Top 13 # Xem Nhiều Nhất Nêu Phương Pháp Chiết Cành Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

So Sánh Phương Pháp Giâm Cành Chiết Cành Và Ghép Cành

Cơ sở khoa học của phương pháp là sau khi ta tiến hành khoanh vỏ, dưới ảnh hưởng của các chất nội sinh trong tế bào như auxin, cytokinin khi gặp những điều kiện nhiệt độ, độ ẩm thích hợp thì dễ được hình thành và chọc thủng biểu bì đâm ra ngoài.

* Những ưu điểm của phương pháp chiết cành

– Cây giống giữ nguyên được đặc tính di truyền của cây mẹ.

– Cây sớm ra hoa kết quả, rút ngắn được thời gian kiến thiết cơ bản.

– Thời gian nhân giống nhanh.

– Cây trồng bằng cành chiết thường thấp, phân cành cân đối, thuận lợi cho chăm sóc và thu hoạch.

* Những nhược điểm của phương pháp chiết cành

– Hệ số nhân giống không cao, chiết nhiều cành trên cây sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây mẹ.

– Đối với một số giống cây ăn quả, dùng phương pháp chiết cành cho tỷ lệ ra rễ thấp.

* Phương pháp tiến hành

– Cành chiết được lấy trên các cây giống đã được chọn lọc ở thời kỳ sinh trưởng khoẻ, cây có năng suất cao, ổn định và không có sâu bệnh nguy hiểm gây hại. Chọn những cành có đường kính từ 1 – 2 cm ở tầng tán giữa và phơi ra ngoài ánh sáng, không chọn cành na, cành dưới tán và các cành vượt.

– Dùng dao cắt khoanh vỏ với chiều dài khoanh vỏ bằng 1,5 – 2 lần đường kính gốc cành. Sau khi bóc lớp vỏ ngoài, dùng dao cạo sạch phần tượng tầng đến lớp gỗ.

Sau khi khoanh vỏ1 – 2 ngàythì tiến hành bó bầu. Đất bó bầu gồm 2/3 là đất vườn hoặc đất bùn ao phơi khô, đập nhỏ + 1/3 là mùn cưa, rơm rác mục, xơ dừa… tưới ẩm, bọc bầu bằng giấy potyêtylen và buộc kín hai đầu bằng lạt mềm.

Sau 60 – 90 ngày, tuỳ thuộc vào thời vụ chiết, cành chiết rễ. Khi cành chiết có rễ ngắn chuyển từ màu trắng sang màu vàng ngà là có thể cắt cành chiết đưa vào vườn ươm.

Thời vụ chiết thích hợp cho đa số các chủng loại cây ăn quả là vụ xuân và vụ thu.

Giâm cành là phương pháp nhân giống cây trồng bằng cơ quan sinh dưỡng. Cơ sở khoa học của phương pháp tương tự như nhân giống bằng phương pháp chiết cành.

* Những ưu điểm của phương pháp giâm cành.

– Giữ nguyên được đặc tính di truyền của cây mẹ.

– Tạo ra cây giống sau trồng sớm ra hoa kết quả.

– Thời gian nhân giống nhanh.

– Có thể nhân nhiều giống mới từ một nguồn vật liệu giới hạn ban đầu.

* Những nhược điểm.

Đối với những giống cây ăn quả, nhất là những giống kho ra rễ, sử dụng phương pháp này đòi hỏi phải có những trang thiết bị cần thiết để có thể khống chế được điều kiện nhiệt độ, ẩm độ và ánh sáng trong nhà giâm.

* Phương pháp tiến hành.

Đối với các cây ăn quả dạng gỗ cứng, có rụng lá mùa đông, thường lấy cành giâm khi cây bước vào thời kỳ ngủ nghỉ. Đối với các cây ăn quả gỗ mềm, không rụng lá thường lấy cành giâm vào mùa sinh trưởng.

Nền giâm được sử dụng là cát khô, than bùn, xơ dừa hoặc là nền đất tuỳ thuộc vào điều kiện giâm cành, thời vụ giâm, chủng loại giống và loại cành giâm khác nhau.

Cành giâm được chọn ở giữa tầng tán tương tự chọn cành chiết, chiều dài hom giâm thích hợp từ 15 – 20 cm. Đối với những cành giâm lấy vào mùa sinh trưởng nên để lại trên hom giâm từ 2 – 4 lá.

Để tăng khả năng ra rễ của cành giâm, có thể nhúng phần gốc hom giâm vào dung dịch chất điều tiết sinh trưởng như: a NAA, IBA, IAA ở nồng độ 2000 – 4000 ppm trong vài giây hoặc ngâm phần gốc hom giâm vào các dung dịch trên ở nồng độ 20 – 40 ppm trong thời gian 10 – 20 phút.

Sau khi giâm cần tưới ướt bề mặt lá thường xuyên ở dạng phun sương để tránh thoát hơi nước gây rụng lá. Khi cành giâm có một đợt lộc mới ổn định sinh trưởng và có đầy đủ rễ thì tiến hành ra ngôi và chăm sóc cây cho đến khi đạt tiêu chuẩn xuất vườn.

Giai đoạn từ giâm cho tới khi có rễ và lộc mới ổn định cần được tiến hành trong nhà giâm, khi ra ngôi cần chọn thời điểm có điều kiện thời tiết thuận lợi hoặc ra ngôi trong điều kiện có mái che.

Nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp ghép

Cơ sở khoa học của phương pháp là khi ghép, bằng những phương pháp nhất định làm cho tượng tầng của gốc ghép và thân ghép tiếp xúc với nhau, nhờ sự hoạt động và khả năng tái sinh của tượng tầng làm cho mắt ghép và gốc ghép gắn liền với nhau.

* Những ưu điểm của phương pháp ghép

– Cây ghép sinh trưởng phát triển tốt nhờ sự phát triển, hoạt động tốt của bộ rễ gốc ghép và khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai của cây gốc ghép.

– Cây ghép giữ được các đặc tính của giống muốn nhân.

– Hệ số nhân giống cao, trong thời gian ngắn có thể sản xuất được nhiều cây giống đáp ứng yêu cầu của sản xuất.

