Top 8 # Xem Nhiều Nhất Một Số Phương Pháp Nghiên Cứu Định Tính Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Phương Pháp Nghiên Cứu Định Tính

Phương pháp nghiên cứu định tính là gì

Ví dụ về nghiên cứu định tính

Như đã nói ở phần trên, nghiên cứu định tính nhằm khám phá vấn đề, thường được dùng khi nhà quản trị chưa hiểu về hành vi người tiêu dùng. Ví dụ như nhà quản trị muốn biết đặc điểm sản phẩm được ưa thích, hay thái độ của người dùng với concept truyền thông.

mẫu TVC của VIM bị phản ứng: bị cho dùng hình ảnh ghê rợn

Thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định tính

Chủ đề tế nhị không phù hợp để hỏi trong nhóm nhiều người.

Diễn dịch

Trong cách thu thập dữ liệu bằng kỹ thuật diễn dịch, nhà nghiên cứu nêu lên một bối cảnh và để đối tượng nghiên cứu tự thể hiện. Sự tự thể hiện ở đây có thể là: điền vào 1 chỗ trống trong đoạn văn, thêm 1 tính chất có liên hệ với 1 đối tượng, tự hình dung tính cách các nhân vật tượng trưng cho một số đối tượng…

Lấy mẫu trong nghiên cứu định tính

Nghĩa là nếu nhà nghiên cứu tìm hiểu hành vi người tiêu dùng ở Tp HCM thì không thể phỏng vấn người ở Hà Nội.

Về cỡ mẫu, nghiên cứu định tính nhằm tìm hiểu, khám phá các đặc điểm, tính chất… KHÔNG NHẰM LƯỢNG HÓA các đặc điểm đó. Nghĩa là không nhằm trả lời câu hỏi “Bao nhiêu”. Vì vậy, nhà nghiên cứu không cần lấy mẫu xác suất.

Trong nghiên cứu định tính, người ta thường lấy theo phương pháp tới hạn. Sau khi tìm hiểu một số đối tượng, nếu không khám phá ra đặc điểm mới, người ta dừng lấy mẫu.

Vì cách chọn cỡ mẫu như trên, nghiên cứu định tính thường có cỡ mẫu nhỏ.

Phân tích dữ liệu trong nghiên cứu định tính

Dữ liệu trong nghiên cứu định tính được phân tích qua 3 bước: mô tả hiện tượng, phân loại hiện tượng và kết nối các hiện tượng.

Để dễ hiểu, ta xem xét trường hợp suy luận của Sherlock Holmes trong phim The dancing men.

Mô tả hiện tượng: nhà quý tộc được yêu cầu viết lại đầy đủ rồi gởi cho Holmes.

Phân loại hiện tượng: các hình trên là hình người đang nhảy múa. Một số lặp lại, tần suất lặp lại khác nhau.

Kết nối hiện tượng: Holmes đoán rằng các hình nhân nhảy múa chỉ thay thế cho các ký tự alphabet. Trong tiếng Anh, chữ “e” được lặp lại nhiều nhất. Chữ “e” được gán cho hình nhân có tần suất xuất hiện nhiều nhất trong bước trên để kiểm tra.

Sơ lược bối cảnh phim:

Một quý tộc Anh cưới vợ người Mỹ tên là Elsie. 2 người sống hạnh phúc.

Một hôm, trong vườn có 1 số ký tự lạ.

Elsie cực kỳ hốt hoảng.

Lại một loạt ký tự lạ.

Elsie trả lời bằng ký tự lạ.

Lại ký tự lạ.

Làm như trên là nghiên cứu định tính.

Lưu ý: bước mô tả hiện tượng ở ví dụ trên trong trường hợp trên khá đơn giản. Thực tế, hành vi con người không dễ gì được khám phá bằng cách mô tả hiện tượng đơn giản như trên (chép lại ký tự trên giấy). Mà thường được ghi âm, ghi hình đầy đủ để nhà nghiên cứu có dữ liệu đầy đủ cho bước phân loại hiện tượng và kết nối hiện tượng.

Trong các trường hợp cụ thể khác, dữ liệu, đối tượng nghiên cứu định tính có thể khác nhau nhưng nhà nghiên cứu vẫn thực hiện qua 3 bước: mô tả hiện tượng, phân loại hiện tượng, kết nối hiện tượng.

Tóm lại

Ở trên là khái quát về nghiên cứu định tính. Nhìn thì thấy không khó, nhưng để thực hiện cho đúng phương pháp thì không dễ.

(*): Giáo trình nghiên cứu thị trường – Nguyễn Đình Thọ – NXB Lao Động

Sự Khác Biệt Giữa Phương Pháp Nghiên Cứu Định Tính Và Phương Pháp Nghiên Cứu Định Lượng

Phương pháp nghiên cứu định tính

Phương pháp nghiên cứu định lượng

– NCĐT là phương pháp thu thập dữ liệu bằng chữ và là phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm của nhóm người từ quan điểm của nhà nhân học.

NCĐL là phương pháp thu thập dữ liệu bằng số và giải quyết quan hệ trong lý thuyết và nghiên cứu theo quan điểm diễn dịch.

– NCĐT theo hình thức quy nạp, tạo ra lý thuyết, phương pháp nghiên cứu định tính còn sử dụng quan điểm diển giải, không chứng minh chỉ có giải thích và dùng thuyết kiến tạo trong nghiên cứu.

NCĐL chủ yếu là kiểm dịch lý thuyết, sử dụng mô hình Khoa học tự nhiên thực chứng luận, phương pháp NCĐL có thể chứng minh được trong thực tế và theo chủ nghĩa khách quan

a/ Phỏng vấn sâu :

– phỏng vấn không cấu trúc.

– phỏng vấn bán cấu trúc.

– phỏng vấn cấu trúc hoặc hệ thống.

c/ Quan sát tham dự:

a/ Nghiên cứu thực nghiệm thông qua các biến.

b/ nghiên cứu đồng đại chéo có nghĩa là thiết kế n/c trong đó các dữ liệu được thu thập trong cùng một thời điểm.

vd : nghiên cứu việc học của con gái ở thành thị và nông thôn.

c/ Nghiên cứu lịch đại thì dữ liệu thu thập theo thời gian trong đó các dữ liệu được so sánh theo thời gian.

d/ Nghiên cứu trường hợp là thiết kế nghiên cứu tập trung vào một trường hợp cụ thể.

e/ Nghiên cứu so sánh là thiết kế n/c trong cùng một thời điểm hay qua nhiều thời điểm .

a/ chọn mẫu xác xuất :

– mẫu xác xuất ngẫu nhiên.

– mẫu xác xuất chùm

– mẫu hệ thống.

– mẫu phân tầng.

– mẫu cụm.

a/ chọn mẫu xác xuất:

– mẫu ngẫu nhiên đơn giản.

– chọn mẫu hệ thống.

– chọn mẫu phân tầng.

– chọn mẫu cụm.

– không theo thứ tự.

– câu hỏi mở.

– câu hỏi dài.

– câu hỏi gây tranh luận.

– theo thứ tự.

– câu hỏi đóng – mở.

– câu hỏi được soạn sẵn.

– câu hỏi ngắn ngọn, xúc tích.

