Top 7 # Xem Nhiều Nhất Dấu Hiệu Trẻ Em Bị Suy Thận Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Dấu Hiệu Trẻ Em Bị Suy Thận

Những dấu hiệu trẻ bị suy thận:

Đi khám mới biết bị suy thận:

Bé gái 9 tuổi bị chướng bụng, phù, mệt, nôn, da xanh xao, còi cọc, chị Hương (34 tuổi, Hải Phòng) đưa đi khám, không ngờ bé đã suy thận giai đoạn cuối.

Theo chị Hương, trước đó cháu hoàn toàn khỏe mạnh, thi thoảng ốm vặt nhưng còi cọc hơn so với các bạn cùng lớp. Chị chỉ nghĩ có lẽ thể tạng con thế, chứ không có bệnh gì nghiêm trọng. Tháng 5 năm ngoái, chị đưa con đi khám ở Bệnh viện Nhi Hải Phòng, bác sĩ chẩn đoán cháu bị suy thận mãn. Nằm điều trị 2-3 ngày ở đây, con chị lại được chuyển tiếp lên Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội).

Suy thận ở giai đoạn cuối, từ đó cuộc sống của hai mẹ con chị gần như gắn liền với bệnh viện. “Mới bằng đấy tuổi nhưng cháu đã phải lọc máu, thẩm phân phúc mạc, các bác sĩ bảo phương pháp tối ưu nhất là ghép thận. Vì thế, khi tìm được nguồn cho phù hợp để ghép, gia đình tôi mừng lắm, dù công việc chữa trị sau này còn dài”, chị Hương chia sẻ.

Chẩn đoán, lời khuyên từ Bác Sỹ:

Theo bác sĩ Hương, giống như trường hợp con gái chị Hương, nhiều trẻ chỉ đến viện khi đã suy thận ở giai đoạn cuối, thận teo nhỏ. Trước đó, trẻ không hề có biểu hiện bệnh, đến lúc có biểu rõ ràng như thiếu máu, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, vô niệu, huyết áp cao… thì đã muộn. Khi đó, phương pháp điều trị tối ưu chỉ có thể là ghép thận.

“Đa phần những trường hợp phát hiện sớm bệnh là do cha mẹ đưa con đi khám dinh dưỡng vì thấy con còi cọc, chậm lớn, da xanh xao, thiếu máu. Đến khi làm xét nghiệm nước tiểu, siêu âm thận mới phát hiện ra thận đã bị suy”, bác sĩ Hương nói.

Để phòng ngừa bệnh suy thận ở trẻ, việc phát hiện sớm bé mắc bệnh thận sẽ giúp giảm biến chứng và di chứng, làm chậm hoặc ngăn ngừa biến chứng suy thận. Có trường hợp, cha mẹ biết bệnh của con nhưng không tuân thủ điều trị dẫn đến suy thận.

Chẳng hạn, hội chứng thận hư là một bệnh tự miễn, hay gặp ở trẻ. Trừ thể kháng thuốc thì đến 70-80% bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bệnh hay tái đi tái lại, thậm chí sau khi ngừng thuốc phải theo dõi 10 năm nếu không thấy tái phát thì mới khẳng định là khỏi. Nhiều cha mẹnghĩ không chữa khỏi nên không cho con điều trị tiếp mà đi uống thuốc nam, thuốc bắc. Sau một thời gian, quay lại bệnh viện khám thì con đã bị suy thận giai đoạn cuối, bác sĩ Hương khuyến cáo.

Theo chuyên gia, ở lứa tuổi mẫu giáo, tiểu học, cha mẹ thấy con có một số biểu hiện còi cọc, chậm tăng cân, da xanh xao, phù… có thể đưa đi xét nghiệm protein niệu. Một số trường hợp có thể đo huyết áp để phát hiện sớm suy thận. Khi trẻ bị suy thận, phụ huynh cần tuân thủ chặt chẽ chế độ ăn uống và dùng thuốc, tham vấn của bác sĩ chuyên khoa thận trẻ.

