Top 5 # Xem Nhiều Nhất Dấu Hiệu Sẩy Thai Tháng Đầu Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

6 Dấu Hiệu Sẩy Thai 1

Nhận biết dấu hiệu sẩy thai trong 3 tháng dầu qua các biểu hiện: ra máu bất thường, cảm giác tức hoặc nặng bụng dưới bất thường, chỉ số HCG dương tính và tăng dần theo tuổi thai… là những biểu hiện dọa sẩy thai sớm mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe, khám để được tư vấn kịp thời.

Những dấu hiệu giai đoạn dọa sảy

– Ra máu: theo thống kê có đến 30% số thai phụ bị ra máu trong giai đoạn này sẽ dẫn đến sảy thai. Mẹ bầu có thể nhận thấy điều này khi quần chíp của mẹ có một ít dịch máu đỏ hay đen, có thể lẫn dịch nhầy và ra kéo dài.

– Khi xét nghiệm: chỉ số hCG dương tính và vẫn tăng dần tương ứng với tuổi thai

– Khi siêu âm: có hiện tượng bóc tách một phần của bánh nhau hay màng nhau. Nếu thai ở tuần thứ 6 thì quan sát thấy bờ túi ối, nghe thấy âm vang của phôi, sang tuần thứ 7 thì nghe thấy âm vang tim thai.

– Khám âm đạo: cổ tử cung dài, kín, thân cổ tử cung mềm, to ứng với tuổi thai

Những triệu chứng dọa sảy thai đôi khi rõ ràng ở người này nhưng lại âm thầm ở người khác nên nhiều trường hợp dọa sảy được can thiệp kịp thời vẫn có thể cứu được thai nhi.

6 dấu hiệu sẩy thai ở giai đoạn sẩy thai thật sự

Tới thời điểm này, các công tác “cứu hộ” dường như là “bất khả thi”. Vì thế mẹ cần phải chuẩn bị tâm lý thật vững vàng để vượt qua cú sốc này.

Cơn co: trong suốt quá trình mang thai, các cơn co trong bụng thường là “điềm báo nguy” và mẹ cần đến bệnh viện kịp thời. Nhất là khi các cơn co kèm theo thở nặng nhọc hoặc chảy máu.

Ra máu: máu ra nhiều, đỏ, loãng lẫn máu cục (chứng tỏ nhau đã bong nhiều) hoặc có trường hợp không ra nhiều nhưng kéo dài trên 10 ngày.

Đau bụng: đau vùng hạ vị, từng cơn, đều hơn do cơn co tử cung, có nhiều trường hợp thấy mót rặn.

Thai máy: thai nhi sẽ bắt đầu chuyển động từ tháng thứ 4 và nếu mẹ không cảm nhận được điều này thì rất có thể bé yêu của bạn đang gặp phải vấn đề rất nghiêm trọng.

Thăm âm đạo: cổ tử cung xoá mỏng, hé mở. Phần dưới tử cung phình to do bọc thai bị đẩy xuống phía dưới cổ tử cung, tử cung có hình như con quay. Đôi khi sờ thấy bọc thai nằm ở lỗ ngoài cổ tử cung.

Siêu âm: thấy thai trong tử cung nhưng tụt xuống thấp.

Để tránh gây ra những biến chứng cho mẹ về sau các bác sĩ sẽ phải can thiệp bằng cách loại bỏ thai càng sớm càng tốt. Và chúng tôi cầu mong cho tất cả các chị em đều sẽ được “mẹ tròn con vuông”.

Note: There is a rating embedded within this post, please visit this post to rate it.

từ khóa

dấu hiệu sảy thai trong 3 tháng đầu

dấu hiệu sảy thai 2 tuần đầu

sảy thai tự nhiên khi thai chưa vào tử cung

ra máu đen thai chưa vào tử cung

Bài viết 6 dấu hiệu sẩy thai 1- 6 tuần đầu mẹ chớ chủ quan đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .

Bà Bầu Ra Huyết Trắng Tháng Cuối Có Phải Là Dấu Hiệu Của Sẩy Thai?

Bà bầu ra huyết trắng tháng cuối là hiện tượng khá phổ biến. Hiểu rõ được nguyên nhân và cách phòng tránh sẽ mang đến cho mẹ và bé thai kỳ khoẻ mạnh.

Tại sao bà bầu ra huyết trắng tháng cuối?

Huyết trắng là gì?

Hiện tượng này còn có tên gọi khác là khí hư.

Đây là hiện tượng sinh lý của cơ thể người phụ nữ. Chất dịch màu trắng trong, hơi dai như lòng trắng trứng gà tiết ra từ âm đạo của nữ giới từ tuổi dậy thì được gọi là huyết trắng.

Giai đoạn rụng trứng, trước giai đoạn kinh nguyệt, khi có kích thích tình dục, phụ nữ đang mang thai, .. sẽ có nhiều huyết trắng.

Không có mùi hôi, không màu hoặc hơi vàng nhạt là đặc điểm của huyết trắng bình thường. Nếu huyết trắng có những biểu hiện khác, bạn nên kịp thời nhận ra để tránh những trường hợp đáng tiếc.

Màu sắc khác thường

Nếu huyết trắng có màu nâu, mẹ đang bị rối loạn nội tiết tố. Thậm chí nghiêm trọng hơn, mẹ có thể bị ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung.

Huyết trắng màu xanh, sủi tăm cảnh báo mẹ bị nhiễm trùng vùng kín. Triệu chứng kèm theo là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

Mẹ có thể biết được mình đang có nguy cơ bị nhiễm nấm âm đạo, các bệnh lây qua đường tình dục khi huyết trắng có mùi chua, màu vàng có bọt khí. Để tránh ảnh hưởng đến thai nhi và sức khoẻ sinh sản sau này, mẹ nên đi khám kịp thời.

Mùi hôi nồng

Đây là dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu đang bị viêm nhiễm nặng. Nếu mẹ không kịp thời chữa trị, cả thai nhi lẫn mẹ bầu sẽ gặp biến chứng nguy hiểm. Mặt khác, huyết trắng có mùi hôi có thể là triệu chứng viêm lộ tuyến cổ tử cung hoặc u xơ tử cung.

Huyết trắng ra nhiều kèm máu rải rác

Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, mẹ bầu báo ngay với bác sĩ. Vì đây có thể là hiện tượng sinh non, thai ngoài tử cung hoặc có nguy cơ sảy thai. Ở tháng cuối thai kỳ, huyết trắng ra kèm vệt máu hồng hoặc đỏ sẫm là báo hiệu của sự chuẩn bị chuyển dạ sinh.

Nguyên nhân và cách hạn chế bà bầu ra huyết trắng tháng cuối

Bà bầu ra huyết trắng tháng cuối do nguyên nhân gì?

Nội tiết tố thay đổi

Sự gia tăng của hormone estrogen và lưu lượng máu trong thai kỳ khiến bà bầu ra nhiều huyết trắng hơn bình thường. Đặc biệt, vào tháng cuối thai kỳ, chất nhầy cổ tử cung sẽ tập hợp lại thành nút nhầy, bảo vệ thai nhi, tránh bị nhiễm khuẩn.

Khi chuẩn bị “lâm bồn”, dạ con của mẹ sẽ bắt đầu co thắt. Nút bảo vệ này sẽ bung ra và thoát ra ngoài qua đường âm đạo.

Sự phát triển của thai nhi

Kích thước em bé phát triển ngày càng lớn trong bụng mẹ. Diện tích dành cho bé cũng phải nới rộng ra. Phần đầu của bé sẽ tạo áp lực, chèn ép lên khung xương chậu. Huyết trắng được tiết ra nhiều hơn. Đôi lúc bà bầu sẽ cảm nhận được sự tiết dịch đột ngột giống như cơn tiểu rắt.

Khung xương mềm hơn

Tháng cuối thai kỳ là lúc cơ thể mẹ tự chủ động thay đổi để sẵn sàng cho hành trình sinh con. Khung xương chậu và thành âm đạo của bà bầu sẽ trở nên mềm hơn. Huyết trắng tiết ra nhiều hơn. Nguy cơ vi khuẩn xâm nhập và gây viêm ngứa cũng tăng lên.

Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Vệ sinh vùng kín từ trước ra sau, tránh để vi khuẩn từ hậu môn thâm nhập vào vùng kín.

Bà bầu có thể sử dụng băng vệ sinh hằng ngày, loại không mùi. Nếu mẹ không thích dùng băng vệ sinh hàng ngày, mẹ nên thường xuyên thay đổi quần lót. Chọn quần lót rộng rãi sẽ giúp mẹ bầu thoải mái.

