Mệt mỏi – khi nào cần lưu tâm?
Hầu hết chúng ta ai cũng trải qua cảm giác mệt mỏi, nhất là khi làm việc, hoạt động gắng sức, ăn uống kém, ngủ không đủ giấc hoặc khi mắc cảm cúm. Nhưng, khi cảm giác mệt mỏi và mất năng lượng kéo dài liên tục, ảnh hưởng tới các hoạt động hàng ngày hoặc kèm theo tình trạng thay đổi cân nặng nhanh chóng thì bạn cần gặp bác sỹ để kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình.
Khi cơ thể bị thiếu máu, đồng nghĩa với chức năng trao đổi các chất dinh dưỡng, oxy tới các tế bào bị suy giảm. Chính vì vậy mà một trong những biểu hiện của bệnh thiếu máu đó chính là mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng. Lượng máu lên não không đủ cũng khiến cho bạn có thể thường xuyên bị đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu. Ngoài ra, thiếu máu còn có một số biểu hiện khác đặc trưng như da xanh, niêm mạc nhợt nhạt. Khi thăm khám sức khỏe, bác sỹ có thể dễ dàng phát hiện dấu hiệu thiếu máu và khẳng định thông qua xét nghiệm máu.
Bệnh lý tiểu đường
là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa. Ở bệnh nhân tiểu đường, các tế bào luôn không được cung cấp đủ năng lượng cần thiết cho những hoạt động cơ bản, chính vì vậy mà họ luôn cảm thấy mệt mỏi dù cho không vận động nhiều.
Bệnh tuyến giáp
Lao là một loại bệnh do vi khuẩn gây ra, chúng tấn công và phá hủy các mô cơ thể. Gầy ốm và sụt cân không rõ nguyên nhân là triệu chứng thường gặp ở đa số người lao phổi. Bên cạnh đó, do tác động tâm lý, tình trạng sức khỏe, căng thẳng, stress gây nên các ức chế khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, thiếu ngủ không muốn ăn uống. Những dấu hiệu quan trọng này lại dễ bị nhiều người bỏ qua.
Khi phải trải qua căng thẳng, bạn có thể cảm thấy cơ thể mệt mỏi. Điều này được lý giải là khi bị căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra lượng cortisol nhiều hơn bình thường gây ra triệu chứng mệt mỏi của cơ thể.
Bệnh trầm cảm
Luôn cảm thấy mệt mỏi, mất năng lượng, hứng thú cũng là một trong những biểu hiện của bệnh lý trầm cảm. Để chẩn đoán bệnh trầm cảm, bác sỹ sẽ thăm khám và hỏi bệnh. Khi bạn có thêm một số biểu hiện khác như buồn bã, giảm khí sắc, mất hứng thú với các sở thích trước đây…kéo dài trên 2 tuần hoặc có ý nghĩ tự sát thì bạn có thể sẽ được chẩn đoán mắc trầm cảm.
>> Stress là gì? Làm thế nào để giảm stress hiệu quả
Cerebio là công thức chứa hỗn hợp các chủng probiotic được thiết kế dành cho người bị trầm cảm, hội chứng mệt mỏi mạn tính có biểu hiện: mệt mỏi, lo lắng, căng thẳng (stress), đau đầu, trầm cảm. Ecologic Barrier ( Cerebio ) được nghiên cứu và phát triển bởi Winclove B.V, một trong các công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu – phát triển và sản xuất các chế phẩm sinh học probiotic, có trụ sở tại Amsterdam, Hà Lan.
Hội chứng mệt mỏi mạn tính
Psychobiotics – Giải pháp cho người bị trầm cảm, stress
Khi bạn có cảm giác mệt mỏi, mất năng lượng trong thời gian kéo dài trên 2 tuần, đã thăm khám mà không tìm ra nguyên nhân gây bệnh nào thì có thể bạn đang mắc phải một rối loạn mang tên Hội chứng mệt mỏi mạn tính. Cho tới hiện nay, các nhà khoa học chưa hiểu hết cơ chế cũng như nguyên nhân gây ra hội chứng này, tuy nhiên nó là một tình trạng có thật và ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, khả năng làm việc cũng như các hoạt động hàng ngày của người mắc phải. Nhiều người mắc hội chứng mệt mỏi mạn tính do các vấn đề thuộc về tâm thần như lo âu, căng thẳng quá mức, sợ hãi, u uất…Những trường hợp này thậm chí phải sử dụng tới thuốc chống trầm cảm, thuốc bình thần để điều trị.
Thiền trong vài phút mỗi ngày giúp tâm trí thoải mái, loại bỏ căng thẳng, mệt mỏi
Đi bộ thư giãn, hít thở không khí trong lành giúp cơ thể loại bỏ những yếu tố tiêu cực gây mệt mỏi, căng thẳng
Chia sẻ cảm giác căng thẳng của mình với người tin tưởng giúp giải phóng năng lượng tiêu cực, giúp tâm trạng thoải mái hơn
Thử các kỹ thuật thư giãn trước khi ngủ hoặc các giấc ngủ ngắn giúp cơ thể giảm bớt căng thẳng.
Sử dụng liệu pháp an toàn để giảm căng thẳng, lo âu như Ecologic Barrier. Đây là sản phẩm thuộc nhóm psychobiotics (những chủng lợi khuẩn đường ruột tác động trên tâm trạng) được chứng minh lâm sàng có khả năng điều tiết trạng thái tâm lý, giảm các triệu chứng căng thẳng, lo âu, trầm cảm và tăng cường ghi nhớ sau stress.
Một số cách để khắc phục tình trạng mệt mỏi căng thẳng (stress), lo âu và trầm cảm: