Top 10 # Xem Nhiều Nhất Dấu Hiệu Thai Lưu Ở Tháng Thứ 5 Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

5 Dấu Hiệu Thai Chết Lưu Tháng Thứ 5 Mẹ Bầu Cần Phải Biết

Thai chết lưu là gì?

Là tình trạng thai chết trước hoặc trong khi sinh. Cả sẩy thai và thai chết lưu đều được hiểu là cái thai đã mất, chúng chỉ khác nhau ở thời điểm xảy ra. Tình trạng này thường xảy ra ở 3 tháng giữa của thai kỳ, đặc biệt ở tháng thứ 5.

Tất nhiên, thai lưu chính là trường hợp xấu nhất mà không có bố mẹ nào mong muốn xảy ra với con mình. Thai chết lưu được phân loại dựa vào thời điểm mà xảy ra:

Một thai chết sớm là xảy ra trong khoảng từ 20 đến 27 tuần tuổi.

Một thai chết muộn xảy ra giữa 28 và 36 tuần tuổi.

Một thai kỳ hạn xảy ra giữa 37 tuần tuổi hoặc lâu hơn.

Dấu hiệu thai chết lưu tháng thứ 5

Dấu hiệu thai chết lưu tháng thứ 5

Đau bụng và chảy máu âm đạo

Đau bụng dữ dội có thể là dấu hiệu của việc thai chết lưu tháng thứ 5. Chảy máu nhiều ở âm đạo liên tục (tầm trên 2 tiếng đồng hồ) hoặc chảy máu đông cục lúc này bạn cần tìm cách tới bệnh viện sớm nhất có thể.

Đau lưng dữ dội, chuột rút

Nước ối quá ít hoặc quá nhiều

Nếu nước ối quá nhiều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thần kinh, tim mạch và phổi. Trong khi đó, việc thiếu nước ối lại có thể dẫn tới một số dị tật bẩm sinh và tệ hơn là thai chết lưu.

Không tăng cân và bụng không phát triển

Trong 3 tháng giữa thai kỳ là thời gian mẹ sẽ tăng cân và bụng sẽ to hơn nhiều vì bé đang phát triển mạnh mẽ và các tình trạng ốm nghén cũng đã hết giúp mẹ ăn ngon miệng hơn. Nếu bạn không thấy sự phát triển bình thường quen thuộc đó thì phải cẩn thận. Nên sử dụng cân để theo dõi chính xác sự thay đổi cân nặng trong quá trình mang thai và có những phương án thích hợp.

Không thể phát hiện nhịp tim và chuyển động của thai

Để tránh gặp phải tình trạng thai lưu và bảo vệ bé yêu trọn vẹn nhất trong suốt quá trình mang thai. Mẹ bầu phải tự lên lịch khám thai, siêu âm, kiểm tra các chỉ số định kỳ và thường xuyên. Chọn địa chỉ khám thai đáng tin cậy, có chất lượng cũng là điều bắt buộc.

Mang Thai Tháng Thứ 5

Chào mừng bạn đến tháng thứ năm của thai kỳ! Đây là thời kỳ đẹp nhất của thai kỳ khi các triệu chứng ốm nghén, mệt mỏi của tam cá nguyệt thứ nhất đã qua đi. Tinh thần của mẹ bầu cũng khoan khoái, dễ chịu hơn. Trong giai đoạn này, thai nhi cũng phát triển rất nhanh, các mẹ bầu rất cần một chế độ dinh dưỡng hợp lý và đầy đủ để bảo đảm cho sự phát triển của con được tốt nhất.

Mang thai tháng thứ 5 – Sự thay đổi của mẹ

1. Bụng to dần lên

Bụng đang to dần lên và gâp áp lực trực tiếp lên cột sống của bạn. Bạn cần phải chú ý tư thế khi ngồi hoặc đứng để tránh căng cơ trên lưng và tránh cột sống bị chèn ép.

2. Đau thần kinh tọa

Thần kinh tọa của bạn sẽ bắt đầu chịu áp lực. Dây thần kinh này chạy từ xương sống, qua mông rồi đến chân. Trọng lượng ngày càng tăng của thai sẽ chèn ép dây thần kinh này, gây khó chịu. Hãy sắp xếp một giấc ngủ thật thoải mái để làm dịu cơn đau này.

