Bd Hsg_Chuyên Đề 10:phương Pháp Chứng Minh Bằng Phản Chứng
--- Bài mới hơn ---
Chuyên đề 10:
PHƯƠNG PHÁP PHẢN CHỨNG VÀ CÁCH CHỨNG MINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHẢN CHỨNG
I – Lý thuyết: (1 tiết )
( Phương pháp chứng minh bằng phản chứng có thể tóm tắt như sau:
– Để chứng minh một mệnh đề P là đúng, ta giả sử ngược lại rằng mệnh đề P là sai. Từ giả sử P sai, kết hợp với giả thiết, bằng cách suy luận từ những kiến thức đã học, ta suy ra được một kết quả vô lí (trái với giả thiết hoặc trái với các tiên đề, hoặc trái với định lí mà ta đã học). Như vậy, ta kết luận P đúng.
– Ví dụ: Chứng minh rằng hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì song song với nhau.
Giải
KL a // b
– Giả sử a và b không song song với nhau, nghĩa là chúng cắt nhau tại một điểm M. Như vậy, qua điểm M ta có hai đường thẳng phân biệt a và b cùng song song với đường thẳng c. Điều này trái với với tiên đề Ơclit (vì nội dung tiên đề Ơclit là: Qua một điểm ở ngoài một đường thẳng chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng đó).
– Vậy: a phải song song với b (a // b).
II – Bài tập: (4 tiết)
Bài 1: Cho hai đường thẳng xx’ và yy’ giao nhau tại một điểm O. Ta nhận thấy chúng tạo thành bốn góc, kề bù với ; kề bù với . Như vậy, ta có: + + + = 2.1800 = 360o. Chứng minh rằng trong bốn góc , , và phải có một góc không lớn hơn 900.
Bài 2: Cho một góc nhọn . Chứng minh rằng nếu qua một điểm A thuộc miền trong của góc ta kẻ một đường thẳng a song song với Oy thì đường thẳng này phải cắt cạnh Ox tại một điểm.
Bài 3: Cho đoạn thẳng AB, gọi I là trung điểm của AB. Lấy một điểm M ngoài đường thẳng AB. Giả sử MA < MB. Chứng minh rằng:
a) và không bằng nhau.
b) Nối MI thì đường thẳng MI không vuông góc với đường thẳng AB.
Bài 4: Cho tam giác ABC có 3 góc đều là góc nhọn. Đường cao AD kẻ từ đỉnh A cắt trung tuyến BE kẻ từ đỉnh B và phân giác CF của góc C theo thứ tự tại các điểm M, N; BE và CF cắt nhau tại P. Chứng minh rằng tam giác MNP không phải là tam giác đều.
III. Bài giải:
Bài 1: (1 tiết)
GT x’x cắt y’y tại điểm O
KL Trong các góc tạo ra có ít nhất một góc < 900
– Giả sử không có góc nào trong bốn góc trên
có số đo nhỏ hơn 900. Như vậy tổng số đo của
cả bốn góc phải lớn hơn 4.900 = 3600.
– Điều này vô lí.
– Vậy: phải có ít nhất một góc không lớn hơn 900.
Bài 2: (1 tiết)
GT Góc nhọn xOy; A thuộc miền trong.
a qua A và a // Oy
KL a cắt Ox
– Giả sử a không cắt Ox. Vậy thì có hai khả năng xảy ra:
a/ Đường thẳng a cắt tia đối của tia Ox tại điểm A’. Như vậy hai điểm A, A’ nằm trong hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ là đường thẳng chứa tia Oy. Đường thẳng a đi qua A, A’ phải cắt Oy. Điều này trái với giả thiết là a// Oy.
b/ Đường thẳng a không cắt đường thẳng Ox. Như vậy vì điểm A thuộc miền trong của góc xOy, nên A không thuộc Ox. Vậy A // Ox.
– Giả thiết cho a // Oy.
– Như vậy, từ một điểm O ngoài đường thẳng a, ta vẽ được hai đường thẳng Ox, Oy cùng song song với a. Điều này trái với tiên đề Euclide.
– Trong cả hai khả năng đã xét, ta đều gặp điều vô lí.
Vậy: a phải cắt cạnh Ox.
Bài 3: (1 tiết)
GT I là trung điểm của AB.
M AB, MA < MB.
KL 1. không =
2. MI không với AB.
– Giả sử = .
– Hai tam giác MIA và MIB có:
IA = IB
=
IM: cạnh chung
– Vậy: MIA = MIB (trường hợp c-g-c).
MA = MB
– Điều này trái với giả thiết MA <
--- Bài cũ hơn ---