– câu hỏi không gây tranh luận

Điểm mạnh và hạn chế của phương pháp nghiên cứu định lượng

Nhóm chúng tôi sẽ trình bày vấn để theo hướng phân tích bài nghiên cứu khoa học do Th.s Nguyễn Thị Nguyệt làm chủ nhiệm để tài ” bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động ở Việt Nam và gợi ý một số giải pháp chính sách”

*Những điểm mạnh khi tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng trong quá trình thu thập phân tích dữ liệu

Thứ nhất tác giả đã sử dụng công thức của Oaxaca để tính khoảng cách thu nhập giữa nam và nữ được tính như sau:

Trong đó: w chỉ thu nhập bình quân theo giờ, m biểu thị cho nam và f biểu thị cho nữ.

wm và wf với dấu gạch ngang là giá trị trung bình của lương nam và nữ;

xm và xf là vectơ gía trị trung bình của các biến độc lập của nam và nữ dựa trên kết quả tính toán thu được đó tác giả mô tả,chứng minh được sự bất sự bất bình đẳng giới trong thu nhập nên nam giới được hưởng mức tiền lương phù hợp trong khi phụ nữ bị trả công ở mức thấp hơn mức họ đáng được hưởng. Và nếu như vậy thì hệ số thu nhập của nam được coi là hệ số cấu trúc lương không có bất bình đẳng còn hệ số thu nhập của nữ thể hiện cấu trúc lương bất bình đẳng.Và sử dụng nhiều công thức trong khoa học tự nhiên đễ tông hợp thống kê các số liệu mà tác giả thu thập dược phục vụ cho vấn đề tác giả nghiên cứu nhằm làm rõ thêm nội dung.

Thứ hai tác giả khảo sát bằng bản hỏi các yếu tố về:

2) yếu tố phi kinh tế: quan điểm giới, về điều kiện văn hoá, môi trường, an ninh, ổn định chính trị…Từ đó giải quyết đề đặt ra theo chiều nguyên nhân – kết quả.

Điểm mạnh thứ ba là tác giả có thề khát quát được vấn đề mở rộng hơn không chỉ ở Việt Nam “Kết quả nghiên cứu cho thấy ở Việt Nam có bất bình đẳng giới trong thu nhập, tuy nhiên khoảng cách về thu nhập và sự phân biệt có xu hướng thu hẹp lại, tương tự như ở Trung Quốc, sự bất bình đẳng này do sự phân biệt trong xã hội, từ tư tưởng Nho giáo lâu đời. Sự bất bình đẳng trong thu nhập của nữ so với nam là nguyên nhân của cả định kiến của người thuê lao động lẫn các nguyên nhân thị trường”.

Thứ tư những con số mà tác giả đo lường,phân tích đưa đến kết quả cuối cùng thì bất cứ nhà nghiên cứu nào cùng có thế kiểm nghiệm lại

*Tuy nhiên bên cạnh những điểm mạnh thì kèm Điểm mạnh và hạn chế của phương pháp nghiên cứu định lượng.

Thứ nhất chỉ xem xét vấn đề dựa trên số lịêu không khám phá hết những nhân tố ảnh hưởng khác.

Ví dụ như trong bài nguyên cứu “Các biến giải thích đại diện cho các yếu tố ảnh hưởng đến tiền công, tiền lương, cũng như ảnh hưởng tới sự chênh lệch giữa tiền công tiền lương. Qua các nghiên cứu cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng lớn đến lương bao gồm:

1) nhóm đặc tính của người lao động: nhóm tuổi, tình trạng hôn nhân, trình độ giáo dục, tình trạng sức khỏe, chi tiêu bình quân đầu người;

2) nhóm yếu tố về lao động bao gồm: trình độ chuyên môn, ngành, nghề lao động, tổ chức làm việc, kinh nghiệm làm việc;

3) nhóm yếu tố địa lý: vùng, thành thị và nông thôn” nếu dùng bản hỏi với những câu hỏi đưa ra những lựa chọn để người cung cấp thông tin trả lời không thể rất khó khái thác thêm những thông tin sâu hơn.

Mặt hạn chế nữa chính là phương pháp định lượng chỉ chú trọng đến con số nhưng trong nghiên cứu này có nhiều vấn đề không được nghiên cứu mà phải dựa vào kết quả nghiên cứu đã được thực hiện .

ví dụ tác giả đã sử dụng kết quả một số công trình như:

Lý thuyết về khung phân tích giới (Gender Analysis Framework) đã hình thành và được cụ thể hoá qua 8 công cụ phân tích giới. Đó là:

l) Phân công lao động theo giới (the sexual/gender division of labor);

2) Loại công việc (types of work);

3) Tiếp cận và kiểm soát nguồn lực (access to and control over resources and benefits);

4) Những nhân tố ảnh hưởng (influencing factors);

5) Tình trạng và địa vị (condition and position);

6) Nhu cầu thực tế và lợi ích chiến lược (practical needs and strategic interests);

7) Các cấp độ tham gia (levels of participation);

8) Khả năng biến đổi (potential for transformation).

Làm Kế Toán: Phương Pháp Nghiên Cứu Định Tính

Ngược với nghiên cứu định lượng, nghiên cứu định tính thường không dựa theo các kết quả thống kê. Nghiên cứu định tính theo chiều sâu và tìm kiếm những câu trả lời không có cấu trúc phản ánh suy nghĩ, tình cảm đối với vấn đề của một con người. Mục đích của nghiên cứu định tính là tìm lời giải “Những người được hỏi là như thế nào, tầm nhìn của họ, tình cảm và động lực, ý kiến, quan điểm và nguyên nhân của những hành động.”. Các loại câu hỏi chủ yếu và thường thấy nhất chính là việc phỏng vấn theo nhóm.

1.1. Cách lấy mẫu

Hầu như trong nghiên cứu thị trường người tiêu dùng, việc người tiến hành nghiên cứu tiếp xúc với tất cả mọi thành viên trong xã hội vừa không mang tính khả thi vừa không thực tế. Cách thường dùng là tiếp xúc với một nhóm khách hàng được chọn làm đại diện cho tất cả mọi người. Cách làm này gọi là ” phương pháp lấy mẫu”.

Có hai phương pháp lấy mẫu là lấy mẫu ngẫu nhiên và không ngẫu nhiên.

Phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên có thể thấy trước sự có mặt của mỗi thành viên trong xã hội có trong mẫu đó, mặc dù không nhất thiết phải cần khả năng xảy ra như nhau đối với tất cả mọi người.

Nhưng phương pháp lấy mẫu không ngẫu nhiên không thể quyết định khả năng xảy ra như nhau đối với tất cả mọi người hay ước tính được sai số của việc chọn mẫu.

Nhược điểm của phương pháp chọn mẫu là không thể kiểm soát được. Ví dụ, cách chọn mẫu lý tưởng có thể không thực tế khi được sử dụng đối với nghiên cứu thị trường thế giới do nhiều lý do như sự biến động của trường, số lượng mẫu quá lớn…

Về lý thuyết , các phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên khó có thể được làm và xu hướng sử dụng phương pháp không ngẫu nhiên lại lớn hơn vì nhiều lý do. Trước hết là bản đồ một nước thường không cập nhật hay lỗi thời. Ví dụ như một số thành phố ở ả Rập sau-di không có tên phố, và không có số nhà. Hay ở Hông kong, một số lượng lớn người sống trên thuyền. Vì vậy, bảng điều khảo sát của công ty có thể không chính xác như thực tế.