– Giống làm gốc ghép sớm cho ra hoa kết quả vì mắt ghép chỉ tiếp tục giai đoạn phát dục của cây mẹ.

– Tăng cường khả năng chống chịu của cây với điều kiện bất thuận như: chịu hạn, chịu úng, chịu rét và sâu bệnh.

– Thông qua gốc ghép có thể điều tiết được sự sinh trưởng của cây ghép.

– Cókhả năng phục hồi sinh trưởng của cây, duy trì giống quý thông qua các phương pháp ghép như: ghép nối cầu hay ghép tiếp rễ.

* Yêu cầu của giống gốc ghép

– Giống làm gốc ghép phải sinh trưởng khoẻ có khả năng thích ứng rộng với điều kiện địa phương.

– Giống làm gốc ghép phải có khả năng tiếp hợp tốt với thân cành ghép.

– Giống làm gốc ghép phải có khả năng chống chịu sâu bệnh và có khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận.

– Giống làm gốc ghép phải sinh trưởng nhanh, dễ gây giống, ít mọc mầm phụ ở gốc cây con.

* Những yêu cầu kỹ thuật để nâng cao tỷ lệ ghép sống và tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn

– Chăm sóc cây con trước khi ghép: sau khi ra ngôi cần áp dụng đầy đủ các quy trình khác của kỹ thuật chăm sóc để cây gốc ghép sớm đạt tiêu chuẩn ghép. Trước khi ghép 1 – 2 tuần cần tiến hành vệ sinh vườn cây gốc ghép và tăng cường chăm sóc để cây có nhiều nhựa, tượng tầng hoạt động tốt.

– Chọn cành, mắt ghép tốt: cành ghép được lấy từ vườn chuyên lấy cành ghép hoặc trên vườn sản xuất với những cây mang đầy đủ các đặc tính của giống muốn nhân. Cành ghép được chọn ở giữa tầng tán, không có các đối tượng sâu bệnh nguy hiểm gây hại. Tuổi cành ghép chọn phù hợp tuỳ thuộc vào thời vụ ghép khác nhau. Trong điều kiện cần vận chuyển đi xa, cần bảo quản trong điều kiện đủ ẩm, tránh nhiệt độ cao.

– Chọn thời vụ ghép tốt: trong điều kiện khí hậu miền Bắc nước ta, đa số các giống cây ăn quả được tập trung ghép vào vụ xuân và vụ thu.

– Thao tác kỹ thuật ghép: đây là khâu kỹ thuật có tính chất quyết định, phụ thuộc vào sự thành thạo của người ghép. Các thao tác ghép cần được tiến hành nhanh và chính xác.

– Chăm sóc cây con sau khi ghép: tất cả các khâu kỹ thuật từ mở dây sau ghép, xử lý ngọn gốc ghép, tỉa mầm dại, tưới nước làm cỏ, bón phân, tạo hình cây ghép cho tới công tác phòng trừ sâu bệnh hại cần được tuân thủ một cách nghiêm ngặt, đúng kỹ thuật.

* Các phương pháp ghép:

+ Tuỳ thuộc vào mục đích áp dụng, từng đối tượng cây ăn quả mà có thể sử dụng các phương pháp khác nhau. Một số phương pháp ghép chủ yếu đang được áp dụng để nhân giống cây ăn quả được chia thành hai nhóm là ghép mắt và ghép cành.

+ Nhóm các phương pháp ghép mắt.

– Phương pháp ghép mắt cửa sổ.

Phương pháp ghép mắt cửa sổ thường được áp dụng với các chủng loại cây ăn quả dễ bóc vỏ, có thân cành dễ lấy mắt, mắt ghép lớn.

Trên gốc ghép, cách mặt đất 25 – 30 cm, chọn vị trí không có nhánh hoặc mầm ngủ, tiến hành mở vết ghép có dạng cửa sổ và bóc bỏ phần vỏ. Trên cành ghép, chọn vị trí có mầm ngủ, cắt một phần khoanh vỏ có chứa mầm ngủ với kích thước tương tự hoặc nhỏ hơn vết mở trên gốc ghép. Đặt mắt ghép vào gốc ghép và dùng dây nilon cuốn lại, lưu ý cuốn kín dây từ dưới lên trên một lượt để tránh nước mưa thấm vào và cố định dây ghép.

Sau ghép 15 – 20 ngày tuỳ thuộc vào chủng loại cây ăn quả, tiến hành cởi dây ghép. Nếu mắt ghép còn xanh thì sau 2 – 3 ngày tiến hành cắt ngọn gốc ghép, áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây con sau khi ghép.

– Phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ

Phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ được áp dụng để nhân giống hồng, các cây ăn quả có múi và một số chủng loại cây ăn quả khác.

Trên gốc ghép, ở độ cao cách mặt đất 25 – 30 cm, chọn vị trí không có nhánh hoặc mầm ngủ, tiến hành mở gốc ghép có dạng hình lưỡi của gốc ghép. Trên cành ghép, chọn vị trí có mầm ngủ, cắt lấy mắt ghép dạng hình lưỡi có một phần gỗ tương tự như trên gốc ghép. Đặt mắt ghép vào gốc ghép và dùng dây nilon cuốn lại, lưu ý cuốn kín dây từ dưới lên trên một lượt để tránh nước mưa thấm vào và cố định dây ghép. Trường hợp mắt ghép nhỏ hơn so với vết mở trên gốc ghép thì đặt mắt ghép lệch về một bên để có ít nhất một phía tượng tầng được trùng khớp.

Sau ghép 20 – 25 ngày tuỳ thuộc vào chủng loại cây ăn quả, tiến hành cởi dây ghép. Nếu mắt ghép còn xanh thì sau 2 – 3 ngày tiến hành cắt ngọn gốc ghép, áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây con sau khi ghép.

+ Nhóm các phương pháp ghép cành

– Phương pháp ghép áp

Phương pháp ghép áp được áp dụng chủ yếu để nhân giống trồng với số lượng nhỏ hoặc áp dụng với những cây ăn quả khó nhân giống bằng các phương pháp khác.