3. Màu sắc thay đổi

Một số phụ nữ sẽ thay đổi sắc tố da do sự gia tăng hóc môn, điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến thị lực của bạn. Tuy nhiên, những thay đổi này chỉ là tạm thời.

4. Sự gia tăng đáng kể về kích thước ngực

Ngực của bạn sẽ to lên bất ngờ, tăng kích thước vượt bậc, và bạn nên mua áo ngực cho bà bầu để tạo sự thoải mái cho bầu ngực. Ngực cũng bắt đầu tiết ra một ít sữa, quầng vú trở nên thâm đen.

5. Ngứa da bụng

Da bụng sẽ bắt đầu căng và thắt chặt, bạn có thể cảm thấy ngứa. Hãy sử dụng một chất làm ẩm nhẹ, có thể cung cấp thêm nước cho làn da và giảm ngứa. Lưu ý hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào.

Các vết rạn da thường xuất hiện trong tháng thứ năm, vì thai nhi đang phát triển rất nhanh. Các vết rạn màu trắng, đỏ hoặc tím sẽ xuất hiện trên ngực, bụng, mông, đùi và cánh tay vì những phần này dễ bị giãn nở nhất. Tuy nhiên không nên lo lắng vì chúng sẽ giảm sau khi sinh.

7. Suy tĩnh mạch

Dấu hiệu suy tĩnh mạch sẽ xuất hiện ở chân do lượng máu và áp lực đang tăng lên. Lượng máu dư thừa trong tĩnh mạch sẽ gây ra các đường màu xanh hoặc đỏ. Hãy gác chân lên cao, nằm nghiêng về bên trái hơn, đi bộ và massage nhẹ nhàng sẽ giúp giảm đau chân và khó chịu do giãn tĩnh mạch.

Mang thai tháng thứ năm – Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp

Đau lưng

Nhức đầu

Móng tay dễ gãy

Chảy máu nướu răng

Thèm ăn

Khó thở

Đãng trí

Khí hư màu trắng

Bàn chân bị đau và phù nề

Đầy hơi, táo bón và ợ nóng

Chóng mặt

Tắc nghẽn hay chảy máu mũi

Đột nhiên nóng ran, gan bàn tay bị đỏ

Tâm trạng thay đổi thất thường

Những dấu hiệu này là bình thường đối với thai kỳ ở tháng thứ 5. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng này có dấu hiệu bất thường, bạn cần liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. Đặc biệt là:

Hãy đến gặp bác sĩ khi có những dấu hiệu này xuất hiện.

Mang thai tháng thứ năm – Sự phát triển của bé

Mang thai tháng thứ 5 – Cần khám những gì?

Bụng

Kích thước và chiều cao của tử cung

Cân nặng và huyết áp

Vú và da

Tình trạng phù nề ở tay, chân và các tĩnh mạch

Nhịp tim của bé

Hoạt động của thai – các cử động và cảm giác của con như thế nào

Siêu âm chi tiết sẽ giúp bạn biết tuổi thai, sức khoẻ của bé và kiểm tra dị tật thai nhi. Đó sẽ là một cảm giác tuyệt vời khi biết rằng bé đang phát triển khỏe mạnh mà không có bất kỳ vấn đề gì.

Mang thai tháng thứ 5 – Những xét nghiệm cần thiết

Xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra mức độ nhiễm trùng tiểu, phát hiện tiền sản giật

Kiểm tra độ dung nạp glucose.

Xét nghiệm sàng lọc AFP (alpfetoprotein), bhCG, estriol đa năng để loại trừ bất kỳ bệnh lý nào về bào thai.

Xét nghiệm di truyền trước sinh (Cordocentesis) để chẩn đoán bất thường về nhiễm sắc thể, di truyền hoặc nhiễm trùng.

Tiêm chủng và phòng bệnh: tiêm vaccin phòng uốn ván và vaccin phòng cúm nếu đang trong mùa cúm.