Tuyệt đối không sử dụng khăn lau có mùi thơm, xịt khử mùi âm đạo.

Không nên thụt rửa sâu âm đạo. Vệ sinh vùng kín theo cách này sẽ làm phá vỡ môi trường cân bằng tự nhiên của âm đạo. Vô tình mẹ bầu đã tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Dấu Hiệu Mang Thai Ngoài Tử Cung Tháng Đầu

Mục Lục

   Mang thai là khoảng thời gian hạnh phúc và ý nghĩa của mọi chị em phụ nữ. Tuy nhiên, kể từ thời điểm phát hiện có thai, nữ giới bắt đầu có vô vàn nỗi lo lắng. Trong đó, nguy cơ chửa ngoài tử cung là vấn đề mà các mẹ bầu sợ hãi và quan tâm đến nhất. Chính vì vậy mà ở bài viết này, chúng tôi sẽ thông tin chi tiết về dấu hiệu mang thai ngoài tử cung tháng đầu để giúp nữ giới sớm phát hiện bệnh. Từ đó, kịp thời điều trị để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Tìm hiểu về mang thai ngoài tử cung

   Mang thai ngoài tử cung hay còn được gọi là chửa ngoài tử cung, đây là tình trạng trứng sau khi thụ tinh thành công nhưng không thể di chuyển vào buồng tử cung làm tổ vì một nguyên nhân nào đó. Mà lúc này, phôi thai phải tìm đến một vị trí khác để làm tổ, đó là vòi trứng, cổ tử cung hoặc ổ bụng.

  Theo chia sẻ từ chuyên gia thai sản, nữ giới chửa ngoài tử cung có thể do bẩm sinh hoặc do vấn đề sức khỏe của người mẹ. Tuy nhiên, phần lớn phái nữ hiện nay có hiện tượng này là do dị tật ở ống dẫn trứng, viêm nhiễm đường sinh sản, ống dẫn trứng bị hẹp, chèn ép bởi khối u khiến cho phôi thai khó có thể di chuyển xuống tử cung làm tổ.

  Dù xuất phát từ nguyên nhân nào thìchửa thai ngoài tử cung là hiện tượng cực kỳ nguy hiểm đối với mẹ bầu. Nếu không phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, nữ giới có thể đối mặt với những hệ lụy nghiêm trọng sau đây:

  Vì vị trí làm tổ của thai không chính xác nên khó có thể nhận chất dinh dưỡng từ mẹ. Lúc này, các gai nhau buộc phải phá hủy cấu trúc của tổ chức giúp thai nhi bám trụ vào.

  Phần lớn nữ giới chửa thai ngoài tử cung thường thai nhi làm tổ ở ống dẫn trứng. Mà cơ quan này có cấu trúc mỏng nên khi khi thai làm tổ ở đây rất dễ dẫn đến hiện tượng rong huyết. Máu chảy với số lượng nhiều, có màu đen và chảy từng tí một. Bên cạnh đó, vì không đủ điều kiện để sinh trưởng, thai nhi có thể vỡ bất cứ lúc nào. Khi phôi thai vỡ sẽ kèm theo tình trạng chảy máu ồ ạt và đau bụng dữ dội. Vì chảy máu nhiều, liên tục nên khiến cho nữ giới mệt mỏi, ngất xỉu do mất máu quá nhiều, mạch đập nhanh, da xanh xao… Nếu không cấp cứu kịp thời, nữ giới có thể tử vong.

Mang thai ngoài tử cung là tình trạng gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm đối với thai phụ

  Nữ giới có tiền sử mang thai ngoài tử cung thì khả năng cao tình trạng này sẽ xuất hiện ở các lần mang thai tới. Theo thống kê, những người mắc phải tình trạng này có thể lặp lại cao hơn 13 lần so với thai phụ chưa bao giờ chửa ngoài tử cung.

  Nếu thai chết lưu nhưng không phát hiện sớm để xử lý, bào thai sẽ phân huỷ ngay bên trong cơ thể mẹ bầu. Tình trạng này làm sản sinh ra hàng triệu con vi khuẩn và gây nhiễm trùng cho cơ quan sinh sản nữ giới. Lâu ngày, vi khuẩn sinh sôi và xâm nhập vào trong máu, dẫn đến nhiễm trùng máu, đe dọa đến tính mạng của phái nữ.