Trên cành ghép và gốc ghép, mở vết cắt có kích thước tương tự nhau, dài từ 8 – 10 cm, áp hai vết cắt vào nhau và cuốn kín lại bằng dây nilon, dùng dây buộc cố định của gốc ghép trên thân cây chọn cành ghép. Sau ghép khoảng 1,5 – 2 tháng, tiến hành cởi dây ghép và cắt ngọn của gốc ghép. Sau đó khoảng 7 – 10 ngày, cắt tiếp phần gốc của cành ghép và tạo được cây giống hoàn chỉnh.

– Phương pháp ghép cành bên

Phương pháp ghép cành bên được sử dụng trong trường hợp cây gốc ghép khó bóc vỏ để sử dụng các phương pháp ghép khác hoặc ghép trong mùa khô.

Trên gốc ghép, ở độ cao cách mặt đất 25 – 30 cm, mở vết cắt tương tự như phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ nhưng có kích thước từ 2 – 3 cm. Trên cành ghép, cắt một lát cắt tạo vết cắt dài, có kích thước tương tự như vết mở trên gốc ghép, giữ lại 2 – 3 mầm ngủ. Cài cành ghép vào vết mở của gốc ghép và dùng dây nilon cuốn kín lại. Cuốn dây nilon từ dưới lên trên và cố định dây cuốn lần thứ nhất khi cuốn kín vết cắt, sau đó tiếp tục cuốn dây một lượt lên trên và cố định dây ghép. Sau ghép 20 – 25 ngày, tiến hành cởi dây ghép đến vị trí cố định dây lần 1 và sau 1 – 2 ngày thì cắt ngọn gốc ghép. Khi cây có 1 – 2 đợt lộc ổn định thì cắt tiếp phần còn lại của dây ghép.

– Phương pháp ghép đoạn cành

Phương pháp ghép đoạn cành được sử dụng để nhân giống hầu hết các đối tượng cây ăn quả thân gỗ.

Trên gốc ghép, ở độ cao cách mặt đất 25 – 30 cm, tiến hành cắt ngọn gốc ghép (có giữ lại một vài lá gốc). Chọn cành ghép có đường kính tương tự với đường kính gốc ghép, cắt một lát cắt tạo vết cắt dài 2 – 2,5 cm, có 2 – 3 mầm ngủ. Chẻ một vết trên gốc ghép có chiều rộng và sâu tương tự với kích thước của vết cắt trên cành ghép. Cài cành ghép vào gốc ghép sao cho ít nhất có một phía tượng tầng được trùng khớp và dùng dây nilon mỏng cuốn lại.

Trước hết cuốn nhiều vòng dây để cố định cành ghép vào gốc ghép, sau đó trải rộng dây nilon và cuốn kín một lượt xung quanh cành ghép, đưa dây nilon trở lại cố định dây tại gốc ghép. Sau ghép 15 – 20 ngày, mầm ghép bắt đầu mọc xuyên qua dây cuốn, tiến hành các biện pháp chăm sóc cây con sau khi ghép.

– Phương pháp ghép nêm.

Phương pháp ghép nêm được sử dụng cả nhân giống trong vườn ươm và ghép cải tạo vườn cây ăn quả.

Trên gốc ghép, cắt bỏ toàn bộ thân tán ở vị trí phù hợp, chọn cành ghép và cắt cả hai phía tạo thành hình chiếc nêm. Chẻ đôi gốc ghép và cài cành ghép sao cho phần tượng tầng phía ngoài của gốc ghép và cành ghép được trùng khớp với nhau. Dùng dây nilon cuốn chặt cố định cành ghép với gốc ghép và cuốn kín cành ghép để chống thoát hơi nước. Sau khi cành ghép bật lộc, có 1 – 2 đợt lộc ổn định sinh trưởng thì tiến hành cắt bỏ dây ghép. Sau đó áp dụng các biện pháp chăm sóc cây sau ghép như các phương pháp ghép khác.

– Phương pháp ghép sửa chữa thân và sửa chữa rễ

Các phương pháp ghép này được sử dụng khi cần nối phần vỏ bị tổn thương của cây hoặc cải tạo bộ rễ cây đã bị gây hại.

Đối với phương pháp ghép sửa chữa thân, sử dụng các đoạn cành của cùng giống cây ăn quả ghép nối lại phần vỏ qua vị trí bị tổn thương. Trên cành ghép, cắt tạo vết cắt tương tự như mở vết cắt của phương pháp ghép cành bên nhưng dài từ 3 – 5 cm ở cả hai đầu của đoạn cành. Trên thân cây, bóc vỏ mở vết ghép có kích thước tương tự với vết cắt của cành ghép. Cài cành ghép vào thân cây và cuốn kín lại bằng dây nilon. Khi vết ghép gắn liền, tiến hành cởi dây ghép.

Đối với phương pháp ghép sửa chữa rễ, tiến hành trồng các cây gốc ghép xung quanh gốc cây cần ghép sửa chữa, cắt ngọn gốc ghép tạo vết cắt tương tự như đoạn cành của phương pháp ghép sửa chữa thân, bóc vỏ mở vết ghép có kích thước tương tự với vết cắt của cành ghép. Cài vết cắt của gốc ghép vào thân cây và cuốn kín vết ghép bằng dây nilon khi vết ghép gắn liền, tiến hành cởi dây ghép.

Phương Pháp Chiết Cành Nhân Giống Cây

Ưu điểm của chiết cành: Sớm cho quả, giữ được các đặc tính tốt của cây mẹ, nhanh có giống để trồng. Thông thường sau khi chiết khoảng 3 – 4 tháng hoặc 8 tháng tuỳ giống vì vậy có thể đẩy nhanh tốc độ trồng mới. Ngoài ra cây trồng bằng chiết cành còn có ưu điểm: cây thấp, tán cây gọn, phân cành đều trong không gian, sớm cho thu hoạch và thuận lợi trong chăm sóc.

Nhược điểm: Hệ số nhân giống chưa thật cao. Nếu chiết nhiều cành một lúc trên cây mẹ sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây mẹ. Để khắc phục nhược điểm này người ta dùng phương pháp chiết cành nhỏ.

Những biện pháp kỹ thuật để nâng cao tỷ lệ ra rễ của cành chiết và chất lượng cành chiết.