Mang thai tháng thứ 5 – Chế độ dinh dưỡng vô cùng quan trọng

Mang thai tháng thứ 5 – Những việc cần làm

Tư thế ngủ phù hợp: Với kích thước bụng đang phát triển đột ngột, tốt nhất nên ngủ nghiêng về phía bên trái để giúp cho việc lưu thông của cơ thể được thuận lợi. Sử dụng gối bầu chèn giữa hai chân để hỗ trợ và giảm áp lực. Gối bầu cũng giúp giữ cho lưng và chân được nâng đỡ nhẹ nhàng.

Quần áo thoải mái: Hãy chọn các loại vải mềm như bông và vải lanh. Chọn màu nhẹ như màu pastel để giữ cho tâm trạng bà bầu được dễ chịu.

Chế độ ăn uống giàu chất xơ: Bạn sẽ tiếp tục chiến đấu với chứng táo bón và các mối đe dọa từ bệnh trĩ. Do đó, hãy ăn nhiều chất xơ như những tháng đầu của thai kỳ.

Tư thế thả lỏng, nghỉ ngơi: Duy trì tư thế thả lỏng mọi lúc có thể, khi đi, đứng, ngồi… Ngồi thẳng trên ghế trong khi làm việc với tấm đệm lưng, thỉnh thoảng cần đứng lên vận động đi lại nhẹ nhàng…

Giữ sức khỏe và tập thể dục: Hãy thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng, điều độ, phù hợp với sự phát triển của thai và giúp cho bạn thấy thoải mái. Hãy chắc chắn rằng bạn không quá căng thẳng. Các bài tập an toàn cho bà bầu như tập yoga, đi bộ, Kegels… Tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn ra bài tập thể dục phù hợp cho mình.

Giữ cho tâm trạng tích cực: Một cuốn sách hay âm nhạc nhẹ nhàng có thể giúp bạn. Dành thời gian bên cạnh những người thân yêu vì nó cho bạn một cảm giác an toàn và lạc quan.

Cảm giác thèm ăn: Bạn sẽ cảm thấy đói hơn trước. Hãy dành sẵn trong tủ lạnh các thực phẩm tốt cho sức khỏe như trái cây, rau, sữa, và nước trái cây… Tránh thức ăn vặt càng nhiều càng tốt vì điều này sẽ chỉ làm trầm trọng thêm cơn ốm nghén và thậm chí có thể gây ra viêm dạ dày.

Nói chuyện với bé: Đây là lúc bạn bắt đầu giao tiếp với bé. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy một số câu trả lời được phản hồi ngay lập tức với dưới các hình thức như chuyển động và đạp. Bạn sẽ yêu thích cảm giác này.

Kiểm soát tốt trọng lượng: Không nên tăng cân quá nhanh và quá nhiều để tránh các bệnh béo phì và tiểu đường thai kỳ. Tốt nhất là chỉ nên tăng từ 10 – 12 kg trong suốt thai kỳ. Mang thai tháng thứ 5 nên tăng khoảng 0,5kg mỗi tuần.

Mang thai tháng thứ 5 – Những việc không nên làm

Tránh thuốc lá, thức uống có cồn và caffein: Các độc chất này sẽ được chuyển trực tiếp vào thai nhi. Ngay cả việc ngửi phải khói thuốc thường xuyên cũng nguy hiểm cho con.

Không nâng vật nặng: Đây rõ ràng là việc cần tránh. Tuy nhiên, nếu bạn không hề có sự trợ giúp, hãy nâng vật nặng bằng các cơ ở đùi và cơ ở bắp tay. Không đè vật nặng lên bụng.

Không sợ hãi: Nuôi dạy con là trách nhiệm to lớn. Bạn sẽ có xu hướng sợ hãi và lo lắng, đặc biệt là trong lần mang thai đầu. Hãy tham gia những lớp học tiền sản, tìm gặp những người có kinh nghiệm để trao đổi thêm. Những kinh nghiệm này sẽ giúp bạn giảm bớt căng thẳng, giúp bạn thêm tự tin và làm quen được với nhiều bà mẹ mới.

