Top 7 # Xem Nhiều Nhất Dấu Hiệu Viêm Loét Đại Trực Tràng Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Viêm Loét Đại Trực Tràng

VIÊM LOÉT ĐẠI TRỰC TRÀNG LÀ GÌ?

» Viêm loét đại trực tràng (Ulcerative colitis) là tình trạng viêm mãn tính của đại tràng và trực tràng. Những vết loét tạo ra mủ và chất nhầy, gây đau bụng và đi ngoài.

» Dựa vị trí viêm loét đại trực tràng được phân thành 5 loại:

 

Hình ảnh đại tràng

Viêm loét trực tràng: tổn thương chỉ ở trực tràng.

Viêm loét trực tràng và đại tràng sigma: tổn thương từ trực tràng đến giữa đại tràng sigma.

Viêm loét đại tràng trái: tổn thương từ trực tràng lên đến đại tràng góc lách.

Viêm loét đại tràng phải: tổn thương từ trực tràng lên tới đại tràng góc gan.

Viêm loét đại tràng toàn bộ: tổn thương từ trực tràng đến manh tràng, có thể có cả phần cuối ruột non.

» Viêm loét đại trực tràng được phân biệt riêng ra so với viêm đại tràng thông thường bởi vì nó có tính chất đặc biệt. Thứ nhất đấy là do ở bệnh này viêm loét đại tràng bao giờ cùng đi kèm với viêm loét trực tràng. Thứ hai, đấy là do nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể như sau:

NGUYÊN NHÂN VIÊM LOÉT ĐẠI TRỰC TRÀNG

Yếu tố di truyền

: sự kích hoạt bất thường của hệ thống miễn dịch là do di truyền. Do đó, người thân độ một (anh chị em, con và cha mẹ) của người bệnh có nhiều khả năng mắc bệnh. Đã có nhiều nghiên cứu sử dụng quét kết hợp genome rộng điều tra tính nhạy cảm di truyền trong viêm loét đại trực tràng. Các nghiên cứu này đã phát hiện có khoảng 30 gen có thể làm tăng tính nhạy cảm bao gồm gen thụ thể immunoglobulin FCGR2A, 5p15, 2p16, ORMDL3, ECM1, cũng như các vùng trên nhiễm sắc thể 1p36, 12q15, 7q22, 22q. 

Một số

yếu tố môi trường

cũng được cho là góp phần dẫn đến bệnh. Vì đường ruột tiếp xúc với nhiều chất trong chế độ ăn uống, do đó khuyến cáo ăn uống có thể ảnh hưởng đến tình trạng viêm. Ăn nhiều chất béo không bão hòa, thịt đỏ và đồ uống có cồncó thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Phụ nữ dùng thuốc tránh thai có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2,5 lần so với phụ nữ không dùng thuốc tránh thai.

» Phản ứng viêm của hiện tượng “miễn dịch tự miễn” không chỉ ảnh hưởng đến đường ruột mà còn có thể ảnh hưởng đến cả cơ thể. Do đó bệnh viêm loét đại trực tràng ngoài triệu chứng tại đại tràng, nhiều khi chúng ta có thể thấy một số triệu chứng toàn thân khác.

TRIỆU CHỨNG VIÊM LOÉT ĐẠI TRỰC TRÀNG?

» Đau bụng là triệu chứng hay gặp, đau bụng làm bệnh nhân phải đi đại tiện ngay. Mức độ đau khác nhau, từ khó chịu nhẹ đến đau bụng hoặc đau quặn bụng.

Viêm loét đại trực tràng gây đau bụng, đại tiện nhiều lần trong ngày

» Rối loạn phân: đại tiện phân lỏng hoặc có nhầy máu nhiều lần trong ngày, phân có máu đỏ. Nếu bệnh nặng có khi chỉ thấy toàn nhầy máu mà không có phân.Thường có tình trạng mót rặn khi đi đại tiện.

» Sốt hiếm khi xảy ra, thường ở thể tiến triển nặng hoặc thể có biến chứng. 

» Ở trường hợp nhẹ, (chiếm khoảng 60%) người bệnh không có thay đổi về thể trạng, triệu chứng đại tiện dưới 4 lần/ ngày, có thể có hoặc không có máu, không có thiếu máu hay giảm protein máu. Đau bụng nhẹ hoặc chuột rút (cơ đại tràng bị co thắt đột ngột gây ra đau) có thể xảy ra.Bệnh nhân có triệu chứng mót rặn khi đại tiện.