Chọn giống, chọn cây, chọn cành chiết tốt

Khâu chọn giống rất quan trọng. Ví dụ cùng là bưởi nhưng có giống chua, giống ngọt, giống chín sớm, chín muộn khác nhau, lại có giống bưởi trắng ruột, bưởi điều…Vì vậy nên chọn giống nào có phẩm chất ngon, thị trường ưa chuộng và có năng suất cao. Cũng như trong một vườn bưởi, không phải cây nào cũng có năng suất cao và ăn ngon như nhau, mà chỉ có một số cây nhất định, thậm chí cả vườn chỉ được một cây ngon, hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Còn việc chọn cành trên cây thì nên chú ý độ lớn và vị trí cành. Độ lớn cành nên chọn loại cành có đường kính 1,0 – 2,0cm. Cành đã hoá gỗ ở vị trí giữa tầng tán phơi ra ngoài ánh sáng. Không chiết cành la, cành vượt.

Chọn đúng thời vụ thích hợp cho từng giống để chiết

Ở vùng đồng bằng Bắc bộ và bắc Trung bộ phần lớn các giống cây ăn quả nên chiết vào 2 vụ chính: vụ xuân (tháng 3 – 4) và vụ thu (tháng 8 – 9). Tuy nhiên cũng có thể tuỳ theo giống mà xê dịch thời vụ cho phù hợp. Ví dụ mận, đào nên chiết sớm vào tháng 2 – 3 khi cây bắt đầu ra hoa và vụ thu có thể chiết kéo dài đến hết tháng 10.

Ở các tỉnh khu 4 cũ nên chiết vào vụ thu (tháng 8 – 9), không nên chiết vào vụ xuân vì tháng 5 – 6 ở đây có gió Lào, nắng, nóng và hạn. Các tỉnh ở miền Nam, Tây Nguyên nên chiết vào đầu mùa mưa.

Kỹ thuật chiết

Khoanh vỏ bầu chiết: Chiều dài khoang vỏ tốt nhất bằng 1,5 – 2 lần đường kính cành chiết, sau khi khoanh vỏ cạo sạch lớp tế bào tương tầng dính trên lõi gỗ. Với giống khó ra rễ cần phơi nắng khoảng 1 tuần sau đó mới bó bầu.

Chất độn bầu: Dùng tỷ lệ 1/2 phân chuồng hoai + 1/2 đất màu, hoặc 2/3 phân chuồng hoai + 1/3 đất màu. Độ ẩm đất bầu chiết phải đảm bảo 70% độ ẩm bão hoà.

Bó bầu bằng giấy pôlyêtylen màu trắng, đảm bảo cho bầu đất không bị xoay bằng cách buộc thêm một giây lạt ở giữa bầu.

Sử dụng chất kích thích sinh trưởng

Chất này có tác dụng làm tăng khả năng ra rễ đối với những giống khó ra rễ hoặc chiết vào mùa không thích hợp với cây.

Các chất kích thích sinh trưởng thường dùng cho chiết cành như Indol butyric (IBA), α.naphtyl axêtic axit (NAA), Indol axêtic axit (IAA), Gibberellin (GA3). Cần chọn loại chất kích thích sinh trưởng và nồng độ phù hợp cho từng loại giống và mùa chiết khác nhau.

Nhân Giống Tre Bằng Phương Pháp Chiết Cành

Khái niệm nhân giống tre bằng phương pháp chiết cành

Chiết cành là một phương pháp nhân giống vô tính được thực hiện bằng cách sử dụng những cành dinh dưỡng ở trên cây mẹ và thực hiện bằng cách: Dùng cưa sắc cưa gốc củ cành sát phần thân cây mẹ sau đó đắp lên vị trí cưa và gốc cành (đùi gà) một lớp đất rồi lấy nilon bọc lại chờ cho gốc cành ra rễ, cắt cành chiết khỏi cây mẹ, tạo được cây con có khả năng sống độc lập, mang đầy đủ tính di truyền của cây tre mẹ.

Ưu, nhược điểm của phương pháp nhân giống tre bằng phương pháp chiết cành

Ưu điểm

– Tạo được cây con mang đặc tính di truyền của cây mẹ.

– Vừa sử dụng được giống, vừa sử dụng được cây.

– Không ảnh hưởng đến năng xuất (măng) của bụi

Nhược điểm

– Hệ số nhân giống thấp

– Kỹ thuật phức tạp đòi hỏi phải có kinh nghiệm.

Thời vụ chiết cành

– Miền Bắc nên chiết 2 vụ trong năm:

+ Vụ xuân chiết tháng 3 – tháng 4 (dương lịch)

+ Vụ thu chiết tháng 7 – tháng 8 (dương lịch)

– Miền Nam nếu chủ động được nước tưới cho cây mẹ có thể chiết được quanh năm còn không chủ động được nước tưới nên chiết từ đầu đến cuối mùa mưa.

Nếu chiết vào mùa mưa thời gian ra rễ khoảng 20 ngày còn vào mùa khô thời gian ra rễ phải kéo dài trên 1 tháng mà tỉ lệ rễ lại ít, cây yếu, tỉ lệ giâm sống không cao.

Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu chiết cành

Chuẩn bị dụng cụ

+ Cưa tay, kéo cắt cành, dao tông phải được mài và dũa sắc.

+ Cuốc, xẻng, sàng đất.

+ Ống đong, que thủy tinh, cân tiểu li

+ Thang chữ A.

Chuẩn bị vật liệu chiết cành

– Cây vật liệu có đủ tiêu chuẩn chiết: 30 cây

– Chuẩn bị đất và chất tạo độ xốp:

+ Chọn đất thịt nhẹ hoặc trung bình.

+ Rơm khô phải được băm nhỏ thành đoạn ≤ 3 cm.

– Chuẩn bị vật liệu để bó bầu chiết:

+ Thuốc NAA, NaOH. Pha thuốc kích thích ra rễ NAA nồng độ 100PPm (100 mg/lít)

+ Nilon trắng có KT (20 x 25cm).

+ Dây lạt buộc (3 lạt/bầu)

+ Phân NPK.

+ Phân chuồng ủ hoai mục.

