinh lý. Về sinh lý có những triệu chứng như: nổi mụn, khí hư ra nhiều, kính thước vòng một tăng, hầu hết phụ nữ còn đau âm ĩ vùng bụng dưới,…. Tâm lý bất an thường xuyên cáu gắt vì cảm giác khó chịu trong người.

Khí hư ra nhiều

Sự gia tăng lượng hormone estrogen trước khi có kinh nguyệt sẽ khiến cho tử cung tiết nhiều khí hư hơn, bạn gái sẽ thấy vùng kín của mình ẩm ướt hơn so với bình thường. Tuy nhiên nếu khí hư ra nhiều kèm theo các biểu hiện bất thường như màu vàng xanh hoặc xám, mùi hôi khó chịu thì rất có thể bạn đã bị viêm nhiễm phụ khoa nếu như có kinh nguyệt thì sẽ tăng nguy cơ viêm nhiễm.

Kích thước vòng 1 tăng

Trước khi đến kì kinh nguyệt khoảng 1 tuần (vào ngày thứ 21 của chu kỳ kinh) bạn gái sẽ cảm thấy vùng ngực của mình to ra về kích thước và sưng đau. Cảm giác đau không chỉ xuất hiện ở đầu ngực, vùng xung quanh ngực mà còn lan ra cả vùng cận nách.

Đau ngực là dấu hiệu có kinh điển hình ở nữ giới, xảy ra do sự gia tăng hormone estrogen, khiến các mô ở ngực cương và đau. Hiện tượng này hoàn toàn bình thường và không có gì đáng lo lắng trừ khi ngực đau dữ dội đó có thể là dấu hiệu của ung thư vú.

Da nổi mụn, tiết nhờn

Mọc mụn là hiện tượng sinh lý rất bình thường khi đến tuổi dậy thì. Da mặt của mỗi bạn gái thường khác nhau, da dầu thì nhờn và dễ nổi mụn hơn da thường hay da hỗn hợp. Tuy nhiên, dù là loại da nào thì khi đến gần chu kỳ kinh nguyệt thì có dấu hiệu ra nhiều dầu hơn và nhờn hơn, cũng dễ nổi mụn hơn.

Bạn gái có thể khắc chế tình trạng này bằng cách cung cấp các thực phẩm chứa kẽm cho cơ thể, có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của da dầu và da mụn, giảm nguy cơ viêm nhiễm cho làn da.

Đau âm ỉ vùng bụng​ dưới

Không phải chị em nào trước khi có kinh nguyệt cũng bị đau vùng bụng dưới, chỉ có một số người bị đau bụng âm ỉ trước một đến hai ngày trước khi đến hành kinh mà thôi. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do các hormone sinh dục nữ tiết ra nhiều hơn, gây hiện tượng co thắt tử cung và khiến cho chị em bị đau bụng dưới.

Đau mỏi lưng

Trước chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể nữ giới sẽ tiết ra số lượng lớn hormone prostaglandin gây ra các cơn co bóp tử cung và cũng gây đau mỏi ở lưng. Cũng giống như đau bụng dưới, các bạn gái sẽ thấy đau mỏi lưng xảy ra trước, trong và sau khi có kinh.

Tâm trạng bực bội, cáu gắt

Thay đổi tâm trạng là một dấu hiệu sắp có kinh nguyệt khá phổ biến. Hầu hết các chị em trước và trong khi hành kinh đều có tâm trạng thất thường: Có thể cáu gắt, tức giận vô cớ, chán nản, vui buồn mà không rõ nguyên nhân…

Điều này được giải thích là sự gia tăng đột biến của các hormone sinh dục nữ trước khi đến chu kỳ kinh, làm ảnh hưởng nhiều đến tâm sinh lý ở nữ giới. Ngoài ra, sự thay đổi đột ngột trong tâm trạng cũng có thể là do các chị em phải chịu đựng những triệu chứng khó chịu của giai đoạn “tiền kinh nguyệt” như đau vùng bụng dưới, da nổi mụn và ngực căng đau.

Dấu hiệu sắp có kinh nguyệt ở đường tiêu hóa

Các vấn đề về tiêu hóa cũng sẽ biến đổi vào thời kỳ sắp có kinh nguyệt bao gồm: Tiêu chảy hoặc táo bón, cảm giác thèm ăn dù không đói, chướng bụng hoặc buồn nôn…..

Những hiện tượng này có thể chỉ thoáng qua rồi hết nhưng cũng có thể kéo dài cho đến khi có kinh nguyệt và ngày càng trở nên trầm trọng, gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Phân biệt dấu hiệu sắp có kinh nguyệt và có thai

Một số dấu hiệu sắp có kinh nguyệt giống với dấu hiệu có thai như ra máu ở vùng kín, căng tức ngực, biến đổi tâm lý…. Ngoài ra, một số dấu hiệu có kinh khác với dấu hiệu bạn đã mang thai. Cụ thể:

Các dấu hiệu có kinh ở nữ giới như: đau tức vùng bụng dưới, căng tức ngực, nổi mụn, khí hư ra nhiều,…

Dấu hiệu có thai ở nữ giới: bao gồm chậm hoặc mất kinh, ra máu báo, căng tức ngực, ốm nghén, thèm ăn vặt,….