» Nặng hơn, (khoảng 25%) người bệnh có triệu chứng đại tiện dưới 6 lần/ngày, đau bụng vừa, đại tiện phân máu, có thể biểu hiện thiếu máu (không cần truyền máu). Thường kèm theo sốt nhẹ 38 đến 39 ° C (100 đến 102 ° F), giảm protein máu làm người bệnh mệt mỏi.

» Bệnh nghiêm trọng hơn khi (khoảng 15%)người bệnh đại tiện có máu hơn 6 lần/ngày, mót rặn. Cơ thể suy sụp với nhịp tim nhanh, huyết áp hạ, thiếu máu, sốt cao. 

» Trường hợp đặc biệt nghiêm trọng (chiếm khoảng 10%) người bệnh đại tiện hơn 10 lần/ngày, chảy máu liên tục yêu cầu phải chuyền mãu, nhiễm độc, đau bụng, trướng bụng, và giãn đại tràng. Những người thuộc nhóm này có thể bị viêm lan rộng ra ngoài lớp niêm mạc, gây suy giảm nhu động đại tràng và dẫn đến phình đại tràng, thủng đại tràng có thể xảy ra. Trừ khi được điều trị nếu không sẽ sớm tử vong.

» Có thể thấy viêm loét đại trực tràng có những triệu chứng đặc trưng riêng và khá nghiêm trọng. Do đó bệnh yêu cầu cần theo dõi thường xuyên.

VIÊM LOÉT ĐẠI TRỰC TRÀNG NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO?

» Viêm loét đại trực tràng nếu không kiểm soát, vết loét có khả năng ăn sâu hơn vào niêm mạc dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng:

Xuất huyết đại tràng

: Bệnh nhân bị viêm loét trực tràng và viêm loét đại trực tràng giới hạn ở đại tràng sigma có tiên lượng khá tốt. Điều trị ngắn hạn định kỳ bằng cách sử dụng thuốc uống kết hợp ăn uống có thể là đủ. Biến chứng nghiêm trọng rất hiếm ở những bệnh nhân này. Ở những người có tình trạng viêm rộng hơn, mất máu từ ruột bị viêm có thể dẫn đến thiếu máu và có thể phải điều trị bằng bổ sung sắt hoặc thậm chí truyền máu. Thiếu máu gây tình trạng mệt mỏi, kéo dài có thể ảnh hưởng tới thần kinh, tim mạch, nội tiết, sinh dục…

Trong trường hợp tình trạng viêm trở nên rất nghiêm trọng, đại tràng bị dãn nở đến một kích thước lớn gây ra

giãn đại tràng cấp tính

. Người bệnh bị giảm cân, sốt, đau bụng, chướng bụng, mất nước và suy dinh dưỡng. Trừ khi người bệnh kịp thời dùng thuốc, nếu không phẫu thuật thường là cần thiết để ngăn ngừa thủng đại tràng.

Thủng đại tràng:

là một biến chứng cực kỳ nguy hiểm, vì có thể dẫn đến viêm phúc mạc, sốc nhiễm khuẩn và nguy cơ tử vong rất cao, nhất là người có tuổi. Người bệnh cần được cấp cứu kịp thời nếu không sẽ dẫn đến tử vong.

Nguy hiểm nhất đấy là tình trạng

ung thư đại tràng

. Nguy cơ ung thư bắt đầu tăng sau 8-10 năm mắc bệnh. Nguy cơ ung thư tăng theo vị trí viêm. Ở những người bị viêm loét đại trưc tràng, nguy cơ ung thư không tăng lên đáng kể. Ở những người bị viêm loét toàn bộ đại trực tràng nguy cơ ung thư là cao nhất.Vì có nguy cơ cao ung thư, do đó người bệnh viêm loét đại trực ràng được khuyến cáo đi kiểm tra sau 8 năm mắc bệnh. Trong đợt kiểm tra này, các mẫu mô được đem sinh thiết để xác định nguy cơ tiền ung thư. Khi những thay đổi tiền ung thư được tìm thấy, phẫu thuật có thể cần thiết để ngăn ngừa ung thư đại trực tràng.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHẨN ĐOÁN VIÊM LOÉT ĐẠI TRỰC TRÀNG

» Chẩn đoán viêm loét đại tràng được gợi ý bởi các triệu chứng đau bụng, chảy máu trực tràng và tiêu chảy. Vì không có tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán, chẩn đoán cuối cùng dựa vào triệu chứng, hình ảnh niêm mạc đại tràng qua nội soi, các đặc điểm mô học của sinh thiết niêm mạc đại tràng và xét nghiệm phân, xét nghiệm máu. 