Chọn cây mẹ lấy cành chiết

– Cây mẹ để lấy cành chiết có tuổi 12 – 14 tháng tuổi, sinh trưởng tốt, không sâu bệnh, không có hoa và cành lá đã phát triển đầy đủ.

– Dùng sơn đỏ đánh dấu tất cả các cây mẹ được tuyển chọn ở vị trí 1, 3m.

Chọn và đánh dấu cành chiết

– Trên cây mẹ đã tuyển chọn, chọn những cành bánh tẻ, cành cấp 1 có đường kính gốc cành ≥ 1cm, đang bong bẹ mo, cành đã toả hết lá, đùi gà to và có nhiều vòng rễ khí sinh, mắt cua to, chắc nổi rõ, không sâu bệnh và dị tật.

– Chọn được cành có đủ tiêu chuẩn nêu trên thì dùng chổi quét và sơn đỏ đánh dấu ngay cành đó.

Chiết cành

Chặt cành nhánh, bóc bẹ mo

– Dùng dao tông lóc bỏ cành nhánh ở 2 bên đùi gà

– Bóc bỏ bẹ mo: Bóc sạch bẹ mo ở đùi gà.

Cắt ngọn cành và cưa gốc cành chiết

– Cắt ngọn cành: Dùng dao sắc hoặc kéo cắt cành, cắt bớt ngọn cành chiết sao cho cành còn độ dài 30 – 40 cm, đoạn cành có từ 2- 3 lóng (nhằm hạn chế gẫy khi gặp mưa to gió lớn) Cắt ngọn cành chiết

– Cưa gốc cành chiết:

Bước 1: Xác định điểm chiết

Điểm chiết tại phần đùi gà cách thân cây mẹ khoảng 1 – 2 cm (để lấy nơi buộc giấy nilon bọc bầu chiết cho chắc sau này) Xác định điểm chiết

Bước 2: Dùng cưa sắc, cưa 4/5 diện tích tiếp giáp giữa đùi gà và thân cây mẹ (hướng cưa từ trên xuống). Cưa cành chiết từ trên xuống

Bước 3: Tại phía dưới của điểm chiết, phần đối đối diện với mạch cưa trên dùng cưa, cưa chớm vào cành 0,3 cm (để sau này dễ bẻ cành chiết) Cưa cành chiết từ dưới lên

Bước 4: Lấy bông chấm vào thuốc kích thích ra rễ NAA (100 mg/l) và bôi vào vết cắt ở gốc củ cành, để ngấm 5- 10 phút rồi mới bó bầu.

Bó bầu chiết

Đất bó bầu chiết phải đảm bảo các yêu cầu sau: Tơi xốp, giữ ẩm tốt, không bị vỡ bầu khi đất khô, đủ dinh dưỡng do vậy nên chọn đất thịt trung bình, đất phù sa, đất bùn ao phơi khô nỏ

Bó bầu chiết được thực hiện theo các bước sau:

– Trộn đất để bó bầu:

Tiến hành trộn đất đã chọn với chất độn (rơm, rác mục cùng với phân chuồng hoai mục) theo tỉ lệ 2/3 đất + 1/3 chất độn tạo độ xốp theo nguyên tắc thành phần nào nhiều đổ trước, ít đổ sau sau đó trộn đều hỗn 2 -3 lần rồi nhào hỗn hợp cùng nước (hoặc có thêm dung dịch NAA mg/l), đảm bảo độ ẩm đạt được là 80 % (khi nắm hỗn hợp vào tay, hỗn hợp không tở ra và nước cũng không chẩy qua kẽ ngón tay là được). Trộn đất với chất độn để bó bầu

– Bó bầu:

+ Vật liệu làm vỏ bầu là nilon trắng không bị thủng, kích thước 20 x 25cm.

Thao tác bó bầu chiết:

+ Đất đã chuẩn bị xong được chia thành từng nắm hình tròn, đường kính chừng 12 -15 cm, trọng lượng 150 – 200 gam. Nắm đất bó bầu

+ Dùng tay bẻ đôi nắm đất ấp vào vết cắt và gốc củ cành, sao cho kín gốc củ cành và vết cắt. Bầu chiết có đường kính khoảng 10 – 12 cm và dài 12 -15cm.

+ Dùng nilon màu trắng, dai, kích thước 20 x 25 cm, gói kín.

+ Buộc ngoài bằng 3 nút lạt giang (giữa và 2 đầu) cho chắc chắn. Thao tác bó bầuBầu chiết bó xong

Cắt cành chiết trên cây mẹ

– Trước khi cắt cành chiết phải kiểm tra xem cành chiết đủ tiêu chuẩn cắt hay chưa.

– Tiêu chuẩn của cành chiết đủ tiêu chuẩn để cắt là những cành có bộ rễ đã phát triển: rễ nhiều, phân bố đều, rễ có màu vàng nâu.

– Chỉ chọn và cắt những cành chiết có đủ tiêu chuẩn.

– Bẻ hoặc cắt cành chiết không làm vỡ bầu và dập xước đùi gà.

– Cành chiết cắt xong phải được đưa vào nơi thoáng mát.

– Bó cành chiết thành từng bó khoảng 5- 6 cành 1 bó.

– Vận chuyển cành chiết về vườn giâm.

– Ngâm nước để diệt kiến và bổ sung nước cho bầu chiết sau cắt.

– Xếp dầy cành chiết cùng chiều, ngọn hướng lên trên ở nơi thoáng mát, không có nắng. Xếp cành chiết

Giâm cành chiết

Vườn giâm cành chiết đất phải được làm nhỏ, lên luống và xử lý mầm bệnh rồi tiến hành căng lưới đen che bớt 50 -75% ánh sáng

– Giâm cành chiết trực tiếp ra luống:

+ Luống giâm cành chiết rộng 1 – 1.2 m, dài 8 – 10 m.

+ Nơi giâm cành chiết phải đủ sáng, không bị ngập úng.

+ Nền giâm cành chiết là đất thịt nhẹ hay thịt nhẹ trung bình, đất phải nhỏ và sạch cỏ.

+ Dùng phân chuồng bón lót trước khi ươm cành từ 10 -15 ngày, lượng bón từ 2- 5 kg phân chuồng/ m2 mặt luống.