Hãy nhớ: bạn luôn luôn có sự giúp đỡ! Chỉ cần bạn hỏi, sẽ có rất nhiều sự hỗ trợ xung quanh. Chúc tất cả các mẹ bầu mang thai ở tháng thứ 5 có được sức khỏe tốt và một thai kỳ khỏe mạnh! Theo Procarevn

Những Dấu Hiệu Thai Chết Lưu Ở Tháng Thứ 8 Và Hướng Xử Lý Của Bác Sĩ

Dấu hiệu thai chết lưu ở tháng thứ 8 có dễ nhận biết hay không? Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau lòng này và thường các bác sĩ sẽ xử lý ra sao?

Thai chết lưu là gì?

Theo chúng tôi Nguyễn Hữu Trung, Bộ môn Phụ Sản, Đại học Y dược chúng tôi thì hiện tượng thai chết lưu, hay còn gọi là thai lưu, là từ dùng để chỉ những trường hợp em bé chết trong bụng người mẹ.

Có 2 nhóm thai chết lưu:

Dưới 20 tuần tuổi với nguyên nhân phổ biến là bất thường về cấu trúc di truyền, nhiễm trùng bào thai.

Sau 20 tuần tuổi và được chia ra tiếp làm 3 nhóm, đó là thai chết lưu sớm – xảy ra từ 20-27 tuần; thai chết lưu muộn xảy ra từ 28-36 tuần; và thai lưu đủ tháng – xảy ra từ sau 37 tuần.

Hầu hết các trường hợp thai chết lưu không rõ nguyên nhân, nhưng có một số yếu tố có thể khiến sự việc đau lòng này xảy ra như:

Dị tật bẩm sinh: bất thường về nhiễm sắc thể ở trẻ hoặc dị tật bẩm sinh, như chứng thiếu não, là nguyên nhân của 14% trường hợp thai chết lưu.

Nhiễm trùng như viêm âm đạo do vi khuẩn, strep nhóm B, herpes sinh dục, và bệnh giang mai.

Nhau bong non xảy ra khi nhau thai tách sớm khỏi thành tử cung. Nguy cơ thai chết lưu phụ thuộc vào mức độ tách lớp, với mức độ phân tách từ 50% trở lên thường gây ra thai chết lưu.

Tai nạn dây rốn chẳng hạn như dây rốn thắt nút, sa dây rốn, hoặc quấn chặt quanh cổ em bé, cũng khiến thai chết lưu ở tháng thứ 8. Tuy nhiên cũng có khá nhiều trẻ sơ sinh được sinh ra với dây quấn quanh cổ mà không gây ra vấn đề gì.

Những dấu hiệu thai chết lưu ở tháng thứ 8

Thai chết lưu ở tháng thứ 8 có thể xảy ra mà không có bất cứ dấu hiệu hay triệu chứng nào. Nhưng các bác sĩ thường hướng dẫn thai phụ mang thai từ 28 tuần theo dõi số lần đạp của thai nhi ít nhất một lần mỗi ngày.

Nếu số lần đạp ít hơn thường lệ và gây lo lắng, bác sĩ có thể chỉ định mẹ bầu làm xét nghiệm để kiểm tra xem thai nhi trong bụng có đang an toàn hay không.

Các dấu hiệu thai chết lưu ở tháng thứ 8 cảnh báo khác có thể bao gồm đau bụng hoặc lưng dữ dội và chảy máu âm đạo vì điều này có thể báo hiệu nhau bong non. Hãy luôn thận trọng, không xem thường bất cứ biểu hiện nào và gọi cho bác sĩ nếu mẹ lo lắng.

Các yếu tố tiềm năng dẫn đến nguy cơ cao khiến thai chết lưu

Sử dụng rượu hoặc ma túy có kiểm soát (cả kê đơn và không kê đơn) trong thời kỳ mang thai.

Tiền sử sinh non, nhiễm độc máu hoặc thai nhi chậm phát triển trong tử cung trong một lần mang thai trước.

Chăm sóc sức khoẻ thai phụ không tốt.

Tiền sử thai chết lưu, sẩy thai hoặc tử vong sơ sinh (chết trong 28 ngày đầu sau sinh.

Tuổi người mẹ lớn hơn 35 hoặc dưới 20 khi mang thai.