Điều trị:

Giải pháp tốt nhất là ghép thận, hiện sức khỏe của cháu đã có chuyển biển tốt, được chuyển từ phòng hồi sức sang phòng thường để tiếp tục theo dõi.

Suy Thận Ở Trẻ Em

Rất nhiều trẻ em phải sống chung với bệnh suy thận bởi thái độ chủ quan của người lớn. Tại bệnh viện Nhi Đồng 1, TP. Hồ Chí Minh, có khoảng 1.400 trẻ em mắc bệnh suy thận cần điều trị và 10.000 lượt trẻ đến theo dõi, tái khám thường xuyên. Đã đến lúc, mọi người cần phải biết được nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách điều trị bệnh suy thận ở trẻ em để có phương pháp kiểm soát kịp thời.

Nguyên nhân suy thận ở trẻ em

1. Yếu tố di truyền

Các thống kê cho thấy, tại Việt Nam có đến 40% trẻ mắc bệnh suy thận do dị tật bẩm sinh và 60% là do mắc bệnh thời kỳ niên thiếu. Hầu hết trẻ mắc bệnh dị tật bẩm sinh là do quá trình mang thai, người mẹ mắc một số bệnh lý khiến trẻ bị di chứng sau sinh như hẹp van niệu đạo, tiểu rỉ rỉ, tiểu không thành vòi,…

2. Ỉa chảy, mất nước nặng

Điều này sẽ khiến cho thận ở trẻ không thể bài tiết kịp hoặc chức năng thận bị thay đổi đột ngột, suy yếu dần, gây ra tình trạng suy thận. Đặc biệt, với trẻ nhỏ, ỉa chảy thường xuyên sẽ khiến cho cơ thể bé bị mất nước, da xanh xao, buồn nôn. Ngoài việc ảnh hưởng trực tiếp đến thận, trẻ có thể bị tử vong bất cứ lúc nào nếu bệnh không được kiểm soát đúng lúc.

3. Mắc bệnh nhiễm trùng nặng

Một số bệnh lý nhiễm trùng như ký sinh trùng, vi trùng, siêu vi trùng, suy đa tạng,… cũng có thể để lại di chứng khiến trẻ bị suy thận. Bên cạnh đó, trẻ bị nhiễm trùng tiểu, kèm theo các triệu chứng như tiểu gắt, sốt sẽ tạo ra sẹo ở thận. Tình trạng này xuất hiện nhiều lần và không chữa trị kịp thời sẽ gây suy thận ở trẻ.

4. Tổn thương cầu thận và đường dẫn niệu

5. Bị một số chấn thương

Một số trẻ gặp phải tình trạng bị chấn thương ở mức độ nặng, trên diện rộng ở cơ thể hoặc mắc một số hội chứng sau khi mổ tim bẩm sinh, hội chứng huyết tán – ure huyết cao, ghép tạng,… sẽ nhanh chóng khiến cho các hóa chất nhanh chóng phản ứng gây ra bệnh suy thận ở trẻ em. Đặc biệt, các loại thuốc ức chế miễn dịch được sử dụng với liều cao, trong khoảng thời gian dài sẽ khiến thận bị kháng corticoid và khiến trẻ mắc bệnh.

6. Sức đề kháng của trẻ yếu

Những trẻ có sức đề kháng yếu hoặc mắc phải một số tình trạng như biếng ăn, thường xuyên nôn ói, còi xương, chậm lớn, trẻ sinh non, thường xuyên bị hạ huyết áp, suy hô hấp,… rất dễ mắc bệnh suy thận. Một khi cơ thể quá yếu sẽ không chống lại được các tác nhân gây bệnh nên trẻ đứng trước nguy cơ mắc bệnh cao.