» Chẩn đoán chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng và các biểu hiện đặc trưng khi nội soi đại trực tràng kết hợp với sinh thiết.  Để củng cố cho chẩn đoán xác định, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân làm thêm một số xét nghiệm như: xét nghiệm phân, xét nghiệm máu, sinh hóa. Chụp X-quang khung đại tràng, nội soi đại tràng và sinh thiết niêm mạc đại tràng được xem là phương pháp chẩn đoán chính xác nhất. Cụ thể:

Chụp X-quang

khung đại tràng chỉ cho chẩn đoán chính xác trong trường hợp bệnh tiến triển nặng. Lúc này hình ảnh X-quang cho thấy đại tràng dạng ống chì, hình ảnh giả polyp, hẹp đại tràng, phình dãn đại tràng.

Xét nghiệm tốt nhất để chẩn đoán viêm loét đại trực tràng vẫn là

nội soi

. Nội soi đại tràng đầy đủ đến manh tràng và hồi tràng chỉ được thực hiện nếu chẩn đoán bệnh không rõ ràng. Thông thường soi từ trực tràng đến đại tràng sigma là đủ để chẩn đoán. Bác sĩ có thể chọn giới hạn phần nội soi nếu gặp phải viêm đại tràng nặng để giảm thiểu nguy cơ thủng đại tràng. Kết quả nội soi trong viêm loét đại trực tràng sẽ cho thấy phần đại tràng bị viêm loét, đồng thời là hình ảnh niêm mạc phù nề sung huyết, mủn, những ổ loét, không thấy mạch máu dưới niêm mạc, dễ chảy máu. Các mẫu mô nhỏ có thể được lấy trong quá trình nội soi để sinh thiết xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Sinh thiết

được thực hiện để chẩn đoán xác định viêm loét đại trực tràng và phân biệt với bệnh Crohn, vì điều trị của chúng có điểm khác nhau.  Sinh thiết cho thấy sự biến dạng của biểu mô, cấu trúc khe tuyến bất thường, áp xe, xuất huyết… Trong trường hợp nội soi không rõ ràng, phân tích mô bệnh học thường đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định chẩn đoán.

Các mẫu phân

được thu thập phân tích để loại trừ nhiễm trùng và ký sinh trùng, vì chúng có thể gây ra viêm đại tràng có triệu chứng tương tự như viêm loét đại trực tràng.

Xét nghiệm máu

có thể cho thấy thiếu máu, số lượng bạch cầu tăng cao, tốc độ máu lắng tăng, protein C tăng cho thấy có quá trình viêm.Thiếu máu, đặc biệt là ở những người bị đau bụng và tiêu chảy mãn tính sẽ làm tăng nghi ngờ là do viêm loét đại trực tràng hoặc do bệnh Crohn. 

Các

nghiên cứu điện giải và xét nghiệm chức năng thận

được thực hiện, vì tiêu chảy mãn tính có thể gây hạ kali máu và viêm thận.

» Bệnh dễ nhầm lẫn với viêm loét đại trực tràng nhất là bệnh Crohn, vì cả hai đều là bệnh viêm ruột có thể ảnh hưởng đến đại tràng với các triệu chứng tương tự. Điều quan trọng là phải phân biệt các bệnh này vì điều trị của chúng có sự khác nhau. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, không thể phân biệt được 2 bệnh này, lúc này bệnh được phân loại là viêm đại tràng không xác định.

» So sánh thì viêm loét đại trực tràng tuy nguy hiểm nhưng vẫn dễ kiểm soát và điều trị hơn so với viêm Crohn. Nhưng điều đó cũng không hề dễ dàng.

ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT ĐẠI TRỰC TRÀNG

Điều trị viêm loét đại trực tràng bao gồm 2 loại, dùng thuốc hoặc phẫu thuật.

Điều trị bằng thuốc:

» Tây y điều trị viêm loét đại trực tràng bao gồm 1) các chất chống viêm như hợp chất 5-ASA, corticosteroid toàn thân , corticosteroid tại chỗ và 2) chất điều hòa miễn dịch. Những thuốc này có khá nhiều tác dụng phụ, do đó Tây y có thêm một mục tiêu nữa đấy chính là giảm thiểu tác dụng phụ trong điều trị.