Triệu chứng mang thai ngoài tử cung

  Theo đó, sau khoảng 1 đến 2 tuần xảy ra quan hệ tình dục không dùng biện pháp tránh thai, lúc này trứng đã thụ tinh và di chuyển vào tử cung. Đồng thời cơ thể nữ giới có những thay đổi do mang thai gây ra. Nếu chị em phát hiện đã dính bầu nhưng khi đi kiểm tra lại không nhìn thấy túi thai trong buồng tử cung thì khả năng cao nữ giới đang gặp phải tình trạng mang thai ngoài tử cung. Hiện tượng này gây ra những triệu chứng sau đây:

   Chậm kinh nguyệt: nữ giới gặp trường hợp chửa ngoài tử cung thường chu kỳ nguyệt san đến trễ hơn so với ngày dự kiến, hoặc cũng có thể ngày kinh đến sớm, đúng ngày. Dấu hiệu để nhận biết chảy máu tử do mang thai ngoài buồng tử cung với máu kinh nguyệt bình thường là máu chảy kéo dài, có màu đen thẫm, không đông và ra máu ít.

   Đau bụng: những cơn đau xuất hiện đột ngột, có lúc âm ỉ, có lúc lại đau dữ đội và kéo dài.

   Xuất huyết âm đạo: đa số mẹ bầu đều nhầm lẫn xuất huyết âm đạo là hiện tượng kinh nguyệt. Thường xuất huyết âm đạo là hiện tượng chảy máu ngay sau khi chị em hết kinh, máu có màu đỏ thẫm hoặc màu đen kèm theo đau thắt bụng dưới hoặc vùng hố chậu.

   Nồng độ HCG tăng không tương xứng với số tuần tuổi của thai nhi: nồng độ HCG là hormone do nhau thai tiết ra. Khi nữ giới mang bầu, nồng độ này sẽ tăng dần theo số tuổi của thai nhi. Vì vậy, nếu nồng độ HCG tăng không tương xứng với tuổi thai, khả năng nữ giới mang thai ngoài tử cung rất lớn.

Thăm khám và điều trị mang thai ngoài tử cung ở đâu an toàn?

  Sau khi tìm hiểu về hiện tượng mang bầu ngoài tử cung và chị em nghi ngờ bản thân có biểu hiện của bệnh này thì hãy nhanh chóng đến có cơ sở y tế. Sau khi kiểm tra và siêu âm, kết quả hiển thị chị em đã mang bầu ngoài tử cung, chuyên gia sẽ áp dụng điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa.

Thăm khám và điều trị hiện tượng mang thai ngoài tử cung hiệu quả tại Đa khoa An Đức

  Lưu ý, để đảm bảo an toàn tuyệt đối, nữ giới nên chọn phòng thai sản chất lượng và đáng tin cậy. Chị em nào đang sống tại khu vực Thanh Hóa thì hãy đến phòng khám Đa khoa An Đức. Đây được xem là một trong những cơ sở y tế điều trị các bệnh lý thai sản tốt nhất tại địa bàn này trong nhiều năm liền. Đồng thời, nhờ những dịch vụ y tế, chăm sóc y tế chu đáo sau đây mà số lượng bệnh nhân gần xa đến phòng khám ngày một tăng:

  Cơ sở vật chất khang trang, sạch sẽ và hệ thống trang thiết bị y tế tân tiến.

  Đội ngũ y bác sĩ không những tài giỏi, có trình độ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm trong chữa trị hiện tượng mang thai ngoài tử cung mà còn tận tâm với bệnh nhân.

  Tất cả các khoản chi phí thăm khám bệnh tại phòng khám được niêm yết theo quy định chung của cơ quan chức năng và luôn thông báo minh bạch đến từng bệnh nhân.

  Phòng khám có thời gian làm việc linh hoạt, từ 7h30 đến 19h30 nên sau thời gian hành chính chị em vẫn có thể đến Đa khoa An Đức thăm khám và điều trị tình trạng mang bầu ngoài tử cung.

Những Dấu Hiệu Mang Thai 1 Tháng Đầu Tiên

Có thai 1 tháng có dấu hiệu gì?

Với những ai đã từng sinh con, việc nhận biết những dấu hiệu mang thai 1 tháng có thể dễ dàng hơn, nhưng với những người chưa từng mang thai, chị em vẫn khá lúng túng. Cách đơn giản và phổ biến nhất hiện nay là sử dụng que thử thai, tuy nhiên, trong tháng đầu thai kỳ, cơ thể vẫn còn những bất ổn khiến que thử thai không thực sự đưa ra kết quả chính xác.