Dấu hiệu có kinh nguyệt chỉ kéo dài khoảng vài ngày trước khi đến chu kỳ kinh nguyệt. Dấu hiệu có thai kéo dài suốt 3 tháng đầu của thai kỳ.

Lời khuyên của bác sĩ

Quan sát cơ thể để nhận biết những dấu hiệu sắp có kinh nguyệt là cách để bạn gái sẵn sàng tâm lý và có những điều chỉnh trong thói quen sinh hoạt phù hợp hơn. Bác sĩ tại phòng khám đa khoa Thái Hà khuyên rằng, trong những ngày trước và trong khi hành kinh này, bạn nên xây dựng cho bản thân một lối sống khoa học, chế độ dinh dưỡng hợp lý, vận động nhẹ nhàng để giữ cho tinh thần thoải mái,… là biện pháp tốt nhất để bạn gái trải qua những ngày nguyệt san của bản thân một cách nhẹ nhàng, không để ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và cuộc sống.

Bác sĩ tư vấn

Các Dấu Hiệu Nhận Biết Bạn Sắp Có Kinh Nguyệt

Chảy máu ở âm đạo kèm theo chất nhầy là dấu hiệu đầu tiên của kinh nguyệt. Ngoài ra một số bạn gái còn có thêm các triệu chứng sau trong những ngày “đèn đỏ” bao gồm:

Chuột rút, đau bụng, bụng đầy hơi

Đau vú, căng ngực

Ăn uống vô độ

Tâm trạng bất ổn, stress

Đau đầu, chóng mặt

Buồn nôn, tiêu chảy

Các yếu tố ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt

Sự mất cân bằng hoocmon: ở người phụ nữ là nguyên nhân gây ra rất nhiều các vấn đề như: Choáng đầu, hoa mắt, trầm cảm, dị ứng, dụng tóc.

Có rất nhiều nguyên nhân dấn đến mất cân bằng của hoocmon nhưng nguyên nhân chủ yếu là do sự mất cân đối giữa các mức progesterone và estrogen.

Thể dục quá mạnh: Tập thể dục rất tốt cho sức khỏe tuy nhiên những ngày đèn đỏ mà bạn luyện tập quá mức có thể làm cho kinh nguyệt biến mất vì nào làm giảm chất béo trong cơ thể. Vì vậy không nên tập luyện quá sức những ngày này.

Tâm trạng không thoải mái: Căng thẳng, stress là nguyên nhân dẫn đến một số vấn đề về kinh nguyệt như đau bụng kinh, trễ kinh…Vào những ngày này bạn cần giữ tâm trạng thoải mái,

Thế nào là một chu kỳ kinh bình thường ?

Ngày thứ nhất được tính vào ngày đầu tiên của chu kì. Trong ngày này lượng hoocmon giảm, máu và niêm mạc tử cung bắt đầu được đẩy ra ngoài âm đạo, Chảy máu kinh nguyệt thường kéo dài từ 3-5 ngày.

Thông thường đến ngày thứ 7 thì máu kinh không còn chảy nữa. Bắt đầu từ đây, các hoocmon được sản sinh trong các nang túi(chứa chất lỏng) và phát triển thành trứng. Mỗi nang chứa một trứng

Từ ngày 7-14, mỗi nang sẽ tiếp tục phát triển cho đến khi chín. Niêm mạc tử cung bắt đầu mỏng đi , chờ đến khi trứng được thụ tinh sẽ bám vào. Niêm mạc này chứa nhiều máu và chất dính.

Ở trong chu kỳ kinh, hoàn toàn bình thường nếu bạn tiết ra dịch nhầy âm đạo màu trắng sữa, lượng dịch tiết ra thay đổi có tính chu kỳ, cũng giống như lượng hormone tăng và giảm trong suốt chu kỳ kinh.

Khi người phụ nữ lớn tuổi, gần đến thời kỳ mãn kinh, họ sẽ thấy chu kỳ kinh thay đổi. Lúc này, độ dài của chu kỳ kinh có xu hướng ngắn lại, có khi kéo dài đến hàng tháng, hoặc rút ngắn lại chỉ khoảng 2-3 tuần khi càng gần đến giai đoạn mãn kinh.

Nếu bạn dưới 40 tuổi, có chu kỳ kinh rất dài, hoặc dường như chu kỳ kinh đã ngừng hẳn, bạn nên đi khám bác sỹ để tiến hành làm xét nghiệm máu. Bạn cũng nên đi khám bác sỹ nếu bị ra máu giữa kỳ hoặc sau khi quan hệ tình dục.

Một số biện pháp tránh thai, như tiêm hormone hoặc sử dụng dụng cụ tử cung có thể gây chảy máu bất thường. Nếu bạn thấy có gì bất thường, tốt nhất nên tiến hành kiểm tra ngay.

Khi nào cần đi khám bác sỹ

Chu kỳ kinh lâu hơn binhg thường hoặc quá 7 ngày

Lượng máu ra nhiều hơn bình thường nhiều lần

Sốt đột ngột khi dùng tampon

Chảy má giữa chu kỳ hoặc khi có quan hệ tình dục(Ra nhiều hơn vài giọt)

Đau bụng kinh dữ dội đến mức không thể chịu được

Châm kinh 3 tháng hoặc lâu hơn