Theo Brislin và Baumgardner thì nghiên cứu chọn mẫu không ngẫu nhiên nên sủ dụng khi mô tả vì những mẫu như vậy sẽ hướng dẫn những người tiến hành nghiên cứu khác nhau chọn được mẫu có mục đích hơn. Bằng cách cho phép kết hợp các bản số liệu khác nhau đó, phương pháp chọn mẫu không ngẫu nhiên làm cho bảng số liệu có thể đánh giá được tình hình hiện tại. Vì vậy, nên xem xét thích hợp đối với vấn đề chọn mẫu để xoá bỏ những số liệu không chính đáng.

Hệ thống đường giao thông tồi sẽ tạo ra vấn đề mới là ngăn cản việc sử dụng phương pháp chọn mẫu phân tán. Thậm chí khi địa điểm thích hợp đó được xác định thì việc xác định yếu tố lựa chọn mẫu vẫn rất khó khăn. Ví dụ, nếu yếu tố chọn mẫu là người nội trợ của một gia đình thông thường, thì người nghiên cứu sẽ rất ngạc nhiên khi một số hộ gia đình đó có nhiều hơn một bà nội trợ. Đây là điều hết sức bình thường ở một số nơi trên thế giới, nơi mà người chồng có thể có nhiều vợ và tất cả các bà vợ lại sống chung trong một nhà.

Nếu nghiên cứu trên toàn quốc, qui trình chọn mẫu thậm chí cũng phức tạp hơn. Người tiến hành cuộc khảo sát luôn mong muốn sử dụng phương pháp chọn mẫu giống nhau cho tất cả các nước để duy trì tính bất định của phương pháp này. Nhưng mong muốn theo lý thuyết thường đưa ra cách áp dụng cho thực tế và sự linh hoạt. Những qui trình chọn mẫu có lẽ phải thay đổi theo các quốc gia để đảm bảo đúng sự khác nhau giữa các nước. Đối với những sản phẩm lâu bền , chọn mẫu ngẫu nhiên rất thích hợp ở Mỹ, nhưng chọn mẫu đánh giá dựa trên cơ sở phân đoạn thị trường có phân cấp xã hội lại thích hợp hơn ở các nước kém phát triển, vì những khách hàng khá giả một chút dường như mới mua và sử dụng sản phẩm này.

Phương pháp chọn mẫu có thể không đạt kết quả là do hai nguyên nhân chính : (1) bỏ qua kết quả thu được (2) không có mặt để trả lời phỏng vấn. ở một số nước, nam giới là lực lượng lao động chính thì việc tiếp xúc với người chủ gia đình trong thời gian làm việc rất khó. Thường thì chỉ có vợ anh ta hoặc người giúp việc ở nhà cả ngày. Đối với những trường hợp vắng mặt, quay trở lại đó là cần thiết. Nhưng điều đó rất khó khăn vì hệ thống giao thông, đèn điện nghèo nàn và tỷ lệ trộm cắp rất cao, tất cả đầu làm nhân viên điều tra chán nản. ở một số nước nghèo, những khó khăn đó càng lớn, thậm chí không thể gọi điện thoại được vì không có điện thoại hoặc chất lượng dịch vụ điện thoại thấp

Thậm chí nếu có những người ở nhà hoặc có thể gặp được họ nhưng họ lại từ chối trả lời phỏng vấn. Phụ nữ ở Trung Đông thì không trả lời phỏng vấn khi chồng họ không có nhà. Một số nước, người ta cũng nghi ngờ nhân viên điều tra là người giám sát thuế, doanh nhân hay thậm chí là người ăn cắp. Nếu những đối tượng này giàu có, nhân viên điều tra phải qua một giai đoạn phỏng vấn khó khăn thông qua những người làm trong nhà. ở Thái Lan thì việc điều tra lịa dễ dàng hơn người dân có thể tiếp bất cứ nhân viên điều tra nào đi qua cửa chính: vì người Thái Lan rất lịch sự và sẵn sàng trả lời nhiệt tình trong suốt thời gian phỏng vấn . Họ muốn làm khách hài lòng bằng cách tiếp nước và luôn hỏi xem còn câu hỏi nào thêm mà họ có thể trả lời được không? Trong những trường hợp như vậy cuộc phỏng vấn kéo dài trong 5 phút dễ dàng trở thành một tiếng sau đó .

1.2. Lấy mẫu trong điều tra nghiên cứu

Vấn đề lớn nhất của việc lấy mẫu bắt nguồn từ các số liệu điều tra dân số không đầy đủ và danh sách thích hợp để có thể đưa ra các mẫu thích hợp. Nếu các danh sách hiện tại đáng tin cậy không thể dùng được thì việc lấy mẫu sẽ trở nên phức tạp và kém hiệu quả. ở nhiều nước, danh bạ điện thoại, sách hướng dẫn chỉ đường, những đặc trưng kinh tế xã hội của dân số đang được nghiên cứu không có giá trị hiện hành. Nhà nghiên cứu cần ước lượng các yếu tố và các tham số về dân số, thỉnh thoảng với một số số liệu cơ bản để có thể đưa ra được các ước lượng chính xác. ảnh hưởng của các phương tiện thông tin liên lạc (thư, điện thoại và các phỏng vấn cá nhân) khi điều tra là điều đáng nói. ở nhiều nước, số lượng điện thoại trong các gia đình là rất thấp vì vậy việc điều tra qua điện thoại sẽ trở nên vô nghĩa, trừ phi việc điều tra này chỉ hướng tới những người giàu. ở Srilanka, gần 3% dân số – những người giàu- mới có điện thoại. Thậm chí nếu những người được hỏi có điện thoại, thì người nghiên cứu vẫn khó có thể hoàn hành một cuộc phỏng vấn qua điện thoại.

Tính đầy đủ của kỹ thuật lấy mẫu cũng bị hạn chế bởi sự thiếu hụt các thông tin chi tiết về thị trường và kinh tế. Ví dụ như nếu không có sự phân chia lứa tuổi thì nhà nghiên cứu khó có thể đưa ra mẫu đặc trưng tiêu chuẩn về tuổi bởi vì sẽ không có sự so sánh cơ bản nào với sự phân chia lứa tuổi trong mẫu. Việc thiếu các thông tin chi tiết có thể cũng làm cho việc lấy mẫu trở nên khó khăn hơn. Trong những trường hợp này thay vì áp dụng kỹ thuật, nhiều nhà nghiên cứu dựa trên các mẫu thuận lợi hơn lấy từ thị trường hoặc những nơi công cộng khác.

Dịch vụ chuyển phát thư chậm chạp và dịch vụ bưu điện nghèo nàn là vấn đề đặt ra cho các nhà nghiên cứu thị trường trong việc sử dụng thư để thực hiện việc nghiên cứu. ở Nicaragoa, sự chậm trễ hàng tuần trong việc phát thư là thường xuyên và những kết quả mong đợi thường rất thấp vì thư chỉ có thể gửi tại bưu điện.