»Thuốc chống viêm làm giảm tình trạng viêm của ruột. Các loại thuốc chống viêm được sử dụng trong điều trị viêm loét đại tràng là: các hợp chất 5-ASA , nếu người bệnh không đáp ứng với các hợp chất này thì sẽ chuyển sang dùng corticosteroid.

Tác dụng phụ của hợp chất 5-ASA có thể có bao gồm: dị ứng (gây tiêu chảy cấp tính nặng hơn, chuột rút và đau bụng có thể xảy ra đôi khi có thể đi kèm với sốt, phát ban và khó chịu), làm giảm khả năng sinh sản của nam giới, thận trọng sử dụng ở những bệnh nhân viêm thận vì chúng có gây ảnh hưởng thận. 

Tác dụng phụ của corticosteroid phụ thuộc vào liều lượng và thời gian sử dụng. Thời gian sử dụng ngắn thì tác dụng tốt và tác dụng phụ nhẹ. Dùng thời gian dài, liều cao corticosteroid thường gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng. Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm làm tròn khuôn mặt (mặt trăng), mụn trứng cá , tăng lông trên cơ thể, tiểu đường , tăng cân , huyết áp cao , đục thủy tinh thể , tăng nhãn áp , tăng nhạy cảm với nhiễm trùng, yếu cơ , trầm cảm, mất ngủ, thay đổ tâm trạng, thay đổi tính cách, khó chịu và loãng xương với nguy cơ gãy xương cột sống kèm theo. Trẻ em dùng corticosteroid có thể bị tăng trưởng chậm lại. Biến chứng nghiêm trọng nhất từ việc sử dụng corticosteroid lâu dài là hoại tử vô khuẩn khớp hông. Hoại tử vô khuẩn có nghĩa là chết mô xương, nếu nghiêm trọng cần thiết phải phẫu thuật thay thế khớp hông. Ngừng sử dụng corticosteroid đột ngột có thể gây ra suy thượng thận. Ngay cả sau khi ngừng sử dụng corticosteroid, tuyến thượng thận vẫn cần thời gian phục hồi trong vài tháng đến hai năm. 

» Thuốc điều hòa miễn dịch là thuốc ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể (vì ở người bệnh viêm loét đại tràng có sự hoạt động bất thường của hệ thống miễn dịch)  bằng cách giảm các tế bào chịu trách nhiệm miễn dịch hoặc can thiệp vào các protein quan trọng trong việc thúc đẩy viêm. Thuốc điều hòa miễn dịch được sử dụng ở bệnh nhân viêm loét đại tràng nặng không đáp ứng với các chất chống viêm. Hệ thống miễn dịch của cơ thể có vai trò bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn, virus, nấm và tác nhân gây bệnh từ bên ngoài khác. Thuốc ức chế miễn dịch sẽ làm cơ thể dễ bị nhiễm trùng dẫn đến: viêm gan, viêm tụy, viêm phổi, suy giảm khả năng sinh sản ở nam giới…Ở mức độ nặng cũng có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng.

» Có thể thấy Tây y chữa bệnh viêm loét đại trực tràng có rất nhiều tác dụng phụ. Chính vì vậy mà Phương Đông đại tràng đi theo một hướng đi khác.

Tăng cường nuôi dưỡng, băng bó niêm mạc bị tổn thương để tránh tổn thương bồi phụ, chống kích thích, xuất tiết tại chỗ.

Kích thích phục hồi niêm mạc đại tràng trong thời gian ngắn bằng cách tăng miễn dịch tại chỗ để cơ thể tự đề kháng và loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, lưu ý rằng cái này hoàn toàn khác ức chế miễn dịch như Tây y.

Ngăn ngừa quá trình thoái biến niêm mạc lâu ngày gây ưng thư hóa

Phẫu thuật:

» Phẫu thuật viêm loét đại tràng thường bao gồm cắt bỏ đại tràng và trực tràng. Cắt bỏ đại tràng và trực tràng là cách chữa trị vĩnh viễn duy nhất cho viêm loét đại tràng, đồng thời loại bỏ được nguy cơ ung thư. Phẫu thuật sẽ dựa vào phần đại tràng bị viêm loét, có thể chỉ cần cắt bỏ trực tràng và một phần đại tràng, có thể yêu cầu cắt toàn bộ đại trực tràng. 