Các dấu hiệu mắc bệnh suy thận ở trẻ em

1. Phù nề

Sau khi ngủ dậy, trẻ có dấu hiệu bị sưng phù ở mắt. Tiếp đến, toàn bộ cơ thể như chân, tay, bụng, lưng,… cũng nhanh chóng bị sưng lên. Nhiều phụ huynh nhầm lẫn tình trạng này với dị ứng thức ăn hoặc các con vật khác cắn nên cho trẻ uống thuốc. Điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của trẻ.Nếu lượng ure trong máu tăng nhanh đột ngột, vượt nồng độ 20 – 30 mmol/l thì tình trạng phù nề sẽ diễn ra nhanh hơn.

2. Tiểu ít, tiểu buốt, tiểu ra máu, tiểu rát, đục nước tiểu

Cũng như người lớn, trẻ nhỏ bị suy thận cũng có các triệu chứng điển hình như tiểu rất ít, khó tiểu, tiểu buốt, đục nước tiểu, tiểu nhiều về đêm,… Nước tiểu của trẻ có màu đỏ hoặc màu đục, xá xị,… tùy thuộc vào tình trạng mắc bệnh nhẹ hay nặng ở trẻ. Tình trạng này kéo dài có thể khiến trẻ bị bí tiểu, không tiểu được.

3. Bủn rủn chân tay

Đây là tình trạng rất nhiều người gặp phải khi bị suy thận, kể cả trẻ nhỏ. Các bé thường xuyên bị run tay chân như cảm lạnh. Bên cạnh đó, trẻ thường xuyên bị uể oải, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn. Đặc biệt, trẻ thường ngủ nhiều, mơ nhiều về đêm. Nếu không phát hiện kịp thời ở giai đoạn này, trẻ sẽ đứng trước nguy cơ nguy hiểm đến tính mạng.

4. Nhức đầu

Những cơn đau đầu, chóng mặt đột ngột, âm ỉ khi bị suy thận sẽ càng khiến trẻ vô cùng mệt mỏi. Khi mắc bệnh suy thận, thể tích máu tăng sẽ dẫn đến quá tải tuần hoàn khiến cho gan to, phù phổi và gây đau nhức đầu. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt thường ngày của các bé. Đặc biệt, sức khỏe trẻ không được đảm bảo, bé có thể bị suy nhược cơ thể, sụt cân, da dẻ xanh xao,…

5. Hơi thở yếu, thở có mùi

Khi lượng oxi không đủ để cung cấp cho cơ thể, trẻ sẽ thường xuyên bị thở khò khè. Hơi thở quá yếu gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, khiến các bé thường xuyên bị đau lưng, chóng mặt, thở dốc, tức ngực,… Đôi khi đi ngủ, trẻ thường gặp tình trạng khó thở. Bên cạnh đó, hơi thở của trẻ sẽ có mùi. Thông thường, ở giai đoạn đầu của bệnh suy thận, cơ thể trẻ không thải được chất độc nên tích tụ và gây mùi khó chịu.

6. Tiểu nhiều lần về đêm

Đây là dấu hiệu trẻ bị suy thận phổ biến nhất. Mặc dù lượng nước tiểu rất ít nhưng trẻ thường xuyên tiểu nhiều về đêm. Lúc này, chức năng thận không đảm bảo cho nhu cầu cơ thể sẽ khiến bé bị đái dắt với lượng nước tiểu ít. Đi tiểu thường xuyên sẽ khiến trẻ mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ sâu hơn.

7. Chán ăn, ăn không ngon

Khi mắc bệnh suy thận, trẻ thường bị chán ăn, không có hứng thú ăn uống. Đặc biệt là các món thịt khiến bé rất ngán. Kèm theo đó, cơ thể trẻ thường xuyên mệt mỏi, chỉ muốn nằm một chỗ. Ăn món gì cũng rất dễ bị nôn và luôn trong tình trạng buồn nôn nhất là nghe mùi thức ăn.

