Top 10 # Xem Nhiều Nhất Nguyên Nhân Bị Chảy Máu Cam Ở Trẻ Em Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Chảy Máu Cam Ở Trẻ Em, Nguyên Nhân Do Đâu?

Chảy máu cam ở trẻ em là hiện tượng khá phổ biến và hầu như bé nào cũng từng bị ít nhất 1 lần. Nếu máu chảy từ đường họng xuống miệng thì trẻ có thể nuốt 1 lượng máu lớn, như vậy có an toàn không? Nhưng nguyên nhân thật sự gây ra tình trạng này là gì?

Có nên lo lắng khi trẻ chảy máu cam?

Hôm nay cu Tí đang ngồi ăn cơm thì bị chảy máu cam rất nhiều, làm bố mẹ rất hoảng sợ vì cầm máu hoài vẫn không hết, kéo dài hơn 10 phút. Cu cậu thấy bố mẹ hoảng thế cũng khóc lớn theo vì đây là lần đầu tiên cu Tí bị chảy máu cam mà lại chảy nhiều như vậy.

Thật ra thì bố mẹ Tí không nên lo lắng quá vì hầu hết con em chúng ta đều từng ít nhất một lần chảy máu cam, thậm chí nhiều lần suốt những năm đầu đời, một số trẻ chưa đến trường thậm chí có thể bị vài lần một tuần.

Điều này không có gì lạ thường hay nguy hiểm, nhưng có thể rất khủng khiếp nếu trẻ bị tình trạng chảy máu cam trong xuống cổ họng thì trẻ có thể uống một lương máu lớn làm trẻ bị nôn ói.

Hầu hết trẻ em đều từng một lần chảy máu cam, thậm chí nhiều lần suốt những năm đầu đời, một số trẻ chưa đến trường có thể bị vài lần một tuần. Điều này không có gì lạ thường hay nguy hiểm, nhưng trong một vài trường hợp, trẻ có thể chảy máu cam rất khủng khiếp. Nếu máu chảy từ phía sau mũi xuống đường miệng và cổ họng, trẻ có thể uống một lượng máu lớn dẫn tới tình trạng nôn ói.

Nguyên nhân chảy máu cam do cảm lạnh hoặc mũi bị kích thích

Mũi chứa nhiều mạch máu nhỏ dễ vỡ. Khi không khí lưu thông bên trong mũi có thể gây khô và kích thích màng mô bên trong, tình trạng này thường xảy ra vào mùa đông khi virus gây cúm phổ biến và không khí trong nhà trở nên khô hơn.

Có hai loại chảy máu cam thông thường là chảy máu cam trước và chảy máu cam sau:

Chảy máu cam trước: chảy máu cam ở phần phía trước của mũi và bắt đầu chảy xuống một bên lỗ mũi nếu nạn nhân đứng hay ngồi.

Chảy máu cam ở trẻ em – Mẹ đừng lo lắng quá nếu bé chảy máu cam trước

Chảy máu cam sau: chảy máu ở phần sâu bên trong mũi và chảy xuống miệng và họng dù lúc đứng hay ngồi.

Việc chảy máu cam sau thường nghiêm trọng và đòi hỏi có sự chăm sóc y tế, loại chảy máu cam này hay gặp ở người già, có huyết áp cao và những trường hợp bị thương mặt hay mũi.

Ở trẻ em hầu như luôn là chảy máu cam trước. Tình trạng này thường xảy ra ở vùng khí hậu khô nóng hoặc trong mùa đông khi không khí khô cọ xát các màng bên trong mũi gây nứt nẻ và chảy máu. Bên cạnh đó, việc ngoáy hoặc móc mũi, hỉ mũi mạnh (nếu lớp màng bên trong mũi bị viêm do virus, dị ứng hay vi khuẩn) cũng gây chảy máu.

Cảm lạnh và dị ứng: yếu tố cảm lạnh hay dị ứng có thể làm sưng tấy và kích thích bên trong mũi dẫn đến hiện tượng chảy máu tự phát.

Độ ẩm thấp hay hơi khói độc kích thích: nếu nhà bạn quá nóng hay sống trong vùng khí hậu khô nóng thì lớp thịt phủ bên trong mũi trẻ có thể bị khô gây ra chảy máu. Nếu trẻ thường xuyên tiếp xúc với khói độc (may mắn là trường hợp này hiếm khi xảy ra) thì trẻ cũng có nguy cơ bị chảy máu cam.

Những vấn đề về phương diện giải phẫu: bất kì cấu trúc bất thường nào bên trong mũi cũng có thể làm mũi khô cứng và chảy máu.

Sự tăng trưởng bất thường: bất kì mô vùng mũi nào có sự tăng trưởng bất thường cũng có thể dẫn đến chảy máu. Tuy nhiên, hầu hết những mô phát triển bất thường này (thường là các khối u) là lành tính (không phải ung thư) nhưng cũng cần được chữa trị nhanh chóng.