+ Giâm cành chiết ra luống được thực hiện theo các thao tác sau:

Rạch đất sâu 13 -15 cm theo hàng trên luống

Bóc bỏ vỏ bầu.

Đặt cành chiết vào rạch nghiêng 1 góc khoảng 60- 70º so với mặt luống, cự ly cây 40 x 25 cm, chú ý đặt mắt củ cành sang hai bên rồi lấp đất và lèn chặt.

Sau khi giâm xong phải tưới nước ngay, lượng nước 10 -15 lít/1 m² mặt luống.

– Giâm cành chiết vào bầu:

+ Sử dụng vỏ bầu nilon kích thước 15 x 22 cm, có đục lỗ.

+ Thành phần hỗn hợp ruột bầu: 69 % đất tầng AB + 30 % pc hoai + 1 % supe lân.

+ Thao tác giâm cành chiết vào bầu:

Tách miệng bầu

Cho hỗn hợp ruột bầu vào 1/3 đáy bầu rồi dùng tay nén chặt.

Đưa cành chiết đã được bóc bỏ bầu, đặt nghiêng cành chiết sau đó tiếp tục cho hỗn hợp đất lèn chặt đầy bầu nhưng không được làm vỡ bầu.

Xếp bầu trong luống đã tạo sẵn, các bầu được xếp theo một hướng so le trên mặt luống, mỗi m² có thể xếp được 120 bầu. Giâm cành chiết vào bầu

Xếp xong phải vun đất cao 2/3 bầu và kín hai bên thành luống rồi tưới nước.

Chăm sóc cành chiết tại vườn

Che râm

– Sau khi ươm đảm bảo độ che bóng 60 %, chiều cao dàn che 2m trên toàn bộ diện tích ươm giống.

– Sau 30 – 40 ngày giảm độ che bóng xuống còn 30 %, sau 60 – 70 ngày còn 15%.

– Trước khi xuất vườn 15 – 20 ngày bỏ toàn bộ dàn che. Che râm cho cây

Tưới nước

Nước là thành phần quan trọng xây dựng nên cơ thể thực vật, cây con cần rất nhiều nước, đặc biệt là thời điểm mới giâm khả năng hút nước của bộ rễ hạn chế, vì vậy chúng ta tăng hay giảm lượng nước tưới cũng làm cho sinh trưởng của cây biến đổi theo hướng con người mong muốn.

Khi cây con sinh trưởng vóng lốp, thân mềm yếu phải giảm lượng nước tưới, ngược lại khi cây con còi cọc chậm lớn do khô hạn thì cung cấp cho cây đủ nước bằng cách tăng lượng nước tưới làm cho cây sinh trưởng nhanh, ở giai đoạn cây sắp xuất vườn, ngừng việc tưới nước làm cho cây con cứng cây, đem trồng đạt tỉ lệ sống cao.

Bón phân

Cành chiết sau giâm quan sát thấy cây đã lên lá mới phải thực hiện bón phân kịp thời để cành chiết sau giâm có đà sinh trưởng.

Xác định loại phân cần bón cho cây con trong giai đoạn vườn ươm

Bón phân cho cành chiết sau giâm vào lần đầu khi quan sát thấy toàn bộ số cây trên diện tích giâm cùng đợt đã lên lá mới.

Dùng loại phân nào để bón cho cây ươm phải thông qua việc quan sát những biểu hiện về sinh trưởng và màu sắc thân cây, cành và lá. Những biểu hiện này do rất nhiều nguyên nhân song trong đó thiếu dinh dưỡng là nguyên nhân chủ yếu, vì vậy tùy theo loại đất, thời tiết khác nhau, tuổi cây mà dùng loại phân bón, lượng phân bón và số lần bón khác nhau.

Loại phân bón cho tre trong giai đoạn vườn ươm thường dùng phân đạm urê để cây phát triển thân cành kết hợp với phân supelân để tăng khả năng ra rễ cho cây.

Chuẩn bị phân bón

– Loại phân: Phân urê, phân supe lân hoặc phân hỗn hợp NPK.

– Tính toán lượng phân cho từng loại trên diện tích cần bón

– Cân từng loại phân bón đã được tính toán cho diện tích cần bón.

– Trộn đều các loại phân bón với nhau trước lúc bón.

Các cách bón phân cho cây con

Lượng phân bón thúc cho cành chiết ươm trong vườn thường bón phân đạm urê và supe lân. Có 3 cách bón:

* Bón phân trực tiếp vào đất trên toàn bộ diện tích cây ươm:

+ Trước khi bón phân phải làm sạch cỏ luống và rãnh luống, thu gom hết cỏ vào 1 nơi. Với loại cỏ có củ phải đào tận gốc (cỏ gấu, cỏ tranh)

+ Rắc phân bón đã hỗn hợp các loại với nhau và rắc đều trên mặt luống sau đó rắc thêm đất trên mặt.

+ Tưới nước đủ ẩm để phân bón phát huy được tác dụng.

* Bón phân trực vào gốc cây trên luống:

+ Làm cỏ trên các gốc cây trước khi bón, vơ cỏ bỏ vào 1 chỗ.

+ Rắc phân bón đã hỗn hợp các loại với nhau vào đất vào đất xung quanh các gốc cây trên luống, dùng cuốc xới đất để đảo đều phân sau đó vun đất vào gốc cây.

+ Tưới nước đủ ẩm để phân bón phát huy tác dụng.

* Pha phân với nước và tưới vào đất

Pha phân với nước và tưới vào đất có nghĩa là pha lượng phân đã tính toán thành dung dịch gồm có nước và phân sau đó tưới lên mặt luống.

Lượng phân tưới: Tưới phân với nồng độ 2% bao gồm 2 loại phân: urê và supelân theo tỉ lệ 1: 1, tưới 1 lít dung dịch phân cho 0, 5 m²

Cách pha: Pha 1 kg phân đạm uê + 1 kg supe lân + 100 lít nước

Tưới vào sáng sớm hoặc vào lúc xế chiều

Tưới 2 lít dung dịch phân đã pha ở trên cho 1 m² luống, Như vậy cứ 1

thùng 10 lít tưới được 5 m² và 1 luống cây có diện tích là 10 m² tưới 2 thùng (thùng 10 lít).