» Phẫu thuật bao giờ cũng có những rủi ro nhất định, đồng thời việc mất một đoạn ruột bao giờ cũng có ảnh hưởng đến chức năng bình thường của ruột gây tiêu chảy, đau, hay buồn đi…Do đó phẫu thuật thường chỉ được chỉ định trong trường hợp:  

Bệnh nhân bị biến chứng giãn đại tràng, thủng đại tràng.

Chảy máu ồ ạt mà điều trị nội khoa thất bại.

Bệnh nhân có nguy cơ tiền ung thư hoặc bị ung thư hóa

Bệnh nhân đã có nhiều năm bị viêm đại tràng nặng và đáp ứng kém với thuốc.

» Ngoài ra, khuyến cáo rằng bệnh nhân nên duy trì chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh, giàu trái cây, rau, ngũ cốc, thịt nạc, đậu, cá, trứng, các loại hạt. Bệnh nhân cũng nên cố gắng hạn chế đồ ăn kích thích với cơ thể, thực phẩm có chất béo bão hòa cholesterol cao. 

TPBVSK Phương Đông Đại Tràng 

Phương Đông đại tràng là TPBVSK chứa thành phần chính là Ngải tiên, Hoài sơn, Ý dĩ, Bòn bọt, Actiso, Bạch thược:

Hỗ trợ tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa

Hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm đại tràng cấp và mãn tính, viêm đại tràng đau quặn bụng, rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, đau bụng đi ngoài nhiều lần

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Dấu Hiệu Nhận Biết Viêm Loét Đại Trực Tràng Chảy Máu

Viêm loét đại trực tràng chảy máu là bệnh về đường tiêu hóa hay gặp nhất. Bệnh gây tổn thương lan tỏa lớp niêm mạc và dưới niêm mạc, vị trí chủ yếu ở trực tràng và giảm dần cho đến đại tràng phải.

Do bệnh có các biểu hiện giống như bệnh thông thường khác nên người bệnh chủ quan nhập viện muộn khiến cho việc điều trị khó khăn. Vì vậy việc phát hiện sớm, điều trị kịp thời tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm là điều vô cùng cần thiết.

Dấu hiệu nhận biết

Đau bụng là triệu chứng hay gặp. Đau bụng làm bệnh nhân phải đi đại tiện ngay. Bệnh nhân có triệu chứng mót rặn khi đại tiện. Giai đoạn đầu bị bệnh thường bị nhầm là bị bệnh lỵ và tự điều trị nhưng không có kết quả hoặc có giảm bớt triệu chứng nhưng sau bệnh ngày càng tăng dần. Tùy theo mức độ tổn thương mà bệnh có biểu hiện khác nhau ở trường hợp điển hình, bệnh nhân tiêu chảy nhiều lần trong ngày, phân có nhiều nhầy máu, nếu bệnh nặng có khi chỉ toàn nhầy máu mà không có phân.

Nếu các thể nhẹ, người bệnh không có thay đổi về thể trạng, triệu chứng đại tiện nhầy máu chỉ kéo dài dưới 4 ngày, không có thay đổi thể trạng, không có thiếu máu hoặc giảm protein máu. Bệnh thường chỉ khu trú ở trực tràng hoặc đại tràng sigma, hiếm khi có tổn thương cao hơn ở phía trên. Các biểu hiện ngoài ruột là rất hiếm. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể diễn tiến thành nặng.

Nếu trường hợp nặng hơn, người bệnh thường khởi đầu bằng đau quặn bụng, rồi đại tiện phân máu, có thể xảy ra vào ban đêm nhưng số lần đại tiện thường dưới 6 lần/ngày. Thường kèm theo sốt, giảm protein máu, làm bệnh nhân mệt mỏi

Bệnh trở nên trầm trọng khi người bệnh đại tiện có máu hơn 6 lần/ngày và thường xảy ra về ban đêm. Thường có cảm giác đau rát, buốt hậu môn và mót rặn. Cơ thể suy sụp với nhịp tim nhanh huyết áp hạ, sốt cao, bụng trướng. Nếu không được điều trị kịp thời thì tiến triển rất nặng dẫn đến tử vong do xuất huyết trầm trọng hoặc giãn đại tràng nhiễm độc.