Căng tức ngực

Là một trong những dấu hiệu có thai tháng đầu tiên, hiện tượng căng tức ngực cũng thường xảy ra khi phụ nữ sắp tới kỳ kinh nguyệt, nhưng căng tức ngực khi mang thai sẽ khiến chị em khó chịu hơn nhiều. Ngoài ra, kích thước vòng 1 của bạn cũng có thể tăng lên. Để biết chắc được nguyên nhân khiến ngực căng đau, chị em hãy chờ tới ngày kinh nguyệt để xác định chắc chắn.

Trễ kinh

Trễ kinh chính là dấu hiệu có thai trong tháng đầu. Khi đến ngày mà bạn không còn thấy kinh nguyệt hoặc chỉ rỉ rất ít máu, nếu loại trừ khả năng do ăn uống thất thường và stress, thì khả năng còn lại chính là bạn đã có sinh mệnh nhỏ cùng đồng hành rồi.

Ra máu ngoài kì kinh

Sau khi thụ tinh từ 6-12 ngày, bạn cũng có thể bị ra máu dù không phải đang trong kì kinh. Đây là dấu hiệu có thai 1 tháng đáng lưu tâm nếu muốn xác nhận mình có thai hay không.

Tiểu tiện nhiều lần

Khoảng 6 tuần sau khi thụ tinh, bạn có thể nhận thấy rằng thời gian mình buồn đi tiểu trở nên nhanh hơn, số lần đi vệ sinh cũng nhiều hơn. Đây là một trong những dấu hiệu nhận biết có thai 1 tháng dễ nhận biết do tử cung mở ra chèn lên bàng quang và các hormone thai kỳ làm cơ thể thay đổi.

Đầy hơi và táo bón

Đây là 2 dấu hiệu mang thai tháng đầu tiên mà có thể bạn sẽ phải gặp nhiều lần trong suốt quá trình mang thai. Những thay đổi về hormone trong cơ thể làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa khiến bạn bị đầy hơi và táo bón. Bổ sung nhiều rau xanh và uống nhiều nước là biện pháp để giảm nhẹ tình trạng đầy hơi và táo bón hữu hiệu.

Khẩu vị thay đổi

Việc thay đổi hoàn toàn khẩu vị so với trước kia hoặc cảm thấy buồn nôn khi ngửi thấy mùi một số loại thức ăn là dấu hiệu nghén khi có bầu. Bạn có thể rất thích một loại đồ ăn nhưng rồi bỗng nhiên cảm thấy không thể chịu nổi mùi của chúng, thèm một số loại đồ ăn nhất định, nôn khan,… Dấu hiệu phụ nữ mang thai tháng đầu tiên này có thể xuất hiện sớm với một số người, có người xuất hiện ở tháng thứ 3 và thậm chí một số chị em còn không hề bị nghén hay thay đổi khẩu vị, nhưng vì là một dấu hiệu khá phổ biến và đặc trưng của các bà bầu nên chị em cũng cần lưu ý.

Tâm trạng thất thường

Chính là kiểu tâm trạng ” lúc mưa lúc nắng” trong truyền thuyết của phái đẹp mà cánh mày râu vẫn “sợ xanh mắt”. Nhưng so với những thất thường quen thuộc của con gái, tâm trạng thất thường của bà bầu nguy hiểm hơn nhiều. Một số hormone tăng cao trong thời gian mang bầu khiến cảm xúc của chị em dễ “chạm đáy” hơn, và tình trạng u uất kéo dài thậm chí khiến nhiều người bị trầm cảm.

Cơ thể trở nên mẫn cảm hơn

Ngoài việc dễ mệt mỏi hơn, đau lưng, nhức mỏi thường xuyên, chóng mặt, thân nhiệt cao hơn bình thường trong thời gian dài… thì các cơ quan cảm nhận như khứu giác cũng trở nên đặc biệt nhạy với các loại mùi, đây cũng chính là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng nghén. Đó là những dấu hiệu mang thai tháng đầu tiên nhìn chung của cơ thể khi phụ nữ mang thai và khá dễ nhận biết nếu bạn hiểu rõ cơ thể mình và đã lưu tâm đến chúng trong một thời gian dài.