Nhìn chung, phương pháp khuyến khích người trả lời phỏng vấn cần được chú trọng để tăng hiệu quả của cuộc khảo sát. Những phương pháp này giảm thiểu vấn đề không thu thập được thông tin từ những đối tượng không nhiệt tình trả lời phỏng vấn. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp khích lệ người được phỏng vấn có thể khác nhau giữa các nước. Theo một cuộc khảo sát do KEOWN tiến hành đã cho thấy với một USD bỏ ra, tỷ lệ người trả lời phỏng vấn là thương nhân Nhật Bản tăng nhưng tỷ lệ trả lời phỏng vấn ở Hồng Kong lại giảm.

Nghiên cứu định tính cũng có thể được sử dụng một cách riêng lẻ khi mẫu điều tra về khách hàng không đòi hỏi lớn. Ví dụ, những khách hàng được phỏng vấn thường không biết trả lời liệu sản phẩm, hương vị, ý tưởng, hoặc những ý kiến khác mới thực sự lôi cuốn vì họ không có kinh nghiệm trong việc trả lời các câu hỏi điều tra. Đơn giản là việc phỏng vấn trực tiếp có thể sẽ không đạt kết quả hoặc kết quả rất tồi nếu người trả lời đã chán với việc thường xuyên bị phỏng vấn.

Công ty của Anh Cadbury đang tìm kiếm công thức làm cho sản phẩm sôcôla rượu của mình một mùi vị độc nhất. ý tưởng đưa ra là thêm vào sản phẩm hương vị hạt dẻ. Tuy nhiên, khi công ty này mới chỉ gợi ý với người tiêu dùng rằng rượu nên có mùi thơm nhẹ thì họ đã phản ứng gay gắt vì họ không quen với việc trộn hai vị này với nhau. Thế nhưng khi được nếm thử sản phẩm mới mà không biết rằng sô cô la có trộn với vị của quả hạt dẻ thì khách hàng đã rất thích sản phẩm có hương vị mới mẻ này.

Chúng ta có thể thấy trong phần cuối chương này, việc sử dụng phương pháp nghiên cứu nào khi nghiên cứu thị trường quốc tế là vấn đề rất khó bởi sự đa dạng về văn hoá và ngôn ngữ.

Bài 14 – Phương Pháp Nghiên Cứu Định Tính Trong Nghiên Cứu Thị Trường Tại Việt Nam

Bài này thực ra là không phải viết cho blog này, mà là viết nộp nghiên cứu cấp “làng xã” cho trường Ngoại Thương cùng với bạn Dương ^_^ Viết lâu òi, ngày mai đi báo cáo, nên hôm nay mới cho bài go public. Nội dung bài viết chỉ lạ với người không trong nghề thôi, chứ người trong nghề đọc là thấy “ôi xời, có thế thôi mà” liền luôn. ahihi. anyway, lâu lâu làm một điều gì đó nho nhỏ đóng góp cho trường bạn và cho mấy em nhỏ, thấy cũng vui. và cả lần đầu làm chung với bạn Dương nữa.

vào phần chính ^_^ [khuyến cáo: siêu dài, 10 trang chưa tính phần ví dụ 5 trang]

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

TRONG NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM

Nguyễn Ngọc Kỳ Nam[1]

ThS. Nguyễn Tuấn Dương[2]

Đặt vấn đề.

    Tổng quan về nghiên cứu thị trường.

    Vai trò cốt yếu nhất của nghiên cứu thị trường là cung cấp thông tin hữu dụng hỗ trợ các nhà quản lý trong việc đưa ra quyết định kinh doanh. Trong đó, các công ty nghiên cứu thị trường hiện nay tại Việt Nam, phần lớn tập trung vào việc hỗ trợ thông tin trong lĩnh vực marketing và bán hàng (Sales), mục đích cụ thể bao gồm:

    Giúp giảm rủi ro thất bại trong quyết định kinh doanh;

    Tìm kiếm và xác định cơ hội cũng như thách thức để tối đa hóa xác suất thành công trong kinh doanh;

    Cung cấp thông tin nhằm định hướng cho việc phát triển chiến lược và kế hoạch kinh doanh.

    Nghiên cứu thị trường có 02 phương pháp chính: nghiên cứu định tính (qualitative research) và nghiên cứu định lượng (quantitative research) (Mike & Gill, 2002). Mỗi loại phương pháp này được phát triển thành nhiều loại hình phương pháp nhỏ hơn tùy vào mục đích nghiên cứu, cụ thể:

    Nghiên cứu định tính gồm có: phương pháp nghiên cứu dựa trên việc đặt câu hỏi và phương pháp nghiên cứu dựa trên quan sát.

    + Phương pháp nghiên cứu dựa trên việc đặt câu hỏi được chia thành: Phương pháp phỏng vấn nhóm (Focus group discussion) gồm có: Phỏng vấn nhóm, phỏng vấn nhóm nhỏ (mini-FGD), phỏng vấn nhóm trực tuyến (online FGD); Phỏng vấn sâu hay phỏng vấn cá nhân (In-depth interviews) gồm có: Phỏng vấn cá nhân 01 phỏng vấn viên và 01 đáp viên (IDI), phỏng vấn cặp (pair-depth interview) và phỏng vấn cá nhân trực tuyến (online IDI).

    + Phương pháp nghiên cứu dựa trên quan sát được chia thành: Nghiên cứu lý thuyết (grounded theory), phương pháp này chỉ được dùng trong nghiên cứu lý thuyết cơ bản; Quan sát tham dự (participant observation) gồm có: quan sát tại nhà (in-home visits), đồng hành mua sắm (accompanied shopping), Phương pháp khách hàng bí ẩn (Mystery shopping), phương pháp quan sát (observation studies); Phương pháp Ethnography,…

    Nghiên cứu định lượng gồm có: Phương pháp thu thập thông tin định lượng bằng việc phỏng vấn với một bảng câu hỏi có cấu trúc mặc định (structured-questionnaire) đã được chuẩn bị trước thông qua các cách thức như: Phỏng vấn tại nhà (door to door) hay phỏng vấn trực tiếp (face-to-face interview), Tiến hành khảo sát tập thể tại một địa điểm cố định (Central location test), hay phương pháp quan sát (observation studies), phương pháp khách hàng bí ẩn (mystery shopping), phỏng vấn qua điện thoại (telephone Interviews), phỏng vấn trực tuyến (online Interviews), phỏng vấn qua thư điện tử (Mail Interviews), phỏng vấn đường phố (street interception),…

    Bài viết này, nhóm tác giả tiến hành đi sâu vào việc phân tích phương pháp nghiên cứu định tính trong nghiên cứu thị trường.

      Nghiên cứu định tính trong nghiên cứu thị trường.

      3.1. Khái niệm.

      Như đã trình bày ở trên, nghiên cứu định tính là một phần của nghiên cứu thị trường. Trong thực tiễn kinh doanh, nghiên cứu định tính đóng vai trò khám phá (explore), tìm hiểu cái gì (what), như thế nào (how) và tại sao (why) về tất cả các đặc tính về thái độ, ý kiến và hành vi của người tiêu dùng, khách hàng, hay người mua đối với một loại sản phẩm, dịch vụ nhằm giúp cho doanh nghiệp, tổ chức hoạch định kế hoạch hoạt động kịp thời và hiệu quả (Mike & Gill, 2002).