Cách chữa trị suy thận ở trẻ em

1. Sử dụng thuốc Tây

Thông thường, loại thuốc Tây được bác sĩ kê đơn chữa bệnh suy thận cho trẻ là prednisolone và prednisone. Những loại thuốc này sẽ giúp trẻ hết bị phù trong 2 tuần đầu tiên. Thuốc này sẽ được sử dụng trong khoảng thời gian ngắn và có thể gây ra một số tác dụng phụ như trẻ nhanh đói hơn, tăng cân nhanh, tăng đường máu, tăng huyết áp, kích thích dạ dày, dễ cáu giận, giảm nhẹ lượng chất khoáng trong xương,…

Trong quá trình sử dụng thuốc này, trẻ có thể thường xuyên bị đói bụng. Các bác sĩ khuyến khích nên cho trẻ sử dụng các loại năng lượng như hoa quả, rau xanh, bánh quy,… để bổ sung thêm cho cơ thể của bé. Bên cạnh đó, trẻ cần có chế độ ăn uống nghiêm ngặt, vừa đảm bảo chất dinh dưỡng nhưng cũng phải đủ chất đạm và muối K, Na.Ngoài ra, cha mẹ nên theo dõi tiến triển bệnh của trẻ để thông báo bác sĩ chuyên khoa kịp thời.

2. Lọc máu

Phương pháp này áp dụng cho những trẻ mắc bệnh suy thận nặng, chức năng của thận đã bị suy giảm còn dưới 50%. Bên cạnh việc uống thuốc theo đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, trẻ cần phải tiến hành lọc máu suốt đời mới có thể duy trì được cuộc sống của mình. Thời gian lọc máu cần phải tuân thủ nghiêm ngặt, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

3. Phương pháp lọc màng bụng (thẩm phân phúc mạc)

Cách chữa trị này sẽ áp dụng cho những bệnh nhân mắc bệnh suy thận ở mức độ nặng. Thông qua phúc mạc trong bụng giống như lớp màng để lọc các chất lỏng và chất hòa tan được trao đổi với máu. Phương pháp này sẽ loại bỏ các chất lỏng dư thừa và độc tố ở người suy thận. Cách chữa trị này mang lại kết quả tốt hơn so với việc chạy thận. Đặc biệt, với những trẻ bị suy thận, kèm theo bệnh tim thì phương pháp chữa trị này mang lại hiệu quả khả quan hơn.

4. Phẫu thuật ghép thận

Những trường hợp cần thiết, trẻ bắt buộc phải thực hiện phương pháp ghép thận để duy trì sự sống của mình. Với phương pháp này, trẻ phải tìm được thận của người tương thích mới có thể tiến hành cấy ghép. Đặc biệt, đội ngũ y bác sĩ phải có tay nghề và chuyên môn cao thực hiện. Ngoài ra, bệnh nhân phải có huyết áp ổn định, tình trạng mạch máu vùng chậu bình thường, sức khỏe tốt, không mắc các bệnh lý khác mới có thể thực hiện cách chữa trị này.

Khi nào trẻ bị suy thận nên đến gặp bác sĩ?

Bên cạnh đó, khi các bé điều trị bệnh suy thận, cha mẹ cần phải theo dõi thường xuyên. Nếu trẻ gặp phải bất cứ dấu hiệu bất thường nào cần báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, phụ huynh cần tuân thủ đúng chế độ ăn uống và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để bệnh của trẻ sớm được cải thiện.

Một số lưu ý khi điều trị suy thận ở trẻ em

Song song với việc điều trị bệnh theo các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, khi trẻ mắc bệnh suy thận, các bậc phụ huynh cần phải chú ý một số vấn đề sau đây.

Không được cho trẻ ăn các loại hải sản và những thức phẩm có chứa nhiều muối, thức ăn gây kích ứng, thức ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ,…

Tránh cho trẻ ăn mặn vì dễ gây ra hiện tượng phù nề. Đặc biệt, các bé bị suy thận nhưng có lượng kali tăng không được ăn phủ tạng động vật và thức ăn có lượng kali cao.

Cho trẻ uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, có thể thay thế bằng nước rau hoặc trái cây.

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, cân đối theo từng ngày. Tích cực bổ sung các loại vitamin từ rau xanh cho trẻ.