Dương tính khi thử máu, nước tiểu

Sau khi thấy trễ kinh 1-2 tuần, tức nếu mang thai, bạn đã ở giữa tháng thứ nhất của thai kỳ, bạn có thể đi thử máu hoặc nước tiểu để kiểm tra nồng độ HCG (loại hormone này tăng cao khi mang bầu), xác nhận chính xác mình đã mang thai hay chưa; hoặc mua que thử thai để kiểm tra, vì que thử thai cũng hoạt động trên cơ chế kiểm tra lượng HCG có trong nước tiểu. Đây cũng chính là dấu hiệu mang thai 1 tháng đầu rõ ràng nhất, chính xác nhất mà thai phụ nên áp dụng.

Những lưu ý khi mang thai tháng đầu quan trọng

Khi cơ thể cho thấy những dấu hiệu mang thai 1 tháng thì chị em cần lưu ý:

Chế độ dinh dưỡng cho thai phụ

Theo các chuyên gia, trong vòng 28 ngày đầu tiên của thai kỳ sẽ diễn ra quá trình phát triển ống thần kinh thành não và tủy sống. Nếu bổ sung đầy đủ a-xít folic trong giai đoạn này, nguy cơ dị tật ống thần kinh, dẫn đến sự phát triển bất thường của não và tủy sống có thể giảm đến 70%.

Tuyệt đối không tự ý uống thuốc bổ sung, bởi dư thừa dưỡng chất cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.

Ngoài a-xít folic hay còn gọi vitamin B9, các vitamin nhóm B khác cũng rất quan trọng trong giai đoạn này: Vitamin B12 có tác dụng ngăn ngừa dị tật thai nhi, vitamin B6 “trị” chứng ốm nghén hiệu quả.

Luyện tập khi mang thai tháng đầu

Bà bầu tập thể dục không chỉ tốt cho sức khỏe mẹ mà còn rất lợi cho sự phát triển của em bé trong bụng. Tuy nhiên, giai đoạn mang thai tháng đầu khá “nhạy cảm”, thai nhi còn quá nhỏ và mẹ bầu còn chưa quen với sự thay đổi của cơ thể, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn tham gia hình thức vận động nào. Trong đó, bơi lội, đi bộ và yoga là những lựa chọn hoàn hảo cho mẹ.

Cảnh giác với triệu chứng ra máu âm đạo

Chảy máu âm đạo có thể là dấu hiệu mang thai 1 tháng, nhưng cũng có thể là báo động vấn đề sức khỏe quan trọng. Mẹ bầu phải lưu ý những dấu hiệu đặc biệt để có phương hướng xử lý kịp thời khi gặp vấn đề nghiêm trọng.

Những trường hợp chảy máu âm đạo đi kèm đau bụng dưới, co thắt, mệt mỏi, đau lưng, chuột rút…, bà bầu nên đến bệnh viện ngay.

Ngoài những lưu ý khi mang thai tháng đầu tiên ở trên, để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi, bà bầu cũng nên lưu ý thêm:

Bà bầu ăn dứa có thể gây sảy thai, nếu mẹ bầu có cơ địa mẫn cảm hoặc dị ứng với dứa. Vì vậy, bạn nên cẩn thận với món ngon bổ dưỡng này. Một số loại trái cây hoặc rau xanh khác như rau sam, ngải cứu, chùm ngây… nếu ăn quá nhiều cũng có thể dễ làm bà bầu sảy thai.

Tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại, hoặc những hoạt động làm nhiệt độ cơ thể tăng cao như tắm hơi chẳng hạn. Những hoạt động này có thể làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi.

Không tự ý dùng thuốc bừa bãi, nhất là các loại thuốc cảm cúm, vitamin bổ sung.

Không xoa bụng khi mang thai.

Khám thai càng sớm càng tốt. Những thăm khám trong giai đoạn đầu có thể giúp loại trừ những mối lo như thai ngoài tử cung, các vấn đề sức khỏe bà bầu.

Tổng kết

Có rất nhiều dấu hiệu mang thai trong 1 tháng nhưng chị em không thể áp đặt toàn bộ những dấu hiệu này lên cơ thể để ra kết luận rằng mình đã mang bầu hay chưa. Tuy nhiên, phụ nữ luôn có “giác quan thứ 6” nhạy cảm hơn nên hãy biết lắng nghe cơ thể để nhận biết những dấu hiệu mang thai càng sớm càng tốt giúp các bạn có một thai kỳ mạnh khỏe hơn.