      Vì vậy, nghiên cứu định tính trong nghiên cứu thị trường là khoảng giao nhau giữa nghiên cứu thị trường và nghiên cứu định tính (Hình 1). Để xác định và làm rõ bản chất của nghiên cứu định tính trong nghiên cứu thị trường, cần thực hiện hai loại so sánh:

      So sánh nghiên cứu định tính trong nghiên cứu thị trường với các hình thức khác của nghiên cứu thị trường mà không phải là nghiên cứu định tính.

      So sánh nghiên cứu định tính trong nghiên cứu thị trường với các hình thức khác của nghiên cứu định tính mà không phải là nghiên cứu thị trường.

      Nghiên cứu định tính trong nghiên cứu thị trường

      Nghiên cứu thị trường mà không phải là nghiên cứu định tính, ví dụ: nghiên cứu định lượng, khảo sát, phân tích dữ liệu

      Nghiên cứu định tình mà không phải là nghiên cứu thị trường, ví dụ: Nghiên cứu định tính học thuật

      Hình 1. Phạm vi của nghiên cứu định tính trong nghiên cứu thị trường

      (Nguồn: Mike & Gill, 2002)

      Một dự án nghiên cứu định tính trong nghiên cứu thị trường có các đặc điểm chính sau:

      Mục tiêu: khám phá (exploratory), trả lời cho câu hỏi cái gì (what), như thế nào (how), tại sao (why).

      Dữ liệu thu thập: dạng dữ liệu mở và linh hoạt (băng ghi âm, ghi hình, bản ghi nhớ,…).

      Mẫu nghiên cứu: số mẫu nhỏ.

      Phân tích dữ liệu: không mang tính khoa học thống kê.

      Kết quả nghiên cứu: kiến nghị mang tính tham khảo (suggestions).

      3.2. Đặc điểm của nghiên cứu thị trường sử dụng phương pháp định tính:

      Theo Mike & Gill (2002), những đặc điểm nổi bật của dự án nghiên cứu thị trường sử dụng phương pháp định tính thực tế có thể tóm tắt như sau:

      Thứ nhất, các nhà nghiên cứu có một “vai trò kép”, họ vừa có trách nhiệm với các tiêu chuẩn trong nghiên cứu và vừa phải đảm bảo trách nhiệm với các mục tiêu của khách hàng.

      Thứ hai, nghiên cứu định tính trong nghiên cứu thị trường được quy định và trình bày dưới hình thức các hợp đồng dịch vụ.

      Thứ ba ,dự án nghiên cứu định tính trong nghiên cứu thị trường được xác định rõ ràng bằng một phạm vi nghiên cứu cụ thể tương đối hẹp.

      Thứ tư, có sự linh hoạt trong việc vận dụng các phương pháp định tính trong quá trình nghiên cứu.

      Thứ năm, phương pháp phỏng vấn là phương pháp thường được sử dụng.

      Thứ sáu, kết quả nghiên cứu định tính sẽ là cơ sở cho các nghiên cứu khác trong nghiên cứu thị trường như nghiên cứu định lượng, nghiên cứu thực địa.

      Thứ bảy, nghiên cứu định tính trong nghiên cứu thị trường là một thực hành dựa trên kinh nghiệm, với một số tác động và liên kết từ đặc điểm nghề nghiệp, sự cần thiết của việc giao tiếp truyền thống và kiến thức tích lũy.

      Thứ tám, nghiên cứu định tính trong nghiên cứu thị trường thể hiện quan điểm sự ứng dụng và hòa hợp dựa trên lý thuyết có sẵn.

      3.3. Quy trình của nghiên cứu định tính trong nghiên cứu thị trường.

      Dự án nghiên cứu định tính trong nghiên cứu thị trường thường bao gồm các bước sau:

      Sơ đồ 1. Quy trình nghiên cứu định tính trong nghiên cứu thị trường

      (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp[3])

      Một số ví dụ minh họa cụ thể như sau:

      Ví dụ 2: A là nhãn hiệu một sản phẩm của công ty, kinh doanh không tốt trong thời gian gần đây, có thể do mức độ thâm nhập thị trường ngày càng tăng của sản phẩm B, đối thủ của A. Công ty phải làm gì để tăng doanh thu và ngăn chặn sự ảnh hưởng từ sản phẩm B?

      Ví dụ 3: Công ty muốn tung ta một dòng sản phẩm mới. Để việc tung sản phẩm thành công, công ty cần truyền thông về sản phẩm ra thị trường. Công ty nên truyền thông điều gì về sản phẩm?

      Bước 2: Xác định mục tiêu nghiên cứu (Establish the Research Objectives). Khi vấn đề cần được nghiên cứu đã được xác định rõ ràng, các giả thuyết và biến nghiên cứu cần được xác định và đo lường. Mục tiêu nghiên cứu xác định rõ cái gì cần được đo lường và kiểm nghiệm.

      Các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến hiện tượng doanh thu giảm: việc phân phối sản phẩm tại cửa hàng, thiếu hụt hàng để bán (out of stock),…

      Bước 3: Thiết kế nghiên cứu (Research Design).Ở bước này, nhóm nghiên cứu cần thiết kế và trình bày một bảng mô tả phương pháp và quy trình thực hiện nghiên cứu nhằm đảm bảo kết quả dự án thành công với nguồn lực sử dụng hiệu quả (thời gian, chi phí). Một số yếu tố cụ thể cần được quan tâm trong nghiên cứu định tính:

      Phương pháp nghiên cứu: phương pháp sẽ sử dụng trong dự án ví dụ phỏng vấn cá nhân (phỏng vấn sâu) hay nghiên cứu Ethnography.

      Phương pháp lấy mẫu: trình bày phương pháp lấy mẫu như lấy mẫu thuận tiện (purposive sampling), lấy mẫu theo hạn mức (quota sampling),…

      Độ dài phỏng vấn: thời lượng dự kiến cho mỗi cuộc phỏng vấn, ví dụ: thời gian 2 tiếng/01 phỏng vấn nhóm (FDG), 90 phút/ 01 phỏng vấn sâu (IDI).

      Điều kiện đáp viên (đối tượng phỏng vấn):Trong phần này cần mô tả cụ thể, chi tiết các đặc điểm của đáp viên sẽ tham gia nghiên cứu. Việc này sẽ giúp cho quá trình tuyển đáp viên và phối hợp làm việc với các đơn vị hỗ trợ. Ví dụ điều kiện chung cho đáp viên của dự án nghiên cứu xây dựng công viên giải trí tại ngoại thành thành phố Hà Nội sẽ là Nam hoặc nữ, độ tuổi từ 15-45, sinh sống tại Hà Nội, mức thu nhập hộ gia đình từ 15 triệu trở lên; là người quyết định chính trong các hoạt động vui chơi giải trí của chính bản thân họ; ít nhất 2 lần 1 tuần có các hoạt động vui chơi giải trí (không bao gồm hoạt động đi mua sắm);

      Phân bổ đáp viên: tiến hành phân đáp viên thành các nhóm. Ví dụ: Thiếu niên (teenager): 15-18 tuổi; Người mới đi làm (first jobber): 22-28 tuổi; Bà mẹ có con nhỏ (moms with kids): 25-40 tuổi, con dưới 14 tuổi; Bố có con nhỏ (men with kids): 30-45 tuổi, con dưới 14 tuổi.