Khuyên trẻ nên vận động, đi lại nhẹ nhàng, không nên ngồi quá lâu tại một chỗ

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về bệnh suy thận ở trẻ em. Vốn dĩ bệnh lý này khá nguy hiểm, có thể gây tử vong cho trẻ bất cứ lúc nào. Do đó, cha mẹ nên chú ý trong quá trình chăm sóc trẻ, nếu nhận thấy trẻ có biểu hiện lạ nên đưa trẻ thăm khám ngay. Bên cạnh đó, không nên tự ý mua thuốc điều trị bệnh cho trẻ hoặc áp dụng những phương pháp chữa trị không đúng khoa học, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé.

Suy Thận Ở Trẻ Em Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị

Trong những năm gần đây, tình trạng suy thận ở trẻ em đang rất đáng quan ngại, tỷ lệ các bé mắc căn bệnh nguy hiểm này ngày càng tăng cao. Việc nắm được nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết cũng như cách điều trị suy thận sẽ giúp các bậc phụ huynh kịp thời kiểm soát căn bệnh nguy hiểm ở con em của mình.

Nguyên nhân gây suy thận ở trẻ em

Do yếu tố di truyền

Theo các thống kê, có đến gần một nửa các em bé bị suy thận là do yếu tố bẩm sinh. Các em bé có cha mẹ hoặc người thân bị suy thận cũng có khả năng bị suy thận theo. Bên cạnh đó, căn bệnh này cũng có thể xuất phát từ các bệnh lý mà người mẹ mắc phải trong quá trình mang thai.

Một số trường hợp có tiền sử mắc các bệnh viêm nhiễm, bị tổn thương do nhiễm trùng vùng thận và đường tiết niệu. Các bệnh lý này có khả năng biến chứng thành suy thận. Ngoài ra, thận có thể bị ảnh hưởng khi trẻ em phải dùng các loại thuốc hóa chất, dùng nhiều thuốc kháng sinh…

Chế độ ăn uống bất hợp lý

Chế độ ăn uống không hợp lý của có thể là một trong số những nguyên nhân gây nên bệnh suy thận. Trẻ em dễ mắc phải bệnh thận khi ăn quá nhiều muối, uống nhiều nước ngọt có ga, ăn no hay thừa protein… Tất cả những điều này đều gây hại đến các hoạt động của thận, khiến thận nhanh chóng bị suy giảm chức năng.

Sức đề kháng yếu kém

Sức đề kháng và khả năng miễn dịch yếu có thể khiến các hoạt động của thận suy giảm, các loại virus, vi khuẩn cũng dễ dàng xâm nhập hơn vào cơ thể. So với các trẻ em có sức khỏe ổn định, những đứa trẻ có sức đề kháng yếu có nguy cơ mắc suy thận cao hơn hẳn.

Dấu hiệu trẻ bị suy thận

Phù nề tại các bộ phận trên cơ thể: Phù nề là biểu hiện dễ dàng nhận biết nhất ở các trẻ em bị suy thận. Trước hết, các bé sẽ xuất hiện những vết sưng phồng ở vùng mắt, sau đó lan ra toàn mặt, tiếp đến là các vùng tay – chân – lưng – bụng. Tình trạng sưng phồng, phù nề này rất giống với biểu hiện của côn trùng cắn.

Chán ăn, tiêu hóa kém: Chức năng của thận suy giảm dẫn đến các cơ quan khác trong cơ thể cũng ảnh hưởng theo. Bé bắt đầu xuất hiện một số dấu hiệu của việc chán ăn, lười ăn, tiêu hóa kém, rất dễ nôn.

Đi tiểu khó: Các biểu hiện rõ ràng nhất của việc suy thận được thể hiện trực tiếp thông qua việc đi tiểu của các bé. Các bé sẽ gặp khó khăn hơn khi đi tiểu giống hệt như người lớn, một số vấn đề có thể kể đến như: khó tiểu, tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu có mùi lạ…

Một số biểu hiện khác: Ngoài các biểu hiện cụ thể trên, trẻ em bị suy thận có xuất hiện một số triệu chứng khác. Hầu hết các triệu chứng này đều xuất hiện cùng nhau, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh thông thường: Tay chân run rẩy, mỏi mệt cơ thể, ngủ mơ, ngủ nhiều, đau bụng, sụt cân nhanh…

Ngày nay, trẻ em ngày càng có xu hướng bị suy thận nhiều hơn do sự chủ quan của cha mẹ trong việc phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Trước tiên, khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh suy thận, các bậc phụ huynh cần đưa con em mình đến ngay các cơ sở y tế để tiến hành các bước xác định bệnh. Từ đó, các chuyên gia y tế sẽ đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp.

Lọc máu và ghép thận

Hiện nay, có một số phương pháp điều trị suy thận phổ biến nhất có thể kể đến như lọc máu, ghép thận…

Phương pháp lọc máu: Lọc máu hay chạy thận là phương pháp điều trị suy thận được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Cách thức này giúp lọc đi những chất cặn bã, các tạp chất lẫn trong máu, nói một cách đơn giản đây chính là quá trình làm sạch máy cho các trẻ em bị suy thận.

Tiến hành ghép thận: Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học hiện đại, phương pháp ghép thận ra đời nhằm thay thế hoàn toàn một quả thận mới, giúp hoạt động của thận tốt hơn. Tuy nhiên đối với phương pháp này, người nhận thận mới cần được theo dõi kỹ lưỡng, người bệnh cũng có thể gặp phải một số biến chứng về sức khỏe sau khi cấy ghép thận.

Chú ý đến chế độ ăn uống

Trẻ em bị suy thận cần hạn chế các loại đồ ăn dầu mỡ, đồ ăn có chứa nhiều chất béo

Muối, đồ mặn là nguyên nhân hàng đều gây ảnh hưởng tới các hoạt động của thận.

Cần uống đủ nước mỗi ngày (từ 2-2.5l nước).

Khuyến khích các hoạt động tập luyện nhẹ nhàng, giảm căng thẳng, mệt mỏi cho cơ thể, đồng thời giúp tăng cường đề kháng chống lại bệnh.

Các cha mẹ cần tăng cường bổ sung chất xơ, các loại rau củ quả cho các bé để tăng cường thanh lọc cơ thể, cải thiện các hoạt động của thận.

Ngoài ra, những bệnh nhân suy thận có thể tham khảo thông tin về vấn đề suy thận có nên uống nước đỗ đen, đồng thời kết hợp một số biện pháp chữa suy thận từ các nguyên liệu thiên nhiên để có thể chữa bệnh an toàn, tiết kiệm và hiệu quả nhất.

Cập nhật mới nhất vào ngày 9 Tháng Chín, 2020 bởi Bác sĩ Hồng Yến

Dấu Hiệu Nhận Biết Suy Thận Ở Trẻ Em Và Cách Chữa Hiệu Quả Nhất

Suy thận ở trẻ em cũng không phải quá xa lạ, nhiều trẻ sau khi sinh ra đã phải sống chung với căn bệnh quái ác này. Cần mau chóng đưa trẻ đi khám và điều trị sớm nhất khi thấy các dấu hiệu, để tránh cho bệnh diễn biến nặng hơn, trở thành suy thận mạn tính.

Suy thận ở trẻ em là tình trạng các chức năng của thận bị mất dần ở trẻ, thường do bẩm sinh hoặc các tổn thương ở thận gây ra. Bệnh thường được phát hiện ở trẻ trong nhóm tuổi 2 – 12, tỷ lệ mắc suy thận ở trẻ nam/trẻ nữ là 2/1. Khi được phát hiện, có tới 50% số trẻ đã bị bệnh ở giai đoạn cuối, buộc phải chạy thận hoặc cấy ghép thận để có thể tiếp tục sống.