Gặp vấn đề với việc đông máu: bất kì yếu tố nào ngăn cản máu đông cũng có thể dẫn đến chảy máu cam. Các loại thuốc (dù thông dụng như aspirin) cũng có thế thay đổi cơ chế đông máu dẫn đến chảy máu. Những bệnh về máu (như bệnh dễ chảy máu) có thể là nguyên nhân kích thích.

Bệnh mạn tính: những trẻ mang bệnh trong thời gian dài hoặc những trẻ cần nhiều oxy hay sử dụng các loại thuốc làm khô lớp thịt bên trong mũi đều có nguy cơ bị chảy máu cam.

Nguyên Nhân Chảy Máu Cam Vào Mùa Hè Ở Trẻ Em

Nhiều người cho rằng chảy máu cam ở trẻ nhỏ chỉ diễn ra vào mùa đông, nhưng theo khảo sát, vào mùa hè hay thời điểm giao mùa, các bé cũng dễ mắc phải hiện tượng trên. Mũi con người khá nhạy cảm và dễ bị tác động bởi thời tiết, đặc biệt ở trẻ em. Vì vậy khi tiết trời quá lạnh lẽo hay khô nóng đều làm chảy máu mũi.

Phần lớn trẻ em hay xảy ra bệnh chảy máu cam nhất vì chúng hay có hành động cho tay vào ngoáy mũi, khiến các mô bị ảnh hưởng làm máu chảy. Các trường hợp do dị vật bên trong mũi với biểu hiện máu chảy một bên cánh mũi và xuất hiện mủ. Lúc ấy, cần đưa trẻ đến cơ sở chuyên khoa tai mũi họng để lấy dị vật ra ngoài nhanh chóng.

Ngày hè nắng nóng, chảy máu cam ở trẻ nhỏ có thể dẫn tới tử vong

Trong những ngày hè nắng nóng khắc nghiêt, nhiệt độ tăng cao bất thường, trẻ em thường mắc phải triệu chứng chảy máu cam. Hiện tượng này xuất hiện nhiều nhất ở trẻ từ 2-10 tuổi.

Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này được bác sĩ Trần Thu Thuỷ (Bệnh viện Nhi Trung ương) giải thích: “Mạch máu trẻ rất nhạy cảm và có thể bị vỡ khi thời tiết hiện nay rất nóng bức, trẻ ngồi quá lâu dưới máy điều hòa trong một thời gian dài khiến cho vùng mũi của trẻ bị dị ứng, nhiễm trùng ở mũi họng dẫn tới khi có tác động mạnh sẽ gây vỡ mạch máu bên trong mũi”.

Bác sĩ Trần Thu Thuỷ cho biết, chảy máu mũi được chia thành 2 loại, chảy máu mũi trước và chảy máu mũi sau. Hầu hết trẻ bị chảy máu mũi trước và trong trường hợp này, trẻ thường chảy máu một bên và ít nguy hiểm.

Trường hợp trẻ bị chảy máu mũi sau rất hiếm. Tuy không phổ biến ở trẻ em nhưng chảy máu mũi sau nguy hiểm hơn và khó kiểm soát hơn. Máu sẽ chảy ra phía sau và chủ yếu đi xuống họng. Ở dạng này, trẻ thường chảy máu nhiều, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Bác sĩ Trần Thu Thuỷ có lời khuyên cho các bậc phụ huynh: “Khi thấy trẻ có hiện tượng chảy máu cam, phụ huynh tuyệt đối không bắt trẻ ngửa đầu lên, điều này không có tác dụng cầm máu mà còn gây nguy hiểm cho trẻ, vì rất có khả năng máu sẽ chảy ngược vào phổi gây ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ.

Cha mẹ cần lau sạch máu ở mũi cho trẻ, sau đó để trẻ ngồi hơi cúi về phía trước, dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ đè vào cánh mũi và vách ngăn để không cho máu chảy ra nữa. Cho trẻ thở bằng miệng, giữ như vậy từ 5-7 phút và đặt một viên đá lạnh vào gốc mũi, đây cũng là cách sẽ giúp máu ngừng chảy nhanh trong thời tiết nắng nóng như hiện nay.

Nguyên Nhân Chảy Máu Cam Ở Trẻ Nhỏ

1. Vì sao bé bị chảy máu cam?

Khi thời tiết bên ngoài quá nóng có thể khiến cho mạch máu, cấu trúc trong mũi bị vỡ và chảy máu. Ngoài ra, độ ẩm cũng đóng vai trò là một nguyên nhân chảy máu cam. Vì khi không khí quá khô làm cho màng nhầy trên vách ngăn mũi mất tính đàn hồi và co giãn. Khi đó, chỉ cần trẻ chà xát mũi hay hắt hơi thì cũng đủ để gây máu cam.