Tình trạng sức khỏe của bà mẹ, đặc biệt là huyết áp cao và bệnh tiểu đường, cùng với bệnh lupus, bệnh thận và một số rối loạn đông máu.

Béo phì

Tiền sản giật

Tư thế ngủ, một số nhà nghiên cứu tin rằng ngủ ở tư thế nằm ngửa làm tăng nguy cơ.

Mẹ hút thuốc trước và trong khi mang thai.

Song thai (và đa thai khác).

Bác sĩ sẽ xử lý thai chết lưu ở tháng thứ 8 ra sao?

Trong trường hợp nghi ngờ không còn nhịp tim thai, các bác sĩ sẽ muốn xác nhận qua thao tác siêu âm. Khi đã xác định chắc chắn tim thai của con không còn và kết luận thai chết lưu, bác sĩ sẽ thông báo cho thai phụ và gia đình. Đồng thời sẽ cho thai phụ thời gian ổn định tâm lý, tiến hành các xét nghiệm khác cần thiết như nhóm máu, chức năng đông máu,… trước khi đưa thai nhi ra ngoài.

“Bác sĩ có thể can thiệp bằng thuốc hoặc dùng các thủ thuật khác để đưa thai nhi ra ngoài. Về nguyên tắc, khi thai nhi đã chết lưu, bác sĩ vẫn cố gắng để người mẹ sinh thường, tránh mổ lấy thai, trừ trường hợp rất đặc biệt có thể nguy kịch đến tính mạng sản phụ như thai nhi chết lưu quá to, mẹ bệnh suy tim nặng, có sẹo mổ trên tử cung nhiều lần”, bác sĩ Trung cho hay.

Những Dấu Hiệu Sinh Non Cần Lưu Ý Khi Mang Thai Tháng Thứ 7

Mẹ nên trang bị những kiến thức về dấu hiệu sinh non khi mang thai tháng thứ 7 để sớm nhận biết và có khả năng ứng phó tốt hơn với tình trạng này.

Sinh non còn được gọi là sinh thiếu tháng. Đây là trường hợp cơ thể mẹ sẵn sàng sinh quá sớm trong khi mang thai. Bé được gọi là sinh non khi được sinh ra sớm hơn ba tuần so với ngày dự sinh. Việc chuyển dạ sớm có thể gây ra nguy cơ sinh non. Nhưng tin tốt là bác sĩ có nhiều cách để trì hoãn một ca sinh sớm. Bé càng có thời gian lâu để phát triển bên trong mẹ-cho đến gần ngày sinh nhất có thể – thì bé càng ít có nguy cơ gặp phải các vấn đề sau sinh.

Mặc dù khả năng con của mẹ chào đời sớm là khá thấp, nhưng các bà mẹ mang thai vẫn nên trang bị cho mình một số kiến thức để nhận biết các dấu hiệu sinh non, vì càng phát hiện sớm thì mẹ càng có khả năng chủ động và ứng phó tốt hơn.

Mẹ cần trang bị cho mình kiến thức về dấu hiệu sinh non để có cách đối phó tốt hơn

Thường xuyên bị chuột rút giống như lúc đến kỳ kinh nguyệt, có thể có hoặc không kèm theo tiêu chảy, buồn nôn hoặc khó tiêu.

Thường xuyên bị đau co thắt dạ con, cứ 10 phút một lần (hoặc nhanh hơn). Tình trạng này không giảm bớt khi mẹ thay đổi tư thế (loại bỏ nhầm lẫn với co thắt Braxton Hicks, vì triệu chứng này không phải là một trong những dấu hiệu sinh non).

Thường xuyên bị đau thắt lưng hoặc bị áp lực hay một thay đổi trong việc đau thắt lưng thông thường khi mang thai.

Mẹ khả năng sinh non sẽ cảm thấy đau thắt lưng thường xuyên

Dịch âm đạo thay đổi, nhất là khi chất dịch ướt đẫm, nhuốm màu, hoặc chảy thành vệt màu hồng hoặc nâu và có máu.

Cảm giác đau nhức hoặc bị áp lực lên vùng xương chậu, bắp đùi, hoặc háng.

Âm đạo rỉ nước (nước ra đều đặn từ từ hoặc vọt mạnh).