      Số mẫu: phần này trình bày cụ thể số lượng đáp viên của toàn dự án và số đáp viên của từng nhóm đáp viên, như đã trình bày ở trên, đối với nghiên cứu định tính, số mẫu thường nhỏ, tùy theo yêu cầu cũng như kinh phí của dự án, thường số mẫu của các dự án nghiên cứu thị trường cho mỗi nhóm đáp viên theo từng phương pháp nghiên cứu dao động từ 01 đến 06 trường hợp.Ví dụ số mẫu theo từng nhóm đáp viên: Thiếu niên: 01 nhóm FGD và 02 đáp viên Ethnography; Người mới đi làm: 01 nhóm FGD và 02 đáp viên Ethnography; Bà mẹ có con nhỏ: 01 nhóm FGD và 02 đáp viên Ethnography; Bố có con nhỏ: 01 nhóm FGD và 02 đáp viên Ethnography; Tổng cộng: 05 nhóm FGD và 10 đáp viên Ethnography. Với mỗi nhóm đáp viên cho FGD từ 06 – 08 đáp viên.

      3.4. Các phương pháp, công cụ và kỹ thuật dùng trong nghiên cứu định tính trong nghiên cứu thị trường.

      3.4.1. Các phương pháp:

      Phương pháp nghiên cứu dựa trên quan sát, gồm có:in-home visits, accompanied shopping, observation studies. Phương pháp dựa trên quan sát cho phép việc quan sát kết hợp với phỏng vấn trực tiếp tìm hiểu rõ về việc sử dụng cũng như suy nghĩ của đáp viên trong tình huống thực tế.

      Phương pháp ethnography[4]: Phương pháp này yêu cầu nhà nghiên cứu đồng thời vừa quan sát, vừa tham dự vào loại hình hoạt động xã hội cụ thể của một cá nhân hoặc một cộng đồng cụ thể, trong một khoảng thời gian tương đối. Thực tế áp dụng tại các công ty nghiên cứu thị trường hiện nay, thời gian áp dụng phương pháp này đối với mỗi trường hợp nghiên cứu kéo dài tương đối ngắn, từ 1 ngày đến tối đa là 1 tuần ( tùy ngân sách và sự quan tâm).

      3.4.1. Các công cụ, kỹ thuật:

      Điều phối viên/nhà nghiên cứu (moderator): sử dụng những tình huống được thiết lập, để đáp viên trình bày suy nghĩ của họ trong tình huống ấy. Các công cụ thường được dùng trong kỹ thuật này:

      The trash and treasure box: tương tự như cặp câu hỏi “thích/không thích” nhưng giúp hiểu sâu hơn thái độ của đáp viên đối với vấn đề được hỏi.

      The collage: yêu cầu đáp viên tìm hình ảnh mà họ thấy phù hợp nhất về vấn đề đang được hỏi, hỏi sâu về suy nghĩ và cảm nhận của họ và nhờ họ giải thích những điều này.

      The magic wand and the 3 wishes: hỏi đáp viên về 3 yếu tố lý tưởng họ có thể áp dụng để cải tiến sản phẩm/dịch vụ/tình huống đang được đề cập đến.

      The proust questionnaire: câu hỏi giả định hóa vấn đề được hỏi, thường dùng để tìm hiểu về đặc điểm hình ảnh của thương hiệu, cách thông dụng là nhân cách hóa (personalization) một sự vật, sự việc.

      Game: sử dụng trò chơi như hoàn thành câu, nghĩ thêm về một tình huống hay câu chuyện còn đang dang dở,…

      3.5. Phân tích dữ liệu định tính

      Phân tích dữ liệu định tính có thể chia ra thành 02 bước chính gồm: xử lý dữ liệu định tính và phân tích dữ liệu định tính.

      Bước 1: Xử lý dữ liệu định tính. Nghiên cứu định tính sử dụng đa dạng dạng thức dữ liệu như băng ghi âm, băng ghi hình, bản ghi nhớ, hay dữ liệu ghi chú từ việc quan sát trong quá trình thực hiện phỏng vấn. Nhà nghiên cứu cần tổng hợp tất cả dạng dữ liệu thu thập được này thành bảng tường thuật chi tiết (transcript). Một số lưu ý khi thực hiện bảng tường thuật chi tiết. Bảng tường thuật chi tiết (transcript) là dạng văn bản viết, ghi lại toàn bộ nội dung buổi phỏng vấn.Việc thực hiện bảng tường thuật chi tiết thường tốn nhiều thời gian, thời lượng ước tính trung bình theo tỷ lệ 5:1, nghĩa là cần 05 tiếng để làm bảng tường thuật chi tiết cho 01 giờ thực hiện phỏng vấn. Bảng tường thuật chi tiết chất lượng đòi hỏi tính khách quan trong quá trình thực hiện, tránh bị ảnh hưởng bởi kinh nghiệm chủ quan của người thực hiện.

      Bước 2: Phân tích dữ liệu định tính.

      Việc phân tích dữ liệu định tính tốt phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức của người phân tích. Trong đó, có thể kể ra một số bước cơ bản khi thực hiện phân tích nội dung dữ liệu định tính (content analysis), công việc này thường cần nhiều thời gian để thực hiện và trải qua các bước chính sau đây:

      Dựa trên bảng ghi chú ngắn gọn (brief notes) xem xét sự giống và khác nhau của các thông tin tìm thấy;

      Xem lại danh sách các thông tin tìm thấy, phân loại thành các nhóm thông tin. Theo đó, mỗi nhóm thông tin có khả năng mô tả hay làm sáng tỏ thêm được vấn đề nghiên cứu đang tìm kiếm;

      Xác định mối tương quan giữa các nhóm thông tin đã phân loại, có thể là mối tương quan dạng nguyên nhân – hệ quả, hay tập hợp mẹ-con. Từ đó hình thành nên các nhóm thông tin cốt yếu (major categories/themes) và/hoặc các nhóm thông tin phụ (minor categories/themes);

      Tiếp tục so sánh và đối chiếu giữa các nhóm thông tin này để tìm thấy điểm giống nhau, khác nhau hay tương phản giữa các nhóm;

      Thực hiện tuần tự các bước vừa nêu trên (từ 01 đến 05) cho mỗi bảng tường thuật chi tiết (transcript);

      Nội dung dữ liệu định tính thường được phân tích trên 2 cấp độ:

      Cấp độ phân tích cơ bản (hay trực quan): sử dụng dữ liệu để mô tả về vấn đề được nghiên cứu. Ở cấp độ này, việc phân tích thực hiện dưới dạng mô tả vấn đề, không thêm vào nhận định hay lý thuyết lý giải cho câu hỏi tại sao (why) hay như thế nào (how) của vấn đề.