Bệnh nhân có thể sốt thiếu máu biểu hiện bằng hoa mắt chóng mặt nhất là khi ngồi xuống và đứng lên; có thể có phù chân do giảm protein máu khi mắc bệnh lâu ngày. Ở thể nặng có biểu hiện mất nước: khát nước môi khô, người hốc hác, thậm chí có triệu chứng sốc như: mạch nhanh huyết áp tụt đau bụng dữ dội do viêm đại tràng nhiễm độc. Ngoài ra, có thể có các triệu chứng như sưng đau các khớp đau vùng thắt lưng và cùng chậu do viêm khớp cùng chậu

Đau bụng là triệu chứng hay gặp. Đau bụng làm bệnh nhân phải đi đại tiện ngay

Những biến chứng

Ung thư hóa: nguy cơ ung thư hóa ở bệnh nhân viêm loét đại trực tràng chảy máu tăng lên theo thời gian bị bệnh. Theo nghiên cứu tỉ lệ mắc ung thư đại trực tràng trong 10 năm đầu của bệnh là 2%, sau 20 năm bị bệnh là 8% và sau 30 năm là 18% .

Suy dinh dưỡng: do quá trình viêm mạn tính lâu ngày, do mất albumin qua đường tiêu hóa…

Chảy máu: chảy máu ồ ạt không đáp ứng với điều trị nội khoa. Trong trường hợp này phải đặt ra chỉ định phẫu thuật ngoại khoa can thiệp, cắt toàn bộ đại tràng.

Về chẩn đoán và điều trị

Chẩn đoán dựa vào các triệu chứng lâm sàng và các biểu hiện đặc trưng khi nội soi đại trực tràng kết hợp với sinh thiết. Khi soi đại trực tràng, cần cẩn thận không nên bơm hơi nhiều vì có thể gây thủng ruột.

Để củng cố cho chẩn đoán xác định, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân làm thêm một số xét nghiệm như: xét nghiệm phân xét nghiệm máu sinh hóa, giảm vitamin B12, axít folic, Fe huyết thanh. Chụp X-quang khung đại tràng nội soi khung đại tràng và sinh thiết niêm mạc đại tràng được xem là phương pháp chẩn đoán chính xác.

Tùy theo mức độ nặng và phạm vi tổn thương của bệnh mà các bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị khác nhau. Bệnh nhân sẽ được ưu tiên điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa được chỉ định khi điều trị nội khoa thất bại hoặc với các trường hợp thủng đại tràng, phình giãn đại tràng nhiễm độc hoặc ung thư hóa hoặc dị sản mức độ nặng.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Viêm loét đại trực tràng chảy máu chỉ có thể phát hiện được khi làm nội soi sinh thiết. Khi phát hiện có rối loạn đại tiện thay đổi tính chất phân như phân có máu, không khuôn đau bụng nhiều thì cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị kịp thời.

Tránh để ra tình trạng muộn như: đi đại tiện 2 – 3 ngày liền, mất máu thì việc điều trị sẽ khó khăn, tốn kém hơn. Mọi người cần được theo dõi thường xuyên 6 tháng 1 lần bằng soi đại tràng, sinh thiết đại tràng và đại tràng sigma để kịp thời phát hiện giai đoạn đầu của tiến triển ung thư.

Cùng với việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, theo các chuyên gia tiêu hóa những bệnh nhân vị viêm loét đại trực tràng cần có chế độ dinh dưỡng tốt cho hệ tiêu hóa Bệnh nhân nên ăn những thức ăn mềm, ít chất xơ như cơm nhão, cháo, thịt nạc, cá sữa đậu nành lưu ý tránh ăn rau sống bắp… Không chỉ thế căng thẳng quá mức cũng làm tình trạng bệnh viêm loét đại tràng thêm trầm trọng. Nên thư giãn, tránh suy nghĩ quá mức, không dùng các chất kích thích uống đủ nước và khám sức khỏe định kỳ. Đây cũng là những biện pháp giảm nguy cơ mắc bệnh đối với người khỏe mạnh.

BS. NGUYỄN PHƯƠNG THÁI

Dấu Hiệu Của Viêm Loét Đại Tràng

Tùy thuộc vào mức độ của hiện tượng viêm và vị trí tổn thương mà có các triệu chứng khác nhau, do đó các chuyên gia phân chia bệnh viêm loét đại tràng theo vị trí tổn thương.

Viêm loét ống hậu môn:

Ở dạng viêm loét đại tràng này, hiện tượng viêm xảy ra ở ống hậu môn. Một số người, chảy máu hậu môn có thể là triệu chứng duy nhất của bệnh. Ngoài ra bệnh nhân có thể đau hậu môn và cảm giác mót rặn, thường thì viêm loét đoạn ống hậu môn có khuynh hướng nhẹ nhất.