Do các mạch máu trong mũi rất mỏng manh, thế nên nếu có tác động ngoại lực quá mạnh chúng sẽ dễ dàng bị vỡ và gây chảy máu cam. Một số hành động có thể dẫn đến nguyên nhân này là:

– Ngoáy mũi: bé ngoáy mũi quá sâu, bằng móng tay quá bén

– Va đập/ chấn thương: khi bé bị té ngã hoặc va chạm cũng có thể dẫn đến tình trạng vỡ mạch máu và chảy máu cam.

Bé cũng có thể bị chảy máu cam do các nguyên nhân bệnh lý. Một số bệnh thường có triệu chứng là chảy máu cam ở trẻ nhỏ có thể kể đến:

– Viêm mũi mãn tính.

– Các bệnh truyền nhiễm như thương hàn, cúm, sốt xuất huyết.

– Các bệnh do di truyền, bệnh tim bẩm sinh phải dùng thuốc chống đông máu kéo dài.

– Thiếu hụt vitamin C.

– Khối u ở hốc mũi (lành hoặc ác tính).

2. Cách xử lý khi bé bị chảy máu cam

Trong hầu hết các trường hợp, mẹ có thể tự cầm máu cho bé ngay tại nhà. Các bước xử lý như sau:

– Bước 1: Nhè nhẹ bóp mũi bé (phần bên dưới sống mũi) bằng một miếng khăn sạch (có thể dùng khăn giấy).

– Bước 2: giữ khoảng 10 phút, ngừng quá sớm thì có thể máu sẽ chảy lại

Mẹ nên lưu ý không dùng bông gòn nút mũi bé, vì sau khi rút bông ra máu vẫn có thể tiếp tục chảy. Bên cạnh đó, không cho bé ngửa đầu ra sau hoặc nằm vì có thể khiến máu chảy xuống họng làm bé bị ho, nôn ói. Sau khi đã cầm máu mẹ nên cho bé nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh hoặc xì mũi, ngoáy mũi cho bé trong lúc này.

Các trường hợp nên đưa đi viện

– Chảy máu cam thường xuyên.

– Chảy máu cam không cầm được.

– Có thể có dị vật trong mũi của bé.

– Chảy máu cam sau khi bị ngã hoặc chấn động vùng đầu.

– Chảy máu cam khi bắt đầu dùng một loại thuốc mới.

– Chảy nhiều máu, sau đó tái hẳn đi, chóng mặt, lả người.

– Ho hoặc nôn ra máu tươi hoặc chất màu nâu trông giống bã cà phê.

Trong hầu hết trường hợp, nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ nhỏ thường do tác nhân bên ngoài, ngoại lực và thiếu hụt vitamin C. Do đó, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau để ngăn ngừa:

– Bổ sung đầy đủ vitamin C.

– Thường xuyên cắt móng tay để tránh bé tự gây tổn thương.

– Tập cho bé bỏ thói quen ngoáy mũi.

– Vệ sinh mũi thường xuyên để bé không phải ngoáy mũi.

– Giữ ẩm khoang mũi cho bé bằng các loại nước muối xịt, nhất là vào ban đêm, khi thời tiết hanh khô.

– Làm ẩm không khí trong phòng (cần vệ sinh định kỳ để tránh bụi bẩn tích tụ).

Chúc bé khỏe, mẹ vui ^^

Trẻ Em Bị Chảy Máu Cam Thường Xuyên Có Nguy Hiểm Không? Nguyên Nhân

Chảy máu cam là hiện tượng thường gặp cả ở người lớn và trẻ em trong độ tuổi 3-10 tuổi. Thông thường chảy máu cam sẽ tự khỏi và có thể dễ dàng tự xử lí ở nhà. Tuy nhiên nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra và lặp lại, trẻ bị chảy máu cam thường xuyên lại là vấn đề đáng lo ngại và ba mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến khám bác sĩ ngày để dược điều trị kịp thời. Vậy, trẻ em bị chảy máu cam có sao không? Nguyên nhân do đâu và cách chữa trẻ em bị chảy máu cam thế nào?

Nguyên nhân trẻ em bị chảy máu mũi

Chảy máu cam là hiện tượng máu tươi đột ngột chảy ra từ hốc mũi. Trẻ nhỏ bị chảy máu cam không phải là hiện tượng hiếm gặp nhưng lại khiến ba mẹ vô cùng lo lắng.

Tại sao trẻ em bị chảy máu cam? Niêm mạc mũi được nuôi dưỡng bởi nhiều mạch máu nhỏ nằm rất nông, ngay sát bề mặt nên rất dễ bị tổn thương. Khi cá mao mạch này bị vỡ sẽ gây ra hiện tượng chảy máu mũi.

Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng chảy máu mũi ở trẻ nhỏ. Một trong những nguyên nhân chính là do mũi bị chấn thương. Ví dụ như:

Bé bị té ngã hay đánh nhau khiến mũi bị va chạm mạnh

Do bé ngoáy mũi, xì mũi không đúng cách

Do bé ở trong môi trường nóng và khô quá lâu như trong phòng điều hòa mà không đủ độ ẩm.

Bé bị viêm mũi xoang, viêm mũi dị ứng, dùng thuốc xịt mũi trong thời gian dài

Do bệnh máu khó đông hay sử dụng thước kháng đông

Cách chữa trẻ em bị chảy máu cam

Thông thường khi trẻ nhỏ bị chảy máu cam, ba mẹ có thể tự xử lý, sơ cứu ngay ở nhà bằng cách thực hiện theo các bước sau:

1. Xác định bên mũi bị chảy máu, không để trẻ dụi mũi tiếp mà lau sạch mũi. Cho trẻ ngồi thảng, đầu hơi cúi về phía trước nhằm giúp cho máu không chảy ngược xuống họng. Lưu ý không để trẻ nằm hay ngả đầu ra sau.

Sơ cứu khi bé bị chảy máu mũi

2. Cầm máu cho trẻ bằng cách dùng 2 ngón tay bóp chặt 2 bên cánh mũi và hướng dẫn bé thở bằng miệng trong vòng 5-10 phút để máu ngừng chảy. Lưu ý không bóp vào sống mũi vì sẽ làm bé bị đau mà máu không ngừng chảy. Không thả tay quá sớm.

Sơ cứu khi bé bị chảy máu cam

3. Chăm sóc trẻ sau khi chảy máu cam: Để trẻ nghỉ ngơi ở trạng thái tĩnh, hạn chế vận động tối đa. Nếu máu cam vẫn chảy thì cho trẻ nằm nghiêng 1 bên để máu chảy ra ngoài. Lưu ý: Nếu sau 7-10 phút bóp mũi mà máu không ngừng chảy thì ba mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để sơ cứu, tránh để trẻ bị mất máu quá nhiều.

Trẻ em bị chảy máu cam thường xuyên có sao không?

Trẻ em bị chảy máu mũi được cho là thường xuyên khi xảy ra nhiều hơn 1 lần trong 1 tuần.

Nếu em bé bị chảy máu cam thường xuyên thì ba mẹ nên đưa bé đi khám càng sớm càng tốt vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm như rối loạn đông máu, bệnh bạch cầu, hay khối u mũi (có thể là u lành hoặc u ác) nên đưa trẻ đi khám để kiểm tra sức khỏe và có hướng điều trị kịp thời.

Trẻ bị chảy máu cam thường xuyên có thể là biểu hiện của một số ván đề sức khỏe như:

Thiếu vitamin C

Trẻ bị viêm mũi dị ứng, viêm mũi cấp và mãn tính

Do trẻ có dị vật trong mũi

Bệnh rối loạn đông máu

Có khối u hoặc xoang mũi bị nhiễm trùng

Lời khuyên giúp hạn chế trẻ nhỏ bị chảy máu cam

Nếu thời tiết hanh khô thường làm em bé nhà bạn bị chảy máu cam thì ba mẹ nên sử dụng thiết bị tạo độ ẩm trong không khí (máy phun sương) dùng nước muối sinh lý để thoa hay nhỏ mũi cho bé nhằm giúp duy trì độ ẩm cho mũi.

Tránh để vùng mũi của trẻ bị trấn thương

Cắt ngắn móng tay, không để trẻ ngoáy mũi, tránh gây xước mũi

Vệ sinh mũi thường xuyên với bình rửa mũi và nước muối sinh lý

Cho trẻ đi khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ và thông báo cho bác sĩ tình trạng chảy máu mũi để kê đơn thuốc phù hợp, hạn chế sử dụng thuốc làm chậm quá trình đông máu.

Khi trẻ không may bị viêm mũi, cần sử dụng siro thích hợp để điều trị kịp thời, tránh kéo dài làm tổn thương xoang mũi.

Siro Muhi xanh lá hỗ trợ trẻ bị sổ mũi, cảm cúm

Siro Muhi màu xanh lá có công dụng đặc biệt trong việc làm giảm các triệu chứng viêm mũi cấp tính, do viêm xoang hay viêm mũi dị ứng: hắt hơi, nghẹt mũi và chảy nước mũi, nặng đầu…

Chiết xuất từ những nguyên liệu, thảo dược tự nhiên, lành tính đảm bảo an toàn cho bé khi sử dụng.

Siro Muhi còn giúp hạn chế tối đa những lần uống thuốc kháng sinh của bé, đảm bảo cho sức khỏe của bé sau này