Tiểu đau

Sưng phù quanh mắt

Dòng nước tiểu yếu

Đi tiểu ít hơn 4 lần/ngày

Đi tiểu nhiều hơn 12 lần/ngày

Rối loạn tăng trưởng

Nước tiểu có màu đỏ/nâu

Hay cảm thấy khát

Nguyên nhân khiến trẻ bị suy thận

Căn bệnh suy thận ở trẻ em được coi là căn bệnh rất nguy hiểm, nó có thể uy hiếp trực tiếp tới tính mạng của trẻ mà cha mẹ không hề hay biết. Một số nguyên nhân có thể gây bệnh bao gồm:

Yếu tố di truyền

Theo các thống kê của Bộ y tế, tại nước ta có tới 40% số ca trẻ mắc bệnh suy thận do các di tật bẩm sinh, số còn lại là do mắc bệnh ở thời niên thiếu. Đa số trẻ mắc các bệnh về di tật bẩm sinh là do bị ảnh hưởng trong quá trình mang thai, người mẹ đã gặp phải một số bệnh lý khác, là cho trẻ bị các di chứng sau sinh, ví dụ như hẹp van niệu đạo, tiểu không thành vòi, tiểu bí,…

Do tiêu chảy

Có thể do tình trạng ỉa chảy, khiến cho thận không thể bài tiết kịp, hoặc các chức năng của thận bị thay đổi đột xuất, khiến cho thận bị suy yếu dần dần, sẽ xảy ra tình trạng bị suy thận một cách nhanh chóng. Điều đặc biệt là đối với những trẻ còn quá nhỏ, tiêu chảy thường xuyên có thể khiến có thể bị mất nước trầm trọng, khiến da tái xanh, lúc nào cũng có cảm giác buồn nôn. Ngoài những ảnh hưởng trực tiếp tới thận thì trẻ còn có thể bị tử vong nếu như bệnh không được mau chóng kìm hãm và kiểm soát.

Nhiễm trùng nặng

Có nhiều trường hợp bệnh lý nhiễm trùng như: Vi khuẩn, siêu vi, ký sinh trùng, suy đa tạng,… cũng là nguyên nhân có thể để lại các di chứng khiến cho suy thận ở trẻ em dễ dàng xảy ra. Cùng với đó, trẻ bị nhiễm trùng đường tiêu kèm theo một số triệu chứng như: sốt, tiết gắt,… thì có thể tạo ra những vết sẹo ở thận. Tình trạng này thường xảy ra nhiều lần và sẽ gây ra suy thận nếu như không được phát hiện sớm và điều trị.

Những bệnh lý này sẽ là những yếu tố chính ảnh hưởng đến thận, tạo tiền đề thuận lợi khiến trẻ dễ dàng bị suy thận. Do hai bên cầu thận và đường dẫn niệu bị tổn thương nên có thể khiến cho trẻ có dấu hiệu bị phù nề, cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi. Tùy thuộc vào mỗi lứa tuổi và giới tính khác nhau, mà bệnh có thể gây ra những biến chứng riêng, mức độ nguy hiểm khác nhau, như: Xơ hóa thận, xơ teo thận, suy thận,…

Bị chấn thương

Ở một số trường hợp, trẻ bị chấn thương ở mức độ nặng và trên diện rộng, thường gặp ở những trẻ bị mắc một số hội chứng như suy tim bẩm sinh, hội chứng huyết tán (tình trạng ure máu cao) ghép tạng,… có thể nhanh chóng làm cho những hóa chất phản ứng gây ra bệnh suy thận ở trẻ. Không những thế, những loại thuốc ức chế miễn dịch còn được sử dụng với liều cao, liên tục trong một thời gian dài có thể khiến thận của trẻ bị kháng lại corticoid, dần dần dẫn tới tình trạng suy thận ở trẻ em.

Trẻ có sức đề kháng yếu

Một số trẻ có khả năng đề kháng kém, hoặc do gặp phải tình trạng như lười ăn, suy hô hấp, thường xuyên bị nôn, trào ngược dạ dày, chậm lớn, sinh non, huyết áp không ổn định,… cũng có tỉ lệ mắc bệnh suy thận khá cao.

Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, dạng suy thận cấp hay mãn tính mà bác sĩ có phác đồ điều trị riêng biệt cho từng trẻ, từ đó có thể đưa ra loại thuốc và thời gian điều trị phù hợp để gia đình chuẩn bị. Nếu cha mẹ bắt gặp các biểu hiện kì lạ của trẻ thì hãy mau chóng đưa chúng tới các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám.

Những xét nghiệm có thể sử dụng để chẩn đoán suy thận ở trẻ em là:

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm hình ảnh: Chụp X-quang, CT-scan

Kỹ thuật xạ hình

Sinh thiết thận

Cách chữa suy thận đối với trẻ em

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, giai đoạn bệnh và điều kiện để bác sĩ có thể đưa ra những phương pháp điều trị suy thận cho trẻ.

Đây là phương pháp làm sạch máu cho trẻ đang bị suy thận, giúp chúng loại bỏ chất thải, chất lỏng dư thừa thay thế cho các chức năng của thận. Phương pháp lọc máu có 2 hình thức khác nhau, về cơ bản thì đều là thực hiện quá trình lọc giống như các cầu thận. Bao gồm:

Thẩm phân máu (Hemodialysis): Là biện pháp sử dụng một loại máy móc để hút máu ra ngoài, đưa chúng đến bộ lọc xử lý, sau khi đã lọc được hết chất thải, chất lỏng dư thừa thì máu sạch sẽ được đưa trở lại cơ thể. Với phương pháp này, người bệnh sẽ phải tới viện 2-3 lần mỗi tuần để thực hiện.

Thẩm phân phúc mạc (Peritoneal dialysis): Là phương pháp sử dụng lớp phúc mạc cùng với những thiết bị đặc biệt, đặt ở trong ổ bụng của trẻ để hấp thụ hết chất thải và chất lỏng dư thừa trong máu. Sau khi thẩm thấu xong, thiết bị lại được rút ra khỏi cơ thể. Việc lọc máu như vậy có thể được thực hiện tại nhà, không cần mất thời gian tới viện điều trị.

Cấy ghép thận

Ghép thận là việc phẫu thuật để đưa một quả thận mới khỏe mạnh vào trong cơ thể. Thận có thể do hiến tặng từ gia đình hay của những người tình nguyện, người bệnh năng vừa qua đời. Sau khi ghép thận, trẻ cần được nghỉ ngơi, uống thuốc và kiểm tra thường xuyên để đảm bảo thận hoạt động tốt.

Điều trị suy thận ở trẻ cần lưu ý điều gì?

Điều trị suy thận ở trẻ em cần lưu ý tới nhiều vấn đề, các biến chứng và chế độ dinh dưỡng. Trẻ cần được chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe và các thay đổi của cơ thể trong suốt quá trình điều trị. Làm như vậy sẽ giúp phát hiện sớm những biến chuyển, nhằm cung cấp thông tin kịp thời để tránh các tình trạng xấu có thể xảy ra. Các chú ý trong quá trình điều trị suy thận cho trẻ em bao gồm:

Tình trạng thiếu máu: Khi thận bị tổn thương, chúng sẽ không thể sản xuất đủ hormon erythropoietin, từ dó các tế bào hồng cầu mới không được sinh ra đủ. Trẻ cần được tiêm bổ sung erythropoietin để không bị thiếu máu.

Chậm lớn: Thận có chức năng điều chỉnh nồng độ canxi và photpho, thận bị suy yếu sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của xương.

Suy giảm hệ thống miễn dịch: Do thận không còn lọc máu tốt như trước được nữa, khiến cho chất độc bị tích tụ trong cơ thể, khiến hệ miễn dịch bị suy giảm dần theo thời gian.

Tư duy châm, không thể tập trung: Máu không được loại bỏ các chất thải khiến chức năng của thần kinh và não bị ảnh hưởng. Điều này khiến trẻ không thể tập trung cũng như tư duy nhanh chóng được.

Dinh dưỡng. Khi trẻ bị suy thận, không nên cho trẻ ăn những đồ ăn khó tiêu, nhiều dầu mỡ, cay nóng và đặc biệt không ăn mặn nếu không muốn bệnh ngày một nguy kịch hơn.