Viêm loét hậu môn trực tràng:

Viêm loét đại tràng trái:

Tổn thương ở phần bên trái của đại tràng. Triệu chứng hay gặp là đi cầu ra máu, đau quặn bụng và đau nửa bụng trái, giảm cân.

Viêm loét đại tràng toàn bộ:

Thường gây đi cầu máu nặng, đau quặn bụng, mệt mỏi, giảm cân đáng kể.

Viêm loét đại tràng thể nhiễm độc:

Thể này ít gặp, đe dọa tính mạng bệnh nhân. Tổn thương toàn bộ đại tràng, đau bụng nhiều, tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước và sốc. Bệnh nhân có nguy cơ bị biến chứng nặng gồm vỡ đại tràng, phình đại tràng nhiễm độc (tình trạng gây dãn đại tràng đột ngột).

Diễn biến của viêm loét đại tràng rất thay đổi, những cơn cấp tính của bệnh xen lẫn những khoảng thời gian thuyên giảm. Theo thời gian bệnh diễn tiến nặng dần. Phần lớn người bệnh thể nhẹ (viêm loét ống hậu môn) không có triệu chứng nặng.

Khi người bệnh có những triệu chứng sau đây cần phải đến cơ sở y tế như đau bụng; phân có máu; những đợt tiêu chảy không đáp ứng với thuốc thông thường; sốt trên 2 ngày không giải thích được. Biến chứng của bệnh: Xuất huyết nặng, thủng đại tràng, mất nước nặng, bệnh gan, sỏi thận, loãng xương, viêm da, khớp và mắt, tăng nguy cơ ung thư đại tràng, phình đại tràng nhiễm độc.

BS.CKII. ĐẶNG MINH TRÍ

Điều Trị Viêm Loét Đại Trực Tràng Gây Chảy Máu

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Võ Thị Thùy Trang, Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Viêm loét đại trực tràng chảy máu là bệnh về đường tiêu hóa hay gặp nhất. Bệnh gây tổn thương lan tỏa lớp niêm mạc và dưới niêm mạc, vị trí chủ yếu là ở trực tràng và giảm dần cho đến đại tràng.

Do viêm loét đại trực tràng có các biểu hiện giống như bệnh thông thường khác nên người bệnh thường chủ quan nhập viện muộn khiến cho việc điều trị khó khăn. Chính vì vậy việc phát hiện sớm, điều trị kịp thời là điều vô cùng cần thiết để tránh gây các biến chứng nguy hiểm.

Viêm loét đại trực tràng chảy máu là bệnh viêm mạn tính, có tính chất tự miễn, gây loét và xuất huyết đại tràng, làm tổn thương lan tỏa lớp niêm mạc và dưới niêm mạc, vị trí chủ yếu ở trực tràng và giảm dần cho đến đại tràng phải.

1. Nguyên nhân gây viêm loét đại trực tràng

Đại tràng là đoạn cuối của đường tiêu hóa, là nơi hình thành và chứa đựng phân trước khi bài xuất ra ngoài cơ thể. Đại tràng bao gồm: manh tràng là đoạn nối với đoạn cuối ruột non, tiếp đến là đại tràng lên (đại tràng phải), đại tràng góc gan, đại tràng ngang, đại tràng góc lách, đại tràng xuống (đại tràng trái), đại tràng sigma, trực tràng và cuối cùng là hậu môn.

Nam và nữ đều có thể mắc bệnh như nhau và thường gặp ở người trong khoảng 15-30 tuổi và 60-70 tuổi.

2. Điều trị viêm loét đại trực tràng chảy máu như thế nào?

2.1 Nguyên tắc điều trị

Đối với các trường hợp chưa từng điều trị: Khởi đầu 1 loại thuốc, đánh giá đáp ứng dựa vào triệu chứng lâm sàng sau 10- 15 ngày;

Đối với trường hợp đã hoặc đang điều trị có đợt tiến triển nặng: Bắt đầu lại điều trị bằng 2 loại thuốc đang điều trị và kết hợp thêm 1 loại thuốc khác;

Trường hợp đã được điều trị và ngừng điều trị lâu: Điều trị khởi đầu như trường hợp chưa được điều trị, nên bắt đầu điều trị bằng loại thuốc khác;

Trường hợp thể nhẹ tổn thương tối thiểu ở trực tràng và đại tràng sigma nên kết hợp thêm thuốc điều trị tại chỗ viên đặt hậu môn và thuốc thụt;

Điều trị gồm có điều trị tấn công và điều trị duy trì.