      3.6. Một số lưu ý đối với nghiên cứu định tính trong nghiên cứu thị trường.

      Một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của một nghiên cứu định tính là vai trò của người dẫn nhóm hay người điều phối (moderator). Do đó, người điều phối cần phải:

      Nắm rõ mục tiêu dự án;

      Có khả năng liên kết với đáp viên trong khi trò chuyện;

      Sử dụng linh hoạt kỹ thuật đặt câu hỏi;

      Có kỹ năng kiểm soát thời gian;

      Có khả năng điều tiết đáp viên.

      Kỹ thuật đặt câu hỏi là vấn đề cần được lưu ý. Câu hỏi mở (open-ended question) được sử dụng trong nghiên cứu định tính, do đó khi đặt câu hỏi: cần phải tuân thủ theo dàn bài câu hỏi (discussion guideline) nhưng hỏi theo ngôn ngữ và giọng điệu đối thoại hàng ngày, sử dụng ngôn ngữ của người tiêu dùng, sử dụng câu hỏi đơn giản, hỏi từng câu một, không hỏi dồn dập với giọng hỏi nhẹ nhàng. Đặc biệt không bao giờ chấp nhận hoặc dừng lại ở câu trả lời có/không.Luôn hỏi thêm các câu tại sao, như thế nào, để làm gì,… nhằm khai thác thêm các ý kiến (insights) của đáp viên.

      Làm rõ các câu trả lời lấp lửng, diễn tả chung chung, khả năng không thực hay thiếu chỉ dẫn chứng minh. Ví dụ: câu trả lời lấp lửng “nhiều người nói em nên mua nhãn A vì…”,thì điều phối viên nên hỏi rõ “Thông thường, ai nói với em điều đó?” Hay như câu trả lời diễn tả chung chung “chất lượng nhãn hiệu A ngày càng đi xuống”, thì nên hỏi rõ thêm “Cụ thể là xuống như thế nào?”.

        Kết luận.

        Malhotra, N.K.(1996). Marketing Research: An Applied Orientation (2nd ed.).Prentice‐Hall, Upper Saddle River.NJ.

        Mike Imms & Gill Ereaut. (2002). An Introduction to Qualitative Market Research.Sage.

        Philip Kotler & Gary Armstrong (1996). Principles of Marketing(7th ed.). Prentice Hall.

        Donald, R.C., & Pamela, S.S. (2014).Business Research Methods(12th ed.).McGraw-Hill Irwin.

        Carolyn Boyce & Palena Neale (2006).CONDUCTING IN-DEPTH INTERVIEWS: A Guide for Designing and Conducting In-Depth Interviews for Evaluation Input.Pathfinder International, US.

        PHỤ LỤC

        BẢNG HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN

        Thị trường thanh toán tại Việt Nam (Payment Professional)

        Chương trình phỏng vấn: 90 minutes

        PHẦN A. Khởi động (Warm – up) 05 phút

        PHẦN B. Xu hướng thị trường thanh toán Việt Nam hiện nay 15 phút

        PHẦN C. Đặc điểm của người tiêu dùng và đối tượng tiềm năng 15 phút

        PHẦN D. Xu thế điều hành kinh doanh thanh toán tại Việt Nam và những năng lực điều hành cần thiết. 30 phút

        PHẦN E. Cơ hội và rào cản của các công ty nước ngoài khi tham gia kinh doanh tại Việt Nam. 20 phút

        PHẦN F. Kết thúc (Wrap-up) 05 phút

        Chi tiết:

        PHẦN A. Khởi động (Warm – up)

        Giới thiệu làm quen và giới thiệu qua các thông tin chung về dự án nghiên cứu.

        PHẦN B. Xu hướng thị trường thanh toán Việt Nam hiện nay

        1          Vui lòng mô tả cơ cấu thị trường thanh toán tại Việt Nam hiện nay (thanh toán bằng tiền mặt/ thanh toán không dùng tiền mặt)

        1.1       Những phương pháp thanh toán / chuyển khoản chính hiện nay là gì? (tiền mặt, credit card, check card, thẻ ATM, internet banking, mobile banking, phone banking, thẻ thanh toán trước, ví điện tử, voucher,…)

        1.2       Thị phần được phân chia giữa các phương thức thanh toán/ chuyển khoản như thế nào?

        [Điều phối viên: tùy vào đối tượng đáp viên mà Điều phối viênsẽ hỏi câu 1.3 đến 1.5]

        1.3       Mô tả cơ cấu thị trường thanh toán tại Việt Nam

        (Quy trình thanh toán, những cổ đông chính, quan hệ giữa các cổ đông, quan hệ về lợi nhuận, …)

        1.4       Mô tả cơ cấu thị trường credit card ở Việt Nam

        (Quy trình thanh toán bằng credit card, những cổ đông chính, quan hệ giữa các cổ đông, quan hệ về lợi nhuận, …)

        1.5       Mô tảcơ cấu thị trường chuyển khoản ở Việt Nam

        (Quy trình chuyển khoản, những cổ đông chính, quan hệ giữa các cổ đông, quan hệ về lợi nhuận, …)

        2          Vui lòng mô tả những biến đổi thị trường về phương thức thanh toán/ chuyển khoản trong những năm gần đây.

        2.1       Anh/ Chị nhận thấy phương thức thanh toán/ chuyển khoản nào có sự tăng trưởng lớn/ đáng kể trong những năm gần đây? Lý do là gì?

        (Lưu ý: Điều phối viên đảm bảo hỏi đáp viên về xu hướng trong phát hành credit card/ check card)

        3          Theo Anh/ Chị, điều gì khiến thanh toán bằng tiền mặt/ chuyển khoản là phương thức thanh toán phổ biến nhất tại Việt Nam?

        3.1       Có phải là do tình hình thực tế/ văn hóa? Cơ sở hạ tầng?

        3.2       Người Việt Nam thường để dành bao nhiêu tiền mặt? (%)

        3.3       Người Việt Nam thường gửi nhân hang bao nhiều tiền? (%)

        4          Theo Anh/ Chị, những công ty dẫn đầu hệ thống thanh toán Việt Nam hiện nay là công ty nào? (tính theo thị phần)

        4.1       Công ty nào đang dẫn đầu trong mỗi hình thức? (prepaid card/ credit card/ points/ voucher)

        4.2       (Đối với mỗi đối tượng nêu trên) Xét về phương diện kinh doanh, công ty đó lớn mạnh/ thành công như thế nào?

        4.3       Những yếu tố tác động chính đến sự tăng trưởng kinh doanh là gì?

        5          Anh/ Chị có dự đoán gì về thị trường thanh toán không dùng tiền mặt trong tương lai? Điều gì khiến Anh/ Chị dự đoán như vậy?

        5.1       Triển vọng thị trường đối với từng loại hình (chargeable/ non-chargeable)

        6          Anh/ Chị dự đoán điều gì là yếu tố quyết định trong việc tăng trưởng kinh doanh? Điều gì khiến Anh/ Chị dự đoán như vậy?

        PHẦN C. Đặc điểm của người tiêu dùng và đối tượng tiềm năng

        7          Vui lòng cho biết đặc điểm người tiêu dùng thanh toán bằng tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt.