Tưới phân phải đều trên mặt luống, tưới xong chờ cho nước phân ngấm hết dùng nước sạch tưới rửa lại lá để cây khỏi bị sót phân.

Đảo bầu và xén rễ

Đảo bầu và xén rễ là biện pháp gây chấn thương, hạn chế sinh trưởng thân lá, được tiến hành trước khi đem đi trồng khoảng 1 tháng, bằng cách cắt đứt rễ ăn ra khỏi bầu, rễ ăn quá sâu, để chúng ra nhiều rễ mới, khi đem trồng tỉ lệ sống cao hơn.

Đảo bầu và xén rễ thường kết hợp với việc phân loại cây tốt, trung bình và xấu để có biện pháp chăm sóc tiếp giúp cây sinh trưởng đồng đều và nâng cao được tỉ lệ cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn. Đảo bầu và xén rễ

Tiêu chuẩn cây giống đem trồng

Cây giống nuôi dưỡng ở vườn ươm từ 4 tháng tuổi trở lên đã có 1 thế hệ cây con tỏa lá, không sâu bệnh, không tổn thương cơ giới. Tiêu chuẩn cành chiết đem trồng

# 1【Phương Pháp】Cách Chiết Cành Cây Hoa Sứ Nhanh Ra Rễ

Cây hoa sứ được rất nhiều người yêu thích, cây còn được mệnh danh là HOA HỒNG SA MACH với vẻ đẹp và sức sống của cây , tạo nên điểm nhấn và sức hút mới ở những nơi khô cằn nhất. cây hoa sứ không phải là cây bản địa, được nhập khẩu vào nước ta rừ Thái Lan và ngày nay gần như được xem là cây bản địa, được rất nhiều người yêu thích, tuy nhiên để có thể chăm sóc được những cây hoa sứ thì chúng ta tìm hiểu về những đặc điểm của cây và cách chăm sóc khi cây phát triển.

Đặc điểm cây hoa sứ

Cây hoa sứ là giống cây có thân mập, ọng nước, bộ rễ khỏe mạnh phát triển phình to, gốc cây lớn, cây có bộ lá màu xanh bóng hoặc xanh xám, bộ lá tập trung ở phần đầu cành.

Khi vào mùa lạnh cây thường ngủ đông và trút bỏ toàn bộ lá của cây, khi mùa xuân tới cây bắt đầu ra bộ lá khỏe mạnh.

Hoa của cây hoa sứ có 5 cánh mỏng, dạng phểu, hoa có màu từ trắng đến đỏ, ngoài ra hiện nay cây hoa sứ được lai ghép đều có nhiều cánh và màu sắc rực rỡ hơn rất nhiều.

Khi trồng cây thì chúng ta nên lựa chọn nơi có nhiều ánh nắng để trồng, vì cây hoa sứ rất ưa ánh sáng, hạn chế tối đa việc ngập úng cây vì bộ rễ của cay không chịu được ngập úng.

Cây hoa sứ nên trồng vị trí nào

Cây hoa sứ hiện nay thường thấy ở nhiều nơi, đặc biệt là như đền chùa, miếu mạo, khu tưởng niệm, cây còn mang đến ý nghĩa cầu chúc bình an nên thường thấy ở các khu bện viện và nơi người mất vì vậy mà có rất nhiều người không lựa chọn cây sứ để trồng trong sân vườn.

Hiện nay trên thị trường có loại sứ thái đỏ tên gọi là: Adenium là loại cây thích hợp trồng trang trí trước nhà hay khu sân vườn, lối đi lại và cây cảnh để bàn đẹp.

Ý nghĩa phong thủy cây sứ thái đỏ

Cây sứ thái đỏ được rất nhiều người yêu thích, cây mang đến nhiều hồng phúc cho gia chủ, giúp cho công việc thêm thuận buồn xuôi gió và mang đến cuộc sống vui vẻ, vào những ngày tết thì ở nhiều nơi sẽ lựa chọn những chậu sư thái đang ra hoa để trưng trong nhà để cầu bình an cho cả gia đình và cầu mong năm mới đầy may mắn.

ƯU ĐIỂM CHIẾT CÀNH HOA SỨ

Chiết cành cây hoa sứ là phương pháp nhân giống nhanh , đạt 90% tỉ lệ sống, trong quá trình chiết cành hoa sứ, cành con vẩn sống nhờ vào thân của cây mẹ. nên vẩn được cung cấp các chất dinh dưỡng từ cây mẹ.

Chuẩn bị dụng cụ chiết cành sứ.

Để có thể chiết được những cành cây hoa sứ ta nên chuẩn bị đầy đủ các công cụ dụng cụ để có thể tiến hành chiết cây hoa sứ một cách nhanh và hiệu quả, các dụng cụ cần thiết bao gồm:

Tiến hành chiết cây sứ

Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm chiết cành sứ thì hãy tham khảo qua cách chiết cành đặc biệt sau đây.

Khi chiết cành sứ có cách đặc biệt như: khất vỏ, xẻ hàm ếc, xẻ mỏ vịt, sau đây sẽ là chi tiết những cách chiết cành sứ đặc biệt

Là phương pháp giống như chiết các loại cây thông thường hiện nay, nhưng vẩn có thể áp dụng trên cây sứ, với đoạn chiều dài vỏ khất từ 2-3cm tùy nhánh lớn nhỏ, ta nên lựa chọn những nhánh lớn.

Dùng sao sắc khất vòng quanh thân nhánh, (lộ phần lõi trắng), sau đó để khô trong 5-10 ngày mới bó bầu bằng bột dừa hay rễ luc bình. Sau 1 tháng nhánh sứ có thể ra rễ, đợi rễ ra kín bầu chiết ta cắt xuống và đem trồng. Chu ý khi khất vỏ nhánh sứ phải được cặm cây chống đở nếu không nhánh sẽ bị gãy ngay chổ khấc, do gió.