2.2 Điều trị nội khoa

Sử dụng thuốc theo chỉ định và sự hướng dẫn của bác sĩ;

Truyền máu cho bệnh nhân nếu như đại trực tràng bị xuất huyết nặng gây ra thiếu máu, tụt huyết áp để bù vào lượng máu đã mất;

Chế độ ăn uống cần được điều chỉnh, cần tuân thủ chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, lựa chọn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Kiêng các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, rau sống, đồ uống có cồn, thức ăn cay nóng.

2.3 Chế độ dinh dưỡng và điều trị triệu chứng

Mức độ nhẹ hoặc vừa: Nên chọn thức ăn mềm, hạn chế chất xơ tạm thời;

Mức độ nặng:

Nhịn ăn hoàn toàn;

Nuôi dưỡng đường tĩnh mạch bằng đạm toàn phần, dung dịch acid béo, đường, đảm bảo 2500 Kcalo/ngày;

Bổ sung sắt, axit folic 1mg/ngày nếu dùng thuốc 5- ASA kéo dài;

Bồi phụ nước điện giải.

Phân lỏng: Dùng các thuốc bọc niêm mạc;

Đau bụng: Dùng các thuốc giảm co thắt.

2.4 Điều trị ngoại khoa

Cắt đoạn đại tràng hay cắt toàn bộ đại tràng chỉ định khi:

Thủng đại tràng;

Phình giãn đại tràng nhiễm độc;

Chảy máu ồ ạt mà điều trị nội khoa thất bại;

Ung thư hóa hoặc dị sản mức độ nặng.

3. Lưu ý cho người bệnh

Người bệnh cần kiểm tra sức khỏe định kỳ. Khi phát hiện có rối loạn đại tiện, thay đổi tính chất phân như phân có máu, không khuôn, đau bụng nhiều thì cần đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị kịp thời. Tránh để đến tình trạng muộn như đi đại tiện 2 – 3 ngày liền, mất máu thì việc điều trị sẽ trở nên khó khăn, tốn kém hơn. Theo dõi thường xuyên 6 tháng một lần bằng nội soi đại tràng, sinh thiết đại tràng, đại tràng sigma để phát hiện giai đoạn đầu của tiến triển ung thư.

Cần quan tâm tới chế độ ăn uốn g hàng ngày. Bệnh nhân nên ăn những thức ăn mềm, ít chất xơ như cơm nhão, cháo, thịt nạc, cá, sữa đậu nành, lưu ý tránh ăn rau sống, bắp…

Hạn chế căng thẳng quá mức khiến bệnh thêm trầm trọng, nên thư giãn, không sử dụng các chất kích thích, uống đủ nước. Đây cũng là những biện pháp giảm nguy cơ mắc bệnh đối với những người khỏe mạnh.

Cho tới nay, chưa có thuốc điều trị khỏi bệnh hoàn toàn viêm loét đại trực tràng chảy máu mà việc điều trị chỉ giúp lui bệnh. Chính vì vậy, bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân cần thực hiện các chế độ dinh dưỡng tốt cho hệ tiêu hóa, tránh stress và khám sức khỏe định kỳ. Ngay khi có triệu chứng, cần đi khám bệnh sớm và điều trị kịp thời khi tổn thương chưa lan rộng.

Bác sĩ Chuyên khoa I Võ Thị Thùy Trang được đào tạo về chuyên ngành nội tiêu hóa, gan mật tụy và nội soi tiêu hóa; liên tục cập nhật và được đào tạo nội soi nâng cao từ các giáo sư và các chuyên gia nội soi đến từ Thụy Sĩ và Nhật Bản; tham gia nhiều hội nghị tiêu hóa, nội soi trong nước và quốc tế.

Với gần 20 năm làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng trong chuyên ngành nội tiêu hóa – Gan mật tụy, mỗi năm bác sĩ Võ Thị Thùy Trang tham gia nội soi hơn 1500 ca bao gồm: nội soi chẩn đoán các bệnh lý dạ dày, đại tràng như: phát hiện viêm, loét, polyp, ung thư, tìm vi khuẩn HP, phát hiện ung thư sớm đường tiêu hóa…; Nội soi điều trị như: Cầm máu trong xuất huyết tiêu hóa, thắt búi giãn tĩnh mạch thực quản trong xơ gan, cắt polype ống tiêu hóa qua nội soi…

Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện Vinmec thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.