        7.1       Sự khác nhau giữa hai đối tượng này như thế nào? Lý do là gì?

        7.2       Lợi ích kì vọng giữa hai phương thức thanh toán trên là gì?

        7.3       Dựa trên tình hình thực tế hiện nay, Anh/Chị nhận định xu hướng như thế nào? Điều gì khiến Anh/ Chị nhận định như vậy?

        (Dựa trên kinh doanh online/ offline)

        8          Anh/ Chị dự đoán đối tượng người tiêu dùng nào sẽ là nền tảng của hệ thống thanh toán/ chuyển khoản không dùng tiền mặt trong thời gian sắp tới? Điều gì khiến Anh/ Chị dự đoán như vậy?

        8.1       Đặc điểm nhóm người tiêu dùng này là gì?

        8.2       Mục đích/ tình huống sử dụng thanh toán/ chuyển khoản không dùng tiền mặt là gì?

        9          Theo Anh/ Chị, những yếu tố chính nào cần cân nhắc để chuyển đổi người tiêu dùng từ thanh toán bằng tiền mặt sang thanh toán không dùng tiền mặt?

        9.1       Để đẩy mạnh lợi thế.

        9.2       Để loại bớt rào cản.

        PHẦN D. Xu thế điều hành kinh doanh thanh toán tại Việt Nam và những năng lực điều hành cần thiết.

        10.1    Cách thức install máy POS (ai chịu trách nhiệm? có điều kiện/ ràng buộc gì hay không?)

        10.2    Có phải dùng máy POS khác nhau cho các loại credit card khác nhau hay không? (issue/ install bởi công ty tài chính, công ty tư nhân,…)

        10.3    Vui lòng mô tả tình hình thị trường ATM hiện nay? ( xét về số lượng máy ATM, máy ATM chỉ cho phép rút tiền, máy ATM cho phép rút & nạp tiền)

        10.4    Cách thức install máy ATM (ai chịu trách nhiệm? ngân hang hay công ty tư nhân?)

        (Nhìn chung, hỏi về quy trình thanh toán không dùng tiền mặt. Sau đó, hỏi về mỗi hình thức thanh toán: prepaid card, credit card, points, voucher)

        12        Anh/ Chị nhận thấy công ty nào đang dẫn đầu về hình thức prepaid card (mobile – di động/ EC/công ty tài chính)? Anh/ Chị phân loại những công ty này như thế nào?

        12.1    Đặc điểm của mỗi mô hình kinh doanh là gì? (điểm mạnh/ lợi thế, điểm yếu)

        13        Vui lòng mô tả quá trình điều hành kinh doanh thanh toán tại Việt Nam.

        13.1    Toàn bộ quá trình từ thành lập cho đến hoạt động điều hành.

        13.2    Liệu việc kinh doanh một cổng thanh toán dạng VAN trong đó các công ty phát hành thẻ là thành viên có khả thi hay không?

        (Banknetvn, Smartlink có hoạt động tương tự như VAN nói trên?)

        14        Khi thành lập doanh nghiệp kinh doanh thanh toán, điều gì/ những yếu tố nào cần xem xét hoặc đặc biệt chú trọng?

        (Vui lòng xác định sự khác nhau giữa các hình thức thanh toán: prepaid cards, credit cards, points, vouchers)

        14.1    Về mặt xin cấp phép

        14.2    Về mặt đăng ký pháp lý (VD: cổ phần cho phép/ giới hạn với nhà đầu tư nước ngoài, học được xác định/ định nghĩa trong kinh doanh như thế nào?)

        14.3    Reserve franchise branch

        14.4    Reserve members

        14.5    Doanh nghiệp đối tác yêu cầu/ cần thiết đối với mỗi loại hình (VD: liên kết với ngân hàng…)

        15        Khi điều hành doanh nghiệp kinh doanh thanh toán, điều gì/ những yếu tố nào cần xem xét hoặc đặc biệt chú trọng?

        15.1    Về quy định pháp luật

        15.2    Về việc đóng thuế/ chịu thuế

        15.3    Về đảm bảo chất lượng chi nhánh

        15.4    Về điều hành thành viên

        15.5    Những lưu ý khác

        16        Cơ cấu lợi nhuận của mỗi nhóm kinh doanh như thế nào?

        16.1    Lợi nhuận kì vọng

        16.2    Cơ cấu hoa hồng thương mại/ kinh doanh

        16.3    Phương pháp phân chia hoa hồng cho cổ đông (xác định cho mỗi hình thức: mobile base-nền di động/ EC base-nền thương mại điện tử/ tổ chức tài chính)

        17        Vui lòng cho biết yếu tố/ năng lực nào bắt buộc phải có để hoạt động kinh doanh thanh toán ở Việt Nam. Xin trả lời theo thứ tự quan trọng.

        17.1    Về cơ sở hạ tầng

        17.2    Về công nghệ

        17.3    Về vốn đầu tư

        18        Hoạt động marketing/ promotion nào cần phải có để tăng hiệu quả kinh doanh thanh toán trong TMĐT ở Việt Nam?

        18.1    Các channel cần phải tập trung

        PHẦN E. Cơ hội và rào cản của các công ty nước ngoài khi tham gia kinh doanh tại Việt Nam.

        19        Anh/ Chị có dự đoán gì nếu một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia kinh doanh thanh toán tại Việt Nam?

        19.1    Anh/ Chị mong đợi điều gì?

        19.2    Có điều gì làm Anh/ Chị lo lắng không?

        20        Nếu một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia kinh doanh thanh toán tại Việt Nam, hình thức kinh doanh nào sẽ mang lại hiệu quả nhất?

        20.1    Vui lòng cho biết ý kiến về việc tham gia vào thị trường prepaid card chẳng hạn như paypal/ Alipay,…

        20.2    Vui lòng cho biết ý kiến về việc tham gia vào thị trường ví điện tử/ voucher

        21        Liệu một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường thanh toán tại Việt Nam có gặp trở ngại hay không? Trở ngại đó là gì?

        21.1    Về mặt ghi nhận (nhận định như thế nào về 1 công ty nước ngoài)

        21.2    Về sự cạnh tranh trong kinh doanh

        21.3    Về mặt xin phép kinh doanh

        21.4    Về mặt vận hành/ quản lý

        22        Anh/ Chị nhận thấy điều gì có thể giúp doanh nghiệp loại trừ hiệu quả những trở ngại nêu trên và thâm nhập thị trường thành công?

        23        Vui lòng cho biết có trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nào tham gia vào thị trường TMĐT Việt Nam mà Anh/ Chị liên hệ đến hoặc lấy làm chuẩn mực hay không?

        23.1    Những ví dụ điển hình về việc kinh doanh thành công/ thất bại.

        Phần F. Kết thúc (Wrap-up)

        [1]Former Associate Research Manager at Kadence International

        [2]Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở 2 tại Tp. HCM

        [3] Bài viết có sử dụng một số tài liệu đào tạo lưu hành nội bộ

        [4]Phương pháp này trong nghiên cứu xã hội học và nhân văn dịch là Phương pháp dân tộc học, nhưng trong nghiên cứu thị trường, các công ty thường vẫn sử dụng từ tiếng Anh là phương pháp ethnography

        Share this:

        Twitter

        Facebook

        Like this:

        Like

        Loading…

        Related