Xẻ hàm ếch là phương pháp đơn giản hơn, đầu tiên ta lựa chọn nhánh to khỏe, dài để xác định vị trí chiết, xẽ ngược lên phía ngon với chiều sâu bằng 2/3 đường kính thân, sau đó để khô vết cắt trong 5-7 ngày cặm cây đở cho nhánh không gãy sau đó đem bầu như phương pháp khất vỏ. Sau 30 ngày nhánh sứ ra rễ tốt, có thể cắt xuống đem trồng

Xẻ mỏ vịt là phương pháp có tác dụng tốt hơn 2 phương pháp trên, với phương pháp này nhánh cây phải xẻ hàm khá dài, nhưng đổi lại bộ rể sẽ khỏe mạnh hơn.

Chú ý khi xẻ hàm mõ vịt, phần mở rộng miệng lúc nào cũng nằm phía dưới chiều nghiên cua nhánh sứ để tránh làm tét nhánh. Sau khi xẽ hàm ta cũng để khô 5-7 ngày rồi mới bó bầu. Sau 30 ngày nhánh sứ ra rễ đều, ta có thể cắt để trồng.

Để như vậy từ 3 – 5 ngày cho khô nhựa. Sau đó dùng bột dừa, hay rễ lục bình bó chỗ vết ghép lại. Có thể bổ sung thêm thuốc kích thích ra rễ để nhanh chóng đạt kết quả.

– Thường sau khoảng 30 – 40 ngày, rễ bắt đầu nhú ra. Lúc này có thể cắt nhánh chiết, để cho khô nhựa rồi đem trồng. Cây sứ chiết cành cũng như cây sứ giâm cành, nhưng chiết cành giúp cây sứ mới mau ra rễ hơn, áp dụng cho những trường hợp muốn nhân giống một giống sứ đẹp.

LƯU Ý

Giai đoạn đầu khi cắt nhánh chiết đã ra bộ rễ khá khỏe và trồng vào trong chậu, ta có thể lựa chọn những chậu bé, sau khoảng 4-5 tháng khi cây bắt đầu lớn lên , ta mới chuyển sang chậu lớn hơn với chất đất tốt hơn, ở giai đoạn này ta phải dưỡng cây sứ con ở nơi ít bị mưa trong tháng đầu, cây trồng phài buộc chặc vào cây cọc trụ, tránh lay gốc, làm đứt rễ non. Có thể bón thêm phân dưỡng lá Atonik, komic, humic…để ngọn lá phát triển mạnh , nhanh.

Cách giâm cành hoa sứ thái lan

cách giâm cành hoa sứ thái lan (Adenium obesum) được rất nhiều người biết đến, cây khá là dễ chăm sóc, hoa đẹp, phát triển rất nhanh , cây đẹp , tuy nhiên trong quá trình giâm cành cây hoa sứ thường sễ bị hư thối hom giống, đó cũng là tình trạng chung của tất cả mọi người. bài viết sau đây sẽ hướng dẩn cách giâm cành hoa sứ thái lan không bị hư thối hom giống.

LỰA CHỌN HOM SỨ GIỐNG

Để lựa chon được những hom giống tốt, chất lượng ta nên lựa chọn những nhánh tương đối già, dài khoảng 30cm trở lên, khi đó vỏ nhánh sứ đã chuyển từ màu xanh sang màu mốc xám , đường kính của nhánh phải từ 3cm trở lên là đủ điều kiện làm hom giống tốt.

Khi tiến hành cắt hom giống, ta phải dùng dao thật sắc, có lưỡi mỏng và tránh làm bầm giập vết cắt. Cắt ngang nhánh (không cắt xéo) cách chỗ chãng hai về phía gốc 10-15 cm, để sau này dễ tạo thế cây đẹp

Để hom khỏe mạnh hơn, ta nên cắt hom và buổi sáng, khi cắt xong ta nên dùng vôi bôi lên chỗ cắt trên và trên hom cắt cây để sát trùng rồi treo ngược nhánh để nhựa không chảy ra nhiều.

đặt nhánh ở chỗ mát có mái che mưa nắng. Cắt bỏ bớt 1/2-2/3 lá của những lá lớn để giảm bớt sự mất nước qua lá khi trồng. Sau khi cắt hom 15-20 ngày vết cắt khô nhựa tạo thành sẹo mới đem giâm. Ngoài cách cắt hom như trên có thể làm như sau: chỉ cắt đứt khoảng 2/3 đường kính nhánh rồi lật ngược đoạn nhánh đó xuống, vài ngày sau chỗ cắt sẽ lành, sẹo lồi lên để chuẩn bị ra rễ thì cắt tiếp chỗ còn dính lại với cây mẹ, sau đó cũng chờ cho chỗ mới cắt khô nhựa lên sẹo thì đem giâm.

Để bộ rễ khỏe mạnh và phát triển tốt ta nên lựa chọn đất trồng tơi xốp và không giữ nước, vì vậy khi lựa chọn đất chúng ta nên chọn thật kỹ, nếu muốn đất tốt và thoát nước tốt ta có thể trộn đất thêm với phân muc,tro trấu, hat cát giúp khả năng thoát nước tốt hơn. Hạt giống củ

Đặc biệt ở phần đáy chậu trồng phải có lỗ thoát nước, khi cho đất vào chậu bỏ vào đáy chậu một lớp xỉ than hoặc cát sỏi. Có thể trồng vào các giỏ tre có lót một lớp rơm, rác mỏng dưới đáy và xung quanh để dễ thoát nước.

– Trồng hom sâu 3-4 cm, cắm cọc buộc hom để hom không bị đổ ngã.

– Khi mới trồng mỗi ngày chỉ phun sương một ít nước, khi cây sống mạnh ra lá mới thì tưới ít nước để đất vừa đủ ẩm.

Để giúp cây phát triển tốt hơn ta nên để những chậu cây sứ vào chỗ mát, sau khoảng thời gian từ 2-3 tháng mới đưa dần cây tới nơi có nhiều ánh sáng để hom cây làm quyen dần với ánh sáng để giúp cây con phát triển tốt hơn .

Khi cây đã ra nhiều rễ, lúc này bộ rễ của cây phát triển , lá của cây cũng nhiều hơn và than cầy cũng bắt đầu phát triển dài ra, ta nên bón thêm phân NPK, để giúp cây có đủ chất dinh dưỡng phát triển, khoảng 3-4 tháng sau khi trồng cây hoa sứ, cây sẽ bắt đầu ra hoa.